Gpu load là gì

Phần lớn chúng ta đều biết CPU và GPU là 2 thành phần sinh ra nhiệt nhiều nhất trong máy tính khi hoạt động. Và nếu nhiệt độ của chúng quá cao thì rất dễ dẫn đến những hậu quả không đáng có. Vậy nhiệt độ GPU bình thường là bao nhiêu? Bài viết này sẽ cho bạn biết điều này. Cùng tìm hiểu để đưa ra các phương án làm mát tốt nhất cho hệ thống máy tính đang sử dụng nhé.

Nhiệt độ bình thường của GPU khi chạy

Nhiệt độ bình thường của GPU là bao nhiêu?

GPU trên card rời hay iGPU tích hợp sẵn ở CPU thì khi hoạt động chúng đều tạo ra nhiệt. Khi thực hiện các tác vụ đồ họa nặng từ việc chạy ứng dụng - phần mềm cho đến xử lý hình ảnh trong chơi game thì nhiệt độ GPU sẽ tăng lên. Tác vụ càng nặng, yêu cầu xử lý càng phức tạp thì GPU càng nóng. Lúc này, nếu hệ thống máy tính không có các biện pháp tản nhiệt hiệu quả để duy trì nhiệt độ GPU ổn định thì rất dễ gây ra các vấn đề không tốt cho linh kiện.

Và theo như thông thường thì người dùng cần duy trì mức nhiệt độ của GPU trong khoảng 60 - 70 độ C. Khi mức nhiệt độ tăng lên 70 - 80 độ C, vẫn sẽ gọi là tạm ổn đối với GPU. Nhưng trên mức này thì bạn nên xem xét tại hệ thống tản nhiệt của card màn hình còn hoạt động tốt hay không. Hoặc phải tính tới các biện pháp tăng cường hiệu quả tản nhiệt cho hệ thống máy tính trong đó có GPU.

→ Tìm hiểu thêm: Nhiệt độ CPU bình thường là bao nhiêu và cách kiểm tra

Tản nhiệt trên card màn hình rời

Trên hầu hết những chiếc card đồ họa rời [VGA] ngày nay thì đều được trang bị hệ thống tản nhiệt riêng. Mỗi nhà sản xuất card VGA có các thiết kế độc quyền riêng để tăng tính hiệu quả trong hoạt động của sản phẩm. Các card màn hình thường tích hợp một ống đồng tản nhiệt kèm 1 đến 3 quạt tản nhiệt tùy vào model. Việc này cũng góp phần làm giảm lượng nhiệt tạo ra từ GPU khi hoạt động với hiệu suất cao. Và hơn thế nữa, các bộ máy tính chơi game hay dùng để làm việc nặng đều được trang bị thêm hệ thống quạt tản nhiệt ở vỏ case một cách dễ dàng.

Nhiều công nghệ tích hợp để giảm nhiệt độ card đồ họa 

Với các thiết kế ngày càng được tối ưu về cả hình thức lẫn công nghệ tích hợp trên card màn hình, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm rằng GPU của mình được duy trì mức nhiệt độ ổn định. Trong đó MSI, ZOTAC, ASUS, GIGABYTE, EVGA, GALAX là những thương hiệu sản xuất card VGA đi đầu trong việc nghiên cứu công nghệ tản nhiệt. Nhiệt độ của card màn hình ngày nay đang được chú trọng rất nhiều.

Cách kiểm tra nhiệt độ GPU card đồ họa

Tại thời điểm này chúng ta chưa thể kiểm tra nhiệt độ GPU một cách trực tiếp bằng các ứng dụng có sẵn từ Windows bình thường. Tuy nhiên, ở phiên bản Windows Insider Preview thì người dùng có thể kiểm tra chỉ số nhiệt độ GPU ngay trên Task Manager. Còn đối với các trường hợp bình thường, người dùng có thể tải các phần mềm khác cực kỳ hữu ích trong việc kiểm tra nhiệt độ hoạt động của GPU. 2 trong những phần mềm được sử dụng nhiều nhất là HWMonitor và MSI Afterburner.

Kiểm tra nhiệt độ ngay trên Task Manager

Cách sử dụng HWMonitor

Sau khi tải và cài đặt xong phần mềm HWMonitor, người dùng mở ứng dụng bằng cách mở phần mềm từ icon phần mềm ở ngoài màn hình Desktop hoặc tìm trên thanh tìm kiếm của Windows. Một bảng giao diện thể hiện nhiệt độ của các linh kiện hệ thống đang có xuất hiện. Hãy tìm đến tab có tên card màn hình của bạn đang sử dụng [thông thường sẽ bắt đầu bằng NVIDIA GeForce hoặc AMD Radeone] và xem phần Temperature hiện chỉ số nhiệt độ như thế nào.

Kiểm tra nhiệt độ tại tab Temperatures

Cách sử dụng MSI Afterburner

Bước 1: Khởi động MSI Afterburner, vào Setting để tinh chỉnh.

Giao diện MSI Afterburner

Bước 2: Vào Setting và tùy chọn cài đặt

Tùy chọn cài đặt Afterburner

Trong tab này, chọn những thông số được hiển thị hoặc không trong quá trình chơi game. Chọn thông số muốn hiện và tick vào ô “Show in On-Screen Display”. Những thông số thông thường cần kiểm tra là:

- GPU 1 Temperature: Nhiệt độ GPU.

- GPU 1 Usage: phần trăm sử dụng GPU.

- FrameRate: FPS của game.

- CPU Temperature: Nhiệt độ CPU.

- CPU Usage: Phần trăm sử dụng CPU.

Sau đó, tùy chỉnh phím tắt để chụp ảnh màn hình, và nơi lưu ảnh chụp màn hình.

Cài đặt phím tắt chụp ảnh màn hình và vị trí lưu trữ

Sau khi hoàn tất, chọn những thông số cần thiết, bạn click vào “OK” để đóng tab Setting của MSI Afterburner.

Bước 3: Mở Rival Tunner

Thông thường Rival Tunner sẽ khởi động cùng lúc với MSI Afterburner. Nhưng sẽ nằm ẩn bên dưới các icon System tại góc dưới bên phải.

Tìm và mở Rival Tunner

Bước 4: Tùy chỉnh Rival Tunner

Tinh chỉnh Rival Turner

Người dùng không cần chỉnh Rival Tunner nữa, chỉ việc bật ứng dụng lên thì sẽ thấy được những thông số đã được hiện sẵn.

- Tùy chỉnh màu sắc của thông số trong mục On – Screen Display Palette.

- Tùy chỉnh độ lớn của thông số trong mục On – Screen Display Zoom.

- Tùy chỉnh vị trí của thông số góc dưới bên phải, dùng chuột kéo chữ “60” trong màn hình để thay đổi vị trí.

Sau khi tinh chỉnh theo mong muốn, người dùng đã có thể vào ứng dụng, game để test nhiệt độ hiện tại của GPU.

Các vấn đề gặp phải khi nhiệt độ GPU quá nóng

- Giảm tuổi thọ của card màn hình.

- Quá trình xử lý sẽ giảm tốc độ xung nhịp theo thời gian.

- Máy tính chậm hơn.

- Hình ảnh về lâu dần sẽ không duy trì được độ sắc nét như ban đầu.

- Rất dễ dẫn đến tình trạng giật, lag, drop hình.

- Máy tính bị tắt hình ảnh hiển thị đột ngột.

Bài viết ở trên căn bản cung cấp cho người dùng những hiểu biết cơ bản về nhiệt độ GPU bình thường là bao nhiêu, một cách để kiểm tra nhiệt độ GPU, cũng như một số vấn đề liên quan khác. Hy vọng nó sẽ giúp ích một phần nào đó cho bạn đọc trong quá trình sử dụng card màn hình của mình. Nếu có những thắc mắc liên quan đến card đồ họa rời, hay các vấn đề của máy tính thì liên hệ ngay hotline miễn phí 1800 6321 để được tư vấn chi tiết nhất.

→ Tham khảo thêm: 

[6/2020] Top 5 card màn hình chơi game giá rẻ nhất

Kiến thức chung về card màn hình chơi game VGA

Top card màn hình chơi game tốt nhất trong từng phân khúc

Card màn hình hay còn gọi là Card đồ họa chính là “VGA” [Video Graphics Adaptor] đảm bảo nhận việc xử lý hình ảnh trong máy tính thông qua kết nối với màn hình. Trong đó GPU [Graphic Processing Unit] chính là bộ não của VGA có vai trò xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến hình ảnh.

Giống như CPU, bạn không biết liệu nếu “bộ não” GPU nếu bị quá nóng liệu có làm hỏng card đồ họa  hay không và nhiệt độ tối đa cho phép của GPU có thể chịu được là bao nhiêu? 

GPU bao nhiêu độ là nóng?

Trong các hoạt động bình thường, nhiệt độ GPU không quan trọng nhiều, card đồ họa chỉ cần điều khiển màn hình và tải các trò chơi đơn giản mà không quá nóng. Nhưng nếu bạn có một chiếc máy tính cũ hơn hoặc nếu đang ép xung card đồ họa, thì việc có thể theo dõi nhiệt độ GPU của bạn là rất quan trọng.

Theo như thông thường thì người dùng cần duy trì mức nhiệt độ của GPU trong khoảng 60 - 70 độ C. Khi mức nhiệt độ tăng lên 70 - 80 độ C, vẫn sẽ gọi là tạm ổn đối với GPU.

Hiện nay hoặc những card đồ họa có tuổi thọ khoảng 5 năm trở lại đây đều được thiết kế để chạy ở nhiệt độ cao. Thậm chí có những GPU có thể đạt tới 90 độ C mà vẫn an toàn [mặc dù lâu dài có thể làm giảm tuổi thọ của card đó], nhất là những card đồ họa được gắn trong các mẫu máy tính chơi game chuyên dụng.

Ví dụ card đồ họa GTX 1050 có nhiệt độ chơi game an toàn giữa khoảng 60 -70 độ C, trong khi card GTX 750 TI lại chỉ có nhiệt độ chơi game an toàn giữa khoảng 55 - 65 độ C. Bất kể trường hợp nào, bất cứ điều gì trên 80 độ C đối với GPU là một dấu hiệu rõ ràng rằng cần phải làm gì đó để đưa nó trở lại khoảng 70 độ C hoặc thấp hơn.

Trong trường hợp các bạn không chắc chắn về nhiệt độ tối đa của GPU trong máy tính của mình thì có thể tìm hiểu thông tin đó trực tiếp từ trang web của nhà sản xuất card đồ họa đó.

Nhưng khi đã biết nhiệt độ tối đa mà GPU đó có thể hoạt động an toàn thì làm thế nào để biết được nhiệt độ hiện tại của card đồ họa trên máy tính?

Cách kiểm tra nhiệt độ của GPU

Thực tế việc kiểm tra nhiệt độ card đồ họa của máy tính vô cùng đơn giản, bạn có thể sử dụng công cụ tích hợp Windows hoặc sử dụng các loại công cụ giám sát GPU miễn phí có thể giúp bạn kiểm tra nhiệt độ GPU.

Sử dụng công cụ tích hợp Windows 

Nếu máy tính của bạn đã được cài đặt bản cập nhật Windows 10 May 2020 Update thì bản thân Windows đã được bổ sung một công cụ theo dõi nhiệt độ GPU trong Task Manager. 

Để xem nhiệt độ hiện tại của GPU đang chạy, hãy mở trình Task Manager vụ bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc hoặc nhấn  Crtl + Alt + Delete và chọn Task Manager hoặc kích chuột phải vào biểu tượng menu Start của Windows và chọn Task Manager. 

Trong cửa sổ Task Manager hiển thị, chuyển sang thẻ Performance và tìm nhiệt độ GPU hiện tại của bạn được liệt kê trong phần GPU, như được hiển thị trong hình ở trên. 

Tính năng này chỉ khả dụng nếu máy tính đã cài đặt bản cập nhật Windows 10 May 2020 Update hoặc phiên bản Windows mới hơn; các phiên bản cũ hơn sẽ không có tính năng này.

Đó là một tính năng đơn giản, chỉ hiển thị nhiệt độ hiện tại của GPU thay vì theo dõi nhiệt độ theo thời gian thực. Nhưng rõ ràng điều này có thể gây khó chịu khi luôn phải mở Task Manager trong khi đang chơi game hoặc tinh chỉnh ép xung để kiểm tra nhiệt độ của GPU. 

Sử dụng các tiện ích của bên thứ ba

Trong trường hợp đó, các tiện ích của bên thứ ba dưới đây sẽ cung cấp các tùy chọn để kiểm tra nhiệt độ GPU mạnh mẽ hơn.

  1. CPU-Z  - Tải xuống tại đây.
  2. Open Hardware Monitor  - Tải xuống tại đây.
  3. MSI Afterburner  - Tải xuống tại tại đây.

Tùy vào nhu cầu, bạn có thể chọn bất kỳ công cun nào mình muốn để kiểm tra và theo dõi nhiệt độ của GPU. Nếu thấy nhiệt độ GPU của hệ thống vượt quá ngưỡng an toàn, hãy xem các phương pháp dưới đây để giảm nhiệt độ GPU.

Cách giảm nhiệt độ card đồ họa

Nếu nhiệt độ card đồ họa của bạn nóng lên, bạn không thể làm gì để cải thiện nó ngoài việc nâng cấp phần cứng. Nhưng trước khi đầu tư thêm tiền vào việc giảm nhiệt độ GPU, hãy đảm bảo rằng bạn thực sự cần. 

Lưu ý rằng chip đồ họa được thiết kế để có thể hoạt động ở nhiệt độ cao. Nếu máy tính của bạn không tắt khi đang chơi game hoặc chỉnh sửa video cường độ cao thì không cần lo lắng nhiều về điều này.

Trước tiên, hãy kiểm tra kỹ hệ thống dây điện để đảm bảo GPU nhận được luồng không khí tốt từ quạt. Mỗi máy tính nên có ít nhất một quạt hút để đảm bảo tản nhiệt, nhưng con số này sẽ tăng lên gấp đôi đối với các laptop chơi game. 

Bên cạnh đó đôi khi lớp keo tản nhiệt giữa GPU và bộ tản nhiệt có thể bị khô và mất tác dụng, thường gặp nhất là ở các card đồ họa đã nhiều năm tuổi. Đôi khi, các card đồ họa xuất xưởng với lớp keo tản nhiệt kém, mặc dù điều này là rất hiếm. Nhưng bạn có thể thử bôi lớp keo tải nhiệt mới và giải pháp này thì phải nhờ tới thợ máy chuyên dụng thực hiện. 

Nếu bạn thực sự muốn tìm một giải pháp tốt hơn nữa cho việc tản nhiện cho hệ thống, bao gồm cả GPU thì có thể thay đổi hệ thống làm mát của card đồ họa với tùy chọn làm mát bằng chất lỏng, nhưng giải pháp này chỉ thường dùng cho các máy chơi game nặng, còn với hầu hết người dùng phổ thông thì không cần thiết. 

Video liên quan

Chủ Đề