Học cách bao dung

Ngày 7/4/2018, nhận lời mời của Đại đức Thích Nguyên Kính Trụ trì Chùa Quan Âm, phường Mỹ Đông, TP. Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Trưởng ban tổ chức Khóa tu Quan Âm Một Ngày An lạc Kỳ 2, Thượng tọa Thích Thiện Thuận đã quang lâm thuyết giảng chủ đề:Học cách sống bao dungvới hơn 1000 Phật tử tham dự. Đây là đề tài nằm trong chủ đề chung của Khóa tu lần này:Tha thứ và Bao dung.

Trong 2 tiếng đồng hồ thuyết giảng, Thượng tọa chia sẻ với đại chúng cái nhìn đầy trắc ẩn về lối sống thực dụng đã làm cho không ít người trở nên ích kỷ và và làm tổn hại đến người khác. Chính sự vị kỷ đã dẫn dắt con người đến chỗ khổ lụy. Cách sống bao dung là sống bằng tình yêu thương và sự chia sẻ. Khi biết sống tha thứ, tâm hồn chúng ta sẽ thanh thản, hạnh phúc trong từng phút giây sống. Tha thứ không phải là ban phát ơn huệ cho người khác mà là tự cởi trói cho chính mình khỏi những trói buộc của tham ái, sân hận. Cái gốc của tha thứ chính là tâm từ bi, hướng thiện như lời Đức Phật từng dạy bảo:

Hận thù diệt hận thù Đời này không thể được Từ bi diệt hận thù

Là định luật ngàn thu


[Kinh Pháp Cú, câu 5]

Bằng những câu chuyện kể minh họa sinh động từ thực tế cuộc sống cổ kim, Thượng tọa giảng sư đã đúc kết: lòng bao dung và sự tha thứ chính là những phẩm chất tốt đẹp vốn có của con người. Lòng bao dung đưa con người trở về với những giá trị chân thiện mỹ, giúp con người hoàn thiện hơn. Cách sống bao dung là hãy sống chậm lại, bình tĩnh xem xét kỹ mọi việc xảy đến, xem nhẹ những việc không như ý. Biết bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt, luôn giữ quân bình tâm ý, thay những cơn giận dữ, sự bực bội bằng sự cảm thông cótrí huệ của người học Phật. Đó là tinh thần vô ngã sống vì hạnh phúc cho người và cho mình.

Hãy dõng mãnh nhìn nhận và thay đổi mình bằng cách tự nỗ lực hoàn thiện: nếu đã làm ai đau khổ, xin người hãy tha thứ mình; nếu đã làm ai đau khổ, xin nguyện tha thứ bao dung. Tha thứ không khó, khó vì không cởi được oán hận trong lòng. Để có thể dễ bao dung cho người, hãy nhìn nhận đây là làm phúc cho bản thân mình sống lương thiện hơn bằng chính sự thông cảm, đây chính là gốc của từ bi, hỷ xả

Diệu Hồng

Video liên quan

Chủ Đề