Học phần Giáo dục quốc phòng, an ninh

Skip to content

CHƯƠNG TRÌNH
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học

[Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo]

Căn cứ mục tiêu đào tạo và yêu cầu của môn học, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học gồm 4 học phần với tổng thời lượng 165 tiết.

  1. Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Số TT

Nội dung

Thời gian [tiết]

Tổng Số tiết

Lý thuyết

Thảo luận

1 Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học 2 2
2 Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc 4 2 2
3 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 4 4
4 Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 4 4
5 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 4 4
6 Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại 4 4
7 Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam 6 4 2
8 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới 4 4
9 Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên quốc phòng 6 4 2
10 Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 4 2 2
11 Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội 3 3
Cộng 45 37 8
  1. Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh

Số TT

Nội dung Thời gian [tiết]
Tổng Số tiết Lý thuyết Thảo luận
1 Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam 4 4
2 Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam 6 4 2
3 Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 4 4
4 Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông 4 4
5 Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác 4 2 2
6 An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng 4 2 2
7 An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam 4 2 2
Cộng 30 22 8
  1. Học phần III: Quân sự chung

STT

Nội dung Thời gian [tiết]
Tổng Số tiết Lý thuyết Thực hành
1 Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần 2 2
2 Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại 2 2
3 Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội 4 4
4 Điều lệnh đội ngũ từng người có súng 4 4
5 Điều lệnh đội ngũ đơn vị 4 4
6 Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự 4 2 2
7 Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao 4 2 2
8 Ba môn quân sự phối hợp 6 2 4
Cộng 30 14 16
  1. Học phần 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật

Số TT

Nội dung Thời gian [tiết]
Tổng Số tiết Lý thuyết Thực hành
1 Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK 24 2 22
2 Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng. Ném lựu đạn bài 1 8 2 6
3 Từng người trong chiến đấu tiến công 16 16
4 Từng người trong chiến đấu phòng ngự 8 8
5 Từng người làm nhiệm vụ canh gác [cảnh giới] 4 4
Cộng 60 4 56

Thông tư 05/2020/TT-BGDDT PDF [Bản có dấu đỏ]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     ________________________                                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                            ____________________________________

                                CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH

                                                TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

                                        [Ban hành kèm theo Quyết định số:81/2007/QĐ-BGDĐT

                                 ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo]

I. Số tiết: đại học 165 tiết; cao đẳng 135 tiết.

II. Thời điểm thực hiện: từ năm thứ nhất đến năm thứ 2.

III. Mục tiêu

Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng, nhằm:

1. Giáo dục trí thức trẻ kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng và công tác

quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của

dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ

của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.c

2. Trang bị kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc

phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

IV. Tóm tắt nội dung các học phần

Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng

Học phần có 3 ĐVHT đề cập lý luận cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm:

những vấn đề cơ bản Học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh,

quân đội và bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân, xây

dựng lực lượng vũ trang, nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; các quan điểm

của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh.

Học phần giành thời lượng nhất định giới thiệu một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật

quân sự Việt Nam qua các thời kỳ.

Học phần II: Công tác quốc phòng, an ninh

Học phần có 3 ĐVHT được lựa chọn những nội dung cơ bản nhiệm vụ công tác quốc phòng

- an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới, bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân,

tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kỹ thuật quốc phòng,

phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn

lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Học phần đề cập một số vấn

đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo

chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền biển

đảo, an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Học phần III: Quân sự chung

Học phần có 3 ĐVHT lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị cho người học những

kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy để phục vụ cho

nhiệm vụ học tập chiến thuật và chỉ huy chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng,

bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPĐ, RPK, B40, B41; đặc điểm tính năng,

kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa; vết

thương chiến tranh và phương pháp xử lý; luyện tập đội hình lớp, khối. Nội dung gồm: đội

ngũ đơn vị; sử dụng bản đồ, địa hình quân sự, một số loại vũ khí bộ binh; thuốc nổ; phòng

chống vũ khí hủy diệt lớn; cấp cứu ban đầu các vết thương. Học phần giành thời gian giới

thiệu 3 môn quân sự phối hợp để sinh viên tham gia hội thao điền kinh, thể thao quốc phòng.

Học phần IV: Chiến thuật và Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

Học phần có 2 ĐVHT lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị cho sinh viên một số

kỹ năng cơ bản thực hành bắn súng tiểu liên AK và luyện tập bắn súng AK bài 1b; huấn

luyện những động tác cơ bản chiến thuật chiến đấu bộ binh: các tư thế vận động trên

chiến trường, cách quan sát phát hiện mục tiêu, lợi dụng địa hình, địa vật, hành động

của cá nhân trong công sự, ngoài công sự trong chiến đấu tiến công và phòng ngự.

Nội dung gồm: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; từng người trong chiến đấu tiến công;

từng người trong chiến đấu phòng ngự.

V. Chương trình

Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng

TT

Tên bài

Thời gian

Số

tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học

2

2

2

Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

6

6

3

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

6

6

4

Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

6

6

5

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

8

8

6

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

9

9

7

Nghệ thuật quân sự Việt Nam

8

8

Cộng:

45 tiết

45 tiết

Học phần II: Công tác quốc phòng, an ninh

TT

Tên bài

Thời gian

Số

tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

6

6

2

Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao

6

6

3

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng

7

7

4

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

6

6

5

Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

5

5

6

Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

5

5

7

Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

5

5

8

Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

5

5

Cộng:

45 tiết

45 tiết

Học phần III: Quân sự chung

TT

Tên bài

Thời gian

Số

tiết

Lý thuyết

Thực

hành

1

Đội ngũ đơn vị

4

4

2

Sử dụng bản đồ địa hình quân sự

8

4

4

3

Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh

8

6

2

4

Thuốc nổ

6

6

5

Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn

8

6

2

6

Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh

7

4

3

7

Ba môn quân sự phối hợp

4

1

3

Cộng:

45 tiết

27 tiết

18 tiết

Học phần IV: Chiến thuật và Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

TT

Tên bài

Thời gian

Số

tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Từng người trong chiến đấu tiến công

5

1

4

2

Từng người trong chiến đấu phòng ngự

5

1

4

3

Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

20

4

16

Cộng:

30 tiết

6 tiết

24 tiết

VI. Tổ chức thực hiện chương trình

1. Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh áp dụng thực hiện từ năm học 2008 - 2009 cho tất cả

các ngành, chuyên ngành đào tạo, kể cả chương trình đào tạo tiên tiến thuộc các đại học, học viện,

trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập; trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên; các

học viện, nhà trường quân đội có đào tạo hệ dân sự trình độ đại học, cao đẳng. Căn cứ vào chương

trình đào tạo cụ thể, các trường quy định mã số môn học giáo dục quốc phòng - an ninh để quản lý

như các môn học khác.

Đào tạo trình độ đại học: thực hiện đủ 4 học phần, với 11 ĐVHT; đào tạo trình độ cao đẳng: thực

hiện 3 học phần, với 9 ĐVHT, gồm học phần I, II, III. Sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng hoàn

thiện trình độ đại học, học bổ sung học phần IV.

2. Việc phân chia các học phần có tính chất tương đối; căn cứ vào thực tế, các trường thiết kế

chương trình chi tiết và tiến trình đào tạo cụ thể. Bài mở đầu có tính chất nhập môn giáo dục

quốc phòng - an ninh được giới thiệu ngay từ đầu trong tiến trình thực hiện chương trình.

3. Các học phần lý thuyết kết hợp với thực hành, số tiết thực hành được tích hợp là tiết chuẩn,

các trường căn cứ vào điều kiện thực tế đối chiếu với quy định tại Điều 2, Điều 3 Quy chế đào

tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT

ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, để bố trí thêm thời gian thực hành

tương ứng với tiết chuẩn. Với các học phần lý thuyết, các trường căn cứ vào điều kiện thực

tế và đặc điểm từng bài giảng để có thể sử dụng các hình thức dạy học khác, như: thảo luận,

viết thu hoạch...Với các trường có ngành, chuyên ngành đào tạo đặc thù như: đại học hàng hải,

đại học y ... bố trí thêm một học phần hoặc lồng ghép trong chương trình đào tạo khác những

kiến thức cơ bản đặc trưng của hải quân, y học quân sự...

4. Căn cứ vào chương trình này các trường xây dựng chương trình giáo dục quốc phòng - an

ninh cho sinh viên đại học, cao đẳng hệ vừa làm, vừa học phù hợp với hình thức học và đặc

điểm đào tạo của từng trường.

5. Thiết bị dạy học giáo dục quốc phòng - an ninh đã được quy định trong Danh mục và tiêu

chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng cho các trường trung học

phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Giáo trình giáo dục quốc phòng - an

ninh dùng cho các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là tài liệu

giảng dạy và nghiên cứu chính thức của giảng viên, sinh viên.

6. Giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh trước khi thực hiện kế hoạch giảng dạy phải

được tập huấn về nội dung chương trình, bài giảng, phương pháp giảng dạy và đánh giá

kết quả học tập.

7. Khi thực hành các nội dung thuộc kỹ năng quân sự, với các trường không có điều kiện

tổ chức học thực hành phải đưa sinh viên vào học tại trung tâm giáo dục quốc phòng sinh

viên hoặc liên kết với các học viện, nhà trường quân đội. Bài Kỹ thụât bắn súng tiểu liên

AK có nội dung kiểm tra thực hành bắn, các trường có thể tổ chức bắn đạn thật, bắn

bằng thiết bị điện tử hoặc laser.

8. Trong khóa học hoặc đợt học giáo dục quốc phòng - an ninh các trường nên bố trí

sinh viên đi tham quan ít nhất 1 lần các bảo tàng lịch sử quân sự, lịch sử lực lượng vũ

trang; các đơn vị thuộc quân, binh chủng hoặc học viện, nhà trường quân đội.

VII. Phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập

Thực hiện theo Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn

học giáo dục quốc phòng - an ninh, ban hành kèm theo

Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

                                                       KT. BỘ TRƯỞNG
                                                                       THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

                                                                                                  Bành Tiến Long

Video liên quan

Chủ Đề