Hạn mức tín dụng của doanh nghiệp là gì

Trong kinh doanh, những rủi ro xảy ra trong quá trình vận hành và sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Điều này có thể tiêu tốn một khoản tiền của doanh nghiệp để giải quyết. Những khoản chi đột xuất như vậy có thể phá vỡ sự cân bằng của dòng tiền khiến nhiều kế hoạch bị bỏ lỡ. Khi đó, một khoản tiền vay kịp thời sẽ là chiếc phao cứu sinh giúp công việc kinh doanh của bạn được suôn sẻ. Và vay tín dụng là một trong những giải pháp lý tưởng mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.

Vay tín dụng doanh nghiệp là gì?

Tín dụng doanh nghiệp là khoản vay để thành lập công ty hoặc sử dụng cho cho các hoạt động kinh doanh. Hình thức này sẽ khác với vay tín dụng cho tiêu dùng hay cho cá nhân. Doanh nghiệp có thể vay định kỳ để thiết lập vốn đầu tư ngắn hạn hoặc nâng cấp đầu tư cơ bản dài hạn. Sau đó hoàn trả theo phương thức trả một lần. Với một mức tín dụng mặc định, bạn có thể chia ra vay nhiều lần cho đến khi đạt tối đa hạn mức. Một điều cần lưu ý khi vay tín dụng doanh nghiệp là chuẩn bị báo cáo tài chính rõ ràng. Một số bên còn yêu cầu bảo đảm cá nhân, cho dù doanh nghiệp nhỏ của bạn đã đi vào hoạt động.

Khác với vay cá nhân, các khoản vay doanh nghiệp tương đối lớn. Tùy vào quy mô và mục đích sử dụng mà doanh nghiệp lựa chọn vay từ các tổ chức tín dụng khác nhau. Do đó, quá trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp sẽ được kiểm soát khắt khe hơn và yêu cầu nhiều giấy tờ hơn đối với các mức vay lớn.

Vai trò của vay tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thiết lập một hạn mức tín dụng kinh doanh sẽ giúp bạn tiếp cận với nguồn vốn ngắn hạn. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng khoản này để hỗ trợ tài chính kịp thời cho các hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như chi phí vật tư, tiền lương hoặc gia tăng lượng hàng tồn kho. Các doanh nghiệp theo chu kỳ [Cyclical business] có xu hướng sử dụng hạn mức tín dụng không cố định như một nguồn vốn lưu động. Đây là một lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp nhỏ đang tìm cách kiểm soát dòng tiền chặt chẽ hơn.

Lợi ích khi vay tín dụng doanh nghiệp

Thứ nhất, vay tín dụng doanh nghiệp là một lựa chọn lý tưởng khi bạn cần kêu gọi một số vốn trong thời gian ngắn. Bởi lẽ, loại vay này không đòi hỏi cung cấp nhiều giấy tờ. Thủ tục để doanh nghiệp được xét tín dụng khá đơn giản, nhanh chóng. Chỉ với một lần lập hồ sơ, bạn đã có thể rút vốn vay với tần suất thường xuyên.

Thứ hai, doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn vốn. Nghĩa là, khi sở hữu một tài khoản tín dụng, bạn sẽ không bị ràng buộc về thời gian hay hạn mức vay vốn. Bạn có thể chia ra vay nhiều lần, miễn là số tiền không vượt quá hạn mức đã thảo thuận. Lợi thế này sẽ làm nức lòng các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhu cầu vay vốn thường xuyên, tốc độ lưu chuyển vốn lưu động nhanh và có uy tín với ngân hàng.

Thứ ba, doanh nghiệp có thể linh động trong việc sử dụng nguồn vốn. Trong trường hợp bạn cần phân bổ nguồn vốn cho nhiều kế hoạch và mục đích kinh doanh khác nhau, vay tín dụng có thể đáp ứng được. Đơn giản bạn chỉ cần gửi một bộ chứng từ đến ngân hàng. Trong đó trình bày mục đích vay vốn kinh doanh phù hợp với thỏa thuận vay ban đầu trong hợp đồng.

Thứ tư, một ưu điểm nổi trội của vay tín dụng là ngân hàng có khả năng kiểm soát đối tượng vay tốt hơn. Cụ thể hơn, ngân hàng có thể quản lý được mục đích vay vốn và theo sát tình hình kinh doanh của công ty. Từ đó đưa ra những lời khuyên đúng đắn, nhanh chóng và kịp thời cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi muốn vay tín dụng?

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu muốn đăng ký vay tín dụng thành công cần đáp ứng các điều kiện cơ bản như sau:

  • Doanh nghiệp phải có năng lực pháp lý đầy đủ
  • Mục đích vay vốn phải hợp pháp
  • Đảm bảo được khả năng thanh toán khoản vay đúng thời hạn
  • Có kế hoạch phát triển cụ thể, khả thi và phù hợp với khuôn khổ pháp luật

Về hồ sơ, doanh nghiệp cần đảm bảo có đủ những giấy tờ sau:

  • Hồ sơ vay tín dụng
  • Giấy đề nghị vay vốn
  • Bản báo cáo tài chính
  • Mục đích vay vốn và phương án sử dụng vốn

Tuy nhiên, tùy từng đơn vị cho vay mà việc yêu cầu các giấy tờ cũng sẽ thay đổi.

Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi quyết định vay tín dụng

1. Xác định năng lực tài chính của mình

Vay tín dụng là hình thức cho vay dựa vào uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy năng lực tài chính cũng là yếu tố phần nào có thể quyết định hạn mức vay, giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn phù hợp nhất.

2. Hiểu rõ mục đích vay và khoản vay cụ thể

Xác định được yếu tố này không chỉ giúp tận dụng triệt để được nguồn vốn mà còn giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay.

3. Lựa chọn hình thức vay phù hợp

Vay tín dụng có hai hình thức đó là tín chấp và thế chấp. Mỗi hình thức vay đều có những đặc điểm riêng phù hợp với hoàn cảnh của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy lựa chọn hình thức vay phù hợp là điều vô cùng cần thiết nếu doanh nghiệp muốn vay tín dụng.

4. Đồng hành cùng đơn vị cho vay uy tín

Hiện có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay tín dụng. Tuy nhiên nếu muốn có một khoản vay an toàn, doanh nghiệp nên lựa chọn những ngân hàng lớn, uy tín hoặc những công ty tài chính đã được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép hoạt động.

Cùng xem thêm Thế nào là một đơn vị cho vay uy tín

5. Không nên vay tín dụng đen

Tín dụng đen thực chất là hình thức cho vay nặng lãi và không được pháp luật công nhận. Chính vì vậy trong quá trình vay tín dụng đen, nếu có rủi ro xảy đến với doanh nghiệp thì việc giải quyết bằng pháp luật là điều không thể, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải chịu hết hậu quả và tổn thất.

6. Lãi suất thường cao hơn so với một số hình thức vay khác

Vay tín dụng có thể đáp ứng việc cung cấp cho doanh nghiệp một khoản vốn lớn trong thời gian ngắn. Đi cùng với đó, lãi suất của hình thức này thường sẽ cao hơn nhằm mục đích đảm bảo lợi ích của đơn vị cho vay.

Những lưu ý để chọn được đơn vị cho vay uy tín

Khi muốn vay tín dụng tại bất kỳ một đơn vị nào, doanh nghiệp cần xem xét kỹ những yếu tố sau:

  • Đơn vị cho vay có phải là một đơn vị uy tín, có hoạt động rõ ràng hay không?
  • Điều kiện và thủ tục cho vay có hợp lý và có yêu cầu giấy tờ không liên quan nào hay không?
  • Thời hạn vay rõ ràng, phù hợp với năng lực thanh toán của doanh nghiệp
  • Thời gian xét duyệt hồ sơ không quá lâu, gây ảnh hưởng đến tiến độ của doanh nghiệp.
  • Hồ sơ minh bạch, rõ ràng, đầy đủ các yếu tố liên quan đến khoản vay, lãi suất, thời hạn, điều khoản nếu vi phạm hợp đồng vay
  • Lãi suất và các khoản phí dịch vụ phải được nêu rõ trong hợp đồng cho vay và không phát sinh thêm bất kỳ một chi phí nào khác trong suốt quá trình vay.

Cùng xem thêm Giải pháp hỗ trợ vốn kinh doanh khác biệt của Jenfi

Vay tín dụng là hình thức được rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các SMEs lựa chọn trong bối cảnh hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng hậu Covid-19. Hình thức vay này có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng trọn vẹn những nhu cầu về vốn của mình. Với những thông tin được cung cấp, bạn sẽ thuận lợi lựa chọn được phương hướng vay phù hợp, giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về vốn, thúc đẩy và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Jenfi hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Video liên quan

Chủ Đề