Hoa lan gieo hạt có nên trồng

Thời gian qua, khi giá trị của cây Lan đột biến được giới chơi Lan định giá rất cao thì việc nhân giống các dòng đột biến này được rất nhiều người quan tâm. Hiện tại ngoài phương pháp ươm keiki [chồi mọc ra từ mắt ngủ] có cấu trúc hình thể [thân, lá, hoa] giống mẹ 100% [trừ những trường hợp dùng thuốc kích thích gây tác động đến hệ gen] thì nhân giống bằng phương pháp cấy mô và gieo hạt đang được ứng dụng rộng rãi. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Trước tiên chúng ta hãy luận bàn về phương pháp cấy mô trước nhé!!!

Nuôi cấy mô thực vật là quá trình nuôi cấy vô trùng in vitro các bộ phận tách rời khác nhau của thực vật trên môi trường nhân tạo. Kỹ thuật nuôi cấy mô dựa trên nguyên lý tế bào thực vật có tính toàn năng, nghĩa là tất cả các tế bào của một cơ thể đa bào đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền của cơ thể đó, khi gặp điều kiện thích hợp, mỗi tế bào có khả năng tái sinh thành một cây hoàn chỉnh.

Sinh sản vô tính là một sản phẩm của một quá trình mà ở đó, một phần mô của một cây thuần nhất được cắt ra và trong một tiến trình hóa học và cơ học phức tạp để cho ra hàng ngàn cây con, tất cả những cây con đó đều có thuộc tính của cây gốc.

Nhân giống vô tính cây sinh ra mang 100% đặt tính của cây mẹ. Vì vậy, những giống cây tốt người ta hay dùng phương pháp này để đảm bảo duy trì nguồn gen quý. Nhưng để có được như vậy, quá trình làm phải hết sức cẩn thận và chính xác.

Trong thế giới hoa lan, việc duy trì đặc tính của cây mẹ là rất cần thiết vì thế giới này có muôn vàn hình dáng, màu sắc và hương thơm khác nhau. Do đó, công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật được sử dụng để nhân những dòng lan cực kỳ quý hiếm này.

Các quốc gia có sở trường sản xuất hoa lan bằng phương pháp công nghệ tiên tiến từ nuôi cấy mô phân sinh dòng thuần theo ý muốn là Australia, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha,Ngày nay, ngoài một số các nhà gây giống Lan chuyên nghiệp ở khắp Âu Á. Các trại Lan ở Mỹ, Phi châu, Hawaii, Singapore, Thái Lan đã đạt đến mức sản xuất Lan kỹ nghệ.

Tuy nhiên, trường hợp cây mẹ là cây đột biến như cây 5 cánh trắng, chớp, lá biên,thì cấu trúc nhiễm sắc thể của nó lỏng lẻo. Bộ nhiễm sắc thể này đang ở một trật tự mới [nên gọi là đột biến nghĩa là chưa có từ trước đến giờ] nên nó rất kém bền. Cấu trúc nhiễm sắc thể mới dễ thay đổi dưới tác động của điều kiện bên ngoài. Trường hợp này chúng ta có thể thấy rõ ở Lan phi điệp [giả hạc]. Với đặc điểm là cấu trúc nhiễm sắc thể lỏng lẻo nên chúng rất dễ thay đổi cấu trúc hình thể như thân, lá và hoa ở những điều kiện nhiệt độ, ánh sáng khác nhau chúng khác nhau. Chính đặc điểm này làm cho lan giả hạc ở mỗi vùng miền khác nhau có hình thái khác nhau. Và cũng chính đặc điểm này làm cho lan giả hạc có nhiều dạng đột biến nhất. Do đó với những dòng lan đột biến thì việc cấy mô đỉnh sinh trưởng cũng không mang lại kết quả 100% giống mẹ [do tác động của môi trường, hóa chất phòng thí nghiệm,]

Còn đối với phương pháp gieo hạt thì sao chúng ta cùng thảo luận nhé!!!

Rất nhiều người đặt câu hỏi đối với giống Lan được nhân bằng phôi hạt thì sẽ có tính trạng gì? Câu trả lời là kết quả hình thể [hoa] xổ số.

Như các bạn đã biết, trong tự nhiên lan cũng như nhiều loài thực vật khác sinh sản bằng hạt. Cây gieo hạt về mặt lý thuyết sẽ mang đặc tính của cây bố và đặc tính của cây mẹ, nhưng cũng có một số giống mẹ hoặc giống bố hoàn toàn và 1 số rất hiếm không giống ai cả, trường hợp này gọi là đột biến. Chính đặc điểm này tạo nên sự đa dạng sinh học nói chung và của hoa lan nói riêng.

Lan gieo hạt có bố mẹ là 2 loài khác nhau cây con sinh ra rất đa dạng về mặt tính trạng. Do đó không thể nói trước được mặt hoa cây con cho dù cây này đã ra hoa nhưng cây kia chưa chắc giống vậy. Ví dụ khi nhân giống 5 cánh trắng Phú Thọ, HO, bằng phương pháp gieo hạt thì cây con sau khi ra hoa sẽ rất đa dạng về mặt tính trạng [ thân, lá, hoa] có thể cho hoa giống cây mẹ hoặc cũng có thể cho ra hoa với tính trạng hoàn toàn mới hay còn gọi là cho mặt hoa sổ số.

Một vài lời chia sẻ cùng độc giả!

Đối với Lan gieo hạt là những cây đột biến như giả hạc trắng, 5 cánh trắng Phú Thọ, HO, thì sự sắp xếp nhiễm sắc thể cũng như tính trạng thể hiện là một quá trình phức tạp mà không thể biết trước được. Cũng có thể cây con sẽ trở lại đặc điểm của cây mẹ trước khi đột biến. Nhưng cũng có thể sẽ có một sự sắp xếp mới về tính trạng màu sắc, hương thơm, cấu tạo cây lá, và cả cánh hoa.
Một điều đáng chú ý nữa đó là cấu trúc nhiễm sắc thể của dòng lan giả hạc rất kém bền. Do vậy khả năng đột biến là rất cao. Điều này thể hiện rõ ở cấu trúc hoa, lá, thân của lan giả hạc các vùng miền khác nhau có sự khác nhau nhất định.
Trong thế giới hoa phong lan, việc duy trì đặc tính của cây mẹ là rất cần thiết vì thế giới này có muôn vàng hình dáng, màu sắc và hương thơm khác nhau. Do đó, công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật được sử dụng để nhân những dòng lan cực kỳ quý hiếm này. Bởi lẽ đây là phương pháp nhân nhanh số lượng cây giống. Việc ươm keiki, tách bụi cũng nhân được nhưng số lượng không nhiều, thời gian khá lâu trong khi đó nhân giống bằng phương pháp cấy mô đem lại hiệu quả nhanh chóng.
Trong nuôi cấy giống hoa phong lan, việc cấy mô tốn nhiều thời gian hơn gieo hạt. Vì cấy mô chúng ta chỉ có 1 số lượng mẫu nhất định < 10 mẫu; trong khi đó gieo hạt hoa phong lan chúng ta có cùng lúc hàng nghìn mẫu [mỗi trái lan có hàng nghìn hạt]. Vì vậy giá thành của cây giống cấy mô và gieo hạt cũng khác nhau.

Tư liệu: Tài liệu: Effects of Different Growth Media on In Vitro Seedling Development of an Endangered Orchid Species Sedirea japonica

Loading...

Cùng với một số tư liệu, hình ảnh trên các trang mạng như [ MXH, webuytin, gionghoalan.com,]

Video liên quan

Chủ Đề