Học sinh tphcm đi học vào ngày nào

Huyên Nguyễn   -   Thứ ba, 25/01/2022 10:26 [GMT+7]

TPHCM cho trẻ mầm non, tiểu học đi học trực tiếp từ 14.2 trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ. Ảnh: Ngọc Lê

Đi học trên tinh thần tự nguyện

Theo quyết định của UBND TPHCM sáng 25.1, cho phép trẻ em thuộc khối giáo dục mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 học tập trực tiếp từ ngày 7.2 trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ và học sinh.

Lộ trình từ ngày 7.2 cơ sở giáo dục thực hiện các công tác chuẩn bị đón trẻ và học sinh trở lại trường học tập trực tiếp.

Từ ngày 10.2 đến 13.2, cơ sở giáo dục tổ chức họp phụ huynh trẻ, học sinh triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc trẻ, giáo dục trẻ; tổ chức cho học sinh học trực tiếp tại trường; tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học.

Từ ngày 14.2, tổ chức đón trẻ mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trực tiếp, sinh hoạt hướng dẫn công tác an toàn cho học sinh khi trở lại trưởng, học tập trực tiếp.

Trường hợp cha mẹ học sinh chưa đồng thuận cho học sinh [từ lớp 1 đến lớp 6] đến trường học tập trực tiếp, học sinh tiếp tục học trên môi trường Internet, trên truyền hình, giao bài tự học theo hướng dẫn của Sở GDĐT.

Từng bước thích ứng an toàn

Theo kế hoạch của Sở GDĐT, ở bậc mầm non dự kiến cho trẻ 3-6 tuổi đi học trước giúp các trường từng bước thích ứng, có kinh nghiệm xử lý tình huống khi cho toàn bộ trẻ đi học lại.

Thời gian đầu, các trường mầm non được tổ chức bán trú nhưng không có ăn sáng. Giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân như rửa tay, đeo khẩu trang, sát khuẩn đúng cách; giáo dục ý thức giữ gìn bản thân, nhận biết các biểu hiện bệnh. Với trẻ 5 tuổi, các trường đảm bảo nội dung giáo dục nhằm chuẩn bị nền tảng, kỹ năng học tập trước khi vào lớp 1.

Ở bậc tiểu học, các em học trực tiếp tuỳ theo cấp độ dịch của địa phương.

Với địa phương thuộc cấp độ 1 [vùng xanh], các trường có thể dạy học hai buổi, bán trú cho tất cả các khối. Trong tuần đầu tiên, giáo viên dành thời gian hướng dẫn cho học sinh thói quen phòng dịch, xây dựng nề nếp, ôn tập kiến thức trước đó.

Tuần thứ hai, nhà trường dạy học theo tiến độ chương trình, đồng thời củng cố kiến thức đã học trực tuyến. Tuần thứ ba, trường tổ chức kiểm tra học kỳ I cho khối 1 và 2.

Ở địa phương thuộc cấp độ 2 [vùng vàng] trong tuần đầu tiên, nhà trường được dạy học hai buổi, bán trú cho khối 1 và 2. Với khối 3, 4, 5, các em chỉ học trực tiếp một buổi. Công việc trong các tuần tiếp theo được thực hiện tương tự vùng xanh.

Các trường ở địa bàn cấp độ 3 [vùng cam] chỉ tổ chức cho lớp 1, 2 học một buổi; được kiểm tra học kỳ I trong tuần thứ ba. Học sinh khối 3, 4, 5 học trực tuyến. Với địa bàn thuộc cấp độ 4 [vùng đỏ], cấp tiểu học chưa đến trường.

Ở bậc trung học, học sinh khối 6 trong tuần đầu đến trường được củng cố kiến thức, trước khi kiểm tra học kỳ I trực tiếp.

Với khối còn lại, nhà trường thực hiện kế hoạch dạy học theo thời khoá biểu. Các trường có thể tổ chức học hai buổi, kế hoạch học buổi thứ hai rõ ràng, trên tinh thần tự nguyện của học sinh.

Sở GDĐT đưa ra ba lý do cho việc đề xuất tất cả học sinh trở lại sau Tết Nguyên đán.

Thứ nhất, tình hình dịch bệnh tại TPHCM đã được kiểm soát tốt, người dân từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm đủ hai mũi vaccine, độ phủ mũi ba đang được thực hiện. TPHCM hiện là vùng xanh dịch ở cấp độ 1.

Thứ hai, tất cả trẻ mầm non, học sinh tiểu học và lớp 6 - trừ học sinh tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ - chưa đến trường học trực tiếp suốt hơn 8 tháng qua. Nhiều gia đình vì thế gặp nhiều khó khăn khi vừa phải đi làm vừa phải trông con. Việc ở nhà quá lâu cũng khiến học sinh gặp các vấn đề về sức khoẻ, tinh thần.

Thứ ba, 2021-2022 là năm đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông đổi mới với học sinh lớp 1, 2 và 6. Quá trình học trực tuyến gây khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.

Quyết định của Ủy ban nhân dân TP.HCM do Phó chủ tịch Dương Anh Đức ký, ban hành vào sáng 25/01/2022 theo đề xuất của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM một tuần trước đó, đã nói rõ như vậy.

Lộ trình đến trường cụ thể như sau:

Ngày 07/02/2022, các trường thực hiện công tác chuẩn bị đón trẻ, học sinh trở lại trường.

Từ 10 -13/02, trường học, phụ huynh, học sinh, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn; tập huấn phòng, chống dịch cho giáo viên, nhân viên.

Từ 14/02, các trường bắt đầu đón trẻ mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6, trên tinh thần tự nguyện.

Nếu cha mẹ học sinh nào chưa đồng thuận cho con em mình [từ lớp 1 đến lớp 6] đến trường học trực tiếp thì học sinh tiếp tục học trên môi trường internet, trên truyền hình, giao bài tự học theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. 

Đối với bậc mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo dự kiến cho trẻ từ 3 - 6 tuổi đi học trước nhằm giúp các trường từng bước thích ứng, có kinh nghiệm xử lý tình huống khi toàn bộ trẻ đi học lại. Trong thời gian đầu, các trường mầm non được tổ chức bán trú nhưng không có ăn sáng. Giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân như rửa tay, đeo khẩu trang, sát khuẩn đúng cách; giáo dục ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, nhận biết các biểu hiện bệnh. Với trẻ 5 tuổi, các trường bảo đảm nội dung giáo dục nhằm chuẩn bị nền tảng, kỹ năng học tập trước khi vào lớp 1.

Đối với bậc tiểu học, học sinh sẽ đi học tuỳ theo cấp độ dịch của từng địa phương. Với địa phương thuộc cấp độ 1 [vùng xanh, bình thường mới], trường có thể dạy học hai buổi, bán trú cho tất cả các khối. Trong tuần đầu, giáo viên dành thời gian hướng dẫn cho học sinh thói quen phòng dịch, xây dựng nề nếp, ôn tập kiến thức trước đó. Tuần thứ hai, nhà trường dạy học theo tiến độ chương trình, đồng thời củng cố kiến thức đã học trực tuyến. Tuần thứ ba, trường tổ chức kiểm tra học kỳ I cho khối 1 và 2.

Ở địa phương thuộc cấp độ 2 [vùng vàng, nguy cơ trung bình] trong tuần đầu tiên, nhà trường được dạy học hai buổi, bán trú cho khối 1 và 2. Khối 3, 4, 5 chỉ học trực tiếp một buổi. Công việc trong các tuần tiếp theo được thực hiện tương tự vùng xanh.

Các trường ở địa bàn cấp độ 3 [vùng cam, nguy cơ cao] chỉ tổ chức cho lớp 1, 2 học một buổi; kiểm tra học kỳ I trong tuần thứ ba. Học sinh khối 3, 4, 5 học trực tuyến. Riêng đới địa bàn thuộc cấp độ 4 [vùng đỏ, nguy cơ rất cao], cấp tiểu học chưa đến trường.

Đối với khối lớp 6, trong tuần đầu đến trường được củng cố kiến thức trước khi thi kiểm tra học kỳ I [tại lớp]. Ở vùng cấp độ 1 và 2, học sinh trung học được học trực tiếp. Ở vùng cấp độ 3, nhà trường dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến, truyền hình. Ở cấp độ 4, học sinh chuyển sang học trực tuyến.

Hiện nay, cấp độ dịch của TP.HCM là cấp độ 1 [vùng xanh] theo Nghị quyết 128, kể từ ngày 08/01/2022. Xét theo tỷ lệ cấp độ dịch trên các địa bàn trong toàn Thành phố thì tỷ lệ vùng xanh chiếm 95%, vùng vàng 5% [chủ yếu ở huyện Nhà Bè].

Ngày 17/01/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có tờ trình gửi Ủy ban nhân dân TP.HCM đề xuất lộ trình tổ chức học tập trực tiếp giai đoạn tiếp theo, căn cứ vào đặc điểm tình hình dịch bệnh hiện nay của Thành phố, và sự thống nhất của Sở Y tế TP.HCM. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố cũng đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP. Thủ Đức và các quận, huyện kiểm tra, thẩm định kế hoạch, phương án phòng chống dịch Covid-19 của các cơ sở giáo dục trước khi tổ chức học tập trực tiếp trở lại. 

Trước đó, từ ngày 04/01/2022, TP.HCM đã cho phép hơn 850.000 học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11 và 12 chính thức trở lại trường, sau gần 8 tháng ở nhà và học trực tuyến qua môi trường internet; trong đó, hai khối lớp 9 và 12 với hơn 150.000 học sinh đã học thí điểm trong thời gian hai tuần kể từ ngày 13 – 25/12/2021.

Được biết, năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông đổi mới đối với học sinh các lớp 1, 2 và 6. Quá trình học trực tuyến gây khó khăn trong việc bảo đảm chất lượng dạy và học.

TP HCM: Từ ngày 7-2, học sinh khối nào trở lại học trực tiếp?

[NLĐO] - Sau Tết Nguyên đán, từ ngày 7-2, học sinh TP HCM từ lớp 7-12 tiếp tục trở lại trường học trực tiếp. Khối mầm non và các khối từ lớp 1 đến lớp 6 có thể đến trường trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ, người chăm sóc trẻ

  • 63/63 tỉnh, thành lên kế hoạch đưa học sinh trở lại trường từ 7-2

  • TP HCM ra hướng dẫn cụ thể khi đón trẻ mầm non đến trường

  • TP HCM kéo dài thời gian kết thúc năm học với học sinh khối 6,7,8

  • TP HCM nỗ lực để học sinh học bán trú

Sau Tết Nguyên đán, học sinh TP HCM thuộc các khối lớp nào sẽ trở lại trường học trực tiếp là vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm.

Theo khung thời gian năm học và quyết định của UBND TP HCM mới ban hành, sau Tết Nguyên đán, từ ngày 7-2, cho phép trẻ thuộc khối mầm non, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đến trường học trực tiếp, trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh. Đồng thời, học sinh từ khối 7 đến 12 tiếp tục đến trường học trực tiếp như thời gian trước Tết.

Lộ trình cụ thể như sau: Từ ngày 7-2, cơ sở giáo dục thực hiện các công tác chuẩn bị đón trẻ và học sinh trở lại trường học trực tiếp.

Từ ngày 10 đến 13-2, các trường tổ chức họp phụ huynh, triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc trẻ. Tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác phòng dịch Covid-19 trong trường học.

Từ ngày 14-2, tổ chức đón trẻ mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 quay trở lại trường, sinh hoạt hướng dẫn công tác an toàn cho học sinh khi đi học lại trực tiếp.

Trường hợp phụ huynh chưa đồng thuận cho con đến trường học trực tiếp, học sinh tiếp tục học trực tuyến, các trường phải chủ động tổ chức lớp học đảm bảo tuân phủ quy định, tiêu chí an toàn trong phòng chống dịch bệnh.

Từ ngày 7-2, học sinh từ mầm non đến lớp 6 sẽ trở lại trường

Sau quyết định của UBND TP HCM, Sở GD-ĐT TP cũng đã có những hướng dẫn cụ thể khi đón học sinh mầm non, tiểu học và lớp 6 quay trở lại trường. Cụ thể như sau:

Bậc mầm non: Trước khi trẻ đến trường, Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức kiểm tra rà soát số lượng cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn đủ điều kiện đón trẻ đến học trực tiếp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu gửi trẻ.

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non đã giải thể, có kế hoạch điều tiết, phân công các trường trên địa bàn tiếp nhận trẻ. Cập nhật chính xác danh sách trẻ trên cơ sở danh sách đăng ký nhập học nhằm điều chỉnh, phân chia nhóm, lớp; phân công giáo viên kịp thời đáp ứng các hoạt động; hỗ trợ các đơn vị trên địa bàn bố trí phân luồng giáo viên, nhân viên phù hợp.

Tăng cường tuyên truyền đến cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ về kế hoạch đón trẻ đến trường. Triển khai trong buổi họp với cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ về sơ đồ đón, trả trẻ phù hợp theo điều kiện của từng cơ sở [trường có 1 cổng, trường có 2 cổng...; phân luồng di chuyển của các nhóm, lớp]; phương án xử lý khi có ca F0 tại trường theo quy định của ngành y tế.

Riêng đối với trẻ có tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì, trẻ có bệnh lý nền, nhà trường cần trao đổi trực tiếp và tư vấn với cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ để thống nhất việc cho trẻ đến trường.

Các cơ sở giáo dục cho trẻ làm quen với trường, lớp; với cô và bạn thông qua các clip để khi đến trường trẻ nhanh chóng thích nghi.

Khi trẻ đến trường, các cơ sở giáo dục mầm non phân công giáo viên hỗ trợ đón trẻ, kiểm tra sức khỏe [đo thân nhiệt, rửa tay] và hướng dẫn trẻ vào lớp phù hợp với điều kiện, quy mô của đơn vị. Dành thời gian cho trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt tại trường, quan sát những biểu hiện tâm lý của trẻ, trò chuyện, tìm hiểu để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Tạm thời chưa tổ chức ăn sáng trong tuần đầu trẻ trở lại trường. Sinh hoạt với trẻ một số nội dung về giữ vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe an toàn: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng; biết che miệng khi ho, hắt hơi; hướng dẫn trẻ biết trao đổi với giáo viên khi có các dấu hiệu: sốt, ho, mệt, khó thở…

Bậc tiểu học: Các trường ở những địa phương thuộc cấp độ 1 [vùng xanh], có thể dạy học hai buổi và tổ chức bán trú cho tất cả các khối. Ở địa phương thuộc cấp độ 2 [vùng vàng] trong tuần đầu tiên, nhà trường được dạy học hai buổi, bán trú cho khối 1 và 2. Với khối 3, 4, 5, học sinh chỉ học trực tiếp một buổi. Các trường ở địa bàn cấp độ 3 [vùng cam] chỉ tổ chức cho lớp 1, 2 học một buổi; được kiểm tra học kỳ I trong tuần thứ ba; học sinh khối 3, 4, 5 học trực tuyến. Với địa bàn thuộc cấp độ 4 [vùng đỏ], cấp tiểu học học trực tuyến. Khi đó, nhà trường tập trung theo tiến độ chương trình cho các môn toán, tiếng Việt, tiếng Anh [với lớp 1, 2, 3]; toán, tiếng Việt, tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử và Địa lý [với lớp 4, 5]. Các môn học khác, giáo viên sắp xếp theo chủ đề, dạy kiến thức cốt lõi.

Lớp 6: Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các trường THCS hướng dẫn học sinh lớp 6 làm quen với môi trường học tập mới; chú ý hướng dẫn phương pháp, cách thức học tập, tự học, biết lập kế hoạch học tập cá nhân và tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên các hệ thống quản lý học tập [LMS] nhằm đạt các yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đồng thời phù hợp với việc tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trên internet.

Học sinh lớp 6 sẽ kiểm tra học kỳ I trực tiếp tại trường

Các trường THCS tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh để học sinh lớp 6 nhanh chóng làm quen với môi trường học tập ở cấp THCS; thực hiện dạy bổ sung kiến thức cho học sinh sau quá trình học tập trên internet trước khi tổ chức kiểm tra học kỳ I trực tiếp tại trường; thực hiện các nội dung thực hành, thí nghiệm; tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương, thực hiện kiểm tra đánh giá theo nguyên tắc phù hợp với tiến trình dạy học của nội dung giáo dục địa phương lớp 6.

Tổ chức ôn tập, bổ sung kiến thức cho học sinh khối 6 trước khi tổ chức cho học sinh kiểm tra học kỳ I. Trong tổ chức thực hiện cần tập trung dạy học các môn học/hoạt động giáo dục với các nội dung cơ bản, cốt lõi trong chương trình; tổ chức các hình thức dạy học, giáo dục tập trung đông học sinh phải đảm bảo các quy định về an toàn phòng chống dịch Covid-19. Không tổ chức các hình thức dạy học, giáo dục tập trung đông học sinh ngoài nhà trường.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, việc tổ chức dạy học trực tiếp của các trường trung học phải đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong hoạt động giáo dục theo quy định của UBND TP HCM về tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP. Các trường chú ý việc bố trí sắp xếp thời khóa biểu dạy học trực tiếp tạo thuận lợi cho cha mẹ học sinh đưa đón con khi đến trường học trực tiếp và tuân thủ quy tắc an toàn theo quy định.

Căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường, hiệu trưởng chủ động trong việc xây dựng phương án học tập trực tiếp kết hợp với học tập trên internet đảm bảo các tiêu chí an toàn về phòng, chống dịch Covid-19 và tận dụng được "thời gian vàng" khi đi học trực tiếp trở lại từ sau Tết Nguyên đán 2022 để có đủ thời lượng thực hiện tốt chương trình chính khóa, dạy học 2 buổi/ngày và thực hiện chương trình nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục

Đặng Trinh

Video liên quan

Chủ Đề