Học Luật có cần giỏi tiếng Anh không

Sinh viên Luật liệu có cần chứng chỉ anh văn, tin học ?

       Hiện nay, ở một số thông tin tuyển dụng thường hay yêu cầu các ứng viên cần có bằng anh văn như TOEIC, IELTS,..hay bằng tin học MOS,....Tuy nhiên, những bằng cấp này liệu có thật sự cần thiết và quan trọng đối với người học Luật ?

       Nếu định hướng nghề nghiệp của ngành Luật theo con đường làm nhà nước như công tác ở Toà án, VKS, Thi hành án,..thì việc sử dụng ngoại ngữ hay tin học có thể không nhiều nên các thông tin tuyển dụng ở các cơ quan này thường ít khi đề cập đến các chứng chỉ ngoại ngữ. Tuy nhiên khi bạn xác định hướng làm việc ở các doanh nghiệp hay các văn phòng - công ty Luật có quan hệ với nước ngoài thì có một chứng chỉ ngoại ngữ hay một chứng chỉ tin học quốc tế giúp bạn ghi điểm với các nhà tuyển dụng và có một mức lương hậu hĩnh, tương xứng với năng lực của mình.

       Đơn giản vì nếu doanh nghiệp có hợp tác với đối tác nước ngoài thì các hợp đồng, văn bản cần phải có song ngữ, mà không phải công ty hay văn phòng luật nào cũng có 1 bộ phận dịch thuật riêng, thì việc của bạn ở phòng pháp chế hay bản thân là một chuyên viên pháp lý thì bạn phải hỗ trợ soạn thảo các hợp đồng văn bản đó cả ở tiếng Việt và tiếng Anh, như vậy sẽ đỡ mất thời gian và chi phí để doanh nghiệp mang ra nơi khác dịch thuật.

       Bản thân là một người học luật thì việc đàm phán hợp đồng nằm trong phạm vi hoạt động của bạn, trong trường hợp cần đàm phán các điều khoản với đối tác nước ngoài thì bạn cần có vốn ngoại ngữ "đủ dùng" để có thể đi đến kết quả tốt cho việc ký kết hợp đồng

       Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, và họ lúc nào cũng muốn sử dụng một người đã được trang bị các kiến thức căn bản như tin học để có thể dễ dàng nắm bắt được công việc và làm việc hiệu quả, các nhà tuyển dụng không hề muốn tốn thời gian để đào tạo lại cho bạn những kiến thức căn bản mà đáng lẽ ra bạn đã phải biết từ lâu rồi.

       Tuy nhiên, nếu bạn không có những bằng cấp, chứng chỉ đó thì sao ?

       Câu trả lời là chẳng sao cả nếu bạn tự bồi dưỡng khả năng ngoại ngữ và tin học của bạn, tự tin thể hiện nó ở buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng họ không phải cần những tấm bằng đó để làm đẹp hồ sơ nhân viên của họ mà đơn giản chỉ vì họ muốn tiết kiệm thời gian sàng lọc các ứng viên, các chứng chỉ đó là minh chứng cho quá trình học tập của bạn và khi nhìn vào họ sẽ không phải tốn thời gian để test năng lực anh văn hay tin học của bạn thêm lần nữa.

       Vậy nên lời khuyên ở đây là mặc dù khả năng thực tế của bạn quan trọng hơn rất nhiều so với các loại bằng cấp, chứng chỉ, nhưng nhà tuyển dụng sẽ không thể biết được khả năng của bạn tới đâu nếu chưa tiếp xúc với bạn mà chỉ có thể xem trước các hồ sơ xin việc mà tiến hành sàng lọc, do đó các chứng chỉ đó có thể sẽ là bước đệm giúp bạn dễ dàng đi đến buổi phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng. Nếu có thời gian và khả năng, bạn nên ôn luyện và "thủ" sẵn vài chứng chỉ có giá trị quốc tế để có thể thuận lợi trong quá trình xin việc và có mức thu nhập hài lòng.

Học luật cần giỏi môn gì ? Khi còn ở trên ghế nhà trường bạn phải băn khoăn với việc “muốn được làm sinh viên ngành luật thì phải giỏi môn gì?”. Và bây giờ khi bạn là một sinh viên luật câu hỏi của bạn vẫn là “là một sinh viên luật cần học giỏi môn gì?”. Nó như 1 vòng luẩn quẩn, đi hết vòng này đến vòng khác.
Theo như các bạn biết đấy, là một sinh viên ngành luật không phải dễ dàng, ngoài việc nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục. Ngoài những kỹ năng mềm bắt buộc phải có thì bạn cần chú trọng, tập trung một cách chuyên sâu vào các môn quan trọng với lĩnh vực mà mình học. Nó sẽ giúp bạn vừa có một kỹ năng mềm tốt, vừa có kiến thức vững chắc để hoàn thiện bản thân, và đó cũng sẽ là một yếu tố giúp bạn trở thành một luật sư giỏi trong mắt người khác. Sau đây là những môn học sẽ giúp bạn có một cái nền thật vững rất cần thiết cho sinh viên ngành luật.

Logic học là một khoa học nghiên cứu về tư duy, nghiên cứu về các quy luật và hình thức phổ biến của tư duy nhằm nhận thức đúng đắn thế giới khách quan. Giúp làm sáng tỏ các điều kiện đạt tới tri thức chân thực, phân tích kết cấu của tư duy và một phương pháp luận lí tính chính xác. Môn học này sẽ giúp sinh viên phát triển và rèn luyện về mặt tư duy. Ngoài ra bạn sẽ biết rõ về những qui tắc, quy luật vốn có của nó.

Đối với logic học nó không quy định nhất định ở mọi ngành luật nào, mà nó quy định ở mọi ngành luật. Và đây là một môn học mà bắt buộc một người luật sư phải học để khi tham gia bất kì một phiên tòa hay một vụ việc nào bạn sẽ suy nghĩ và lập luận một cách chặt chẽ bằng những thông tin kiến thức có sẵn.

Luật hiến pháp là một môn học vô cùng quan trọng, giúp các bạn sinh viên nắm và hiểu được những kiến thức cơ bản về luật hiến pháp Việt Nam. Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật và được đưa vào vào năm đầu tiên của những trường đào tạo luật. Nó là cơ sở để liên kết các ngành luật khác . Ví dụ: luật hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định nguyên tắc của mối quan hệ giữa công dân và nhà nước, đó là những nguyên tắc chủ đạo xây dựng nên luật hành chính hay luật hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế, xác lập nền tảng cơ bản cho việc xây dựng ngành luật dân sự, thương mại và kinh tế.

Bên cạnh đó những nguyên tắc cơ bản của hiến pháp là những nguyên tắc “bất di bất dịch”, nguyên tắc xương sống của toàn bộ hệ thống pháp luật. Nên khi muốn hiểu các ngành luật khác một cách dễ dàng thì việc học luật hiến pháp là một điều bắt buộc và cần thiết.

Lý luận nhà nước và pháp luật là bộ phận trong hệ thống các khoa học xã hội và có mối quan hệ với nhiều bộ môn khoa học, đặc biệt là với triết học, kinh tế chính trị. Ngoài ra lý luận về nhà nước và pháp luật cũng là một môn học có mối quan hệ mật thiết đối với chủ nghĩa xã hội khoa học, vì cả hai bộ môn này đều nghiên cứu sự phát triển của nhà nước và pháp luật trong từng thời kỳ xây dựng của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời lý luận nhà nước và pháp luật còn có mối quan hệ với các môn khoa học xã hội khác như: sử học, xã hội học. Nó luôn vận dụng các quan điểm của khoa học đó để giải thích các vấn đề nhà nước và pháp luật.

Về nhà nước và pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật là môn khoa học pháp lý cơ sở có tính chất phương pháp luận để nhận thức đúng đắn các vấn đề có tính bản chất, các quy luật của nhà nước và pháp luật. Đây là môn sẽ gây khó khăn cho sinh viên trong quá trình học luật nếu như các bạn không nắm rõ chúng. Tất cả  các kiến thức của môn học này sẽ là chìa khóa cho ra nhiều môn luật khác, và thường được đưa vào năm đầu tiên của các trường đào tạo luật.

Có thể nói đây là môn học được đánh giá là tương đối khó đối với sinh viên, vì tất cả kiến thức của môn học này đều có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn của bất kì ngành học nào chứ không chỉ riêng gì ngành luật. Ngoài ra đối với luật hành chính thì nó có rất nhiều mối quan hệ trong các ngành luật khác nhau như : -Luật hành chính và luật hiến pháp -Luật hành chính và luật đất đai -Luật hành chính và luật hình sự -Luật hành chính và luật dân sự -Luật hành chính và luật lao động -Luật hành chính và luật tài chính

Ngoài ra luật hành chính chính là một môn học có những kiến thức cơ bản nhất và là các kiến thức cốt lõi để giúp các bạn sinh viên có thể học tốt rất nhiều môn luật khác nhau.

Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, có đối tượng điều chỉnh rất rộng từ các mối quan hệ xã hội hợp đồng, gia đình, kinh doanh, ngoài hợp đồng,… đối với những sinh viên đã và đang theo ngành luật thì việc nắm rõ về những nguyên tắc và quy định của luật dân sự là điều cần thiết cho cả việc học lẫn công việc sau khi ra trường.

Xem thêm: Nghề luật sư giàu hay nghèo ?

Chật vật xin việc và bỏ lỡ nhiều cơ hội chỉ vì... ngoại ngữ

Chị Thanh Thủy [Bắc Ninh] là cử nhân Luật ra trường đã 3 năm nhưng đến giờ vẫn chật vật xin việc. Chị tốt nghiệp loại khá, mong muốn làm việc tại phòng pháp chế của một số doanh nghiệp cỡ vừa và lớn. Nhưng trong rất nhiều đợt tuyển dụng, chị khá tự tin với chuyên môn của mình, nhưng laiij thường xuyên bị rớt đài vòng... ngoại ngữ. Vì thế, từ khi ra trường đến nay, chị chỉ tìm được việc hành chính nhân sự ở các công ty nhỏ - những nơi mà chị cảm thấy vẫn chưa phù hợp với năng lực của mình.

Tự nhìn lại hành trình tìm việc gian nan của mình, chị Thủy ngậm ngùi: "Thời nay, luật sư không thể không biết ngoại ngữ được. Đáng tiếc là suốt thời đi học, tôi chưa thực sự nhận ra và đầu tư cho việc học ngoại ngữ của mình một cách nghiêm túc. Sau này đi làm rồi, thời gian không có để học, nhiều cơ hội cứ vuột mất trước mặt. Tự tôi cũng thấy thật sự đáng tiếc!"

Đây là một trong số rất nhiều câu chuyện thực tế về năng lực của các cử nhân Luật hiện nay. Ông Nguyễn Thế Truyền - Giám đốc công ty Luật Thiên Thanh - khẳng định, sinh viên giờ thiếu kinh nghiệm thực tế và yếu về ngoại ngữ: “Luật sư là một trong những lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu nhưng kỹ năng này thì sinh viên rất yếu. Nhà tuyển dụng giao nhiệm vụ trả lời email khách hàng nước ngoài bằng tiếng Anh thì các bạn không làm được dù có đủ các loại chứng chỉ”.

Ông Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc công ty Luật Thiên Thanh chia sẻ trong Hội nghị tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhiều trường đang chú trọng đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng mềm

Từng có nhiều năm học tập và công tác ở Pháp, tham gia cố vấn nhiều vụ án mang tầm quốc tế, Luật sư,TS. Phạm Liêm Chính, Trưởng văn phòng Luật sư Chính và cộng sự, đánh giá rất cao vai trò của ngoại ngữ đối với ngành Luật: “Ngoại ngữ là vấn đề then chốt, ngoại ngữ trong ngành Luật còn đòi hỏi những yêu cầu cao hơn nữa. Diễn đạt một vấn đề, một điều luật gãy gọn bằng một ngôn ngữ khác đòi hỏi chúng ta phải trau dồi, phải học rất tốt, gần như tiếng mẹ đẻ thì mới đủ khả năng tranh luận trên các diễn đàn, hội thảo quốc tế… Ngoại ngữ chính là chìa khóa để học hỏi và khẳng định chính mình”.

Để bắt kịp xu thế hội nhập quốc tế trong đào tạo Luật, nhiều trường đại học ở Việt Nam đã chú trọng tới công tác đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành với các chương trình đào tạo chất lượng cao, chú trọng tới phát triển kỹ năng mềm và ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên. 

Sinh viên ĐH Luật Huế trên giảng đường

Ông Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng Phòng Đào tạo, ĐH Luật Huế cho biết “Trường ĐH Luật Huế đã xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao cho khóa tuyển sinh năm 2018. Những sinh viên có điểm đầu vào cao sẽ được tham gia chương trình này. Chương trình đào tạo lớp chất lượng cao bao gồm một số học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh và do giảng viên nước ngoài đứng lớp”.

Đặc biệt, các sinh viên lớp chất lượng cao vẫn đóng học phí bằng với sinh viên bình thường nhưng được học chương trình tiên tiến và điều kiện tốt hơn, trọng tâm phát triển ngoại ngữ chuyên ngành. Ngoài ra, sinh viên được tham gia các chương trình hợp tác quốc tế, hội thảo khoa học quốc tế,…để nâng cao trình độ.

Luật sư không thể không biết ngoại ngữ

Trong một bài viết đăng trên báo Pháp luật TPHCM ngày 18/10/2011 với tiêu đề “Đừng để ngoại ngữ cản trở luật sư hội nhập”, Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, Nguyên Chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM đã từng chia sẻ: “Tôi thấy luật sư của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc… đều sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh rất tốt. Giữa họ với các luật sư nước khác gần như không còn rào cản về ngôn ngữ”.

Giỏi ngoại ngữ giúp mỗi luật sư sẽ có nhiều cơ hội trao đổi, tiếp thu kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp trong khu vực và quốc tế. Việc tiếp thu những kinh nghiệm hành nghề, kinh nghiệm pháp lý sẽ rất dễ dàng và bản thân tự nâng cao được trình độ.

Trần Ngọc Thúy, cựu sinh viên và hiện đang là giảng viên của ĐH Luật – ĐH Huế rất tự tin với chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ tốt, từng tham gia rất nhiều chương trình đào tạo, hợp tác quốc tế. Chị Thúy tâm sự: “Thời đại hội nhập quốc tế, ngoại ngữ là bắt buộc. Đặc biệt gần đây, Việt Nam đang có các tranh chấp quốc tế cũng như tham gia vào các công ước quốc tế. Nếu như không có tiếng Anh, việc giao tiếp giữa các đối tác quốc tế sẽ đem lại rất nhiều khó khăn”.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho cử nhân ngành Luật

Anh Lê Hồng Sơn, Giám đốc chi nhánh Huế, Công ty Luật Hợp danh FDVN Đà Nẵng, đồng thời phụ trách pháp chế tại một doanh nghiệp truyền thông chia sẻ: “Trực tiếp làm công tác pháp chế và nhân sự cho nhiều doanh nghiệp, tôi nhận thấy họ đang rất khát nguồn nhân sự ngành Luật vừa giỏi chuyên môn, năng động, nhạy bén trong nắm bắt xu thế xã hội và có trình độ ngoại ngữ tốt”.

Hiện nay, cơ hội nghề nghiệp đối với nhân sự ngành Luật đang rộng mở, người làm nghề Luật có chuyên môn sâu thu nhập ngày càng cao và ổn định. “Sinh viên có ngoại ngữ tốt sẽ có cơ hội được làm việc ở những vị trí cao trong doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng luật quốc tế…, theo đó thu nhập sẽ tăng lên, tương lai rộng mở” – LS.TS Phạm Liêm Chính nhấn mạnh.

CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO – ĐH LUẬT HUẾ NĂM 2018

- Đối tượng: Dành cho sinh viên có kết quả đầu vào ĐH Luật Huế với điểm tuyển sinh cao. Kết thúc một năm học sinh viên được sàng lọc lại.

- Chương trình đào tạo: Ngoài chương trình đạo tạo thông thường cho cử nhân Luật, một số học phần [thiên về Luật kinh tế] được giảng dạy bằng tiếng Anh và do giảng viên nước ngoài đứng lớp. Ngoài ra, sinh viên được tham gia các chương trình hợp tác quốc tế, hội thảo khoa học quốc tế…

- Học phí: Như sinh viên bình thường.

Theo Tạ Thương [Khampha.vn]

Video liên quan

Chủ Đề