Gọt chân cho vừa giày là gì

27/12/2012 12:51

Không chỉ là câu thành ngữ, mà đây hoàn toàn là thực tế. Theo Hiệp hội Y học về chân của Mỹ, 87% phụ nữ thấy khó chịu ở chân mỗi khi mang những đôi giày không vừa vặn hoặc không thoải mái như là giày cao gót.

Trong khi một số chị em chấp nhận từ bỏ những đôi giày không phù hợp đó thì một số khác lại sẵn sàng trải qua phẫu thuật để cắt ngắn ngón chân, tiêm collagen nhằm tăng độ đệm cho bàn chân hay thậm chí cắt bỏ hoàn toàn ngón chân út của mình. Bác sĩ Nathan Lucas chuyên về chân ở Memphis, bang Tennessee, cho biết, số phụ nữ thực hiện phẫu thuật ngón chân đang ngày càng tăng, với khoảng 30 bệnh nhân/tháng. Mặc dầu vậy, ông không ủng hộ phương pháp này vì lý do sức khỏe.

K.C

Với biện pháp phân bổ ngân sách kiểu “gọt chân cho vừa giày”, cán bộ công chức có sống được bằng lương?

Người lao động sẽ yên tâm làm việc khi có đồng lương hợp lý

Với biện pháp phân bổ ngân sách kiểu “gọt chân cho vừa giày”, cán bộ công chức có sống được bằng lương? Nguồn "quốc khố" hiện có đủ khả  năng chi trả tiền lương hợp lý?

Đó là 2 vấn được đưa ra mổ xẻ tại hội thảo khoa học "Đa dạng hóa nguồn lực cải cách tiền lương cán bộ công chức, viên chức giai đoạn 2011- 2020" do Viện Chiến lược & chính sách tài chính [Bộ Tài chính] tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.

Cắt chỗ này, bồi chỗ khác

Ông Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược & Chính sách tài chính cho biết, từ năm 2001 đến nay đã có 8 lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu [LTT]. Trong đó 4 năm trở lại đây, mức LTT đã điều chỉnh tăng thêm 84,4%, nhưng cán bộ công chức [CBCC] làm việc ở thành phố lớn, khu đô thị lại không đủ sống.

Bất cập nhất là hệ thống thang, bảng lương không gắn được việc trả lương với vị trí công việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ bởi quy định cứng nhắc: Có bằng đại học là hưởng lương chuyên viên, định kỳ 2- 3 năm tăng lương một lần; cơ chế trả lương còn nhiều yếu tố “phi thị trường”, người làm ít vẫn nhận lương cơ bản như người làm nhiều, người nhiều tuổi nhận lương cao hơn người ít tuổi.

Ngoài ra, 21 ngành được hưởng ở 16 loại phụ cấp ưu đãi khác nhau đang có xu hướng mở rộng hơn khiến ngân sách dành cho LTT ngày càng bị mỏng đi. Ông Thăng làm một bài toán nhanh: Một người vào biên chế thì phải tính lương cho người đó 40 năm sau, cộng các chế độ xã hội thì mới hy vọng sống được bằng lương.

TS Nguyễn Hải Mơ, Phó Viện trưởng Viện CL & CSTC thì khẳng định: Hiện có hai hệ thống tiền LTT song song tồn tại: Hệ thống chính sách tiền LTT một mức duy nhất áp dụng đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách và hệ thống tiền LTT phân biệt theo vùng áp dụng cho khu vực SX-KD. Đây là điểm khác biệt căn bản so với nhiều nước trên thế giới. Mọi cách tiếp cận để chi trả tiền lương của ta vẫn theo “hệ thống”: Cắt chỗ này, bồi sang chỗ khác mà không có ưu tiên, lộ trình.

Cải cách tiền lương: Dậm chân tại chỗ

Ông Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động & xã hội [Bộ LĐ, TB- XH] bổ sung thêm: Nghịch lý cơ bản nhất tại VN là tạo nguồn ngân sách. Hiện nay cách làm của ta chỉ theo triết lý “gọt chân cho vừa giày”, luẩn quẩn mà không hề trả lương theo năng lực.

Hiện có khoảng 90% quốc gia có các quy định pháp lý liên quan đến lương tối thiểu khác nhau. Chẳng hạn như Hàn Quốc, LTT được xác định theo tiêu chí chi phí cho cuộc sống, mức lương của lao động tương đương và năng suất lao động.

Thái Lan áp dụng cho LTT ở thành phố cao hơn nông thôn. Trung Quốc thì linh hoạt để chính quyền địa phương được quy định mức LTT [có thể khác LTT do chính quyền Trung ương]. Chi Lê thì điều chỉnh LTT hàng năm dựa trên tốc độ lạm phát...

Cũng tại hội thảo, đa phần chuyên gia cho rằng, để NSNN chi lương hợp lý và có nguồn cải cách tiền lương thì tinh giản biên chế là giải pháp khả thi nhất. TS Nguyễn Hải Mơ nói :"Tôi đề nghị sử dụng 20% ngân sách cho giáo dục nhưng phải "biến" một số trường hoạt động tốt, có uy tín chuyển sang xã hội hóa để Nhà nước có thể thu được tiền thuế, giảm đầu tư công. Đồng thời đổi mới công cụ giám sát, điều tiết, quản lý thu nhập ngoài lương, tiến tới bãi bỏ các khoản thu nhập ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước như tiền bồi dưỡng họp, hỗ trợ xây dựng văn bản, đề án…".

Còn TS Trần Thu Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp [Bộ Tài chính] cho rằng các giải pháp đưa ra "rất cũ rích" là giảm biên chế, giảm bao cấp cho các đơn vị sự nghiệp; chẳng hạn như tiền mua ô tô, điện thoại... phải do các cá nhân trả. “Cái này tôi nói nhiều lắm rồi nhưng có chuyển biến gì được đâu?”- bà Hà giãi bày. Tiếp đó, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Pháp chế [Bộ Tài chính] cũng thừa nhận, để tránh trả lương theo kiểu “gọt chân cho vừa giày” như hiện nay, là nâng mức tiết kiệm chi thường xuyên từ ngân sách từ 15- 20% [thay cho mức 10% như hiện nay].

Đến nay tình trạng này đang lặp lại.

Năm 2019, TP.HCM bội chi hơn 1.800 tỉ đồng, nhưng qua rà soát, thẩm định thì chỉ được cơ quan BHXH chấp nhận thanh toán 1.100 tỉ đồng, còn hơn 700 tỉ đồng được xem là sai quy định, không phù hợp nên bị xuất toán. Số tiền không nhỏ này các BV phải gánh và nó “đánh” vào thu nhập của nhân viên y tế.

Đến năm 2020, số tiền dự báo bội chi là từ 500 - 1.300 tỉ đồng. Hiện một số BV như ngồi trên đống lửa, nhận bệnh cũng khổ vì vượt quỹ; còn không nhận bệnh cũng khổ vì được cho là không có y đức, nguy cơ bị bệnh nhân [BN] khiếu nại. Nên tình trạng các BV tuyến dưới chuyển bệnh lòng vòng, còn tuyến trên “ôm bệnh” và chấp nhận việc vượt dự toán chi là có thật.

Biết là khó có thể hoàn thành đúng với dự toán chi nhưng các cơ sở y tế không còn đường chọn lựa, bởi hiện nay đa số BN đi KCB BHYT. Hay nói cách khác, tiền từ quỹ BHYT chính là nguồn thu chính của BV.

Việc tranh luận đúng - sai giữa giám định viên BHYT của cơ quan BHXH và y bác sĩ là chuyện cơm bữa. Một bên là làm việc đúng theo quy trình giám định, sai hoặc không hợp lý với quy trình là... xuất toán; một bên mà nếu làm theo quy trình thì rất có thể tính mạng BN bị đe dọa. Việc này ít nhiều gây ức chế cho y bác sĩ khi ra chỉ định.

Có thể nói, dự toán chi KCB BHYT mà cơ quan giữ tiền là BHXH Việt Nam phần nào đã hạn chế được việc lạm dụng quỹ BHYT từ các cơ sở KCB; nhưng nó cũng đã bộc lộ một số nhược điểm mà phần bất lợi rơi vào BN khi BV xài hết tiền được ấn định. Vậy nên, vẫn phải trông chờ vào những quyết sách tài chính trong KCB BHYT của Bộ Y tế, BHXH VN được thực hiện một cách nhanh chóng, phù hợp, để tránh tình trạng phải “gọt chân cho vừa giày” ảnh hưởng đến người bệnh.

Sử ta chép rằng, đời Lý [1010-1225] có bà Ỷ Lan, tên thật là Lê Thị Mệnh, quê ở làng Thổ Lỗi [nay là thôn Thuận Quang, xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội]. Vì mất mẹ từ năm 12 tuổi, cha lấy vợ kế, nên Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện "Tấm Cám" vậy.

Đức độ, xinh đẹp, thông minh, chăm học, chăm làm, từ một "Cô Tấm lộ Bắc" [Sử chép thế], Ỷ Lan trở thành Nguyên phi của vua Lý Thánh Tông, thành Hoàng hậu nhiếp chính, thành chỗ dựa của triều đình, cả trong thời bình lẫn thời chiến. Sau này, khi trở lại nắm quyền, dù có mang tiếng là đã bỏ đói đến chết Hoàng hậu Thượng Dương [vì Thượng Dương dựa vào Thái sư Lý Đạo Thành, rất chuyên quyền, bà từng gạt Ỷ Lan ra khỏi triều chính, bất chấp công lao to lớn của Ỷ Lan trước đó], Ỷ Lan vẫn được dân lập đền thờ ở Dương Xá, và gọi đó là "Đền Bà Tấm". Dân còn gọi bà là "Nữ Quan âm".

Phía sau hai chiến công "Bình Chiêm" và "Phạt Tống" lẫy lừng, có hào quang của "Cô Tấm lộ Bắc" này.

Sử là thế, dân gian là thế. Vậy mà gần đây, có sách nọ sách kia, người này người khác, đã "viết lại" truyện "Tấm Cám", nhìn người xưa bằng con mắt chủ quan của người nay, mong con trẻ được có một cô Tấm không tỳ vết, hầu mong con trẻ trắng như tờ giấy trắng. Thế thì chả khác gì "gọt chân cho vừa giày" vậy.

"Khuyến thiện phạt ác" là đạo lý Việt ngàn năm, sao lại phải "gọt chân cho vừa giày" như thế? Người xưa kể, người nay còn dựng "Thập điện Diêm vương" để đe nẹt bọn ác bọn xấu đấy thôi? Cám có bị tội trên trần, thì cũng như là bị đi qua "Thập điện Diêm vương" vậy! Vả lại, truyện xưa, đặc biệt là truyện cổ tích dân gian, không bắt người ta phải tin vào từng chi tiết, chỉ cần tin vào đạo lý, ý nghĩa của nó. Bởi vì, pháp luật và phong tục có thể thay đổi theo thời gian, chứ không bền được như đạo lý. Vả lại, xưa nay, khi bọn Cám được vuốt ve, được nằm ngoài vòng pháp luật và lẽ đất trời, biết bao tai ương chẳng đã đổ xuống đầu dân chúng đó sao?

Hãy để "Cô Tấm", "Bà Tấm" giữ nguyên chân dung xưa của họ! Họ không phải là thánh. Họ là hình tượng dân gian, mà dân gian thường giản dị, minh triết [ít nhất thì cũng hơn sử viết sai, viết thiếu]. Mặt khác, truyện cổ tích dân gian, nếu giữ nguyên, còn có một ý nghĩa nữa, là để cho đời sau biết được cách nghĩ, cách ứng xử, phong tục tập quán… của cha ông ngày trước. Để nguyên thì tính Folklor của truyện còn, bỏ đi hoặc sửa đi thì tính Folklor cũng mất.

Vì những lẽ đó, xin các vị ấy hãy để nguyên truyện "Tấm Cám" như nó vốn thế!

Đỗ Trung Lai

Video liên quan

Chủ Đề