Hậu quả của việc mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định tuổi 10-19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Các vấn đề phát sinh từ hành vi tình dục không an toàn ở độ tuổi này dễ dẫn tới tình trạng bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe cũng như các hệ lụy khác trong cuộc sống gia đình, xã hội.

Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 250.000 - 300.000 ca nạo phá thai được báo cáo chính thức. Trong khi đó, khoảng từ 20 - 30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và từ 60 - 70% là sinh viên, học sinh, chủ yếu ở độ tuổi từ 15 - 19. Theo đánh giá của WHO, tỷ lệ nạo phá thai độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam cao trong các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới.   Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, internet, những khái niệm như quan hệ trước hôn nhân, sống thử... đã không còn lạ lẫm trong đời sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là chính các em lại thiếu kiến thức về tình dục an toàn, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng lại mơ hồ về hậu quả của thuốc.

Hậu quả của việc mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên.
 

Phó trưởng khoa Phụ ngoại, Bệnh viện Phụ sản Trung ương Vũ Ngân Hà cho biết, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ước tính số ca nạo phá thai trung bình 1 ngày khoảng 40 - 50 ca, 1 năm khoảng 5.000 ca, trong đó có khoảng 18 - 20% ở tuổi vị thành niên. Tức là mỗi năm có khoảng 900 ca trẻ vị thành niên tới bệnh viện để nạo phá thai. Có những em đã phải trở thành bà mẹ “bất đắc dĩ” khi mới 10 tuổi và có những em 15 tuổi đã nạo phá thai 2 lần… Đáng nói là không ít trường hợp chọn phá thai bằng thuốc vì cho rằng đây là biện pháp hiệu quả, kín đáo, có thể thực hiện tại nhà mà không biết phá thai bằng thuốc cũng như bất kỳ dịch vụ y tế nào khác đều cần sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Nếu phá thai không đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ dễ dẫn đến những “biến chứng” nặng nề như sảy thai giữa chừng, nhau thai không hết, băng huyết…   Cùng với đó, hiện nay, ở nước ta tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh khoảng 20 - 25%, trong đó 10% là do nam giới. Còn nữ giới đa phần do viêm nhiễm, viêm dính vùng tử cung, tắc vòi trứng, tổn thương niêm mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung… Hậu quả này phần lớn do phá thai và tình dục không an toàn.   Về nguyên nhân của tình trạng nạo phá thai cao ở  nước ta, Phó Vụ trưởng Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Ðinh Anh Tuấn cho biết, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở nước ta được duy trì ở mức khoảng 75 - 79% trong nhiều năm qua, nhưng tỷ lệ phá thai vẫn cao là do còn nhiều trường hợp không áp dụng biện pháp tránh thai; có nhu cầu nhưng không được đáp ứng và nhất là thất bại trong các biện pháp tránh thai.   Chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản vô sinh TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ngọc Phượng chia sẻ, không ít người bỏ thai đến lần thứ 3, thứ 4 dù đã được tư vấn về các biện pháp phòng tránh, nguy cơ tai biến sau nạo hút nhưng chỉ vài tháng sau vẫn lại khuôn mặt ở độ tuổi thanh niên, thiếu niên đó đến nhờ bác sĩ giải quyết. Bà Phượng cũng cho hay, nạo phá thai dù một lần hay nhiều lần đều để lại những hậu quả nặng nề về sức khỏe cũng như tâm lý. Nhiều bé gái đến bỏ thai khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển mới qua tuổi dậy thì, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra như nhiễm trùng, băng huyết, sót nhau, thủng tử cung, chửa ngoài dạ con, nặng hơn có thể dẫn đến vô sinh. Còn nạo phá thai tại các phòng khám tư nhân không có chuyên môn có thể dẫn đến vô sinh hoặc đe dọa nghiêm trọng tính mạng người mẹ. Vô sinh đối với phụ nữ chưa có con và nhất là đối với tuổi vị thành niên là một nỗi đau cả về thể chất và tâm hồn, gây ám ảnh lâu dài. Chưa kể đến những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ tuổi vị thành niên hoặc những người từng nạo, hút thai nhiều lần cũng thường gặp nhiều rủi ro về sức khỏe hơn các trẻ em khác.   Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, theo Tổng cục trưởng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế Nguyễn Doãn Tú, cần có những giải pháp tổng thể với sự tham gia của các ngành liên quan, cùng các phụ huynh. Bên cạnh tuyên truyền, cần nghiêm cấm các nhà thuốc tư nhân, phòng khám tư nhân bán thuốc hoặc bỏ thai cho người ở tuổi vị thành niên, thanh niên. Với những cơ sở được phép, các ca nạo phá thai là thanh niên, vị thành niên phải có cha mẹ đi cùng. Ngoài ra, nhà trường cần coi trọng vấn đề giáo dục giới tính, kiến thức về quyền sinh sản và quyền đối với sức khỏe tình dục trong đó bao gồm kiến thức về các chức năng của bộ phận sinh dục con người, các biện pháp phòng tránh thai, phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS. Đồng thời, những người làm cha, làm mẹ cũng cần gạt bỏ mọi định kiến để cung cấp cho con trẻ kiến thức về tuổi dậy thì, về tình dục và sinh sản là để con có kỹ năng sống, hiểu biết để tự điều chỉnh hành vi tình dục của chính mình một cách đúng đắn và lành mạnh, tránh phạm những sai lầm từ sự thiếu hiểu biết.

Nhã Khanh

15:30 ICT Thứ tư, 06/07/2022

Hậu quả của việc mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

Hậu quả của việc mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

Hậu quả của việc mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên
Đang truy cập : 1

Hậu quả của việc mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên
Hôm nay : 896

Hậu quả của việc mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên
Tháng hiện tại : 12102

Hậu quả của việc mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên
Tổng lượt truy cập : 3301548

Thứ năm - 10/10/2019 09:15

Việc mang thai ở tuổi vị thành niên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ trẻ vì cơ thể của các em chưa được phát triển đầy đủ. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản cho biết, các em gái ở tuổi vị thành niên từ 13 – 19 tuổi khi bị mang thai thường có nguy cơ sinh non cao đến 93% so với phụ nữ đã trưởng thành. Tỷ lệ tử vong của trẻ em sinh ra do các bà mẹ vị thành niên cũng cao hơn so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Các em cần phải đi bác sĩ để được khám xét, chăm sóc, và được chuẩn bị kỹ lưỡng trong suốt chu kỳ thai nghén, sinh nở và nuôi con. Ngoài ra, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản còn phải cảnh báo và giúp cho các em ở tuổi vị thành niên này phòng ngừa việc tiếp tục có thai nữa sau khi sinh con.

Hậu quả của việc mang thai phá thai ở vị tuổi thành niên

HẬU QUẢ MANG THAI Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Do mang thai là một quá trình phức  tạp và nhạy cảm, sự thụ thai không phải  luôn luôn dẫn đến việc mang thai khoẻ mạnh hay sinh ra một em bé khoẻ mạnh. Các phụ nữ thường bị xảy thai, còn được gọi là xảy thai tự nhiên, hoặc có thể sinh ra một đứa trẻ bị dị tật. Trong những giai đoạn đầu của thai kỳ, không phải mọi phụ nữ đều biết họ bị xảy thai vì họ có thể nghĩ đó là chậm kinh. Trong những giai đoạn sau của thai kỳ, có thể dễ dàng nhận biết việc xảy thai hơn. Các vị thành niên nữ có nguy cơ bị biến chứng cao hơn trong khi mang thai và sinh nở do cơ thể họ chưa phát triển đầy đủ để mang thai trong toàn bộ thai kỳ. Phụ nữ trong độ tuổi 15- 19 có nguy biến chứng trong khi mang thai hoặc sinh nở cao gấp hai lần phụ nữ trong độ tuổi 20- 24. Ngoài các nguy cơ và biến chứng đối với sức khoẻ của bà mẹ, trẻ sơ sinh của các bà mẹ vị thành niên cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe như nguy cơ sinh thiếu tháng cao, cân nặng, tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ cao.Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác khiến các em mang thai ở độ tuổi này tăng như hiện nay là do ảnh hưởng của trào lưu trong giới trẻ, chạy theo quan niệm cứ thích là quan hệ tình dục, sống buông thả. Hiện nay phần lớn vị thành niên mang thai đã lập gia đình, những trẻ em gái vị thành niên thuộc nhóm thiện thòi, trẻ em gái vị thành niên không được đến trường, trẻ em gái kết hôn sớm. Nếu như các em không được giáo dục về giới tính và sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục một cách toàn diện và không được tiếp cận đầy đủ với dịch vụ, nên nguy cơ mang thai ở lứa tuổi vị thành niên còn rất cao.Khi đã lỡ mang thai thì tuổi vị thành niên thường hoang mang và rụt rè trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ. Tình trạng này rất dễ tạo ra những sự khủng hoảng về tình cảm, và làm cản trở việc học hành của các em.  Việc thiếu niên mang thai còn dẫn đến những mặc cảm xấu hổ, sợ hãi, và chịu nhiều áp lực nơi những môi trường các em sống. Sự căng thẳng của một trẻ  em khi phải báo tin này cho cha mẹ là một công việc bất khả thi. Nhiều em đã quá xấu hổ để tìm sự giúp đỡ, dù là nơi người thân. Ở tuổi vị thành niên, tuy các em đã nhận được một số kiến thức về đời sống tính dục từ học đường hay trong gia đình, các em vẫn chưa hoàn toàn thấu hiểu những thực tại về thai nghén. Và khi lâm vào tình cảnh này, các em cũng không thể dự tính cho cuộc sống của mình sẽ như thế nào với sự ra đời của một hài nhi.  Vì thế, việc các em quyết định tiếp tục duy trì hay chấm dứt mang thai là một quyết định rất khó khăn đối với tuổi mới lớn này.Vì vậy, sự phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc giáo dục  các vấn đề giới tính, tình yêu, tình bạn là điều rất cần thiết. Mục đích là trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng sống nhưng điều quan trọng hơn là xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của những người nam, người nữ trưởng thành trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và trong xã hội hiện nay.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Dịu

Từ khóa: tuổi vị, thành niên, sức khỏe, các em, chăm sóc, sinh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn