Hình ảnh nhu mô gan tăng âm là gì

Siêu âm gan là một phương pháp sử dụng sóng âm thay vì tia bức xạ như X-quang hay chụp cắt lớp vi tính. Nó rất có lợi trong giai đoạn đầu của ung thư gan, khi bệnh nhân thường không biểu hiện triệu chứng. Khi đó, siêu âm cực kỳ hữu ích trong việc tìm ra các khối u. Hãy cùng tìm hiểu những gì bạn nên biết về phương pháp này nhé.

1. Những triệu chứng cho thấy gan cần được kiểm tra

Có một số dấu hiệu, triệu chứng và có thể liên quan đến bệnh gan. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp hỗ trợ khảo sát chức năng gan. Ví dụ: giảm cân không rõ nguyên nhân, khó chịu ở bụng [vùng hạ sườn phải, thượng vị. Hoặc thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, vàng da. Thậm chí, bệnh nhân có thể sờ thấy khối ở vùng bụng bên phải. Một số trường hợp xuất hiện rối loạn đông máu khi khám sức khỏe. Đây đều là những triệu chứng thường gặp khi có bệnh lý về gan.

Như vậy, khi có các triệu chứng này, bạn nên sắp xếp để kiểm tra sức khỏe và tình trạng gan của mình.

Siêu âm kiểm tra gan giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả

2. Siêu âm gan có thể thấy gì?

– Có thể thấy tương đối đầy đủ cấu trúc giải phẫu và sự hiện diện của các bất thường trong gan.

– Siêu âm có thể phân biệt các u nang với khối rắn. Các u nang đơn giản có thành mỏng và chứa chất lỏng, hiển thị ở trung tâm tối hơn so với các khối rắn. Các u nang phức tạp có thể có các cục [nốt], vôi hóa hoặc nhiều dải xơ liên quan.

– Các khối rắn thậm chí có thể được đánh giá lưu lượng máu bằng kỹ thuật gọi là siêu âm Doppler. Khi đó, các khu vực nang bên trong khối cũng có thể được phân biệt với các phần còn lại.

– Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này có thể phát hiện, đánh giá các bệnh gan lan tỏa. Chẳng hạn như gan nhiễm mỡ, xơ gan và viêm gan. Ví dụ, trên siêu âm, gan nhiễm mỡ thường sáng hơn [“dội âm” hoặc “giảm âm”] gan bình thường. Trong khi đó, viêm gan có thể kém sáng hơn [“giảm âm”]. Gan bị xơ thường bị teo lại và sần sùi.

– Khảo sát đường mật trong gan với các ống dẫn mật bị giãn và bất kỳ chất lỏng nào gần gan [cổ trướng, tụ dịch] cũng sẽ hiển thị trên siêu âm. Các cơ quan khác, bao gồm túi mật, thận phải, và ít nhất một phần của tuyến tụy cũng quan sát được.

Siêu âm kiểm tra gan có tăng cường phản âm

3. Có phát hiện được ung thư gan qua siêu âm không?

3.1. Phương pháp này có khả năng phát hiện ung thư gan

Qua siêu âm có thể phát hiện nhiều khối gan ung thư [ác tính] và không ung thư [lành tính]. Một khối càng khác biệt về hình dáng thì càng dễ nhìn thấy hơn bằng siêu âm. Do đó, nó sẽ nổi bật hơn so với tổ chức xung quanh. Việc phát hiện các khối bất thường sẽ hiệu quả hơn khi có máy siêu âm tốt và bác sĩ siêu âm giỏi.

Tuy nhiên, xương, vôi hóa và khí là những rào cản đối với chùm tia siêu âm. Mô mỡ ở phía trước hoặc trong gan cũng làm giảm sự xuyên qua của chùm tia. Do đó làm giảm khả năng nhìn thấy các khối.

Một khó khăn thường gặp là phân biệt các khối ung thư và không phải ung thư. Ngày nay, hệ thống máy siêu âm tăng cường độ tương phản [CEUS] là một kỹ thuật hữu ích để đánh giá các tổn thương gan không đặc trưng. Với CEUS, chất tương phản microbubble được tiêm vào tĩnh mạch trong quá trình siêu âm. Nó giúp hình dung rõ hơn lưu lượng máu. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để phân biệt các tổn thương nhất định. Đồng thời giúp theo dõi các tổn thương đang có tại gan.

3.2. Gan có khó siêu âm không?

Gan là tạng đặc lớn nhất trong cơ thể. Tuy nhiên, kích thước của gan không cản trở việc phản ánh hình ảnh qua siêu âm. Mô gan rất thích hợp để đánh giá qua siêu âm. Chỉ cần máy siêu âm có một đầu dò tốt và có đủ độ xuyên thấu.

Có một số kỹ thuật giúp việc siêu âm khảo sát tình trạng gan được tốt hơn. Ví dụ, vì siêu âm không thể đi qua xương sườn, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân hít thở sâu để đẩy gan xuống dưới xương sườn. Khi đó bác sĩ có thể nhìn rõ hơn hình ảnh gan.

Siêu âm gan với đội ngũ chuyên gia và hệ thống máy móc hiện đại

4. Kết quả siêu âm gan

Có rất nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng trong các tờ kết quả siêu âm kiểm tra gan. Chúng dùng để mô tả cả gan bình thường và gan bất thường. Kết quả siêu âm thường mô tả “độ hồi âm” và “độ tạo âm vang” của nhu mô gan. Đồng thời ghi lại bất kỳ tổn thương nào [như u nang, khối rắn …] có thể nhìn thấy khi khám.

Có thể xuất hiện các mô tả:

– Một tổn thương cụ thể có tối hơn [giảm âm] hoặc sáng hơn mô gan bình thường không.

– Vùng bờ, ranh giới của tổn thương cũng thường được mô tả. Ví dụ: nhẵn, không đều …

– Lưu lượng máu bên trong vùng tổn thương trên siêu âm Doppler.

– Các ống dẫn mật trong hoặc ngoài gan sẽ được kiểm tra xem có giãn bất thường hay không. Nếu có, có thể khảo sát nguyên nhân gây ra là gì.

– Sự tích tụ chất lòng [dịch] bất thường tại gan và vùng xung quanh gan.

– Các cơ quan hoặc bộ phận khác tại vùng bụng cũng thường được kiểm tra khi siêu âm. Bệnh nhân có thể được phát hiện bệnh lý về túi mật hoặc sỏi thận kèm theo.

Có trường hợp, bác sĩ siêu âm mô tả là có nốt giảm âm ở gan. Biểu hiện này thường là dấu hiệu gan nhiễm mỡ. Đôi khi nó cũng liên quan đến xơ gan và viêm gan mạn tính. Trường hợp này, kết quả siêu âm có thể được mô tả là nhu mô gan thô.

Tổng kết

Nhìn chung, siêu âm là một phương pháp rất phổ biến, đối với cả nhân viên y tế và bệnh nhân. Kỹ thuật này vô cùng có giá trị trong việc khảo sát tình trạng gan cho bệnh nhân. Đó là bởi độ chính xác cao của siêu âm. Bên cạnh đó là sự tiện lợi, dễ thực hiện và chi phí khá thấp. Người bệnh cần nắm được những kiến thức cơ bản về siêu âm gan. Từ đó chủ động kiểm tra sức khỏe, kiểm soát, phát hiện và điều trị sớm nếu có bệnh lý.

Bác sĩ đọc kết quả siêu âm gan như thế nào là bình thường, siêu âm gan có chính xác không, siêu âm gan có phát hiện ung thư không, siêu âm gan bao nhiêu tiền,… là những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi được chỉ định siêu âm gan. Bài viết sau sẽ góp phần cung cấp những thông tin cơ bản mà bạn quan tâm.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Võ Duy, Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Để biết cấu trúc gan như thế nào, chẩn đoán các bệnh lý và mức độ tổn thương gan, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh siêu âm gan. Kỹ thuật siêu âm gan hoặc dưới hướng dẫn siêu âm gan, bác sĩ sẽ biết được tình trạng gan để đưa ra các chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Siêu âm gan là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đang được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện trong và ngoài nước. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng máy siêu âm để đánh giá các cấu trúc của gan như nhu mô gan, hệ mạch máu gan, đường mật trong và ngoài gan, túi mật,… Trong quá trình siêu âm gan, bác sĩ cũng quan sát các cơ quan khác trong ổ bụng như thận, tụy, lách…và mạch máu trong ổ bụng.[1]

Nhờ vào siêu âm gan, các bác sĩ có thể phát hiện tổn thương ở gan và các bệnh lý ở các cơ quan liên quan gan như ung thư gan, xơ gan, mức độ gan nhiễm mỡ, hay sỏi mật, polyp mật, u đường mật, huyết khối mạch máu gan… Từ đó có thể chẩn đoán và đưa ra định hướng điều trị các bệnh lý liên quan kịp thời, hiệu quả.

“Vì sao bác sĩ đã khám và cho làm các xét nghiệm nhưng vẫn cần thực hiện thêm siêu âm gan? Mục đích của siêu âm gan là gì?”, đó là những câu hỏi mà rất nhiều người bệnh thắc mắc.

Gan là một cơ quan lớn trong ổ bụng, giữ vai trò thực hiện rất nhiều chức năng chuyển hóa, tổng hợp, bài tiết quan trọng và phức tạp. Việc thăm khám, hỏi bệnh của bác sĩ giúp định hướng bệnh, nguyên nhân bệnh. Tuy nhiên, việc thăm khám bằng phương pháp nhìn – sờ – gõ – nghe truyền thống rất khó hoặc không thể xác định được bệnh gan ở giai đoạn sớm, thậm chí cả giai đoạn muộn.

Ví dụ, một bệnh nhân viêm gan siêu vi mạn, uống nhiều rượu bia hoặc gan nhiễm mỡ, thăm khám bên ngoài có thể chưa có gì bất thường, tuy nhiên qua quá trình siêu âm có thể phát hiện tình trạng xơ gan các mức độ, phát hiện các khối u gan nhỏ hay thậm chí u lớn nằm sâu mà không thể sờ thấy bằng tay hay chưa có biểu hiện trên xét nghiệm máu. Một ví dụ khác, người bệnh bị vàng da vàng mắt, Bác sĩ khám nghi ngờ bệnh nhân có tắc mật, tuy nhiên để xác định nguyên nhân chính xác cần phải dùng các phương tiện máy móc của chẩn đoán hình ảnh, được ví như con mắt thứ 3 giúp bác sĩ nhìn sâu “bên trong”, xác định tắc mật là do u đường mật, do sỏi hay do cấu trúc nào đó chèn vào từ bên ngoài.

Nhìn chung, mục đích của siêu âm gan là hỗ trợ bác sĩ lâm sàng chẩn đoán bệnh, đặc biệt là ở giai đoạn sớm cũng như tìm các nguyên nhân gây bệnh ở các giai đoạn.

Siêu âm gan giúp cung cấp rõ hình ảnh cấu trúc của gan

Khi người bệnh muốn kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc muốn tầm soát các bệnh lý liên quan đến gan thì có thể đến bệnh viện để thực hiện siêu âm gan. Ngoài ra, một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định siêu âm gan như:[2]

    • Người bị viêm gan siêu vi, có bệnh gan mạn tính từ trước: Những người viêm gan siêu vi hay bệnh gan mạn tính khác có nguy cơ xơ gan và ung thư gan cao hơn bình thường. Do đó, nên đi khám và được siêu âm gan định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Với các dòng máy siêu âm cao cấp hiện nay, có thể phát hiện xơ hóa gan hoặc khối u gan từ sớm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
    • Người béo phì, tiểu đường, ít vận động hay bị hội chứng chuyển hóa: Đây là nhóm bệnh phổ biến hiện nay. Theo thời gian, gan nhiễm mỡ có thể chuyển sang xơ gan và ung thư gan. Vì xơ hóa gan là quá trình thầm lặng cho đến giai đoạn cuối, việc siêu âm gan để đánh giá mức độ nhiễm mỡ, tầm soát xơ gan, u gan là vô cùng cần thiết.
    • Có đau tức vùng mạn sườn phải, báng: Đây có thể là dấu hiệu có tổn thương gan hoặc đường mật như u gan, viêm- áp xe gan hoặc sỏi mật.
    • Vàng da, vàng mắt: Đây là dấu hiệu cho thấy có thể gan đang bị tổn thương, có tình trạng viêm gan cấp hoặc tắc nghẽn đường mật do u hoặc do sỏi.
    • Có nhiều vết bầm tím dưới da hoặc dấu sao trên mạch da: Da thường xuyên bị bầm tím hoặc có những tiểu mạch máu xuất hiện trên da như màng nhện, có thể nhìn được. Đây là dấu hiệu có thể gặp ở người mắc bệnh gan, cần đến bệnh viện để kiểm tra.
    • Nước tiểu sẫm màu: Tổn thương trong gan không chỉ gây nên hiện tượng vàng da, vàng mắt mà còn dẫn đến tình trạng nước tiểu có màu sẫm do bilirubin được thải ra ngoài qua đường tiểu.
    • Sưng, đau hoặc chướng bụng: Các bệnh ở gan có thể dẫn đến tích tụ dịch trong ổ bụng và làm bụng bị sưng, đau.
    • Các triệu chứng khác: Người có tổn thương gan, mắc bệnh lý về gan hoặc suy giảm chức năng gan sẽ có những triệu chứng như chán ăn, ăn không ngon miệng, phân nhạt màu, mệt mỏi kéo dài, nổi mụn nhọt, có cảm giác ngứa ngáy, nổi mề đay,…

Khi đọc kết quả siêu âm gan, các bác sĩ có thể chẩn đoán được nhiều bệnh lý gan mật khác nhau bao gồm:

Siêu âm gan có thể phát hiện những khối u lành tính hay ác tinh ở gan có kích thước dưới 1cm. Với ung thư gan kích thước dưới 1cm thì có tiên lượng rất tốt so với u lớn, đã có di căn. Đây là phương pháp tầm soát tổn thương mô gan bất thường. Tuy vậy, để trả lời cho câu hỏi bệnh nhân có mắc ung thư gan hay không, bác sĩ thường sẽ yêu cầu bạn làm thêm một số phương pháp chẩn đoán đi kèm như chụp cắt lớp vi tính [CT], chụp MRI hoặc thực hiện sinh thiết mô gan…[3]

Siêu âm gan có thể đo độ cứng nhu mô gan từ đó suy ra mức độ xơ hóa gan. Qua đó giúp bác sĩ lâm sàng quyết định điều trị hay không, cũng như tiên lượng, theo dõi các biến chứng của xơ gan.

Trong thời đại ngày nay, khi tình trạng béo phì, ít vận động, không thể dục thể thao hay uống rượu bia càng phổ biến thì tỉ lệ người bị gan nhiễm mỡ cũng cao hơn. Người có gan nhiễm mỡ dễ có nguy cơ viêm gan mỡ, xơ gan và ung thư gan.[4]

Vì gan nhiễm mỡ không có triệu chứng đặc biệt nên chỉ có thể chẩn đoán được bệnh thông qua các chỉ định cận lâm sàng như siêu âm gan. Nếu người bệnh bị gan nhiễm mỡ, kết quả siêu âm sẽ cho thấy gan echo hơn so với gan bình thường hoặc hình ảnh siêu âm gan xuất hiện các nốt echo dày rải rác hoặc tập trung thành từng khu, đường bờ của các cấu trúc mạch máu bị mờ.

Siêu âm gan có thể gợi ý cho thấy gan đang bị viêm, tổn thương. Lúc này, có thể thấy gan sưng nề, kích thước gan tăng lên, mô gan tuy chưa có thay đổi rõ rệt nhưng gan đã bị tổn thương. Với 1 số dòng máy siêu âm cao cấp, siêu âm gan có thể đo được độ nhớt của nhu mô gan, khi độ nhớt càng cao thì mức độ viêm của nhu mô gan càng tăng lên.

Phần lớn các trường hợp viêm túi mật cấp là do tình trạng tắc nghẽn cổ túi do sỏi túi mật gây ra. Viêm túi mật cấp do sỏi có thể được xem là tình trạng cấp cứu và được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật đang viêm. Tình trạng này có thể đánh giá sớm thông qua phương pháp siêu âm gan.

Ngoài ra, siêu âm gan còn ghi nhận được những bất thường mạn tính của túi mật như polyp, khối u bất thường, đóng góp rất nhiều trong việc nhận diện và điều trị những loại ung thư túi mật từ sớm.

U đường mật được xem là một trong số các loại u có tiên lượng dè dặt. Những khối u này thường làm hẹp một đoạn ống mật, diễn tiến dần dần sẽ gây ứ trệ dịch mật khiến đường mật trước đoạn hẹp bị dãn ra. Hình ảnh này rất dễ tìm thấy trên siêu âm gan.

Siêu âm gan có thể chẩn đoán được viêm, xơ gan

Siêu âm gan có thể cho thấy hình ảnh nhiều bệnh lý khác như nang gan, các bướu máu gan lành tính, FNH hay adenoma, xơ hóa đường mật…

Bạn thường sẽ mất khoảng nửa giờ cho một buổi khám siêu âm gan với một quy trình thông thường như sau:

Trước khi bắt đầu siêu âm gan, điều dưỡng viên hay kỹ thuật viên có thể hướng dẫn bạn dùng áo choàng của bệnh viện thay vì mặc quần áo bình thường. Bạn có thể lựa chọn những loại đồ dễ mặc, dễ thay để việc chuẩn bị trước khi siêu âm thuận lợi hơn.

Đầu tiên, bác sĩ siêu âm sẽ bôi một lượng nhỏ gel trong suốt lên vùng bụng của bạn. Đây là loại gel không mùi và không gây ố quần áo, bạn có thể yên tâm khi lau vết gel này sau khi khám xong.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ đưa đầu dò của máy siêu âm và ấn nhẹ nhàng lên thành bụng. Việc di chuyển qua lại sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn đầy đủ hơn về cấu trúc của gan.

Sau quá trình siêu âm, bạn sẽ được lau sạch lớp gel đã phủ lên trước đó và có thể quay lại hoạt động bình thường mà không cần phải nằm nghỉ ngơi.

Siêu âm gan là một thủ thuật không xâm lấn và không gây đau.

Kết quả siêu âm gan sẽ được bác sĩ giải thích, tư vấn cho người bệnh.

Làm sao để biết một kết quả siêu âm gan là bình thường? Bác sĩ siêu âm sẽ quan sát mô gan theo nhiều hướng khác nhau để kiểm tra một cách toàn diện nhất. Bạn có thể tham khảo một số thông tin bình thường của gan như sau:

    • Cấu trúc mạch máu trong nhu mô gan. Thông thường có 2 hệ thống mạch máu chính là tĩnh mạch gan và tĩnh mạch cửa. Cả hai đều có cấu trúc hình ống, phản âm trống, thành mạch cho phản âm rõ. Từ vị trí đi vào của tĩnh mạch cửa [rốn gan], tĩnh mạch này chia nhánh vào các thùy và hạ phân thùy gan. Tĩnh mạch gan khác một chút, tĩnh mạch này cho hình ảnh trống âm, thành mạch không viền, và thay đổi đường kính theo động tác di động của lồng ngực. Nơi hợp lưu của 2 vùng này có đường kính thường < 1cm.
    • Cấu trúc đường viền gan đều và rõ nét. Một số vị trí của gan sẽ nổi gồ lên so với các mô xung quanh như phần gan dưới bờ sườn, thùy đuôi của gan [nằm ở mặt đằng sau lá gan].
    • Cấu trúc rốn gan. Tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách khi giao nhau chúng sẽ đưa về tĩnh mạch lớn hơn gọi là tĩnh mạch cửa, hợp lưu này thường có đường kính

Chủ Đề