Tại sao con người la mục tiêu của cách mạng

QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI LÀ MỤC TIÊU, LÀ ĐỘNG LỰC CỦA CỦA SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI

LÀ MỤC TIÊU, LÀ ĐỘNG LỰC CỦA CỦA SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Trần Thị Hoa Lý

Trên cơ sở kế thừa giá trị văn hóa của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, nắm chắc tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào cách mạng Việt Nam, trong mọi thời kỳ cách mạng . Người luôn xác định con người mà nội hàm của nó là quần chúng nhân dân, luôn là nhân tố chủ thể và là mục tiêu của xã hội.

Phát triển kinh tế xã hội nhằm đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho con người, xây dựng CNXH là của dân, do dân và vì dân có nghĩa là con người mà trước tiên là quần chúng nhân dân lao động được xem là chủ thể, là động lực và là mục tiêu của sự phát triển con người.

Để giải phóng và phát triển con người, theo Hồ Chí Minh, trước tiên phải giải phóng dân tộc, sau đó tiến lên xây dựng CNXH, nhưng sự nghiệp giải phóng và phát triển con người phải dựa vào chính con người với tính cách là chủ thể của sự phát triển xã hội Đó là quần chúng nhân dân, phải dựa vào sức mạnh của dân, trí tuệ của dân, tài lực của dân “phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân” làm cho dân”. [1, tr 61] Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Mác về quần chúng là lực lượng làm nên lịch sử, “sáng tạo lịch sử”, lực lượng của cách mạng, Hồ Chí Minh khẳng định sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của toàn dân và vì hạnh phúc của nhân dân, đã là người lãnh đạo phải thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu cao cả đó.

Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa đồng nhất với mục tiêu giải phóng và phát triển con người, đó là mục tiêu cao nhất của công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Tám, mặc dù đất nước còn gặp nhiều muôn vàn khó khăn, phải đối mặt với thù trong giặc ngoài, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng cách mạng phải hướng đến Việt Nam độc lập cho nhân dân; nhân dân chỉ biết rõ giá trị thực sự của độc lập tự do khi mà nhân dân được no đủ, được học hành. Cùng với việc lo cái ăn, cái mặc cho dân, Người luôn chăm lo đến việc nâng cao đời sống tinh thần, bồi dưỡng giáo dục lý tưởng cách mạng vươn lên đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng con người, và tất nhiên, theo Hồ Chí Minh, muốn giải phóng được con người, trước tiên phải xây dựng hệ thống chuẩn mực giá trị làm định hướng trong nhận thức của toàn Đảng và toàn dân, đó là những đặc trưng của con người mới xã hội chủ nghĩa. . Hồ Chí Minh rất sáng tạo khi xây dựng những “mẫu người” XHCN không mang tính trừu trượng, khô khan, khó hiểu mà rất cụ thể, gắn với thực tiễn cách mạng, với đời sống lao động và chiến đấu của nhân dân, gắn với mỗi lớp người, mỗi nhóm người, mỗi lứa tuổi, nghề nghiệp cụ thể, Người đưa ra những lời dạy, những đặc trưng cụ thể như: mẫu người công an nhân dân, người bộ đội, các thanh niên, các cháu thiếu niên nhi đồng… những lời dạy, lời dặn dò đó là những chuẩn mực mà những lớp người làm mục tiêu phấn đấu. Hơn nữa, đã trở thành những tiêu chuẩn để các cấp, các ngành và mỗi cá nhân cụ thể hóa bằng những biện pháp, mục tiêu hành động trong công việc hang ngày cũng như trong lý trưởng phấn đấu của con người.

Ngoài ra, khi đến mỗi tỉnh, thành, mỗi địa phương, Người cũng nhận ra những đặc trưng vốn có và khả năng phát triển của địa phương mà Người nhấn mạnh những mục tiêu thi đua phát triển kinh tế, xã hội, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đánh thức những tiềm năng về địa lí, về kinh tế, xã hội, về truyền thống và bản sắc vùng, đặc biệt đã “đánh thức” năng lực đặc thù của người dân trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng CNXH.

Trong việc nhận thức con người là chủ thể lịch sử đồng thời là mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến những động lực để phát huy, nâng cao vai trò làm chủ của con người trong xã hội, từ việc phát huy sức mạnh của cá nhân đến việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, Người chú trọng xây dựng nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, người nói “có thực mới vực được đạo”, “dân dĩ thực vi tiên”. Người đã nhấn mạnh động lực vật chất của con người, nhưng Người cũng thấy rõ vai trò cơ bản của các yếu tố văn hóa, tinh thần, hay cụ thể hơn đó là động lực tinh thần, Người cho rằng một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của cách mạng nước nhà là xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở phát huy truyền thống đoàn kết, truyền thống yêu nước của cha ông, “Tinh thần yêu nước cũng như các thủ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày”. [2, tr 172]. Ngoài những động lực về vật chất, về văn hóa và tinh thần, theo người thì chính trị cũng là một động lực cho người dân được tham gia và xã hội, phát huy quyền làm chủ của mình, cốt lõi của nó là dân chủ. Theo Người, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, phải thực sự đưa nhân dân trở thành người chủ, đây là bản chất của chế độ mới, để làm cho dân biết hưởng, biết dùng quyền dân chủ của mình phải “Thực hành dân chủ để làm cho dân ai cũng được hưởng quyền dân chủ, tự do” [1, tr. 30], “dân chủ là của cải quý báu nhất của nhân dân” [3, tr. 279]. Dân chủ ở đây không chỉ là thành quả đấu tranh lâu dài trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp mà nó còn chứa đựng giá trị nhân văn nhân đạo trong công cuộc đấu tranh đưa loài người đến tự do, hạnh phúc. Nhưng theo người, dân chủ không chỉ nằm trong lý thuyết, trong đường lối, mà quan trọng hơn phải được thực hiện trên thực tế, có nghĩa là phải được thực hiện thông qua quá trình phát triển kinh tế, xã hội, phải đưa nhân dân tham gia vào các công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, việc “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn” [5, tr. 249].

CNXH là đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân, và do nhân dân thực hiện, Đảng và nhà nước phải là người đi đầu, phải “xây dựng chính trị” tức là xây dựng đường lối chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý để nhân dân có điều kiện, khả năng, “cơ hội” tham gia vào các hoạt động sản xuất, tự nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mình, Người đặc biệt quan tâm đến các chính sách nhằm diệt “giặc đói”, “giặc dốt”, các chính sách phát triển kinh tế, cứu trợ xã hội, các chính sách về giáo dục, kinh tế, chính sách về thuế, ruộng đất, các chính sách hỗ trợ cho đồng bào các vùng dân tộc thiểu số.... Theo người việc thực hiện các chính sách này không chỉ dần dần đem đến đời sống ấm no hạnh phúc cho đồng bào, mà quan trọng hơn, khi đời sống nhân dân được nâng lên, có sức khỏe, có trí tuệ thì mới trở thành người chủ xây dựng đất nước.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã thực sự coi con người là mục tiêu, là động lực của cách mạng giải phóng dân tộc và của toàn bộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với tính cách là mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng, Người luôn chăm lo đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân bằng các chính sách kinh tế, xã hội cụ thể. Đồng thời, Người nhận thức rõ vai trò làm chủ của nhân dân trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, người nhắc nhở cán bộ, Đảng viên trong các cơ quan của Đảng và nhà nước luôn phải có các chính sách để mở rộng và thực hiện quyền dân chủ, để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, để từ đó, nhân dân lao động được giải phóng và trở thành người chủ thực sự của công cuộc xây dựng xã hội mới, khi đó xã hội XHCN mới thực sự là của con người vì mục tiêu giải phóng con người.

Tài liệu tham khảo

1.Hồ Chí Minh [1995], Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2.Hồ Chí Minh [1995], Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3.Hồ Chí Minh [1997], Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4.Hồ Chí Minh [1997],Toàn tập, tập 11,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5.Hồ Chí Minh [1997], Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

1. Con người là chủ thể của lịch sử

a. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình

- Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ sản xuất.

Những công cụ lao động đầu tiên của loài người.

- Nhờ biết lao động, con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu từ đó.

b. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

- Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất:

  • Con người phải lao động làm ra của cải vật chất để nuôi sống mình và xã hội.
  • Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người, góp phần thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội.

- Con người là chủ thể sáng tạo các giá trị tinh thần của xã hội:

Một góc Hội chợ triển lãm nghệ thuật Art Basel năm 2019.

  • Đời sống hàng ngày và kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh xã hội, đấu tranh với tự nhiên…của con người là đề tài vô tận cho các phát minh khoa học và cảm hứng sáng tạo văn học, nghệ thuật.

c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội

- Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Mọi sự biến đối của xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.

@692443@@692216@@692057@

Con người là mục tiêu giải phóng của sự nghiệp cách mạng

Mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người; nhưng sự nghiệp giải phóng là do chính con người thực hiện. Với tư cách là mục tiêu của cách mạng, mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng phải vì dân, vì lợi ích của dân. Bao nhiêu lợi ích cũng vì dân. Dân trước hết là giai cấp công nhân, liên minh với nông dân, trí thức cũng là một tầng lớp cần coi trọng.

Video liên quan

Chủ Đề