Giáo trình john thompsons easiest piano course của nước nào năm 2024

Một giáo trình học từng bước để toàn diện được thiết kế đặc biệt phù hợp với nhu cầu của tất cả trẻ em bắt đầu chơi đàn piano. Bao gồm: ký tự và hình ảnh minh họa • Đĩa CD • các bài tập viểt • tập thị tấu • ôn tập • phần đệm • và nhiều hơn nữa.

First published in 1954, John Thompson’s Easiest Piano Course is one of the most-loved and best-selling Piano methods in the world. John Thompson‘s timeless approach to teaching has been trusted by generations of teachers to start million of students on their musical journey. Specifically designed to suit the needs of all children beginning the Piano, this comprehensive step-by-step course features a fun family of characters to illustrate each lesson.

This new edition combines the classic method with a selection of great pop songs, specially arranged to match the progression of the course as new notes are introduced.

• Worksheets are included to encourage the revision and reinforcement of new information and concepts. • Clear and simple layouts and accompaniments make learning fun and encourage parent participation. • Includes songs by Adele, Ed Sheeran, ABBA, Beyonc??, John Lennon and many more!

PLEASE NOTE: Australian Piano Warehouse offers print music as an online order only item. We do not stock Print Music on display in our stores. We dispatch daily, with a focus on getting your order to you as quickly as possible.

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM QUANG VINH DẠY HỌC PIANO CHO TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM MUSIC TALENT BẰNG BỘ GIÁO TRÌNH JOHN THOMPSON’S LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC (Khóa 5: 2015 - 2017) Hà Nội, 2017
  • 2. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM QUANG VINH DẠY HỌC PIANO CHO TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM MUSIC TALENT BẰNG BỘ GIÁO TRÌNH JOHN THOMPSON’S Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Hướng Hà Nội, 2017
  • 3. xin cam đoan đề tài luận văn “Dạy học Piano cho trẻ em tại trung tâm Music Talent bằng bộ giáo trình John Thompson’s” là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào đã có. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng. Tác giả luận văn Phạm Quang Vinh
  • 4. VIẾT TẮT ĐH : Đại học ĐNA : Đông Nam Á NTTW : Nghệ thuật Trung ương Nxb : Nhà xuất bản PP : Phương pháp TH : Tiểu học Tr : Số trang
  • 5. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................... 5 1.1. Khái niệm thuật ngữ................................................................................... 5 1.1.1. Sử dụng giáo trình Piano........................................................................ 5 1.1.2. Phương pháp dạy học Piano cho trẻ em................................................. 7 1.2. Tác dụng của Âm nhạc với trẻ em ...........................................................10 1.3. Tình hình dạy học Piano cho trẻ em hiện nay ở Hà Nội..........................16 1.3.1. Tại các trung tâm âm nhạc ...................................................................17 1.3.2. Tại các trường trên địa bàn Hà Nội......................................................19 1.3.3. Tại các nhà văn hóa trực thuộc quận, phường.....................................20 1.3.4. Hình thức dạy tư....................................................................................20 1.4. Thực trạng dạy học Piano cho trẻ em ở trung tâm Music Talent ............21 1.4.1. Khái quát về trung tâm Music Talent ...................................................21 1.4.2. Khả năng học Piano của trẻ em 6 - 11 tuổi..........................................23 1.4.3. Thực trạng dạy học Piano tại Music Talent .........................................24 Tiểu kết............................................................................................................33 Chương 2. PHÂN TÍCH BỘ GIÁO TRÌNH JOHN THOMPSON’S VÀ ỨNG DỤNG35 VÀO DẠY HỌC PIANO ...............................................................35 2.1. Giới thiệu bộ giáo trình John Thompson’s ..............................................35 2.1.1. John Thompson’s Part 1 .......................................................................36 2.1.2. John Thompson’s Part 2 .......................................................................37 2.1.3. John Thompson’s Part 3 .......................................................................38 2.1.4. John Thompson’s Part 4 .......................................................................40 2.1.5. John Thompson’s Part 5 .......................................................................41 2.2. Phân tích nội dung giáo trình và phương pháp giảng dạy .......................42
  • 6. tiết tấu điển hình ................................................................42 2.2.2. Các bài tác phẩm ..................................................................................45 2.2.3. Phần hòa tấu .........................................................................................49 2.2.4. Các nội dung bổ trợ cho học Piano ......................................................52 2.2.5. Các phần hát xen kẽ với chơi đàn.........................................................61 2.3. Nhận xét tổng quát về nội dung và phương pháp trong bộ giáo trình .....66 2.4. Áp dụng dạy mẫu một số bài tập..............................................................69 2.4.1. Bài luyện gam........................................................................................70 2.4.2. Bài tác phẩm .........................................................................................73 2.5. Thực nghiệm sư phạm..............................................................................77 2.5.1. Tiến trình thực nghiệm..........................................................................77 2.5.2. Kết quả thực nghiệm .............................................................................79 2.5.3. Kết luận .................................................................................................80 Tiểu kết............................................................................................................80 KẾT LUẬN.....................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................84 MỤC LỤC.......................................................................................................87
  • 7. do chọn đề tài Hiện nay, nhu cầu cho trẻ em tiếp xúc với các bộ môn nghệ thuật nói chung, Piano nói riêng của các bậc phụ huynh ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến việc thành lập tràn lan các trung tâm Âm nhạc mà không kiểm soát được số lượng lẫn chất lượng. Mỗi trung tâm Âm nhạc mở ra đều có mục tiêu giáo dục khác nhau. Từ những mục tiêu này mà họ đưa ra những phương pháp, chương trình, giáo trình giảng dạy khác nhau và hướng đến nhiều đối tượng theo học không phân biệt độ tuổi, ngành nghề, trình độ. Tuy nhiên, đối tượng tiềm năng nhất mà các trung tâm Âm nhạc hướng đến đều là trẻ em từ độ tuổi Mầm non (4 - 5 tuổi) đến hết Trung học Cơ sở. Music Talent là một trung tâm âm nhạc mới được thành lập vài năm trở lại đây, trực thuộc Viện Khoa học và Giáo dục ĐNA. Với mục tiêu đề cao chất lượng giảng dạy, Music Talent đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để đưa ra những chương trình dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, giáo trình giảng dạy Piano ở đây cũng hết sức phong phú đa dạng, có thể kể đến như: John Thompson’s, Methode Rose, Piano cho trẻ em từ 1 - 4, Piano Basic, Sunbeam, Die Russische Clavierschule,…Nhưng chủ yếu vẫn là sử dụng giáo trình John Thompson’s. John Thopson’s là một bộ giáo trình dạy học Piano phổ thông của Mỹ cho trẻ em. Tên đầy đủ là John Thompson’s Easiest Piano Course, của tác giả John Thompson. Bộ giáo trình này được cấu trúc theo nguyên tắc: từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, theo mô hình bậc thang. Chính nhờ tính khoa học và ứng dụng cao, mà giáo trình John Thompson’s đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
  • 8. viên cộng tác với Music Talent từ những ngày đầu được thành lập, chúng tôi đã được tiếp cận sớm với những phương pháp dạy học cũng như chương trình, giáo trình dạy học tiên tiến mà John Thompson’s là một điển hình. Tuy nhiên, thực trạng giảng dạy cho thấy, hầu như các giáo viên đều chưa khai thác hết được những ưu điểm của giáo trình, dẫn đến phương pháp giảng dạy và cách sử dụng giáo trình không thống nhất, thiếu hiệu quả. Với mong muốn tìm hiểu chi tiết về bộ giáo trình này, cũng như nghiên cứu sử dụng chúng một cách có hiệu quả với đối tượng học sinh cụ thể tại trung tâm, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng bộ giáo trình John Thompson’s trong dạy học Piano cho trẻ em tại trung tâm Music Talent”. 2. Lịch sử vấn đề Qua khảo sát, chúng tôi thấy đã có nhiều những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, như: Luận án tiến sĩ của TS. Trần Thu Hà với đề tài: Nghệ thuật đàn Piano Việt Nam (1987) tại Maxcơva với nội dung về lịch sử cây đàn Piano và phân tích một số tác phẩm Việt Nam sáng tác cho Piano. Trần Thị Thu Trang (2014), Dạy đàn phím điện tử cho trẻ Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) ở thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc; Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương. Luận văn tập trung vào việc dạy đàn phím điện tử và có giới hạn độ tuổi. Vũ Thị Phương Mai (2003), Một số vấn đề trong việc giảng dạy học sinh Piano nhỏ tuổi ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ; Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Luận văn nêu ra những vấn đề cơ bản trong giảng dạy Piano hướng đến đối tượng nhỏ tuổi. Lê Nam (2014), Nghiên cứu và phân tích một số giáo trình Piano cơ bản cho trẻ nhỏ, Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc;
  • 9. Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Luận văn chủ yếu nghiên cứu 4 giáo trình cơ bản gồm: Piano Basic; Sunbeam; Die Russische Clavierschule; Piano Time 1 là những giáo trình khác biệt so với John Thompson’s. Bên cạnh đó, đề tài này cũng chưa đưa ra những áp dụng trong trường hợp cụ thể. Có thể nói, mỗi đề tài nghiên cứu đều có một nội dung cụ thể có liên quan đến phương pháp dạy học âm nhạc nói chung, dạy học Piano nói riêng cho mỗi một đối tượng khác nhau, nhưng chưa có đề tài nào trực tiếp phân tích giáo trình chúng tôi đã lựa chọn để đưa vào đề tài, đồng thời đưa ra cách ứng dụng giáo trình đó vào đối tượng học sinh cụ thể. Chính vì thế, đề tài mà chúng tôi chọn cho luận văn của mình là hoàn toàn mới, không trùng lặp với công trình nghiên cứu khoa học của người khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài hướng đến việc phân tích bộ giáo trình John Thompson’s trong dạy học Piano cho trẻ em tại trung tâm Music Talent để thấy được cấu trúc, nội dung và phương pháp… dạy học đàn của bộ giáo trình. Qua đó, góp phần sử dụng bộ giáo trình John Thompson’s một cách có hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học đàn Piano cho trẻ em tại trung tâm Music Talent. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái niệm về các thuật ngữ liên quan đến luận văn. - Tìm hiểu tình hình dạy học Piano cho trẻ em ở Hà Nội hiện nay. - Thực trạng dạy học Piano cho trẻ em tại trung tâm Music Talent. - Phân tích cấu trúc giáo trình và nội dung chi tiết trong bộ giáo trình John Thompson’s, từ đó đưa ra những phương pháp sử dụng giáo trình một cách có hiệu quả. - Thực nghiệm sư phạm tại trung tâm Music Talent.
  • 10. và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Phân tích bộ giáo trình John Thompson’s để sử dụng trong dạy học Piano cho trẻ em tại trung tâm Music Talent. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Giáo trình John Thompson’s có 5 tập, lần lượt từ part 1 – 5, với nội dung nối tiếp nhau, từ dễ đến khó. - Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng bộ giáo trình John Thompson’s vào dạy học cho trẻ em từ 6 - 11 tuổi tại trung tâm âm nhạc Music Talent. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, so sánh, tổng hợp. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, thực nghiệm sư phạm. 6. Những đóng góp của luận văn Nếu luận văn thành công, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích đối với các giáo viên đang dạy học piano tại trung tâm Âm nhạc Music Talent. Đề tài cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy học Piano khi áp dụng một giáo trình nước ngoài vào giảng dạy cho đối tượng cụ thể là trẻ em tại Việt Nam nói chung, học sinh tại Music Talent nói riêng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm có 02 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Phân tích bộ giáo trình John Thompson’s và ứng dụng vào dạy học Piano
  • 11. LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm thuật ngữ 1.1.1. Sử dụng giáo trình Piano Khái niệm giáo trình: Trong một số cuốn tử điển tiếng Việt có viết: “Giáo trình (dt) Tập bài giảng về một bộ môn ở trường Đại học. Giáo trình về kinh tế học.” [9; tr. 321]; “Giáo trình (dt). Toàn bộ bài giảng về một bộ môn khoa học kỹ thuật” [8; tr.431];…Hay theo trang từ điển mạng https://vi.wikipedia.org có định nghĩa chi tiết hơn: Giáo trình là hệ thống chương trình giảng dạy của một môn học. Nó là tài liệu học tập hoặc giảng dạy được thiết kế và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình môn học. Mục đích để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giáo viên, hoặc/và làm tài liệu học tập chính thức cho học sinh, sinh viên. Tính chất của giáo trình phải bám sát chương trình đào tạo, đảm bảo tính hệ thống, tính ứng dụng, tính cơ bản, tính chính xác và tính cập nhập về nội dung khoa học của môn học [38]. Theo ThS Bùi Kim Phượng (Giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn): Giáo trình là dạng sách đặc thù về thể loại (văn bản khoa học), về nội dung (kinh tế, chính trị, xã hội,…), về hình thức (chia thành các chương, mục,…) và về tính sư phạm (thể hiện ở kết cấu chặt chẽ, văn phong trong sáng, dễ hiểu; mỗi đề mục có đoạn mở đầu và tiểu kết; cuối chương có phần tóm tắt, có liệt kê các khái niệm cần nhở, hệ thống câu hỏi và bài tập, có chỉ dẫn các tài liệu tham khảo cần đọc; các nội dung quan trọng trong chương được làm nổi bật bằng các kiểu chữ, phông chữ khác nhau như in nghiêng, in đậm, in hoa; sử dụng các biểu tượng, hình ảnh khác nhau để thu hút sự chú ý và ra các mệnh lệnh cho người tự học) [39].
  • 12. về giáo trình và những đặc điểm này, chúng tôi cho rằng chỉ đúng với một số bộ môn khoa học và đối tượng người học cụ thể. Mỗi khái niệm trên đều có những ý trùng nhau, nhưng chưa đầy đủ khi nói về bản chất của giáo trình cũng như đối tượng mà giáo trình hướng đến. Trong luận văn, để phù hợp với việc giảng dạy bộ môn Piano, chúng tôi đưa ra khái niệm như sau: Giáo trình là hệ thống chương trình giảng dạy của một môn học, là tài liệu học tập được thiết kế và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình môn học. Mục đích để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giáo viên, làm tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên, học viên và những ai muốn nghiên cứu vấn đề liên quan đến nội dung giáo trình. Giáo trình thường phải bám sát chương trình đào tạo, đảm bảo tính hệ thống, tính ứng dụng, tính cơ bản, tính chính xác và tính cập nhật về nội dung khoa học của môn học. Cùng một môn học, có thể có một hoặc nhiều giáo trình khác nhau do các tác giả/nhóm các tác giả biên soạn, mỗi giáo trình có một hướng tiếp cận khác nhau với nội dung môn học, điều này giúp người học, người nghiên cứu có cái nhìn đa diện hơn về bản chất của môn học. Giáo trình Piano là hệ thống chương trình giảng dạy dành riêng cho bộ môn Piano, bao gồm các kiến thức nhạc lý, các tác phẩm độc tấu, hòa tấu, các bài luyện ngón etude, chạy gam, các kỹ thuật,… theo trình độ từ dễ đến khó dần, nhằm mục đích giúp học sinh tiếp cận với việc học đàn Piano. Giáo trình Piano cũng có thể là các tuyển tập tác phẩm được biên soạn tổng hợp, được giáo viên sử dụng kết hợp linh hoạt trong quá trình giảng dạy nhằm tăng hứng thú cho người học. Giáo trình Piano hiện nay khá đa dạng, từ các giáo trình phổ thông nước ngoài như: John Thompson, Methode Rose, Piano Basic - Primer Level– James Bastien, Sunbeam 1 – Music for young children – Francis Balodis,…
  • 13. trình được giáo viên, giảng viên tại một số trung tâm Âm nhạc có uy tín trực tiếp biên soạn và được sử dụng nội bộ, như: Magic Music với các giáo trình theo trình độ Pink (4 - 6 tuổi), Green (6 - 8 tuổi), Blue (8 – 10 tuổi), Planet (từ năm thứ 7 trở đi),… Muốn sử dụng giáo trình Piano trước hết người dạy phải có những nghiên cứu cơ bản về giáo trình đó: Hướng tiếp cận của giáo trình, đối tượng mà giáo trình hướng tới (trẻ em, người lớn, học phổ thông hay chuyên nghiệp,…), bao quát được nội dung xuyên suốt (các tác phẩm, nội dung tư tưởng, kiến thức nhạc lý, xướng âm, luyện ngón, chạy gam,…), nội dung bổ trợ khác,… Để từ đó lựa chọn phương pháp và hình thức giảng dạy một cách hợp lý, mang lại kết quả cao. 1.1.2. Phương pháp dạy học Piano cho trẻ em Chúng ta thường thấy trẻ em ngân nga một giai điệu trong khi đi bộ hoặc đi chơi, trẻ nắm tay nhau cùng ca hát trong các hoạt động tập thể, trẻ nhún nhảy theo tiếng nhạc nếu chúng nghe thấy ở bất cứ đâu. Về cơ bản, những đứa trẻ đó bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp, chúng được tiếp xúc với âm nhạc mỗi ngày. Tuy nhiên, khi chúng ta đặt những đứa trẻ như nhau trong một lớp học và xếp chúng ngồi vào cây đàn Piano, tiếng nói của chúng trở nên nhỏ và các ngón tay của chúng trở nên cứng. Tại sao những đứa trẻ như gắn liền cả cơ thể với âm nhạc lại có dấu hiệu của sự căng thẳng như vậy? Đó là phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi chúng phải “học”. Bài học Piano phải là một nơi mà Âm nhạc gần gũi với đứa trẻ nhất, nhiệm vụ của người thầy là dẫn dắt học sinh chủ động tiếp cận với cây đàn Piano, khuyến khích trẻ luyện tập và giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất. Muốn làm được điều đó thì phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng, mỗi một phương pháp mà người thầy sử dụng trong quá trình dạy học Piano cho trẻ đều cần phải đảm bảo tính hệ thống, vừa sức với học sinh, phát
  • 14. chủ động, sáng tạo của học sinh và quan trọng nhất là phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi cũng như kết hợp được nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành trên đàn. Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn. Mỗi một đối tượng học tập khác nhau, giáo viên cần nghiên cứu những phương pháp, yêu cầu học tập khác nhau đối với học sinh cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ, mức độ nhận thức, đặc thù của bộ môn,… Với những yêu cầu trên và dựa vào đặc thù của bộ môn, chúng tôi chia thành 2 nhóm phương pháp chính trong dạy học Piano cho trẻ em: * Nhóm phương pháp sư phạm: Bao gồm phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan sinh đông. Vì là bộ môn đòi hỏi nhiều sự thực hành với trẻ nên nhóm phương pháp này sẽ được sử dụng ít hơn trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, đây lại là nhóm phương pháp mà nếu người thầy sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả sẽ tạo được hứng thú học tập với trẻ. PP dùng lời (thuyết trình và vấn đáp): Sử dụng khi giảng dạy cho trẻ về các ký hiệu âm nhạc, lý thuyết, xướng âm, giới thiệu tác phẩm, cách thể hiện, đặt câu hỏi về những vấn đề đã học, gợi mở, nhắc nhở,… trong mỗi tiết học. Đây không phải là phương pháp cơ bản nhưng cần thiết vì nó hỗ trợ các phương pháp khác, giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, kỹ năng chơi đàn kết hợp nhìn bản nhạc (tổng phổ). PP trực quan sinh động: Chủ yếu là phương pháp sử dụng phương tiện dạy học. Với đặc thù bộ môn, yêu cầu tối thiểu mỗi trẻ sẽ được sử dụng một đàn Piano để luyện tập, thực hành trực tiếp trên lớp cũng như tại nhà. Ngoài ra, các băng đĩa nhạc beat kèm giáo trình, máy gõ nhịp hỗ trợ trẻ tập theo nhịp và nâng cao khả năng hòa tấu, cảm thụ âm nhạc, bảng, hình ảnh,...
  • 15. pháp chuyên ngành: Bao gồm phương pháp trình diễn tác phẩm, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp kiểm tra đánh giá. PP trình diễn tác phẩm: Với độ tuổi của trẻ từ 6 – 11 tuổi thì đây là phương pháp hữu hiệu nhất trong quá trình giảng dạy Piano. Trước mỗi bài học, giáo viên cần làm mẫu để các em có cái nhìn tổng thể và khái quát hơn với bài học, từ giai điệu, xướng âm, lời hát (nếu có), đến sắc thái bản nhạc, tư thế ngồi đàn, biểu diễn trên đàn, nét mặt thể hiện,… Phương pháp trình diễn tác phẩm sẽ dần được giáo viên sử dụng ít đi vào các Part (các phần trong bộ giáo trình John Thompson được gọi theo thứ tự từ Part 1 đến Part 5 với cấp độ khó dần) học tiếp theo khi học sinh đã có những kiến thức nhất định với bộ môn Piano, đòi hỏi các em phải có khả năng nhìn tổng thể bản nhạc, tự vỡ bài và hoàn chỉnh tác phẩm. Lúc này, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, điều khiển, chỉnh sửa lỗi giúp học sinh. PP thực hành luyện tập: Đây là phương pháp không thể thiếu đối với bộ môn đòi hỏi phải thực hành, luyện tập thường xuyên như Piano. Ngoài những kiến thức lý thuyết, các em cần liên tục thực hành, rèn luyện từ lúc vỡ bài, cho đến khi hoàn chỉnh tác phẩm, thậm chí là sau khi học xong tác phẩm đó. Với đặc thù là bộ môn tự chọn, không học thường xuyên, nên việc các em phải tự luyện tập tại nhà sau mỗi buổi học là vô cùng cân thiết, đòi hỏi sự tự giác, chăm chỉ của mỗi em để đạt được kết quả cao hơn. Vì đang ở lửa tuổi chưa có ý thức tự giác tập bài, nên để đạt được hiệu quả cao nhất trong phương pháp thực hành luyện tập, ngoài việc truyền cho các em niềm yêu thích môn học, đưa các em vào nề nếp học tập trên lớp, giáo viên cũng cần làm việc trực tiếp với phụ huynh học sinh, thống nhất về việc nhắc nhở các em tập bài ở nhà, như thế sẽ giúp các em có những tiến bộ nhanh trong học tập. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hiện nay, trung tâm Music Talent thường xuyên tổ chức các cuộc thi định kỳ lớn vào tháng 4, tháng 8 và tháng
  • 16. Đây là thời điểm mà học sinh được kiểm tra lại kiến thức đã học (nhạc lý, xướng âm, trình diễn tác phẩm) cũng như rèn luyện kỹ năng biểu diễn trên sân khấu, trước đám đông và được sự đánh giá của những thầy cô có chuyên môn. Ngoài ra, giáo viên cũng cần chủ động thường xuyên kiểm tra đánh giá tại lớp, biến lớp học thành một sân khấu nhỏ nhằm giúp các em rèn luyện sự tự tin, tăng thêm hứng thú học tập. Với hai nhóm phương pháp sư phạm và chuyên ngành đã nêu trên, giáo viên cần kết hợp với việc nghiên cứu tỉ mỉ về tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học để sử dụng các phương pháp dạy học một cách hợp lý, khoa học sẽ đạt được hiệu quả cao. 1.2. Tác dụng của Âm nhạc với trẻ em Rất nhiều công trình khoa học trong nước và quốc tế đã chứng minh, Âm nhạc có tác động tích cực trong việc phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Khi trẻ em được nuôi nấng và lớn lên trong môi trường đầy Âm nhạc, trái tim và cơ thể chúng sẽ chuyển động theo Âm nhạc. Đây được xem là nguồn gốc, là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ của “cảm xúc”. Cử chỉ phát sinh bởi cảm xúc và cảm xúc đó được làm tăng thêm bởi cử chỉ. Cảm xúc với Âm nhạc sẽ nuôi dưỡng tâm hồn mỗi đứa trẻ, biến thành nền tảng của tính kiên nhẫn, thông cảm và tràn đầy năng lượng sống. Ngay từ khi sinh ra thậm chí là còn trong bụng mẹ, mỗi đứa trẻ đã có sự gắn bó mật thiết với Âm nhạc. Rất tự nhiên, nó giống như nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần của các em và giữ vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Có thể nói, Âm nhạc vừa trực tiếp, vừa gián tiếp góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ, đạo đức, nhân cách, trí tuệ và thể chất cho trẻ em, hướng đến việc phát triển toàn diện cho trẻ.
  • 17. tác dụng trong giáo dục nhân cách trẻ em: Nhiều bài hát cho trẻ em dù ngắn nhưng cũng đủ ý nghĩa giáo dục cho trẻ từ việc nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống, luân lý đạo đức. Ví dụ: Bài hát “Con chim Vành Khuyên” Có con chim vành khuyên nhỏ Dáng trông thật xinh xắn quá Gọi dạ! Bảo Vâng Lễ phép ngoan nhất nhà Chim gặp Bác Chào mào: Chào bác! Chim gặp cô Sơn ca: Chào cô! Chim gặp anh Chích chòe: Chào anh! Chim gặp chị Sáo nâu: Chào chị! Sáng tác:Hoàng Vân Với nội dung đơn giản, dễ nhớ, mượn hình ảnh các chú chim để nói lên mối quan hệ giữa con người: Bác, cô, anh chị,… gián tiếp giáo dục trẻ phải biết chào hỏi khi gặp người lớn, thế được gọi là “lễ phép”. Rõ ràng, đây là một trong những ví dụ cụ thể trong việc giáo dục nhân cách trực tiếp của âm nhạc với trẻ nhỏ. Âm nhạc có tính giáo dục nhân cách cao sẽ có tác động tích cực đến trẻ dù là trực tiếp hay gián tiếp và ngược lai, nếu trẻ tiếp xúc thường xuyên với các thể loại âm nhạc có nội dung không lành mạnh, không phù hợp với tâm lý lứa tuổi của trẻ sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực trong phát triển nhân cách. Âm nhạc có tác dụng trong phát triển trí tuệ của trẻ em: Không chỉ mang tính chất vui chơi, giải trí đơn thuần, Âm nhạc còn thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, cũng như sáng tạo nơi trẻ nhỏ. Mỗi khi tiếp xúc với Âm nhạc, trẻ em tự hình thành được mối tương quan về cao độ, trường độ, sắc thái một cách tự nhiên. Nếu như được định
  • 18. đúng đắn, bài bản, chúng sẽ nhận biết và có sự so sánh độ cao thấp của Âm thanh, dài ngắn của tiết tấu, to nhỏ của sắc thái,… Việc nhận biết này đòi hỏi trẻ có sự tập trung, chú ý lắng nghe, quan sát, kích thích việc nhận thức khách quan, phát triển trí tuệ. Khoa học đã chứng minh, Âm nhạc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ: Khi trẻ nghe những lời quen thuộc trong các bài hát, các dây thần kinh trong bộ não của trẻ sẽ truyền đi thông tin đó và bộ não của trẻ sẽ hoạt động để kết nối những âm thanh đang nghe và những lời các em hát. Hát những bài hát với những vần điệu giúp các em phát triển khả năng học chữ từ nhỏ. Âm nhạc giúp các em giữ một nhịp ổn định để phát triển ngôn ngữ. Ví dụ: Các em vỗ tay, dậm chân, sử dụng công cụ tiết tấu giữ nhịp điệu để phát triển kỹ năng thẩm âm, nghe nhạc trước khi đọc giữ vai trò quan trọng. Trẻ em nhận ra các từ, âm thanh, nhịp điệu, nhạc, nốt nhạc. Vì vậy, trong một cuộc sống có âm nhạc song hành, các hoạt động của trẻ em sẽ tốt hơn so với chỉ nói và đọc. Khi được học đàn Piano, trẻ em được học cách lắng nghe, tiếp thu những đường nét giai điệu, âm hình tiết tấu qua việc nhìn bản nhạc và thể hiện qua âm thanh trên đàn, điều này kích thích tính tư duy trừu tượng của trẻ, khiến các em phải động não. Việc nhớ nốt, nhớ lời bài hát, nhớ các kiến thức nhạc lý, xướng âm bổ trợ trong quá trình học Piano còn giúp các em rèn luyện trí nhớ, việc xử lý tác phẩm một cách hoàn thiện giúp các em phát triển sức tưởng tượng, việc vỡ bài dựa trên bản nhạc giúp các em có khả năng liên kết sự việc từ lý luận sang thực tế, nâng cao năng lực quan sát, tập trung,… Đây chính là các phương diện thể hiện của trí tuệ - nhận thức của con người về thế giới khách quan và khả năng vận dụng nó để giải quyết những tình huống trong thực tế.
  • 19. qua nội dung của các tác phẩm âm nhạc, trẻ em còn được tiếp cận với những lượng kiến thức đa dạng về chính trị, kinh tế, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, các bộ môn khoa học,… Điều này được thể hiện rõ nhất qua việc giáo dục qua lời các bài hát quen thuộc. Ví dụ: “Một với một là hai – Hai thêm hai là bốn – Bốn với một là năm – Năm với năm là3 mười” (Nhạc và lời: Hoàng Công Sử);“Quả gì mà chua chua thế - Xin thưa rằng quả khế” (Nhạc và lời: Xanh Xanh);… Bằng những ca từ ngắn gọn, dễ hiểu, âm nhạc trực tiếp đóng vai trò giáo dục trí tuệ cho trẻ em ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, là một phương pháp cực kỳ hiệu quả nếu muốn truyền đạt một kiến thức nào đó. Âm nhạc hàm chứa tính logic trong nội dung, cấu trúc tác phẩm, tính thống nhất đa dạng của tiết tấu và giai điệu. Ngoài ra, quá trình bồi dưỡng âm nhạc còn có tác dụng bồi dưỡng khả năng tư duy logic, khả năng phán đoán trong khi biểu diễn, phân tích và cảm thụ âm nhạc. Âm nhạc có tác dụng trong rèn luyện thể chất cho trẻ em: Âm nhạc có ảnh hưởng tốt đến quá trình phát triển thể chất, tố chất thân thể của học sinh. Âm nhạc khiến cơ quan thính giác phát triển vì trong quá trình học tập đọc, nghe nhạc, ghi nhạc, cảm thụ âm nhạc, học sinh được rèn luyện khả năng tập trung, chú ý đến âm thanh. Đặc biệt, quá trình học đàn Piano đòi hỏi các em sự tập trung, dẻo dai của các khớp ngón tay, tư thế ngồi,… đều là những sự rèn luyện tích cực cho việc phát triển thể chất. Để biểu diễn một tác phẩm khí nhạc thì trong dàn nhạc phải có sự kết hợp nhịp nhàng, điêu luyện của các nhạc cụ trong dàn nhạc, đòi hỏi mỗi thành viên trong đó khi luyện tập phải thực sự tập trung và nghiêm túc. Đây cũng chính là đòi hỏi của giáo dục lao động và giáo dục thể chất. Giáo dục Âm nhạc góp phần không nhỏ trong việc tạo ra hiệu quả cao cho giáo dục thể chất. Âm nhạc làm tăng sự hứng thú khi tập luyện bằng cách ta sử dụng tiếng
  • 20. theo tiết tấu âm nhạc để thay cho nhịp đếm hoặc sử dụng các bài hát có nội dung ca ngợi tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao, hoặc có thể sử dụng tiếng trông khẩn trương để tăng cường sức nhanh, sức mạnh, sức bền cho người tham gia. Âm nhạc điều chỉnh tình cảm con người, thể hiện sự vận động của cuộc sống, hình thành sự phát triển bình thường của thể chất. Âm nhạc có tác dụng làm thần kinh hưng phấn, điều tiết cảm xúc, giảm bớt áp lực, chữa trị các chứng bệnh tâm lý. Thực tế cho thấy, rèn luyện thể thao tốt cho sức khỏe. còn âm nhạc đánh thức trạng thái tươi vui của con người, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh, cân bằng cơ thể và cân bằng tâm lý. Âm nhạc gắn với sự phát triển tâm lý, thể chất của bản thân, thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh các cơ quan thính giác, thị giác của các em học sinh. Thực tế cho thấy, quá trình rèn luyện thể chất nếu có Âm nhạc sẽ trở nên hiệu quả: Tập thể dục theo giai điệu, nhảy Aerobic, múa, Khiêu vũ thể thao,… Âm nhạc giúp phát triển kỹ năng nghe của trẻ em: Âm nhạc khuyến khích khả năng lắng nghe và sự tập trung; thông qua Âm nhạc trẻ em học nghe nhịp, giai điệu, phân biệt âm thanh to và nhỏ, lên xuống, nhanh và chậm khuyến khích phát triển thính giác trong não bộ. Âm nhạc bồi dưỡng tố chất thẩm mỹ cho trẻ: Trong quá trình học tập Âm nhạc nói chung, Piano nói riêng, học sinh được rèn luyện nhận thức đúng đắn về cái đẹp, biết yêu thích, rung động và tinh tế trong cảm nhận nghệ thuật. Đây chính là các yếu tố nằm trong tố chất thẩm mỹ, đặc biệt là với giai đoạn Tiểu học, trẻ càng cần có những định hướng chuẩn mực về tố chất thẩm mỹ. Có thể nói, Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện hiệu quả nhất nhằm hình thành ở học sinh quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực và với nghệ thuật. Nhờ có âm nhạc, học sinh phân biệt được cái thiện, cái ác, cái
  • 21. phi nghĩa,… để từ đó đưa ra những nhận định chủ quan, tránh xa cái xấu, học theo cái tốt, hướng đến một nếp sống lành mạnh, tích cực, sống theo quy luật của cái đẹp. Khác với các các ca khúc, hay những thể loại Âm nhạc có lời, học sinh được định hướng thẩm mỹ và hiểu nội dung tư tưởng thông qua ca từ của ca khúc đó, thì bộ môn Piano đòi hỏi tố chất thẩm mỹ nơi trẻ nhiều hơn, thông qua việc nghe giai điệu, tiết tấu, hòa thanh,… về lâu dài, cộng với những kiến thức được giáo viên truyền dạy, trau dồi sẽ kích thích trí tưởng tượng nơi trẻ, buộc trẻ phải có những suy nghĩ về cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới cái nhìn chủ quan của mình nhằm hoàn thiện tố chất thẩm mỹ trong quá trình học tập. Như vậy, Âm nhạc nói chung, bộ môn Piano nói riêng có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho học sinh cả trực tiếp lẫn gián tiếp, trong đó có giáo dục về nét đẹp trong ứng xử, trong giao tiếp cộng đồng. Điều dó cũng đồng nghĩa, mỗi giáo viên ngoài việc truyền dạy kiến thức cho trẻ, còn phải có trách nhiệm định hướng, bồi dưỡng tinh thần, tố chất thẩm mỹ nơi trẻ thêm phong phú, giúp các em cảm nhận cái đẹp, nét đẹp của cuộc sống. Âm nhac có vai trò trong giáo dục đạo đức cho trẻ em: Khổng tử đã từng nói: “Để thay đổi đạo đức, tập quán, không gì bằng âm nhạc” [41]. Từ những giờ học về môn Âm nhạc, giáo viên có thể cho học sinh nghe hoặc xem thể loại âm nhạc truyền thống hay hiện đại với nội dung về tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, về hòa bình của các dân tộc trên thế giới, về cha mẹ, về loài vật hay sự đùm bọc lẫn nhau của các loài trong thiên nhiên. Những tiết học Âm nhạc bổ ích đó hình thành trong các em một nếp sống theo chuẩn mực trong quan hệ bạn bè, hướng tới cuộc sống và tương lai lành mạnh.
  • 22. động đến tình cảm, đồng thời cũng tác động đến sự hình thành và phát triển tình cảm đạo đức cho học sinh. Những bài ca cách mạng, ca ngợi Đảng, Bác khiến các em cảm nhận được khó khăn, gian khổ của đất nước trong thời kỳ chiến tranh, cũng như cuộc sống gian khổ, đầy hy sinh của các chiến sĩ cách mạng. Khi các em được nghe và học hát những bài hát về Bác sẽ thêm yêu lãnh tụ, yêu Đảng… Âm nhạc giúp các em phát triển sự tự tin và thể hiện bản thân: Âm nhạc là một phương tiện tuyệt vời để giải quyết nhiều nhu cầu tâm lý của trẻ bởi vì âm nhạc có thể vừa là lời động viên khích lệ khi các em làm những điều hay, điều tốt, vừa là lời phán xét tế nhị khi trẻ làm những điều chưa đúng. Nghe các loại nhạc khác nhau nuôi dưỡng lòng tự trọng và khuyến khích sáng tạo, tự tin, gợi sự tò mò, khám phá. Việc biểu diễn một bài hát hoặc một tác phẩm nhạc đàn là một cách thức rất tốt giúp cho trẻ em thể hiện bản thân và những cảm xúc của mình. Ngoài ra, Âm nhạc còn là một phương tiện đặc biệt có tác dụng hỗ trợ việc chữa trị với các trường hợp trẻ em mắc bệnh tự kỷ, tăng động. 1.3. Tình hình dạy học Piano cho trẻ em hiện nay ở Hà Nội Hiện nay, nhu cầu học Piano không chuyên nói chung, với trẻ em nói riêng tăng cao, đặc biệt mạnh mẽ ở các tỉnh thành lớn trên cả nước như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh,.. Các bậc phụ huynh thường truyền tai nhau về tác dụng của bộ môn nghệ thuật này trong phát triển trí tuệ, tính kiên nhẫn, giải trí, phát triển toàn diện,… của trẻ, mà quên đi việc tìm hiểu cặn kẽ những yêu cầu, đòi hỏi ngược lại của Piano đối với mỗi đứa trẻ và gia đình chúng. Rất nhiều những câu hỏi thiếu hiểu biết của một bộ phận các bậc phụ huynh khi đưa con em mình theo học tại các lớp Piano không chuyên, dành cho trẻ em, như: “Con học bao lâu thì đánh được nhuần nhuyễn, thành thạo?”, “Tại sao hai bạn cùng đi học một thời gian mà bạn này đánh tốt hơn, bạn kia đánh kém
  • 23. học Piano kéo dài mấy tháng?”,... Ngược lại, có những phụ huynh không quan tâm đến việc học của con mình. Có cung ắt có cầu, với một loạt yêu cầu không phù hợp với bản chất của bộ môn Piano, nhiều trung tâm Âm nhạc đã được thành lập mà không được sự kiểm duyệt về chất lượng đào tạo, dẫn tới những hậu quả mang chiều hướng tiêu cực với việc giáo dục về lâu dài. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận những mặt tích cực của việc phát triển bộ môn nghệ thuật này, hướng đến việc phổ cập ở mức độ cơ bản đối với trẻ em, nếu được quan tâm, điều chỉnh một cách đúng đắn thì Piano thực sự sẽ trở thành một hành trang đầy hữu ích giúp mỗi một đứa trẻ tự tin thể hiện và phát triển một cách toàn diện. Thực tế, bộ môn Piano hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển dưới nhiều hình thức, như: tại các trung tâm âm nhạc, các trường học, nhà văn hóa, hoặc hình thức dạy học gia sư. Mỗi một hình thức kể trên đều tồn tại những ưu, nhược điểm nhất định. 1.3.1. Tại các trung tâm âm nhạc Các trung tâm Âm nhạc hiện nay được mở ra rất đa dạng, với nhiều quy mô và hình thức khác nhau, ví dụ như: Các lớp Đồ Rê Mí, Cảm thụ Âm nhạc, Creative (sáng tạo), Piano, Violin, Guitar, Trống, Thanh nhạc, Hợp xướng, Vẽ,… Tuy nhiên, hầu hết các trung tâm đều hướng đến đầu tư và phát triển cho bộ môn Piano là nhiều hơn cả với các hình thức dạy học như: Lớp cá nhân, lớp đôi, lớp nhóm (3 - 4 học sinh), lớp tập thể (5 học sinh trở lên, tối đa là 15) tùy nhu cầu và điều kiện theo học của gia đình học sinh. Mỗi trung tâm Âm nhạc mở ra đều có mục tiêu giáo dục khác nhau. Từ những mục tiêu này mà họ đưa ra những phương pháp, chương trình, giáo trình giảng dạy khác nhau và hướng đến nhiều đối tượng theo học không phân biệt độ tuổi, ngành nghề, trình độ. Tuy nhiên, đối tượng tiềm năng nhất mà
  • 24. Âm nhạc hướng đến đều là trẻ em từ độ tuổi Mầm non (4 - 5 tuổi) đến hết Trung học Cơ sở. Ở Hà Nội, một trong những trung tâm Âm nhạc có uy tín cần kể đến là Magic Music – một trung tâm từng trực thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam – với đội ngũ giáo viên có trình độ, hiện đang giảng dạy tại trường hoặc các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành chính quy tại trường. Mô hình giảng dạy trung tâm đặc biệt chú trọng và phát triển là hình thức giảng dạy tập thể từ 10 – 15 học sinh/1,5 giờ. Giáo trình giảng dạy tại đây là giáo trình bản quyền được GS. TS. Trần Thu Hà biên soạn. Có nhiều cấp độ được chia theo năm học và cấp độ như: Pink (4 - 6 tuổi), Green (6 - 8 tuổi), Blue (8 – 10 tuổi), Planet (từ năm thứ 7 trở đi),… Với mức thu học phí vừa phải cho một lớp tập thể, chương trình dạy học hay và trình độ giáo viên cao, Magic Music đã thu hút được nhiều đối tượng theo học và gắn bó lâu dài, giúp trung tâm có những uy tín nhất định trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, với chương trình học không đổi mới và kéo dài, không linh hoạt trong hình thức tổ chức lớp và phương pháp giảng dạy, đồng thời chiến lược quảng bá thu hút học viên không tốt như nhiều trung tâm mới, khiến sức cạnh tranh của Magic Music chỉ dừng lại ở mức độ uy tín mà không có nhiều đột phá kể từ khi thành lập đến nay. Trong khi đó, nhiều trung tâm vừa có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của phụ huynh học sinh, vừa đảm bảo được chất lượng giảng dạy, có thể kể đến các trung tâm như: Hoàng cung, Sol Art, Polaris, Music Talent,… Đang dần chiếm được cảm tình, kỳ vọng của nhiều đối tượng theo học. Chương trình và phương pháp giảng dạy tại các trung tâm âm nhạc khá đa dạng, hầu hết tại các trung tâm đều có sử dụng các bộ giáo trình có thể tự biên soạn hoặc mua bản quyền từ nước ngoài, hoặc các giáo trình phổ thông được sử dụng phổ biến tại nhiều nơi. Mỗi một giáo trình đều có những ưu,
  • 25. có hướng tiếp cận khác nhau với mỗi đối tượng học sinh. Giáo viên dạy tại các trung tâm thường linh hoạt trong việc sử dụng giáo trình và phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng lứa tuổi cụ thể, mức độ yêu thích, tự giác học tập nơi các em để đảm bảo tính vừa sức với từng em. 1.3.2. Tại các trường trên địa bàn Hà Nội Bộ môn Piano còn được một số các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT đưa vào giảng dạy trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các câu lạc bộ, các tiết học âm nhạc dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như: Trường liên cấp song ngữ Wellspring – phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội – đã đưa hẳn phân môn Piano vào giảng dạy thay cho chương trình Âm nhạc của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho khối Tiểu học và THCS với giáo trình giảng dạy bản quyền quốc tế; trường Mầm non Happy Smile – đường Thành Thái, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội - cũng đưa bộ môn Piano vào giảng dạy trong giờ học chính khóa với bộ giáo trình Kawai Music (mua bản quyền của Nhật Bản) dành cho trẻ từ 3 - 5 tuổi, cụ thể là tập giáo trình Hello Music dành cho lớp tập thể;… Chưa kể đến, hầu hết các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội đều đã đưa bộ môn Piano hoặc Organ vào hoạt động tại các câu lạc bộ, trở thành môn học tự nguyện với các em có niềm yêu thích, một hoạt động bổ ích sau những giờ học chính khóa căng thẳng. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi các trường học có uy tín trên địa bàn Hà Nội, dần nhận thấy được tầm quan trọng của bộ môn Piano trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên, cũng giống như chương trình Âm nhạc của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở các trường phổ thông, thì Piano cũng không tránh khỏi tâm lý là một môn học “phụ”, vì thế sự quan tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất,…của Ban giám hiệu nhà trường vẫn chưa đúng mức. Rất ít trường có đủ điều kiện và mạnh dạn để đầu tư một phòng đàn Piano riêng, mà hầu hết chỉ dùng đàn Keyboard (đàn phím) để thay thế
  • 26. thực sự là một vấn đề đáng quan ngại và sai bản chất với một bộ môn đòi hỏi nhiều kỹ năng như Piano. 1.3.3. Tại các nhà văn hóa trực thuộc quận, phường Một số Nhà văn hóa trực thuộc phường, quận, huyện cũng thường xuyên mở lớp chiêu sinh các bộ môn nghệ thuật, như: Múa, Vẽ, Võ,…trong đó có Piano nhằm mục đích tạo nơi sinh hoạt tập thể cho các con nằm trong khu vực quản lý hành chính của mình, đồng thời tạo tiền đề cho việc gắn kết các gia đình tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng nơi mình sinh sống. Đây có thể là do các trung tâm âm nhạc, các giáo viên có liên kết với nhà văn hóa mở lớp, cũng có thể do ban lãnh đạo nhà văn hóa tự tổ chức dưới sự nhất trí của ban chấp hành và cộng đồng dân cư quận, phường tại nơi đó. Ưu điểm của hình thức giảng dạy này là huy động được hầu hết con em trong độ tuổi đi học được tham gia hoạt dộng học tập bổ ích với chi phí thấp. Đồng thời, tạo được nơi sinh hoạt tập thể cho các con và các gia đình sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Vì được coi là một trong những môn học mang tính sinh hoạt cộng đồng nên việc thuê giáo viên, quản lý chương trình, chất lượng giảng dạy tại các lớp học Piano dưới hình thức này ko được đảm bảo. Cũng giống như hình thức dạy tại trường, các câu lạc bộ tại nhà văn hóa trực thuộc quận, phường,…ít nơi có có đầu tư trang thiết bị, đàn học đầy đủ, khiến bộ môn Piano dưới hình thức học này chỉ hoạt động cầm chừng, không hiệu quả. 1.3.4. Hình thức dạy tư Ngoài các trung tâm âm nhạc, các trường học, câu lạc bộ, nhà văn hóa giảng dạy Piano tràn lan, hình thức dạy tư, thuê giáo viên dạy tại nhà cũng phát triển khá phổ biến tại các thành phố lớn. Vì dạy tư, nên các giáo viên thường tự chủ động lựa chọn chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, trình độ giáo viên không được kiểm soát kỹ lưỡng, có sinh viên năm nhất,
  • 27. có kinh nghiệm cũng như trình độ, nhưng vì kiếm thêm thu nhập cũng đi dạy học với vốn kiến thức ít ỏi của mình. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nhận thức cũng như kiến thức truyền đạt đến trẻ em, nếu người giáo viên chưa đủ trình độ, kiến thức nhất định thì trẻ em cũng sẽ tiếp nhận được khối kiến thức chưa hoàn thiện đó, khiến chúng có thể hiểu sai, hiểu nhầm, dẫn đến những hậu quả mang tính tiêu cực về lâu dài. Như vậy, các bộ môn Âm nhạc nói chung, Piano nói riêng trong vài năm trở lại đây đã nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, nhờ những lợi ích mà chúng mang lại. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng, là tiền đề cho nhu cầu theo học các lớp không chuyên, chủ yếu là trẻ em tăng cao ở các tỉnh thành, đô thị lớn, dẫn đến các hình thức phổ cập âm nhạc được mở ra hết sức đa dạng, phong phú và phát triển theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, việc các cơ sở đào tạo Piano mở ra tràn lan, không kiểm soát chất lượng giáo viên, chương trình, giáo trình không phù hợp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật của thế hệ tương lai. 1.4. Thực trạng dạy học Piano cho trẻ em ở trung tâm Music Talent 1.4.1. Khái quát về trung tâm Music Talent Trung tâm Music Talent là đơn vị trực thuộc Viện Khoa học và Giáo dục Đông Nam Á. Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo các bộ môn năng khiếu nghệ thuật dành cho mọi lứa tuổi như: Piano, Guitar, Violin, Thanh nhạc, Cảm thụ âm nhạc, Hợp xướng, Trống, Múa, Vẽ, Dance Sport,… Từ khi thành lập đến nay Trung tâm Music Talent đã phát triển mạnh mẽ không chỉ về quy mô, chất lượng và còn đẩy mạnh hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và giao lưu văn hóa nghệ thuật, trao đổi tài liệu, học liệu và cùng tổ chức các cuộc thi cấp chứng chỉ Quốc tế.
  • 28. viên giảng dạy tại Trung tâm có các nghệ sĩ tên tuổi trong nền âm nhạc nước nhà, như: nghệ sĩ quốc tế Nguyệt Thu (Viola), các nghệ sĩ Hà Miên, Trịnh Minh Hiền, Thu Hương, Mỹ Hương,… Ngoài ra, còn có nhiều giáo viên hiện đang là giảng viên tại các trường, như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội,… Bằng tâm huyết và lòng nhiệt tình với các mầm non tài năng của đất nước đội ngũ giáo viên luôn hết mình giảng dạy tạo cho học viên một cảm hứng học tập và thể hiện tốt nhất. Phương thức quản lý của Trung tâm Music Talent luôn đề cao việc giúp học viên có hứng thú và thoải mái khi theo học, giúp các em muốn đi học, ham học và đạt những thành tích cao. Một năm Trung tâm tổ chức 3 cuộc thi định kỳ lớn vào Tháng 4, Tháng 8, Tháng 12 giúp học viên có một sân chơi chuyên nghiện để vừa báo cáo được kết quả học tập sau một quá trình dạy và học của thầy và trò, đồng thời giúp các em rèn luyện sự tự tin, thể hiện tài năng trước đám đông. Để đáp ứng nhu cầu rất thiết thực của các bậc phụ huynh và các bạn nhỏ yêu thích bộ môn năng khiếu nghệ thuật. Trung tâm đã xây dựng được 9 cơ sở đào tạo (tính đến tháng 10/2016) với cơ sở vật chất khang trang hiện đại, đáp ứng tốt nhất cho việc dạy và học các bộ môn năng khiếu nghệ thuật. Số lượng học sinh tương ứng với 9 cơ sở của Music Talent khá lớn, dao động từ 1000 - 1200 học sinh, ở hầu hết các độ tuổi, các bộ môn và đối tượng theo học đa dạng, tuy nhiên chiếm phần đông hơn cả là học sinh đang ở độ tuổi Tiểu học (9 – 11 tuổi). Với số lượng học sinh lớn, nhiều cơ sở, nên việc quản lý học sinh, giáo viên và chất lượng đào tạo tại trung tâm vẫn gặp nhiều vấn đề khó khăn, mặc dù đã cải thiện được đáng kể theo hướng tích cực từ khi thành lập đến nay. Cụ thể như, việc xếp lớp không cùng trình độ, lịch dạy và học phụ thuộc vào học sinh nên bị chồng chéo không hợp lý, giáo viên không
  • 29. về phương pháp giảng dạy,…Với mong muốn góp phần trong việc phát triển toàn diện cho trẻ, đồng thời mang trong mình chức năng phổ cập giáo dục nghệ thuật, trong đó có Âm nhạc, trung tâm vẫn luôn tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong việc cập nhật các phương pháp giảng dạy, giáo trình, chương trình dạy học mới, phù hợp hơn và mang lại kết quả học tập tốt nhất cho trẻ. 1.4.2. Khả năng học Piano của trẻ em 6 - 11 tuổi Giai đoạn từ 6 - 11 tuổi là giai đoạn chuyển giao từ Mầm non đến hết cấp Tiểu học tại Việt Nam. So với lứa tuổi mầm non, học sinh TH có sự thay đổi khác biệt. Hoạt động chủ yếu của học sinh TH là học tập và vui chơi, so với mầm non, các em bắt đầu phải chịu áp lực học tập, căng thẳng cả về trí tuệ và thể lực. Trình độ văn hóa và vốn hiểu biết của các em trong lứa tuổi này còn hạn chế, khả năng ghi nhớ không bền vững, vì vậy truyền đạt kiến thức lý luận về âm nhạc cho các em sẽ gặp không ít khó khăn. Vì thế, giáo viên cần linh hoạt, nhạy bén trong việc sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý để đưa đến cho các em kiến thức một cách dễ dàng và tự nhiên nhất. Về mặt sinh học, cơ quan thính giác của các em phát triển, tai khá tinh, có thể nghe nhạc và bắt giọng rất nhanh, phân biệt được hướng âm thanh, độ vang, mạnh nhẹ thuận lợi cho việc đọc xướng âm và luyện tập nhạc cụ - ở đây là Piano. Các em có sự phát triển hơn về thể chất, các cơ quan, cơ bắp, dây chằng cùng với bộ xương, cốt hóa các đốt ngón tay mềm dẻo, linh hoạt, thuận lợi hơn trong việc bấm phím đàn Piano (phím tương đối nặng so với các em) và các hoạt động âm nhạc khác như: ca hát, múa, vận động theo nhạc,…
  • 30. và có độ tập trung tốt hơn, phù hợp với đặc điểm của bộ môn đòi hỏi nhiều sự tập trung như bộ môn Piano. Ở lứa tuổi này, các em đã được đi vào một nề nếp học tập nhất định. “Ở học sinh Tiểu học, trình độ văn hóa và vốn hiểu biết còn hạn chế, khả năng ghi nhớ không bền vững, vì vậy việc truyền đạt kiến thức lý luận về âm nhạc cho các em sẽ gặp không ít khó khăn” [19; tr.14]. Vì vậy, việc lồng ghép các bài lý thuyết với việc thực hành nhận biết trên đàn sẽ giúp các em có cái nhìn trực quan hơn và nhớ lâu hơn, phục vụ tốt hơn cho việc tập tác phẩm sau này. Với việc bắt đầu học chữ ở trường TH, các em tiếp xúc dễ dàng hơn với các ký hiệu âm nhạc, cũng như việc giải quyết các yêu cầu, bài tập về nhà của giáo viên. Điều này giúp các em nhận thức dễ dàng hơn các kiến thức giáo viên muốn truyền đạt thông qua phương tiện dạy học như: bảng, giáo trình,… Tóm lại, với đối tượng từ 6 - 11 tuổi, trẻ em có những bước phát triển cả về thể chất lẫn nhận thức phù hợp với yêu cầu của bộ môn Piano. Chắc chắn, trong độ tuổi này nếu được rèn luyện, học tập một cách bài bản thì bộ môn Piano sẽ trở thành một trong những hành trang hữu ích cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của mỗi đứa trẻ. 1.4.3. Thực trạng dạy học Piano tại Music Talent 1.4.3.1. Chương trình dạy học Âm nhạc và Piano Hiện nay, trung tâm Music Talent có khá nhiều mảng đào tạo về Âm nhạc nói chung như: Cảm thụ Âm nhạc, Piano, Thanh nhạc, Violin, Guitar, Ukulele, Trống, Đồ Rê Mí,… Trong đó, chương trình dạy học Cảm thụ âm nhạc, Thanh nhạc, Đồ Rê Mí chỉ kéo dài theo khóa từ 12 – 24 buổi học. Các bộ môn liên quan đến nhạc cụ được dạy theo giáo trình do trung tâm mua bản quyền, các giáo trình phổ thông và một số giáo trình do các thầy cô tại trung tâm trực tiếp biên soạn dựa vào năng lực, trình độ học sinh.
  • 31. trình dạy học Âm nhạc tai đây chưa có sự thống nhất cao, cảm thụ âm nhạc, thanh nhạc, Đồ Rê Mí,… thường là giáo viên dạy theo chủ đề, cảm hứng mà chưa có một chương trình cụ thể, thống nhất. Các bộ môn nhạc cụ khác như: Guitar, Violin, Trống,… cũng mới được cập nhật một số giáo trình nước ngoài hoặc do giáo viên của trung tâm trực tiếp biên soạn. Riêng bộ môn Piano, trung tâm chủ trương sử dụng bộ giáo trình John Thompson’s Easiest Piano Course – một giáo trình Piano phổ thông của Mỹ, là một trong những bộ giáo trình được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay (xem chi tiết tại mục 2.1, tr 33) - để làm tài liệu sử dụng chung trong quá trình giảng dạy, cũng như làm thước đo đánh giá sự tiến bộ và năng lực học tập của học sinh. Trong quá trình dạy học theo giáo trình, giáo viên tại trung tâm sẽ bổ sung các tác phẩm độc tấu, hòa tấu quen thuộc bên ngoài nhằm tăng hứng thú học tập của học sinh. Chương trình giảng dạy Piano sau 5 part phổ thông cũng được trung tâm dự kiến sẽ hợp tác với LCM (London Collect of Music Examinations) – Một chương trình giáo dục Piano bao gồm 8 trình độ (Grade 1 – 8). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trung tâm vẫn chưa đưa bộ giáo trình này vào giảng dạy chính thức. Ngoài bộ giáo trình John Thompson’s, giáo viên tại trung tâm Music Talent còn sử dụng giáo trình Methode Rose – một giáo trình nước ngoài, đã được dịch và biên soạn thành tiếng Việt, được sử dụng khá phổ biến ở các trung tâm hoặc dạy cá nhân – với mục đích luyện ngón, rèn luyện kỹ năng nhìn nốt và chơi một số tác phẩm có trong giáo trình. Mặc dù giáo trình Methode Rose cũng chia thành các trình độ khác nhau một cách khoa học, trình độ tăng dần, nhưng hướng tiếp cận của giáo trình này có những điểm khác biệt với John Thompson’s:
  • 32. tiếp cận cho người mới học đàn. Giáo trình John Thompson Part 1 cho người học tiếp cận với người học bằng nốt Đô giữa đàn với thế tay hai ngón cái đặt vào nốt Đô giữa đàn. Từ nốt Đô này các em sẽ được học các nốt tiếp theo về tay phải (Do Re Mi Fa Sol) và tay trái (Do Si La Sol Fa), theo thứ tự và các hình nốt khác nhau, thế tay không thay đổi. Điều này khiến các em dễ nhận thức và dễ thực hành hơn. Trong khi đó, giáo trình Methode Rose lại giúp người học tiếp cận với nốt Đô ở quãng 8 trên (so với John Thompson) và người học sẽ sử dụng cả 2 tay cùng đánh các nốt với số ngón được quy định trước. Với mục đích luyện ngón và thị tấu, giai đoạn đầu trong Methode Rose hoàn toàn là những bài luyện tập với năm ngón tay ở cả hai bàn tay với giai điệu giống nhau và được thay đổi qua mỗi bài nhằm tăng sự linh hoạt cho ngón tay của người mới học. Bên cạnh đó, các tiết tấu, trường độ trong giai đoạn này chưa được giáo trình đề cập đến, hầu hết là các nốt đen liên tục nhau, kết bài thường là nốt tròn. Số ngón tay được ghi ở trên dành cho tay phải, ở dưới dành cho tay trái và cũng chưa đề cập đến khóa Fa. Với hướng tiếp cận như vậy, giáo trình Methose Rose đặc biệt phù hợp cho những đối tượng đã học đàn một thời gian, người lớn hoặc học sinh các lớp lớn đã có ý thức trong việc tập luyện và chú trọng vào việc rèn luyện kỹ thuật, nâng cao trình độ chơi đàn. Ngược lai, việc bắt đầu chơi ở từng tay trong bộ giáo trình John Thompson’s sẽ phù hợp hơn với trình độ mới bắt đầu ở lứa tuổi Tiểu học.
  • 33. phần bổ trợ cho việc học đàn Giáo trình John Thompson trong giai đoạn đầu sử dụng khá nhiều những phần bổ trợ nhằm rèn luyện khả năng đọc nốt, giữ nhịp, hòa tấu, ôn tập lý thuyết, xướng âm như: Đĩa CD cho học sinh tập ghép nhạc ở nhà, phần đệm của giáo viên giúp các em hứng thú trong việc học và rèn luyện khả năng giữ nhịp khi chơi hòa tấu, phần đọc nốt (read aloud), xướng âm các tiểu phẩm, bài tập về nhà được cho ở các phần word sheet,… Giáo trình Methode Rose như đã nói ở trên, hầu hết là các bài luyện ngón, việc này có lợi trong quá trình chơi tác phẩm sau này, rèn luyện sự linh hoạt ở ngón tay, nhưng giáo trình rất ít phần bổ trợ, đòi hỏi người học phải thường xuyên tập luyện, kiên nhẫn. Toàn bộ giáo trình chỉ có ba bài hòa tấu giữa giáo viên với học sinh. Ngay sau trang luyện các âm hình tiết tấu, kỹ thuật hoặc lý thuyết mới là các tác phẩm giải trí được xây dựng phù hợp với các kiến thức đã học trước đó. Như vậy, với hướng tiếp cận và các tiêu chí khác nhau, hai giáo trình John Thompson và Methode Rose có những đặc điểm riêng biệt. Trong đó, John Thompson có những đặc điểm phù hợp hơn với đối tượng trẻ em (đặc biệt là trẻ 6 tuổi) mới theo học đàn Piano. Sau khi học một thời gian (khoảng giữa Part 2 – trình độ 2), giáo viên có thể kết hợp giáo trình Methode Rose như một phần bài tập về nhà, nhằm mục đích luyện ngón, đọc nốt nhiều, rèn luyện sự phản xạ, thị tấu các bài đơn giản. 1.4.3.2. Sử dụng giáo trình Piano Thực trạng đầu tiên và phổ biến nhất của giáo viên nói chung là không tìm hiểu giáo trình trước khi giảng dạy, dạy tới đâu hay tới đó. Bên cạnh đó, việc dạy kỹ thuật giai đoạn đầu (part 1) trong giáo trình giữa các giáo viên không có sự thống nhất, thậm chí có giáo viên dạy sai. Trong quá trình phân tích bộ giáo trình John Thompson’s chúng tôi nhận ra,
  • 34. chơi đàn cơ bản được bộ giáo trình phân chia khá rõ ràng, toàn bộ part 1 là phần các em cần phải sử dụng kỹ thuật Non legato (ngắt tiếng). Sang đến part 2, khi bắt đầu xuất hiện nốt móc đơn thì các em mới được chơi liền tiếng ở những chỗ có âm hình móc đơn và đến tập giáo trình part 3 thì kỹ thuật legato (đánh liền tiếng) và staccato (đánh nảy tiếng) mới chính thức được giới thiệu một cách cơ bản, hệ thống qua ký hiệu dấu luyến và dấu đánh nảy. Cụ thể, khi có dấu nối giữa hai hoặc nhiều nốt khác cao độ (được gọi là dấu luyến) thì học sinh mới cần chơi liền tiếng (legato): Điều này có nghĩa là trong toàn bộ giáo trình part 1, học sinh cần chủ động nhấc tay lên khi kết thúc hết trường độ nốt nhạc trước và hạ tay xuống để đánh nốt nhạc tiếp theo. Mục đích của cách đánh này được áp dụng đầu tiên khi trẻ tiếp xúc với đàn là nhằm rèn luyện khả năng nhớ vị trí nốt trên đàn và vị trí ngón tay, rèn luyện sự linh hoạt ở cả cổ tay, bàn tay và ngón tay, tạo tiền đề cho việc phát triển kỹ thuật ngón sau này, đồng thời giúp học sinh cảm thấy thoải mái, không bị gò ép. Tuy nhiên, với nhiều giáo viên lại ngay lập tức hướng dẫn một tư thế bó buộc cho trẻ, yêu cầu chúng đặt mỗi ngón tay một nốt và cố định cổ tay, bàn tay, chỉ sử dụng các ngón đã đặt sẵn để đánh bài. Họ cho rằng, như thế sẽ khiến trẻ không bị nhầm lẫn giữa các nốt, dễ dàng đánh bài và sửa các lỗi về ngón hơn. Điều này vô hình chung khiến việc học của trẻ trở nên thụ động, khi đánh như vậy dẫn đến các nốt bị liền tiếng với nhau, thậm chí nhiều trẻ còn bị đánh dính nốt, hoặc đánh nốt không ra tiếng vì không có đủ lực ở ngón cũng như khoảng cách giữa các ngón quá gần nhau, đi ngược lại với tinh thần mà bộ giáo trình John Thompson hướng tới.
  • 35. giáo trình được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học, mọi nội dung trong giáo trình đều có ý nghĩa, từ các phần nhỏ nhằm mục đích bổ trợ, như: Read Aloud (đọc nốt lớn tiếng), Accompaniment (hợp tấu cùng giáo viên), tiêu đề của từng tiểu phẩm, tác phẩm, work sheet (bài tập), các hình ảnh minh họa trước mỗi bài, note to teacher (nhắc nhở cho giáo viên),… cho đến nội dung chính xuyên suốt về việc đánh bài, tiếp xúc dần với bộ môn Piano. Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên tại trung tâm Music Talent khi sử dụng bộ giáo trình John Thompson’s đều bỏ qua những phần bổ trợ này, chỉ yêu cầu học sinh tập bài, sửa kỹ thuật, hoàn thiện sau đó chuyển sang bài tiếp theo vì họ cho những kiến thức bổ trợ trên là không cần thiết hoặc không quá quan trọng. Thậm chí có giáo viên dạy nhảy bài hoặc không theo trình tự giáo trình đã trình bày, dạy hết part 2 sau đó cho học sinh học tác phẩm vì cho rằng các kiến thức ở part 1 và 2 đủ để học sinh vỡ bài, sau đó giáo viên sẽ bổ sung các kiến thức thông qua tác phẩm cụ thể và việc học thêm các part học tiếp theo là không cần thiết,… Ngoài ra, các giáo trình bổ trợ thường được giáo viên sử dụng làm tài liệu tham khảo, như: Methode Rose, Piano cho thiếu nhi từ phần 1 – 4 do Lê Dũng (biên soạn),… Hầu hết ở các giáo trình này, giáo viên chỉ sử dụng một vài tác phẩm, tiểu phẩm có giai điệu quen thuộc nhằm mục đích tăng sự hứng thú học tập của học sinh, đồng thời rèn luyện kỹ năng vỡ bài, luyện ngón. Tuy nhiên, việc cho thêm các tác phẩm ngoài hoặc kết hợp giảng dạy giữa các giáo trình của giáo viên cũng không có sự nghiên cứu trước, không có sự thống nhất giữa các giáo viên và quan trọng nhất là không phù hợp với tiến trình giảng dạy theo giáo trình John Thompson và với lượng kiến thức mà học sinh được học. Ví dụ: Khi kết thúc part 1, học sinh mới chỉ học đến âm hình nốt đen và mới làm quen được rất ít các ký hiệu, thuật ngữ âm nhạc cơ bản. Nhưng giáo
  • 36. các tác phẩm kết hợp có âm hình móc đơn, móc giật, cao độ các nốt vượt quá những nốt học sinh đang học, kết hợp cả hai tay, hay xuất hiện dấu thăng, giáng bất thường và một loạt các ký hiệu âm nhạc mới, đổi ngón,… sẽ dẫn đến việc không hiểu hoặc hiểu sai kiến thức, khiến các em hoang mang trong việc nhận thức, ảnh hưởng đến quá trình học tập sau này. Tóm lại, mặc dù đã có trong tay những giáo trình có uy tín, chất lượng và được nghiên cứu một cách khoa học, bài bản, tuy nhiên việc vận dụng chúng vào giảng dạy thực tế tại trung tâm Music Talent nói riêng và các cơ sở đào tạo âm nhạc nói chung còn nhiều bất cập. Thứ nhất, không tuân thủ trình tự giáo trình, nhảy bài, nhảy part học, thậm chí là bỏ qua part học. Thứ hai, không khai thác hết được các nội dung sẵn có trong giáo trình để phục vụ giảng dạy. Thứ ba, việc kết hợp bài giữa các giáo trình hoặc thêm tác phẩm ngoài không phù hợp với nội dung giáo trình. Những thực trạng sử dụng giáo trình kể trên đây thực chất đều bắt nguồn từ sự chủ quan trong quá trình giảng dạy của mỗi giáo viên. Việc không nghiên cứu trước nội dung giáo trình cũng như mục tiêu mà giáo trình hướng tơi khiến bản thân giáo viên bị thụ động, hiểu sai, hiểu chưa đúng về bộ giáo trình mà mình đang sử dụng để giảng dạy, dẫn đến sử dụng các phương pháp không hiệu quả và đối tượng ảnh hương trực tiếp chính là học sinh. 1.4.3.4. Phương pháp dạy của giáo viên Trong giai đoạn đầu tiên khi trẻ tiếp xúc với đàn Piano – để trẻ yêu thích và tạo tiền đề cho sự phát triển các kỹ năng chơi đàn sau này – phương pháp giảng dạy của giáo viên là vô cùng quan trọng. Với trẻ em, mỗi một
  • 37. phải chuẩn bị cho mình tâm lý kiên nhẫn cùng với việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả. Phương pháp giảng dạy của giáo viên cho trẻ em tại nhiều trung tâm nói chung, Music Talent nói riêng đều nằm trong hai nhóm phương pháp chính như đã phân tích ở tiểu mục 1.1.2 (nhóm phương pháp sư phạm và nhóm phương pháp chuyên ngành). Thực trạng cho thấy, trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng những phương pháp này của giáo viên đã có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ưu điểm: Hầu hết các giáo viên dạy Piano tại Music Talent đều là những người còn khá trẻ, chính sức trẻ, sự nhiệt huyết, tìm tòi, ham học hỏi, biết lắng nghe và luôn cập nhật các phương pháp giảng dạy mới đã tạo nên một môi trường học tập sôi nổi cho việc dạy và học tại đây. Ngoài các phương pháp sư phạm như dùng lời, vấn đáp khi dạy lý thuyết, sửa bài,…và phương pháp chuyên ngành như trình diễn tác phẩm, thực hành luyện tập khi học sinh vỡ bài cần có trong một tiết học Piano, giáo viên còn kết hợp khá nhiều những phương pháp dạy học tích cực như chia nhóm tập, hoạt động theo góc với yêu cầu mỗi bên thực hiện một nhiệm vụ (đối với các lớp cùng trình độ). Ví dụ: Một nhóm đọc xướng âm hoặc hát lời, nhóm còn lai đánh bài sau đó đổi ngược lại; hay giáo viên chia đoạn và yêu cầu mỗi nhóm tập một đoạn sau đó hai nhóm sẽ hướng dẫn cho nhau phần mình tập và giáo viên đóng vai trò sửa lỗi, nhận xét, hoàn thiện bài;… Với những phương pháp như vậy, học sinh được chủ động và hứng thú hơn trong việc học, cũng là phương pháp rèn luyện khả năng vỡ bài, thị tấu. Nhược điểm: Sử dụng phương pháp dùng lời trong dạy học Piano của giáo viên tại trung tâm Music Talent thể hiện nhiều nhược điểm. Bởi lẽ, chúng ta đều biết, vốn ngôn ngữ của học sinh TH khá ít và bị giới hạn (đặc biệt là học sinh lớp 1). Trong quá trình giảng dạy, có những từ ngữ chuyên
  • 38. viên sử dụng ngôn từ để giải thích không phù hợp do thiếu kinh nghiệm với trẻ dẫn đến trẻ không hiểu, không hiểu đúng, hiểu không đủ, thậm chí là hiểu sai vấn đề mà giáo viên truyền đạt. Chính vì thế, việc trau dồi vốn từ ngữ khi giao tiếp với trẻ em là điều mà mỗi một giáo viên đều cần lưu ý trong quá trình giảng dạy. Với mỗi giờ học trên lớp, giáo viên cần áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau nhằm tăng sự hứng thú học tập nơi học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều phương pháp vừa là ưu điểm, vừa là nhược đểm, vì nếu giáo viên sử dụng không khéo léo, phù hợp từng phương pháp sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn cũng như mục tiêu bài học, gây loãng kiến thức trọng tâm,… Vì thế, trước khi dạy một bài mới, giáo viên cần tự chủ động dự trù những phương pháp giảng dạy tốt nhất. 1.4.3.5. Kết quả học tập của học sinh Để đánh giá kết quả học tập của học sinh, trung tâm Music Talent thường xuyên tổ chức các cuộc thi định kỳ vào tháng 4, tháng 8, tháng 12 hàng năm. Nhìn chung, sau hơn ba năm thành lập, kết quả học tập của học sinh có những bước tiến bộ đáng kể đặc biệt là kỹ năng chơi tác phẩm và việc tự tin thể hiện trước đám đông. Hầu hết các con đều đã có niềm đam mê nhất định với âm nhạc, cụ thể là bộ môn Piano. Các tác phẩm tham gia biểu diễn trong mỗi kỳ thi định kỳ đa dạng hơn với cấp độ khó dần (so với ngày trung tâm mới thành lập). Hầu hết các học sinh đều được nhận chứng chỉ đã hoàn thành part sau khi kết thúc cấp độ học và đạt được những tiêu chí của giáo trình, những học sinh xuất sắc còn được nhận cup tuyên dương thành tích học tập trong cả một năm từ phía trung tâm và tham dự một số cuộc thi Piano online nghiệp dư và đạt được những thành tích nhất định.
  • 39. kiến thức lý thuyết hay xướng âm của các em còn nhiều hạn chế, điển hình nhất là có những trường hợp học sinh đã chơi được tác phẩm lớn, nhưng khi được hỏi về lý thuyết âm nhạc có ngay trong bài thì không trả lời được. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là cả từ phía chủ quan (học sinh không nắm chắc kiến thức, không nhớ), lẫn khách quan (giáo viên không dạy, dạy hời hợt), dù với lý do nào thì đây cũng là thực trạng cần phải khắc phục. Tiểu kết Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người. Với trẻ em, âm nhạc còn đóng vai trò cả trực tiếp lẫn gián tiếp trong việc giáo dục toàn diện. Mang nhiều ý nghĩa và vai trò, bộ môn Âm nhạc nói chung, Piano nói riêng dần được sự quan tâm của xã hội và trở thành một trong những tiêu chí lựa chon hàng đầu ngoài những môn học văn hóa cho con em của các bậc phụ huynh, đặc biệt ở các thành phố lớn trong thời gian gần đây. Nhưng dạy và học Piano thế nào đang là câu hỏi lớn cho mỗi cá nhân phụ huynh, bản thân mỗi giáo viên và lớn hơn là mỗi cơ sở đào tạo Âm nhạc. Bởi thực trạng cho thấy, việc dạy và học Piano tràn lan, không kiểm soát, dưới nhiều hình thức khác nhau,chương trình giáo trình đa dạng, chất lượng giáo viên không đồng đều, phương pháp giảng dạy cảm tính đã tạo nên nhưng hiệu quả tiêu cực, mà đối tượng trực tiếp tiếp nhận là trẻ em. Music Talent là một trung tâm âm nhạc mới được thành lập trong ba năm trở lại đây (2013-2016), xác định được mục tiêu đặt chất lượng lên hàng đầu, đồng thời phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh, yêu cầu của phụ huynh, Music Talent đã sớm có những bước đi đúng đắn trong việc lựa chọn giáo trình giảng dạy Piano (bộ giáo trình John Thompson’s); thường xuyên cập nhật phương pháp dạy tiên tiến, hiệu quả; đội ngũ giáo viên trẻ, năng động luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, đổi mới, nhiệt huyết,... Nhờ những điểm
  • 40. Talent đã đạt được những bước phát triển và thành tựu nhất định. Tuy nhiên, việc không thường xuyên thống nhất phương pháp giảng dạy và cách sử dụng giáo trình giữa các giáo viên đã tạo ra nhiều nhược điểm trong quá trình đào tạo bộ môn này tại đây. John Thompson’s là bộ giáo trình hội tụ đầy đủ những yếu tố khoa học và nghệ thuật cần thiết phù hợp với trẻ em, tuy nhiên sử dụng bộ giáo trình này thế nào để mang lại hiệu quả giảng dạy cao nhất lại không phải là điều mà nhiều giáo viên thực hiện được.
  • 41. BỘ GIÁO TRÌNH JOHN THOMPSON’S VÀ ỨNG DỤNG VÀO DẠY HỌC PIANO 2.1. Giới thiệu bộ giáo trình John Thompson’s Bộ giáo trình John Thompson’s đầy đủ thực chất gồm có 8 phần (8 Part), trong đó có 4 tập (Part 1- Part 4) được thiết kế theo hình thức sách ngang và 4 tập sau (Part 5 – 8) được thiết kế theo hình thức sách dọc. Tuy nhiên, tại Việt Nam do vấn đề bản quyền cũng như nhu cầu học tập mà bộ giáo trình này chỉ được phổ cập, phổ biến đến hết Part 5, rất ít trung tâm hay cơ sở đào tạo âm nhạc trên cả nước có đầy đủ 8 Part học cũng như sử dụng toàn bộ các trình độ này trong dạy học. Chính vì thế, trong luận văn này chúng tôi chỉ phân tích và ứng dụng 5 tập (từ part 1 đến part 5) trong việc giảng dạy Piano cho trẻ em tại trung tâm Music Talent. Phương pháp và chương trình giảng dạy JOHN THOMPSON’S EASIEST PIANO COURS được cấu trúc theo nguyên tắc: từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, theo mô hình bậc thang: học sinh nắm vững chắc một bài học trước khi bước sang bài tiếp theo. Để đặt nền móng vững chắc cho kỹ năng chơi đàn và tư duy sáng tạo âm nhạc, thông qua giáo trình, học sinh sẽ được học: - Kỹ năng nghe, nhận biết, thuộc lòng các ký tự âm nhạc và xướng âm chuẩn về cao độ, tiết tấu âm nhạc (kể cả đối với trẻ chưa biết chữ). - Tư thế ngồi, bàn tay và xếp ngón tay chuẩn mực trong khi chơi đàn. - Kỹ năng thị tấu (đọc bản nhạc và trực tiếp chơi ngay trên đàn). - Kỹ năng nghe và phân tích bản nhạc. - Kỹ thuật chơi đàn cơ bản, khả năng biểu cảm và phong cách âm nhạc. - Kỹ năng biểu diễn độc tấu và hòa tấu nhạc cụ.
  • 42. được xây dựng theo các trình độ (Lesson Book A/B/C….) ở đây cụ thể là các Part 1; 2; 3. Mỗi tập giáo trình gồm từ 20 – 30 tác phẩm và bài tập. Bộ giáo trình này không đại diện cho một cấp độ nhất định nào. Chúng đơn giản chỉ tuân theo một trình tự hợp lý từ thấp đến cao, bao gồm Part 1; 2; 3;… Các bài học cũng không được tính theo từng trang. Một số học sinh sẽ có khả năng học nhiều hơn một bài trong một buổi học, trong khi một số khác chỉ có thể học được một bài. Giáo trình tiến triển “từng bước một” chứ không phải “từng bài một” và giáo viên phải là người có năng lực và trình độ để quyết định mức độ, tiến trình học và nội dung mà mỗi học sinh có thể tiếp thu trong mỗi buổi học. Tiêu đề chi tiết và nội dụng giảng dạy của từng bài, chúng tôi sẽ liệt kê tại phần phụ lục 2 [tr.91]. 2.1.1. John Thompson’s Part 1 Phạm vi: Gồm 27 bài. Nội dung trong phần 1 (Part 1) được giới hạn một cách có chủ đích, toàn bộ phần này chỉ giới thiệu 5 nốt trên (Đô – Rê – Mi – Pha – Sol) và năm nốt dưới (Đô – Si – La – Sol – Fa) tính từ nốt Đô trung tâm và độ dài không vượt quá nốt đen (Cụ thể: Tròn – Trắng chấm dôi – Trắng – đen). Phần đệm và nhạc CD: Phần đệm được soạn cho giáo viên và phụ huynh được bổ sung vào hầu hết các bài. Phần đệm này được soạn khá hay, giúp những tiểu phẩm trở nên sinh động giống như mảnh ghép từ những tác phẩm lớn. Được phối theo nhiều cách tạo nên sự phong phú, tránh sự đơn điệu trên giọng Đô trưởng. Bên cạnh đó, phần đệm của giáo viên hoặc phần beat nhạc có sẵn ở đĩa còn hỗ trợ các em giữ được tiết táu và tốc độ, giúp các em có thể “cảm nhận” được nhịp điệu ngay từ giai đoạn bắt đầu học Piano.
  • 43. Phần bài tập chủ yếu tập trung vào việc trực tiếp ôn tập các kiến thức đã học, cách vẽ các nốt nhạc trên khuông, nhìn nốt, phân chia nhịp,… Điều quan trọng giáo viên cần hướng đến cho học sinh trong giai đoạn này là việc luyện tập nhìn nốt thông qua tác phẩm, các phần bài tập, khai thác các dạng bài tập có trong giáo trình, phần luyện đọc nốt (read aloud),…Tạo tiền đề vững chắc cho việc tự vỡ tác phẩm sau này. Bên cạnh đó, việc sửa kỹ thuật ngón và giữ nhịp luôn phải song hành trong suốt quá trình giảng dạy cả tập tác phẩm. 2.1.2. John Thompson’s Part 2 Phần 2 (Part 2) gồm 34 bài, bắt đầu bằng những nội dung học tổng hợp của phần 1, nhằm giúp các em nhớ lại và tổng quát những kiến thức đã được học trong phần trước: ôn lại cao độ, trường độ và những nguyên lý cơ bản trong phần 1. Những nốt nhạc, trường độ và nguyên tắc mới sẽ tiếp tục được giới thiệu. Kỹ thuật chơi đàn bắt đầu được chú trọng – ban đầu ở dạng luyện ngón đơn giản, sau đó đến luyện các ngón phức tạp hơn. Nhìn chung, phần 2 thực chất vẫn là cấp độ chuẩn bị về kỹ thuật cũng như kiến thức cho các phần tiếp theo. Mục tiêu quan trọng nhất trong tập giáo trình này không phải là tốc độ, mà cho thấy các em có thể nắm bắt được tổng quan tác phẩm, tiến bộ một cách toàn diện, biết thưởng thức và chơi đàn nhạc cảm như thế nào. Các nốt mới: Trong phần 2, khi giới thiệu các nốt mới thường chỉ là các bài dành cho từng tay chơi. Sau đó, để giúp các em nắm vững hơn phần kiến thức mới, các nốt này được lặp lại trong các bài tập đọc, tập viết và các tập phối hợp đồng thời hai tay trên đàn. Phần đệm: Phần đệm viết dành cho giáo viên và phụ huynh không chỉ làm cho các tiểu phẩm nghe hoàn thiện mà còn giúp các em học sinh cảm nhận tiết tấu và tốc độ hơn. Ngoài ra, phần đệm giúp học sinh thể hiện tiểu
  • 44. hơn. So với phần 1, ở phần 2 này, phần đệm cho các bài ít hơn và có xu hướng giảm dần ở các phần học kế tiếp. Dấu hóa: Các dấu thăng, giáng, hoàn cả ở vị trí hóa biểu lẫn bất thường lần lượt được giới thiệu và cách chơi khi gặp những ký hiệu này, đến thời điểm này giáo viên có thể giới thiệu trước cho học sinh các khái niệm liên quan đến dấu hóa và tác dụng của chúng hoặc cũng có thể chờ đến Part 3 sẽ có những bài học giới thiệu chi tiết hơn về kiến thức quan trọng này (tùy theo mức độ nhận thức của từng học sinh). Bài luyện ngón: Các bài luyện ngón ngắn 4 nhịp cho thế tay sử dụng 5 ngón có hầu hết trước các tiểu phẩm. Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên để các em học sinh tập trung nhiều và các bài luyện ngón này bởi vì thế chạy 5 ngón chỉ là một phần của gam. Các bài tập gam và luyện ngón sẽ được giới thiệu một cách hoàn thiện hơn trong các phần học tiếp theo. Hợp âm: Ở phần cuối của tập này, một số hợp âm 2 – 3 nốt đơn giản được giới thiệu dưới dạng chồng âm cột đèn và rải hợp âm. Điều đó cho phép học sinh cảm nhận phần hòa thanh đệm trước khi được học về lý thuyết và quá trình phát triển của hợp âm cũng như có hiểu biết về gam và quãng. Kết thúc Part 2, giáo viên cũng cần rèn luyện cho học sinh khả năng đọc nốt lưu loát, thông qua các bài ôn tập, phần đọc nốt trước khi đánh bài, các bài luyện ngón, đặc biệt chú ý sự xuất hiện của các nốt mới. Bên cạnh đó, việc phát triển kỹ thuật ngón thông qua các phần luyện ngón nhỏ trước khi đánh tác phẩm, hoặc kết hợp luyện gam cũng nên được giáo viên lồng ghép trong giai đoạn này, giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt cho các part học tiếp theo. 2.1.3. John Thompson’s Part 3 Lưu ý: Bắt đầu từ giáo trình Part 3 trở đi, bộ giáo trình John Thompson không còn phân chia thành các bài 1;2;3;…như trước, mà chỉ đề tên tác phẩm
  • 45. kiến thức học sinh sẽ học trong tác phẩm đó trước mỗi bài. Điều này mang ý nghĩa như việc các nội dung học tập trong giáo trình không nhất thiết phải tuân theo thứ tự, cũng như không nhất thiết dạy từng buổi một bài mà hoàn toàn có thể dựa vào năng lực của học sinh để quyết định phương thức sử dụng giáo trình, đến trình độ này học sinh cũng có thể tự vỡ bài và nắm bắt kiến thức mới một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống về mặt lý thuyết, kỹ thuật và thống nhất phương pháp sử dụng bộ giáo trình giữa các giáo viên tại Music Talent, chúng tôi vẫn yêu cầu các giáo viên tuân theo đúng trình tự mà giáo trình đưa ra, không học nhảy bài, bỏ bài. Giáo trình Part 3 gồm 31 bài. Trong toàn bộ Part 3, học sinh sẽ được học các kiến thức về. - Câu nhạc: Part3 bắt đầu chỉ rõ điều quan trọng là chơi và nghe từng câu nhạc chứ không phải từng nốt nhạc. Các giáo viên phải nhấn mạnh tầm quan trọng khi chơi mỗi câu theo cách xử lý âm nhạc khác nhau, đây là một trong những bước đầu tiên trong biểu diễn tác phẩm. - Các kỹ thuật chơi đàn: Đây rõ ràng là một phần quyết định của biểu diễn và có các bài mẫu về nảy tiếng (staccato), liền tiếng (legato) và ngắt tiếng (non legato),…đi theo thành chuỗi thích hợp. Để phát triển trọn vẹn các lối chơi khác nhau, bên cạnh các tác phẩm trong giáo trình, giáo viên có thể sử dụng các bài tập Hanon, Etude để bổ sung thêm phần thực hành, luyện tập cho học sinh. - Thang âm (gam) và hợp âm: Cấu tạo của thang âm đi theo các bài học về cung và nửa cung, có các bài mẫu dùng thang âm làm giai điệu và cũng có bài làm âm hình đệm. Hợp âm ba và hợp âm đảo về sau sẽ giới thiệu với các khúc nhạc sử dụng các âm hình hợp âm dạng cột đèn và dạng rải. Hợp âm bảy (và các hợp âm dẫn giải của nó) không được phân tích hòa thanh mà chỉ được
  • 46. một mẫu chuyển hợp âm mà học sinh phải ghi nhớ vì nó thường xuất hiện trong các bản nhạc ở trình độ này. - Phạm vi dạy: Trong các hóa biểu, Part 3 đưa ra các bài tiến dần tới ba dấu thăng và ba dấu giáng. Các hóa biểu còn lại sẽ tiếp tục ở các trình độ sau. Các thang âm (gam) và hợp âm sử dụng trong trình độ này bao gồm: C-dur (Đô trưởng), G-dur (Sol trưởng), D-dur (Rê trưởng), A-dur (La trưởng), F-dur (Fa trưởng), Bb-dur (Si giáng trưởng), E-dur (Mi trưởng). Các thuật ngữ và ký hiệu âm nhạc được sử dụng trong Part 3. Nếu như Part 1 và Part 2 chú trọng cho học sinh về kỹ năng nhìn nốt, luyện ngón, khả năng giữ nhịp và một vài bài diễn tấu đơn giản, thì tập giáo trình Part 3 là sự kết hợp toàn bộ khối lượng kiến thức, kỹ năng ấy thành một tổng thể hoàn chỉnh, chú trọng đến cảm xúc khi chơi từng câu nhạc, đoạn nhạc và hướng đến là cả tác phẩm, các kỹ thuật cơ bản được rèn luyện một cách bài bản và liên tục, các kiến thức về gam, hợp âm, dấu hóa được đưa ra với tần suất nhiều hơn, yêu cầu đối với học sinh trong việc chủ động vỡ bài và hoàn thiện tác phẩm cao hơn,…vì khi học đến part 3 học sinh cũng đã nằm trong độ khoảng từ 8 – 9 tuổi (độ tuổi có đầy đủ nhận thức để tiếp thu nhiều kiến thức và ý thức tự giác tập luyện ngoài giờ học hơn). 2.1.4. John Thompson’s Part 4 Giáo trình Part 4 gồm có 25 bài. Mục đích của tập giáo trình Part 4 là giúp học sinh có cơ hội ứng dụng một cách hiệu quả và lưu loát các kiến thức đã được học ở các tập giáo trình trước đó (Part 1; 2; 3). Vì lý do đó, tập giáo trình này không xuất hiện nhiều kiến thức mới. Một số dấu hóa mới được giới thiệu thông qua các giọng E Major (Mi trưởng), B Major (Si trường), A Flat Major (La giáng trưởng), D Flat Major
  • 47. và G Flat Major (Sol giáng trưởng). Các bài tiểu phẩm làm ví dụ cho những bộ dấu hóa mới (giọng mới) đều được giữ ở mức đơn giản. Phần 3 cũng giới thiệu cho học sinh về các dòng kẻ phụ và những nốt nhạc cao hoặc thấp hơn mà dòng kẻ chính không ghi hết được, việc giới thiệu này khá chi tiết và dễ hiểu nhờ sử dụng biểu đồ liên kết cao độ giữa nốt ở dòng kẻ phụ và nốt có thể ghi thay thế ở dòng kẻ chính. Các nốt đen chấm dôi được giải thích rõ ràng và được luyện tập qua các tiểu phẩm viết ở nhịp 3/4 và 4/4. Ngoài ra, còn có những ví dụ về sự thay đổi ngón tay khi một nốt được nhắc lại nhiều lần. Điều này sẽ giúp tay các em trở nên linh hoạt và có sự chuẩn bị ngón tốt cho việc đánh các nốt tiếp theo thuận lợi. Đây là phần hoàn thiện và ôn tập các kiến thức, kỹ năng đã học từ ba phần trước. 2.1.5. John Thompson’s Part 5 Giáo trình Part 5 có 29 bài. Phạm vi lý thuyết: Nốt móc kép trong các nhịp 2/4; 3/4; 4/4 và 6/8; Các nốt nằm ở dòng kẻ phụ trên khóa Sol và dưới khóa Fa; Nốt hoa mỹ; Pedal và cách sử dụng Pedal theo ký hiệu; Chơi Pedal khi đánh hợp âm; Kỹ thuật vắt chéo tay trên ngón cái và luồn ngón cái dưới bàn tay; Học về chuyển giọng, chuyển điệu. Như trong các phần trước của bộ giáo trình John Thompson, trước khi áp dụng một kiến thức mới hay phục vụ việc phát triển kỹ thuật cho học sinh, tập giáo trình Part 5 đều có những phần giải thích lỹ thuyết, các bài luyện ngón nhằm giúp học sinh nắm bắt kiến thức, kỹ năng đó dễ dàng nhất. Mục đích chính của tập giáo trình hướng đến là học sinh không chỉ chơi được các tác phẩm hoàn thiện về kỹ thuật, nắm chắc kiến thức mà còn là sắc thái biểu hiện, tình cảm, xử lý tác phẩm theo cảm xúc của mình, nhưng