Hạt mica là gì

Mica là một loại nhựa được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, các loại mica sử dụng phổ biến như làm kệ, ốp tường trang trí, đặc biệt được dùng nhiều nhất trong ngành quảng cáo.

Mica là tên gọi chung cho các sản phẩm dạng tấm, có tên gọi khác là tấm Acrylic thường được gọi là tấm Mica, có thành phần hóa học là K2O. Al2O3. 6SiO2. Là loại vật liệu có liên kết thủy tinh chặt chẽ, có cấu trúc tinh thể thuộc hệ một phương, có xu hướng tinh thể giả hệ lục phương và có thành phần hóa học tương tự nhau.

Mica có thành phần hóa học là K2O. Al2O3. 6SiO2, là một trong những thành phần hóa học đặc biệt.

Ứng dụng làm bảng hiệu hộp đèn [bảng hiệu hộp đèn]

Ứng dụng làm menu [menu mica]

Ứng dụng làm bảng [bảng mica] [bảng tên] [bảng hiệu] [làm bảng hiệu công ty]

Ứng dụng làm hộp [hộp mica

Ứng dụng nội thất [kệ mica để bàn] [thùng phiếu] [vách ngăn]

Ứng dụng cách nhiệt với liên kết dạng sợ nên Mica có tính cách nhiệt cao.

Hiện nay trên thi trường quảng cáo, biển quản cáo thì Mica là sản phẩm chủ đạo tạo nên những công trình tuyệt phẩm, mang tính nghệ thuật rất cao. Dễ dàng bắt mắt người qua đường, tạo ra hiệu quả cao trong tính tương tác cao, là chủ đích của ngành quảng cáo.

Với sự vượt trội về ưu điểm nên mica được dùng ngày một rộng rải trên thị trường không chỉ riêng gì việt nam, mà nó còn trên toàn thế giưới ưa chuộng hơn so với thủy tinh.

Tính thẩm mỹ: tính chất bóng đều, bề mặt phẳng óng ánh, sáng bóng, là một trong các sản phẩm trang trí có tính thảm mỹ cao. 

Có tính xuyên sáng tốt với Mica trong và một số màu chủ đạo của nó. 

Màu sắc đa dạng, hiện nay các nhà sản xuất cho ra đủ màu theo mả màu tiêu chuẩn.

Đặc biệt Mica có đặc tính dẻo nên dễ dàng gia công, lắp ghép, uốn và ép theo ý

Tính cách nhiệt dành cho những sản phẩm chuyên dụng

Tính chống nước dành cho những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước như bếp

Ít bị ăn mòn hóa học

Với ưu điểm của mình Mica đã tạo nên thương hiệu lớn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống con người.

Bề mặt vẫn dễ bị xước với các vật sắc nhọn.

Tuy ít nhưng vẫn còn bị ăn mòn hóa học.

Có khả năng cách nhiệt và chống cháy, nhưng đó dàng cho những sản phẩm chuyên dụng

Khả năng chụi nhiệt chưa cao

Hình dạng mica có dạng tấm [tấm mica] hình khối lục phương, theo thông số: 1220mm×2440mm×[1mm, 1.5mm, 2mm, 2,5mm, 3mm, 4mm, 5mm, 7mm, 8mm, 9mm, 10mm, 20mm, 30mm]. Tấm là hình dạng chủ đạo của Mica.

Mặc dù có nhiều nguồn gốc xuất xứ, đủ loại màu sắc phong phú nhưng kích thước tấm mica thì có chung một loại quy cách. Khổ tấm mica có quy cách tiêu chuẩn thường [chiều ngang 1220 mm x chiều dài 2440mm].

Độ dày từ 1mm, 1.5mm, 2mm, 2,5mm, 3mm, 4mm, 5mm, 7mm, 8mm, 9mm, 10mm, có thể lên đến 30mm. 

Mica có đủ tất cả màu sắc cơ bản như: Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ngoài ra còn được các nhà sản xuất phối màu tiêu chuẩn và đa dạng, với nhiều màu sắc khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng, đặc biệt trong ngành quảng cáo và trang trí nội thất.

Được dùng làm nhiều: Hộp đèn, chữ nổi, trang trí tường, vách ngăn, quay kệ, gian hàng, hộp, vật dụng, vv… Mica trong suốt được sử dụng rất rộng rải vì tính trong suốt và xuyên sáng cao.

Dùng nhiều trong trang trí nội thất, làm cửa phòng nhà tắm thay kính của ngày xưa hay dùng. Ngoài ra, mica còn là vật liệu được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống.

Các ứng dụng của mica gương Acrylic

Trong xây dựng: Dùng làm trang trí trong nhà, ngoài trời, cửa sổ, cửa ra vào, vách ngăn văn phòng, vv...

Trong quảng cáo: Được làm hộp đèn, bảng hiệu, làm bảng hiệu công ty mica, vvv…

Trong giao thông: Mica gương làm cửa, cửa sổ của ô tô, xe lửa,xe buýt, các bản hiệu trong giao thông, vv…

Được dùng nhiều trong nội thất, như làm vách ngăn văn phòng, làm tủ, làm kệ, vv... Mica trắng được sử dụng rất phổ biến hiện nay.

Thường nhà sản xuất không đặt nặng vấn đề này, nên Mica có mùi chung đó là mùi nhựa tổng hợp, thường chúng ta chỉ ngửi thấy mùi lúc mới còn sau một thời gian ngắn sử dụng sẻ hết.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam có 4 loại Mica thường chủ yếu là: Mica Đài Loan, Mica Trung Quốc, Mica malaisia và Mica Nhật Bản. Trong đó Đài Loan và Nhật có chất lượng tốt hơn, giá thành khá cao, còn Trung Quốc và Malaisia được đánh giá kém hơn thường nhắm đến những nhu cầu sử dụng giá rẻ.

Trước đây Mica là thương hiệu của một hãng sản xuất tấm nhựa PMMA Đài Loan và tấm Acrylic. Tại Châu Âu, Mica được gọi là Plexiglas. Plexiglas là thương hiệu của nhà sản xuất tấm PMMA mang tên là Evonik [nước Đức], đây là thương hiệu đầu tiên của Mica trên thế giới và được đưa ra thị trường năm 1933.

Hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán Mica nhỏ lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như trên cả nước. Bạn muốn mua lẻ giá sỉ hay có thể bạn là cửa hàng nhỏ hảy đến với công ty TNHH Vật Tư Tạ phú.

Địa chỉ: 79 Lý Thường Kiệt, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0985378170

Là nhà phân phối vật liệu quảng cáo lớn nhất tại miền nam tại tphcm, dịch vụ cam kết bảo hành sản phẩm mica chính hãng, sản phẩm đúng thương hiệu, đúng chất lượng.

Cam kết giá rẻ nhất thị trường, bởi chúng tôi là phân phối nhựng quyền của tại việt nam, vật liệu quảng cáo tại thị trường miền nam Việt Nam.

Có thể yêu cầu đặt hàng trên mạng qua website: vatlieutaphu.com, giao hàng miễn phí tại khu vực miền nam.

Thành phần khoáng chất trong các loại mỹ phẩm trang điểm là gì?

Nếu chỉ được nhìn qua lăng kính với hai màu đen trắng, hẳn thế giới này sẽ đơn điệu lắm. Và chị em phụ nữ chúng ta cũng sẽ không bao giờ biết đến niềm vui gọi là “xu hướng thời trang” hay “công nghệ make up” vốn là một phần không thể tách rời của dòng chảy lịch sử trên thế giới.

Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng vì sao vây quanh chúng ta là một thế giới sống động các màu sắc, thực thể, tinh thể lấp lánh, cuốn hút và đầy mê hoặc? Vì sao thỏi son này có màu đỏ và hộp phấn mắt kia có màu xanh? Chúng được làm từ đâu?

Đó không phải là một câu hỏi dễ trả lời bởi vì từ cách đây 3500 năm trước công nguyên và có thể còn lâu hơn, con người đã biết dùng khoáng chất trong tự nhiên làm ra các loại bột vẽ mặt, bột hóa trang… [để sử dụng trong các buổi lễ hội, lễ hiến tế hay đơn giản để bảo vệ cơ thể chống thú dữ, chống khí hậu khắc nghiệt như Ai Cập cổ đại vẽ mắt màu đen không phải để làm đẹp mà để tránh gió và cát trong sa mạc]. Các nguyên liệu, khoáng chất được khám phá, lọc lựa, đào thải, cải tiến, nghiên cứu, tinh chế… ngày càng đa dạng theo thời gian để đạt đến độ hoàn mỹ như ngày nay.

Một trong số các nguyên liệu đó có thể kể đến như:

Bột talc: có rất nhiều nghiên cứu hiện nay cho rằng bột talc không tốt cho sức khỏe con người và đã được nhiều chuyên gia cảnh báo về tác hại của nó, tuy nhiên nó hầu như lại là một nguyên liệu đầu tiên được sử dụng trong phấn mắt. Talc là một loại khoáng chất làm từ magnesium silicate có tính mềm, mịn và độ “trượt” trên da rất êm, là trung gian giúp lớp màu khoáng kết dính và bám trên da mỏng và đều. Đặc biệt lớp bột talc chỉ nằm lại trên bề mặt da mà không gây tắc nghẽn lỗ chân lông, “khiêm tốn” ẩn mình đến mức hầu như khó có thể nhận thấy sự xuất hiện của nó trên da [điều mà phụ nữ luôn ao ước: trang điểm như không trang điểm]. Bột talc không tan trong nước, có tính kháng axit và chịu nhiệt nên được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm trang điểm khác như: bột phấn nén, phấn phủ, phấn má hồng, sáp khử mùi, lotion, kem dưỡng da. Talc thậm chí còn được sử dụng trong cả chewing gium và dược phẩm [Phấn rôm trẻ em có sử dụng loại bột này]

Tuy nhiên, so với mica thì bột talc vẫn chỉ là “diễn viên phụ”. Mica là một loại khoáng chất màu được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các dòng mỹ phẩm trang điểm như phấn mắt, các loại phấn bột, son môi, sơn móng để tạo ra ánh sáng lấp lánh như ngọc trai, xà cừ lộng lẫy và bắt mắt. Mica phản xạ tia cực tím, không dẫn nhiệt, chịu đựng được tác động của thời tiết cũng như các loại hóa chất khác và đặc biệt có độ bám dính lên da rất cao, tạo một độ mịn và mượt khi tiếp xúc với da, có thể thay thế luôn cả lớp bột talc trong nhiều trường hợp. Khi trộn bột mica với oxide sắt, lớp mica sẽ phản chiếu một lớp ánh sáng óng ánh như dát vàng.

Kaolin clay, tiếng Việt thường gọi là đất sét cao lanh, là một loại đất sét trắng, mỏng và mịn nhưng lại có tính hút ẩm cao nên thường được dùng trong mỹ phẩm để kiềm dầu tiết ra [dầu là nguyên chấn chính khiến lớp mỹ phẩm dễ bị trôi hoặc chảy, xỉn màu, bết dính]. Ngoài ra, kaolin clay cũng tạo một độ phủ nhẹ trên da, che phủ được phần nào khuyết điểm trên da mặt. Kaolin cùng với bentonite clay từ lâu vốn đã được sử dụng trong các sản phẩm mask bởi tác dụng tẩy rửa, làm sạch, hút bã nhờn, bụi bẩn của nó.

Calcite, còn có tên gọi là calcium carbonate CaCO3 hay đá vôi, tinh thể này ở dạng bột trắng xuất hiện trong rất nhiều ứng dụng của đời sống con người như: dùng trong chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng, làm bột trét tường, sản xuất sơn, hay bột kem đánh răng. Calcite cũng có tính hút ẩm cao, cùng với magnesium carbonate thường được cho vào các loại bột phấn trang điểm nhằm giữ cho lớp mỹ phẩm lâu trôi hơn.

Và do đó, để có thể xác định chính xác các thành phần tạo màu trong lớp mỹ phẩm trang điểm của bạn, điều đó còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khoáng chất là một danh từ chung để nói về vấn đề này. Khoáng chất tạo ra lớp màu bền và đẹp cho mắt, má, môi, móng tay, chân của bạn. Bao hàm luôn trong đó phải kể đến chính là oxide sắt, loại quặng được người đàn bà quyền lực Cleopatra sử dụng từ xưa để tạo ra màu đỏ của son và phấn.

Ngày nay, người ta có thể điều chế từ oxide sắt ra các màu đỏ, cam, vàng, nâu và đen để sử dụng trong nền công nghiệp mỹ phẩm. Oxide chrome tạo ra màu xanh lá, tím, đỏ lam, ngọc lưu ly tạo ra màu xanh dương trong khi ultramarine blue và pink tạo ra màu xanh dương thẫm và màu hồng là kết quản pha trộn của đát sét cao lanh, soda ash, lưu huỳnh và than đá.

Thậm chí đắt đỏ như vàng cũng đã và đang được sử dụng vào công cuộc “làm đẹp” cho phái đẹp. Người Ai Cập cổ đại sử dụng vàng để bôi lên da và tóc. Ngày nay, vàng được mài nhuyễn thành dạng bột để tạo thành tinh thể vàng lấp lánh trong các sản phẩm make-up hàng hiệu và sành điệu.

Một bí mật nho nhỏ của thế giới sắc màu trong mỹ phẩm nữa đó chính là titanium dioxide. Đây là một loại khoáng chất được sử dụng từ cách đây rất lâu [hàng thế kỷ] và rất nhiều trong kem chống nắng vì tính trơ của nó [phản xạ tia UV]. Ngoài ra, titanium dioxide còn giúp làm sáng và tăng cường độ rực rỡ của lớp màu khoáng khi được pha trộn chung với nhau. Titanium dioxide được sử dụng trong hầu hết các loại sản phẩm làm đẹp như phấn mắt, phấn má, sơn móng, lotion, son môi, phấn phủ… Thậm chí nó cũng có mặt trong thành phần của Oreo – hãng bánh quy kem bơ danh tiếng và là đóng vai trò một chữ M trong tên hãng kẹo M&M- tình yêu của trẻ thơ.

Nói như vậy không có nghĩa chỉ có mỹ phẩm trang điểm mới độc quyền các loại khoáng chất tạo màu này. Ví dụ như muối cũng là một loại mineral và ai cũng biết muối biển rất tốt trong việc điều trị khá nhiều căn bệnh ngoài da của con người, được sử dụng trong các xà phòng, tẩy tế bào chết, ngâm bồn tắm, thuốc muối, dung dịch vệ sinh…Flourite [còn gọi là Flo] là thành phần không thể thiếu trong kem đánh răng và nước súc miệng để phòng ngừa sâu răng.

Kẽm oxide được cho vào kem dưỡng da để tạo ra lớp phủ mềm và mượt, đồng thời còn có tính trị liệu cho da khô, bị chàm, tróc vẩy…

Bạn thấy đấy, thế giới của chúng ta có rất nhiều loại khoáng chất cần thiết và do đó cũng đem lại rất nhiều sắc màu cho cuộc sống này.

Vậy nên, bạn hãy yên tâm bởi vì tất cả những sản phẩm do Sheashop làm ra đều chỉ chứa các thành phần an toàn và đảm bảo chất lượng, được FDA [Cục quản lý dược và thực phẩm] của Mỹ chứng nhận. Làm đẹp là quan trọng nhưng sức khỏe mới là ưu tiên hàng đầu, phải không nào?

Video liên quan

Chủ Đề