Giới nguyên sinh có bao nhiêu đặc điểm sau đây

Đặc điểm chính của mỗi giới

1. Giới Khởi sinh [Monera]

Giới Khởi sinh gồm những loài vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất bé nhỏ, phần lớn có kích thước khoảng 1-5 um. Chúng xuất hiện khoảng 3.5 tỉ năm trước đây.

Vi khuẩn sống khắp nơi, phương thức sinh sống rất đa dạng [hoại sinh, tự dưỡng, kí sinh].

2. Giới Nguyên sinh [Protista]

Giới nguyên sinh gồm có :

- Tảo: sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, có sắc tố quang tự dưỡng, sống trong nước.

- Nấm nhầy: sinh vật nhân thực, dị dưỡng, sống hoại sinh.

- Động vật nguyên sinh: rất đa dạng, cơ thể gồm một tế bào nhân thực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

3. Giới Nấm [Fungi]

Đặc điểm chung của giới Nấm: sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp. Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Nấm là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.

Các dạng nấm gồm có: nấm men, nấm sợi, nấm đảm.... Người ta cũng xếp địa y [được hình thành do sự cộng sinh giữa nấm và tảo hoặc vi khuẩn lam] vào giới Nấm.

4. Giới Thực vật [Plantae]

Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng, thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ. Phần lớn sống cố định có khả năng cảm ứng chậm.

Giới Thực vật được phân thành các ngành chính: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. Chúng đều có chung một nguồn gốc là Tảo lục đa bào nguyên thủy.

5. Giới Động vật [Animalia]

Giới Động vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển nhờ có cơ quan vận động, có khả năng phản ứng nhanh.

Giới Động vật được chia thành các ngành chính sau: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống.

Giới Động vật rất đa dạng và phong phú, cơ thể có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hóa cao.

Loigiaihay.com

Bài liên quan
  • Bài 1 trang 12 SGK Sinh học 10

    Giải bài 1 trang 12 SGK Sinh học 10. Hãy đánh dấu [+] vào đầu câu trả lời đúng: Những giới sinh vật nào thuộc sinh vật nhân thực?

  • Bài 2 trang 13 SGK Sinh học 10

    Giải bài 2 trang 13 SGK Sinh học 10. Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.

  • Bài 3 trang 13 SGK Sinh học 10

    Giải bài 3 trang 13 SGK Sinh học 10. Hãy đánh dấu [+] vào đầu câu trả lời đúng nhất: Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật?

  • Giới và hệ thống phân loại 5 giới

    1. Khái niệm giới,2. Hệ thống phân loại 5 giới.

  • Vận chuyển thụ động

    Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.

  • Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulôzơ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 57 SGK Sinh học 10.

  • Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường chuyển hóa vật chất giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và chất F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 59 SGK Sinh học 10.

  • Thí nghiệm về enzim catalaza

    1. Mục tiêu: Sau khi thực hành bài này, học sinh cần : Biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza.

Video liên quan

Chủ Đề