Giáo dục sức khỏe rối loạn tiêu hóa năm 2024

Bảo quản thực phẩm đúng cách, ăn chín uống sôi, hạn chế các món nhiều dầu mỡ, góp phần ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ngày nắng nóng.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật dẫn tới loạn khuẩn đường ruột, xảy ra chủ yếu do tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết bệnh nhân rối loạn tiêu hóa có xu hướng tăng vào dịp hè, nhất là những ngày nắng nóng do nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi phát triển, thức ăn dễ ôi thiu, hư hỏng.

Trong giai đoạn giao mùa, cơ thể chưa kịp thích nghi thời tiết, hệ miễn dịch suy yếu dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, tai mũi họng, viêm phổi... Uống nhiều thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa chủ yếu là đau bụng, nôn, sốt, tiêu chảy.

Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh nghiêm trọng, nhưng nếu để lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách phòng ngừa tình trạng này vào ngày hè.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Thức ăn thừa nên được bọc kín hoặc cho vào các hộp thực phẩm chuyên dụng và bảo quản trong tủ lạnh, hâm nóng khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn có hại. Không ăn các món để quá lâu ngày và đun lại nhiều lần.

Đồ sống như cá, thịt, hải sản cần phân loại khi bảo quản, tránh sử dụng túi nilon để bảo quản thực phẩm, không cấp đông lại sau khi rã đông. Vứt bỏ những thực phẩm hư hỏng và lau dọn tủ lạnh thường xuyên.

Chế độ ăn uống khoa học

Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, nước giải khát có gas, đồ ăn nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều đạm, thức ăn đường phố, gỏi sống... vì khó tiêu, có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột. Thay vào đó, nên tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả như chuối, dứa, khoai lang, rau cải xoăn, mồng tơi.

Uống đủ nước

Để ngăn cơ thể mất nước trong ngày nắng nóng, tăng cường sức khỏe đường ruột, người trưởng thành uống hai lít nước mỗi ngày, liều lượng ở trẻ nhỏ tùy theo độ tuổi, nhu cầu. Nước góp phần làm sạch hệ thống tiêu hóa, mềm phân, ngăn ngừa táo bón, đồng thời tăng hiệu quả phân hủy thức ăn, cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.

Bổ sung thực phẩm chứa men vi sinh

Men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thực phẩm lên men như sữa chua, kimchi, dưa cải cung cấp probiotics dồi dào cho đường ruột. Không ăn quá nhiều thực phẩm lên men vì có thể tạo ra tác dụng ngược gây hại cho hệ tiêu hóa.

Sữa chua hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa vấn đề rối loạn tiêu hóa. Ảnh: Ly Nguyễn

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống sạch sẽ góp phần ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường bẩn.

Tập luyện nâng cao sức khỏe

Duy trì thói quen tập thể dục khoảng 150 phút mỗi tuần, ít nhất 30 phút một ngày nhằm tăng lưu thông khí huyết, duy trì chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều hòa đường ruột.

Giảm stress

Thói quen sinh hoạt ngủ nghỉ không điều độ, căng thẳng trong công việc cuộc sống tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm đường ruột, chán ăn, đầy bụng, chuột rút.

Không uống rượu bia, thuốc lá

Uống bia rượu nhiều làm giảm khả năng miễn dịch của đường tiêu hóa. Thuốc lá chứa nhiều độc tố có thể làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây ra các bệnh tiêu hóa.

Ăn ngủ đúng giờ, giải tỏa căng thẳng bằng các bài tập như yoga, thiền... Người xuất hiện triệu chứng bất thường nên khám kịp thời để chẩn đoán đúng bệnh và điều trị phù hợp.

Rối loạn tiêu hóa là bệnh rất hay gặp và có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Từ người già cho đến các em nhỏ. Rối loạn tiêu hóa tuy không nguy hiểm nhưng gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu như đau bụng, sốt hay biếng ăn, bụng đầy hơi. Đây là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất, cũng chính vì nó là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hình thành bệnh.

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người rối loạn tiêu hóa:

Chuối - cung cấp chất điện phân cho cơ thể

Chuối là một trong những thực phẩm hàng đầu tốt cho hệ tiêu hóa. Lý do, trong chuối chứa nhiều kali, đồng thời giúp cung cấp chất điện phân cho cơ thể. Điều này rất hữu ích trong trường hợp rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, mất nước.

Ngoài ra, chất xơ trong chuối còn có tác dụng hấp thu các chất lỏng dư thừa trong bao tử khi tiêu chảy, khôi phục một số vi khuẩn có ích cho bao tử.

Dứa - giảm đầy hơi, chướng bụng

Trong dứa có nhiều chất xơ giúp thúc đẩy sự hấp thụ của protein trong cơ thể. Từ đó giúp giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, cảm giác khó tiêu.

Bạn có thể ăn dứa trực tiếp hoặc uống nước ép của nó.

Gừng - chữa đầy hơi, khó tiêu

Đặc tính của gừng là kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ hệ tiêu hóa hiệu quả. Không chỉ có hiệu quả trong trường hợp chữa đầy bụng khó tiêu, gừng còn rất tốt để điều trị chứng buồn nôn, co thắt dạ dày, thậm chí là ốm nghén.

Sữa chua - điều trị tiêu chảy, táo bón

Sữa chua cũng là một trong những thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotic và lượng lớn lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Đặc biệt, chúng còn rất hiệu quả trong việc điều trị táo bón và hạn chế nguy cơ tiêu chảy, khó tiêu.

Khoai lang - kích thích tiêu hóa, ngừa viêm loét dạ dày

Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao có khả năng chữa viêm loét dạ dày.

Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao. Do đó, nó là một lựa chọn tuyệt vời cho hệ tiêu hóa. Khoai lang được biết đến với khả năng chữa chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và có thể giúp ngăn ngừa các gốc tự do.

Quả bơ - duy trì chức năng tối ưu của đường tiêu hóa

Quả bơ rất giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, rất tốt trong việc duy trì các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Nó cũng giúp chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A rất cần thiết cho niêm mạc lót của toàn bộ đường tiêu hóa.

Yến mạch - giúp hệ tiêu hóa khỏe

Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa vì nó giúp vận chuyển thức ăn và ngăn ngừa táo bón. Yến mạch là một trong những nguồn tự nhiên tốt nhất của chất xơ, cũng như hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Táo - giảm táo bón

Táo có chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Táo sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón và cũng là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện sức khỏe tổng thể.

Lưu ý cho người rối loạn tiêu hóa:

Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, ngoài việc bổ sung những thực phẩm trên vào khẩu phần ăn hàng ngày, cần chú ý thêm một số điều sau:

- Thức ăn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

- Ăn uống điều độ, sáng và trưa nên ăn nhiều, tối ăn nhẹ.

- Không ăn thức ăn ôi thiu.

- Chú ý ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ăn thịt.

- Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày [khoảng 2 - 3 lít mỗi ngày]. Có thể bổ sung nước khoáng, loại có nhiều kali, magie.

Chủ Đề