Hạch bạch cầu là gì

Nhiễm trùng tai có thể do dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trẻ em có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tai hơn người lớn, nhưng bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ ai.

Nhiễm virus

Có rất nhiều loại virus tấn công cơ thể và ảnh hưởng đến hạch bạch huyết. Thông thường hạch lympho sẽ sưng lên ngay vị trí virus tấn công.

Dưới đây là các loại virus thường đứng sau tình trạng sức khỏe này:

  • Varicella-zoster, virus gây ra bệnh thủy đậu và herpes zoster
  • Rubeola, một loại siêu vi gây sởi
  • Virus HIV, gây ra bệnh AIDS
  • Herpes simplex, virus gây ra mụn rộp miệng, mụn rộp sinh dục và viêm não mụn rộp
  • Cúm, siêu vi khuẩn gây bệnh cúm

Nhiễm khuẩn

Một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể có thể gây nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng hạch bạch huyết sưng lên. Dưới đây là các loại vi khuẩn thường làm sưng hạch bạch huyết:

  • Streptococcus hoặc Strep, vi khuẩn gây ra chứng viêm họng hoặc viêm amidan
  • Staphylococcus hay staph, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, hội chứng sốc chất độc [TSS] hoặc viêm vú
  • Mycobacterium tuberculosis, một loại vi khuẩn gây bệnh lao

Nhiễm HIV/ AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người [HIV] là một virus gây ra AIDS. Loại virus này đôi khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho người bệnh, do đó bạn có thể được chẩn đoán trễ. Trên thực tế, việc phát hiện bệnh AIDS muộn có thể gây tử vong.

Do đó, nếu bạn bị sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng đi kèm với các triệu chứng khác như suy nhược, đau cơ và nhức đầu, hãy đến gặp ngay bác sĩ.

Nhiễm trùng răng

Nhiễm trùng nướu và răng có thể làm hạch bạch huyết sưng lên. Nhiễm trùng răng thường do áp xe răng.

Mononucleosis

Sưng hạch bạch huyết ở cổ và nách có thể liên quan đến bệnh Mononucleosis, một bệnh do virus gây ra. Virus được lây lan từ nước bọt của người bệnh làm bạn bị đau họng, sốt, ngứa, vàng da, chảy máu cam và khó thở.

Nhiễm trùng da

Các bệnh ngoài da cũng có thể làm cho tuyến bạch huyết sưng lên. Đặc biệt, nếu bạn gặp các triệu chứng khác như phát ban, da trở nên đỏ, đau hoặc nóng, ngứa. Dưới đây là một số loại bệnh ngoài da có thể gây sưng hạch bạch huyết:

  • Eczema, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Viêm da tiếp xúc
  • Áp xe da do nhiễm khuẩn
  • Chấy rận trên da đầu

Đau họng

Đau họng là một bệnh khá phổ biến. Nguyên nhân có thể khác nhau, từ nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng, kích ứng cổ họng, viêm amidan hoặc chấn thương cổ và cổ họng.

Những tình trạng này gây viêm, do đó bạn sẽ thấy sưng hạch ở cổ hoặc dưới hàm.

Rối loạn hệ miễn dịch

Rối loạn hệ miễn dịch có thể làm cho bạn yếu và dễ mắc bệnh do “hàng rào” chống lại mối đe dọa gây bệnh đã bị suy yếu hoặc xáo trộn. Thông thường các rối loạn miễn dịch thường xuất hiện ở những người có bệnh tự miễn như các bệnh thấp khớp và lupus.

Ung thư

Bạn không nên đánh giá thấp sưng hạch bạch huyết vì tình trạng này có thể là khởi đầu của bệnh ung thư. Ví dụ như, trong cơ thể bạn có những tế bào ung thư. Sau đó, các tế bào ung thư di chuyển qua các mạch bạch huyết làm cho hạch này sưng lên.

Một số loại ung thư có thể gây sưng hạch lympho gồm:

  • Ung thư da
  • Ung thư vú
  • Ung thư bạch cầu
  • Ung thư phổi
  • Ung thư dạ dày

Ung thư hạch bạch huyết và các loại ung thư khác vẫn có thể được kiểm soát ở giai đoạn sớm. Do đó, điều quan trọng là bạn phải phát hiện ung thư hạch bạch huyết hoặc các bệnh ung thư khác càng sớm càng tốt.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một số loại bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra sưng hạch bạch huyết. Trong số đó có bệnh giang mai, bệnh lậu và chlamydia. Hơn nữa, nếu các tình trạng sưng do nguyên nhân này xảy ra, hạch ở bẹn thường chịu ảnh hưởng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc sưng hạch bạch huyết?

Một số yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

Trong cơ thể chúng ta có một hệ hạch bạch huyết có vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Khi xuất hiện trạng thái nhiễm trùng, cơ chế bảo vệ sẽ được kích hoạt tạo nên hạch sưng to. Hệ thống bảo vệ này có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán bệnh từ những trạng thái viêm nhẹ đến bệnh ung thư. Vì vậy xét nghiệm hạch đồ rất quan trọng và cần thực hiện khi có những biểu hiện bất thường ở các hạch trên cơ thể.

1. Hệ thống hạch bạch huyết có chức năng gì?

hạch bạch huyết hay hạch lympho là một trong trong số các cấu trúc trơn của cơ thể. Chúng có hình bầu dục dẹp, các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể rải rác dọc theo các mạch bạch huyết, nhưng chúng tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn.

Hạch bạch huyết có đóng góp rất quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể. Chúng chứa phần lớn là các tế bào bạch cầu lympho và một số ít các loại tế bào khác. Các hạch bạch huyết cũng giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể khi bị nhiễm trùng.

Hình 1: Hệ thống hạch trong cơ thể

Khi phải hoạt động mạnh để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại, hạch có thể sẽ sưng to, gặp trong các bệnh liên quan đến các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về hệ liên võng nội mạc, tạo máu và ung thư. Khi sưng hạch có thể đau hoặc không đau, to bằng hạt ngô, hạt lạc, có khi to bằng quả trứng, quả xoài nên rất dễ phát hiện.

Hình 2: Hạch ở cổ sưng to

Các hạch bạch huyết cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Chúng nóng hoặc sưng lên trong những tình trạng khác nhau, từ nhẹ như viêm họng đến nguy hiểm như ung thư. Ở bệnh nhân ung thư, tình trạng của hạch đáng chú ý đến mức nó được dùng để xác định ung thư đang ở giai đoạn nào.

Các hạch bạch huyết [hay các tuyến bạch huyết] là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng lọc hoặc bắt giữ các chất có hại như vi khuẩn và tế bào ung thư khỏi cơ thể giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng ung thư. Khi hạch sưng to bác sĩ thường yêu cầu người bệnh tiến hành xét nghiệm hạch đồ để đánh giá tình trạng bệnh.

Hạch bạch huyết có thể sưng to trong các trường hợp:

- Sưng hạch bạch huyết nhiễm khuẩn: Trong hạch đồ xuất hiện những bạch cầu hạt, đại thực bào và dấu hiệu hoại tử quan trọng nhiều hoặc ít. Trong bệnh lao có thể thấy các Lympho bào, tương bào, tế bào khổng lồ, và các tế bào dạng biểu mô. Cũng có thể nhận ra được những tác nhân nằm trong hoặc ngoài tế bào. Nếu thấy dấu hiệu viêm vô khuẩn thì nghĩ ngay tới nhiễm virus, hoặc tăng sinh tế bào lưới hạch bạch huyết lành tính do sơ nhiễm. Một phần dịch hút được sử dụng để cấy vi khuẩn hoặc virus.

- Sưng hạch bạch huyết trong viêm: Hạch đồ giàu tế bào, nhất là Lympho bào đa hình, tương bào, bạch cầu hạt, đại thực bào. Trong bệnh Sarcoid, trong hạch đồ thấy các tế bào dạng biểu mô không bị hoại tử.

- Sưng hạch bạch huyết trong bệnh ác tính: Bệnh Hodgkin [thấy tế bào Sternberg], u Lympho bào không phải Hodgkin [mô Lympho biểu hiện đơn hình], dị sản tủy xương, sưng hạch bạch huyết do di căn ung thư [cần chẩn đoán khối ung thư nguyên phát để có hướng điều trị kịp thời].

- Sưng hạch bạch huyết trong bệnh ký sinh trùng: Trong hạch đồ có thể tìm thấy Leishmania, Trypanosoma, giun chỉ,…

2. Xét nghiệm hạch đồ là gì?

Hạch đồ là một xét nghiệm tế bào học cần thiết trong các trường hợp người bệnh thấy xuất hiện các hạch to và có trạng thái viêm đặc hiệu hoặc nghi ngờ có sự xuất hiện của các tế bào ác tính.

Xét nghiệm này tương đối dễ làm, cho kết quả nhanh và tương đối chính xác nhưng nó đòi hỏi kinh nghiệm của bác sĩ tiến hành lấy mẫu.

Đây là xét nghiệm thăm dò trực tiếp, nó rất có giá trị trong chẩn đoán. Hạn chế của xét nghiệm này là chỉ thấy được hình thái của những tế bào đứng riêng rẽ mà không thấy được toàn bộ cấu trúc của hạch. Vì vậy trong một số trường hợp, khi không thấy tế bào bệnh lý, nếu cần thiết bác sĩ sẽ phải tiến hành sinh thiết hạch để xác định.

Xét nghiệm được tiến hành bằng cách chọc kim vào hạch bị sưng [thủ thuật chọc hút hạch], với một kim tiêm thì sau khi rút kim thì cần phải nhanh chóng bơm dịch hút được từ hạch ra khỏi kim và dàn trên phiến kính, hoặc nếu là bệnh phẩm sinh thiết hạch thì cần ấn mặt cắt của hạch lên phiến kính ngay sau khi tiến hành sinh thiết. Phiến đồ được nhuộm bằng phương pháp May - Grunwald - Giemsa và phải kiểm tra được ít nhất 500 tế bào.

Hình 3: Lấy mẫu bệnh phẩm bằng thủ thuật chọc hút hạch

Một kết quả xét nghiệm bình thường với công thức như sau:

- Tế bào lưới [reticulocyte] : 0,2 - 1,0%.

- Tế bào dòng lympho: 90 - 99%.

- Nguyên bào lympho [lymphoblastic]: 0,5 - 3%.

- Lymphô [lymphocyte]: 90 - 98%.

- Tế bào đơn nhân [monocyte]: 0,5 - 2%.

- Tương bào [plasmocyte]: 0,2 - 0,5%.

- Đại thực bào: 0,5 - 1%.

3. Kết quả hạch đồ bất thường trong một số bệnh lý

Hạch viêm cấp do nhiễm khuẩn: Hình ảnh xét nghiệm cho thấy sự xuất hiện của nhiều bạch cầu đa nhân trung tính xen lẫn với các lymphocyte và đại thực bào. Các bạch cầu đa nhân thường ở dạng thoái hoá [người ta gọi là tế bào mủ].

Bệnh bạch cầu dòng lympho: hình ảnh xét nghiệm thấy xuất hiện nhiều tế bào đa dạng, dòng bạch cầu lympho tăng sinh, các tế bào hầu hết giống nhau phần lớn là lymphocyte, có một ít là lymphoblastic [nếu là trong trường hợp bệnh bạch cầu lympho mạn].

Trường hợp ngược lại, trong bệnh bạch cầu lympho cấp thì tỷ lệ lymphoblastic lại chiếm ưu thế, lymphocyte chiếm tỷ lệ thấp.

Bệnh Hodgkin: hình ảnh xét nghiệm thấy có sự đa dạng của các tế bào bao gồm: bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ưa base, lymphoblastic, lymphocyte, tương bào,... đặc biệt thấy tế bào đặc hiệu của bệnh Hodgkin đó là tế bào Sternberg. Đây là tế bào có kích thước lớn, có nhân to, méo mó và chia múi, trong nhân có hạt nhân, có thể có khoảng sáng quanh nhân đường kính từ 30 - 100m, nguyên sinh chất rộng bắt màu kiềm, nhìn giống hình mắt cú.

Hình 4: Hình ảnh tế bào trong u lympho hodgkin

U Lympho ác tính không Hodgkin: thấy có sự tăng sinh mạnh tế bào dòng lympho, hầu hết tế bào cùng tuổi hoặc là lymphoblastic hoặc lymphocyte tùy theo thể bệnh. Hình thái tế bào có sự thay đổi rõ rệt mang đặc điểm của tế bào ung thư [tế bào kích thước không đều, chất nhiễm sắc thô, nhiều tế bào nhân chia, có hạt nhân hoặc không bào trong nhân],...

Ung thư di căn: trên tiêu bản thấy xuất hiện nhiều hình ảnh tế bào ung thư, chúng có kích thước khổng lồ, đứng thành từng đám, nhiều tế bào có nhân quái, nhân chia. Đây là những tế bào từ nơi khác di căn đến hạch. Chúng không thuộc vào thành phần của tế bào hạch.

Lao hạch: hình ảnh xét nghiệm thấy nhiều chất bẩn [chất bã đậu], nhiều tế bào dạng biểu mô[tế bào bán liên]. Các tế bào này có hình nhiều hình giống như bánh mì, hình đế giày, có khi lại có hình tròn, nhân xốp. Có thể thấy sự xuất hiện của tế bào Langhans: là tập hợp của nhiều tế bào bán liên liên kết lại, bào tương hoà vào nhau. Có thể thấy được hình ảnh của trực khuẩn lao.

Tăng sản hạch lành tính, trong các bệnh nhiễm virus: trên hạch đồ thấy hình ảnh của sự tăng sinh mạnh các tế bào dòng lymphoblast và lymphocyte các tế bào này hầu hết có hình thái bình thường.

Hiện tại Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang tiến hành xét nghiệm hạch đồ nhằm hỗ trợ cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị các bệnh lý từ nhiễm trùng nhẹ đến bệnh ung thư với mục đích chăm sóc sức khỏe cho khách hàng đến khám và sử dụng các dịch vụ của bệnh viện.

Video liên quan

Chủ Đề