Hướng dẫn lái xe honda civic

[Honda Tây Hồ] - Nếu động cơ đang hoạt động và xe đứng yên, bạn nên đạp phanh để đề phòng xe di chuyển. Xe thường di chuyển khi vào số, đặc biệt là khi tốc độ động cơ tăng cao, ở chế độ cầm chừng cao [khi máy nguội] hoặc khi điều hòa được bật. Vậy nên chỉ nên nhả phanh nếu như bạn muốn lái xe đi.

Tham khảo chọn mua:

  • Honda Civic 2017
  • Đại lý ô tô honda tại Hà Nội

Dưới đây là 13 điều quan trọng nhất mà bạn cần chú ý để quá trình lái xe số tự động được an toàn và tập trung hơn.
Xe số tự động ngày càng trở nên quen thuộc hơn đối với xã hội hiện đại. Ưu điểm của công nghệ ô tô này là sự đơn giản khi cầm lái, ngoài ra, các vị trí chân trái và tay phải của người lái cũng sẽ được rảnh rang khi sử dụng xe số tự động. Dù vậy, để điều khiển dòng xe này cho hợp lý và an toàn, các chuyên gia giàu kinh nghiệm lái xe ô tô vẫn luôn khuyến cáo tài xế tuân thủ 13 điều sau:

1. Trước khi khởi động xe, bạn cần chú ý đạp hết bàn đạp phanh, đặt cần số ở vị trí “P”, kéo phanh tay.

2. Luôn đạp phanh khi chuyển cần số sang vị trí khác. Hãy chắc chắn rằng không đặt chân lên bàn ga khi đang chuyển từ P sang N hay bất cứ lúc nào chuyển số.

3. Hạn chế ấn khóa cần số bởi có thể cần số sẽ vô tình chuyển qua số R.

4. Chú ý không chuyển cần số sang số N khi xe đang di chuyển, dễ tạo ra các nguy cơ tai nạn trong trường hợp xe chuyển cần số về vị trí “P” hoặc “R” hoặc do xe không được phanh bằng động cơ.

5. Luôn đặt chân lên bàn phanh khi chuyển số sang N hoặc chuyển từ N sang vị trí khác.

6. Nếu đèn báo cần số đột ngột nhấp nháy thì có thể hộp số bị lỗi. Hãy đưa xe đến các trạm dịch vụ bảo hành, sửa chữa để kiểm tra ngay.

7. Nếu động cơ đang hoạt động và xe đứng yên, bạn nên đạp phanh để đề phòng xe di chuyển. Xe thường di chuyển khi vào số, đặc biệt là khi tốc độ động cơ tăng cao, ở chế độ cầm chừng cao [khi máy nguội] hoặc khi điều hòa được bật. Vậy nên chỉ nên nhả phanh nếu như bạn muốn lái xe đi.

8. Lời khuyên là bạn luôn luôn cần chân phải để đạp phanh thay vì chân trái, dễ gây phản xạ chậm trong một số trường hợp khẩn cấp.

9. Đừng bảo giờ đạp ga khi chuyển cần số từ P hoặc N, dễ gây tăng tốc đột ngột.

10. Việc đạp ga và phanh cùng lúc khiến phanh mòn nhanh và dễ đứt.

11. Khi xe đang dừng mà vẫn tiếp tục đạp cả phanh cả ga có thể gây hỏng hộp số tự động.

12. Chú ý dọn dẹp khoang lái, tránh để quên chai lọ hoặc các vật dưới sàn, có thể gây kẹt bàn đạp phanh/ bàn đạp ga.

13. Khi lái xe nên tránh mang dép, giày cao gót vì có thể khiến quá trình đạp phanh, ga bị cản trở.

Nguồn: vietnamtaxi.com

Tài xế có thể đều đặn bảo dưỡng, sửa chữa để xe trong tình trạng tốt nhất, nhưng lại không biết có những thói quen trong vận hành hàng ngày dần dần gây hại cho xe. Dưới đây là 12 thói quen tài xế không biết đang "phá" xe khiến mất thêm chi phí,

1. Khởi động xe không đúng cách

Có nhiều người vì vội vàng hay một lý do nào đó mà đi luôn ngay từ khi mới khởi động xe. Tuy nhiên, điều này lại chính là nguyên nhân khiến động cơ bị hao mòn do phải làm việc "quá sức" khi chưa thật sẵn sàng. Ngược lại, không ít người lại khởi động máy chỉ để làm nóng xe. Hành động này chẳng những không làm xe ấm lên mà còn có hại cho động cơ nếu để quá lâu.

Cách khởi động tốt nhất là lên đường sau khi làm nóng máy trong vòng 30 giây đến 1 phút.

Những thói quen lái xe ô tô khiến bạn chỉ mất thêm tiền

2. Chọn sai số

Việc chọn số không phù hợp sẽ gây ra căng cứng không cần thiết đối với các điểm cơ học. Việc lái xe ở số lớn nhất hoặc nhỏ nhất chỉ thích hợp cho một số điều kiện nhất định.

Nhiều người lái thậm chí nhanh chóng bỏ qua những số từ thứ hai đến thứ tư hoặc thứ ba đến thứ năm, sau đó lại muốn vòng trở lại những số này. Điều này có thể dẫn đến tình trạng lái xe tốc độ quá thấp ở số quá cao. Điều này không tốt đối với động cơ và đầu xi lanh. Vì vậy, nhiều mẫu xe hơi hiện đại đã trang bị màn hình hiển thị tiện dụng khuyến cáo nên sử dụng số nào.

3. Đạp lút ga khi động cơ còn lạnh

Nếu để xe qua đêm hoặc đỗ lâu, tài xế nên để xe chạy không tải một hoặc hai phút sau khi khởi động lại. Điều này giúp động cơ nóng lên, dầu bôi trơn chảy ra, bôi trơn khắp các bộ phận. Nếu đạp ga mạnh ngay khi vừa khởi động tạo sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, phá hủy chi tiết.

4. Bỏ qua thông báo trên bảng điều khiển

Liên tục kiểm tra trạng thái xe hiện tại có thể giúp kịp thời nhận ra những đèn cảnh báo quan trọng về lỗi hệ thống.

Ví như việc bỏ qua đèn cảnh báo dầu có thể khiến động cơ của xe quá nóng. Vì vậy, nếu nhận thấy bất kỳ đèn cảnh báo nào dù không hiểu thì cũng đừng nên bỏ qua, mà hãy tìm kiếm sự trợ giúp ô tô trước khi vấn đề tồi tệ hơn và khiến bạn mất nhiều hơn.

Những quen lái xe ô tô khiến bạn chỉ mất thêm tiền

5. Liên tục rà phanh khi lái xe đường đèo, xuống dốc

Đây là việc làm khá nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng ''mất phanh'', hệ thống phanh của xe không thể làm việc được do quá trình rà thắng liên tục khiến dầu thắng bị nóng sôi lên, làm mất khả năng bơm dầu và các xi-lanh trong hệ thống phanh, không thể sử dụng phanh để hãm tốc độ được.

Để hãm tốc độ khi lái xe xuống đèo dốc, nên chuyển cần số về vị trí các số thấp 1, 2 ,3 tùy theo độ dốc của đường xá và tốc độ của xe; có thể linh hoạt chuyển đổi số kèm theo việc nhấp phanh ngắt quãng khi cần giảm tốc độ tạm thời để đảm bảo an toàn cho hệ thống phanh.

Những thói quen lái xe ô tô khiến bạn chỉ mất thêm tiền

6. Đạp ly hợp khi không cần thiết

Việc lái xe số sàn sẽ đi kèm với nhiều rủi ro - thói quen lái xe xấu dẫn đến chi phí phát sinh không lường trước được.

Nếu đi xe số sàn, hãy cố gắng không để chân của bạn trên bàn đạp ly hợp trong khi lái xe, bởi đây không phải là một chỗ gác chân.

7. Đánh tay lái hết cỡ và không trả lại thẳng lái khi dừng đỗ

Việc đánh tay lái hết cỡ khi vào cua hay quay đầu về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng lến đến hệ thống trợ lực lái của xe, làm tụt áp lực dầu trong hệ thống bơm trợ lực lái, có thể dẫn đến hư hỏng bổ phận này.

Với những trường hợp đậu xe, dừng đỗ xe, việc trả lại tay lái về vị trí thẳng sẽ giúp cho được trở về trang thái ''nghỉ ngơi'', phần nào hạn chế được những va quẹt, nhầm hướng khi lái xe trở lại.

Những thói quen lái xe ô tô khiến bạn chỉ mất thêm tiền

8. Lái xe ô tô khi hạ cửa sổ xuống

Xe hơi không được thiết kế để lướt đi và đạt hiệu suất tốt nhất khi cửa sổ hạ xuống. Điều này ảnh hưởng đến sức kéo và giảm mức tiết kiệm nhiên liệu xe. Nếu muốn thoáng khí, hãy mở điều hòa.

9. Thường xuyên đặt tay lên cần số

Đây là một thói quen mà rất nhiều người không thể từ bỏ. Khi để tay lên, cần số với đủ áp lực sẽ ảnh hưởng đến càng gắp số [selector forks]. Điều này có thể dẫn đến sự hao mòn hoàn toàn không cần thiết.

Những thói quen lái xe ô tô khiến bạn chỉ mất thêm tiền

10. Thường xuyên để bình nhiên liệu cạn

Bơm nhiên liệu được làm mát bằng chính nhiên liệu còn lại trong bình, vì vậy nếu tài xế thường xuyên chạy xe khi lượng nhiên liệu trong bình ở mức bằng hoặc dưới 1/4 , thì nguy cơ phải thay bình nhiên liệu ngày càng tăng.

Chi thêm một chút tiền tại trạm xăng sẽ không tốn kém bằng thay một chiếc bơm nhiên liệu mới.

11. Chở nặng

Thói quen coi xe là "nhà kho" di động của nhiều người gây tổn hại. Những thứ không cần thiết khi để trên xe khiến trọng lượng tăng, ảnh hưởng đến mức tiêu thụ nhiên liệu, hệ thống giảm xóc, phanh. Bên cạnh đó, ngổn ngang đồ đạc cũng khiến nội thất xe khôngsạch sẽ, dễ mùi.

Những quen lái xe ô tô khiến bạn chỉ mất thêm tiền

12. Rửa động cơ khi phun nước ở áp suất cao

Giữ xe sạch sẽ là một thói quen tốt nhưng phun nước áp lực mạnh vào động cơ sẽ là một hành động sai lầm. Nước phun mạnh sẽ cuốn bụi bẩn đi nhưng cũng khiến không ít bộ phận quan trọng trong động cơ bị lỏng hoặc bật ra.

Chính vì vậy, một động cơ bẩn mà hoạt động tốt sẽ có lợi cho xe hơn một động cơ sạch bóng nhưng “bị đơ”.

Xem thêm các dòng xe Honda : tại đây

Hiện nay, xe số tự động trển ô tô ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, với đa số tài xế tại Việt Nam, hộp số tự động vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ và đã có không ít những trường khi chuyển từ ô tô số sàn sang sử dụng xe số tự động gặp không ít va chạm do chưa thao tác quen với trang bị mới này. Chính vì vậy, ở bài viết hôm nay xeoto24 sẽ hướng dẫn bạn cách lái xe số tự động để hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Để có thể biết cách vận hành suôn sẻ, bạn cần biết những ký hiệu cần biết trước khi xem hướng dẫn cách vận hành hộp số tự động ô tô.

Ký hiệu trên cần điều khiển số hộp số tự động

Xem thêm: Ecu là gì trong ô tô?

  • P [Park] – chế độ đỗ xe – sử dụng khi dừng đỗ xe lâu
  • R [Reverse] – Số lùi – dùng để chạy lùi, lùi đỗ xe
  • N [Neutral] – chế độ số mo, ngắt truyền động hộp số – sử dụng khi cần kéo xe cứu hộ
  • D [Drive] – Số tiến – dùng để xe di chuyển về phía trước.
  • M [Manual] – Chế độ số tay – có thể điều khiển cộng trừ cấp số khi vượt xe, lên xuống dốc
  • S [Sport] – Chế độ lái thể thao
  • +/- hay lẫy số +/- trên vô-lăng – giúp tài xế chủ động tăng giảm cấp số
  • D1, D1, D3 [số tiến 1-2-3] – Chế độ số tay theo các cấp số 1-2-3
  • L, L1, L1 [Low] – Tương đương số 1, số 2 như xe số sàn.

Lưu ý: tuỳ dòng xe, thương hiệu có cách ký hiệu khác nhau.

Khi bắt đầu cuộc hành trình, người lái xe chỉ cần đưa cần số từ P xuống R [nếu cần phải lùi xe] hoặc từ P xuống D để xe chạy bình thường và không cần bận tâm đến việc phải dùng tay phải để vô số như xe số sàn. Khi đến đích, người lái xe đưa cần số về lại P để đậu xe. Khi vào những đoạn đường không tráng nhựa, tùy theo địa hình dốc cao, bạn có thể chọn 3, 2, hoặc 1 để vượt qua, xong rồi trở về D để chạy bình thường.

Khi ngừng đèn đỏ ngắn vẫn để cần số ở vị trí D, thả chân ga và đạp chân thắng [bằng chân phải]. Dùng N khi cần phải đẩy xe hoặc được xe khác kéo [towing]. Việc chuyển từ D sang D3, 2 và 1 [hoặc ngược lại] được thực hiện trong lúc xe đang chạy với vận tốc vừa phải [có quy định trong sách hướng dẫn].

Bước 1: Xe đang đậu và động cơ đang ở trạng thái ngừng hoạt động. Phải mất một ít thời gian làm quen và ngồi xuống ghế lái, điều chỉnh ghế, do đó bạn có thể thoải mái tiếp cận với chân ga và chân phanh.

Phanh và chân ga

Phanh là bên trái và ga là bên phải.

Bước 2: Tiến hành bước thứ 2 trong hướng dẫn chạy xe số tự động bằng cách cho chìa khóa vào ổ khóa, nhấn bàn đạp phanh xuống sàn xe.

Nhấn bàn đạp phanh xuống sàn xe

Trong khi bật chìa khóa cho động cơ hoạt động. Bạn thấy rằng chiếc xe đang hoạt động.

Bước 3: Mở [nhã] phanh tay, chuyển dịch vào cửa D chiếc xe bắt đầu tiến về phía trước.

Mở [nhã] phanh tay

Bước 4: Với cách lái xe số tự động, để đi nhanh hơn về phía trước thì chúng ta sẽ bước chân vào bàn đạp ga, tốc độ xe sẽ tăng lên

Bước 1: Bước chân vào bàn đạp phanh “Dừng xe”

Đi ngược từ điểm dừng “phanh xe lại tại một điểm” .

Bắt đầu bằng Cách đặt chân lên phanh và đảm bảo xe đang hoạt động “động cơ”

Bước 2: Chuyển dịch cần số vào cửa R [Reverse]

Chuyển dịch cần số vào cửa R

Xem thêm:  Hộp số ô tô là gì? 

Chiếc xe bắt đầu lùi về sau

Bước 3: Để đi nhanh hơn trong khi lùi về sau, nhẹ nhàng bước chân vào bàn đạp ga.

Bước 1:

Để làm chậm tốc độ xe, loại bỏ chân từ bàn đạp ga nhẹ nhàng.

Đặt chân lên Phanh

Sau đó đặt Chân lên phanh

Bước 2:

Để làm chậm tốc độ hoàn toàn, tiếp tục nhấn bàn đạp phanh cho đến khi nó dừng lại . chiếc xe sẽ dừng lại tại một điểm theo yêu cầu .

Bước 3:

Biểu tượng P. Nếu bạn sẵn sàng để đậu xe . chuyển dịch cần số vào cửa P

Chuyển dịch cần số vào cửa P

Xoay chìa khóa để tắt động cơ xe.

Khi gặp dốc, vẫn để nguyên D như chạy đường bằng, xe sẽ tự động chuyển số hợp lý theo tính toán của ECU [Electronic Central Unit] dựa trên vị trí bướm ga và tốc độ xe.

Qua đỉnh dốc, thay vì cần số vẫn giữ nguyên D [xe sẽ lao nhanh dần tùy vào độ dốc, bạn sẽ phải đạp hay nhấp phanh liên tục, dẫn đến có thể cháy phanh, thì rà phanh để tốc độ xe khoảng 40-50 km/h, kéo cần số về D3 [hay L2] hay M- [M+/-] thao tác như số sàn.

Tuy nhiên, để chuyển số phù hợp, nó còn được kiểm soát bằng ECU, kiểm tra tốc độ xe hợp lý, tránh ép ga ép số, cũng như để ngăn động cơ không bị quá tốc, hộp số tự động sẽ không giảm số khi bạn gạt cần số về D- khi đang lái xe với tốc độ cao. Lúc này độ dốc [thế năng] sẽ là động lực kéo xe, còn động cơ sẽ làm nhiệm vụ phanh hãm.

Kinh nghiệm lái xe số tự động xuống dốc

Tiếp tục, để hờ chân phanh, nếu tốc độ xe vẫn chạy nhanh hơn tốc độ mà bạn cảm thấy không an toàn [>50 km/h], thì kéo cần số về D2 hay L hay M-. Chừng nào tốc độ xe trong khoảng 40-50 km/h mà không cần ga, không nhấp phanh [chỉ để hờ chân phanh], thì coi như bạn đã chọn số phù hợp với độ dốc của đường đèo.

Xe cứ thế xuống đèo, còn bạn chỉ để hờ chân phanh và quan sát đường. Chỉ khi cần thiết thì mới nhấp hanh hay phanh để dừng. Người ta gọi đây là chế độ phanh bằng động cơ.

Tuy nhiên ở những đèo dốc mà đoạn lên/xuống dốc ngắn, lên xuống liên tục, thì bạn nên về số “tay”, và áp dụng như xe số sàn, nghĩa là “lên số nào thì xuống số đó”, để không phải thao tác cần số nhiều, cứ lên dốc phải đẩy cần số về D, xuống lại kéo về D3 hay D2.

Chú ý trên các đoạn đường đèo vì tầm nhìn kém, bạn phải tuân thủ an toàn giao thông, tuyệt đối không được vượt ẩu [cho dù phải bò sau xe tải, thì bạn vẫn phải kiên nhẫn theo mà không được liều lĩnh vượt ở các đoạn không cho phép, hay không thể quan sát].

Cách lái xe đảm bảo an toàn khi đi đường đèo dốc là : không nên thay đổi tốc độ đột ngột quá lớn, không nên phanh gấp,trừ trường hợp khẩn cấp bắt buộc phải dừng xe. Nếu vào cua mà nghe tiếng bánh xe nghiến mặt đường rít lên là bạn đã đi quá tốc độ an toàn. Các bạn nhớ bóp còi cảnh báo trước và trong khi ôm cua nếu góc cua làm khuất tầm nhìn.

Khi khởi động xe số tự động bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Cần số nằm ở vị trí số P [số đỗ]
  • Đạp phanh chân [hạ phanh tay nếu có sử dụng trước đó]
  • Khởi động động cơ.

Một vài dòng xe không bắt buộc phải đạp phanh chân khi khởi động hay có thể để cần số ở vị trí N khi khởi động nhưng tài xế nên tập và thường xuyên thao tác số P-Đạp phanh- khởi động như một thói quen để đảm bảo tính an toàn.

Lúc di chuyển bạn chú ý điểm này:

  • Chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh khi lái xe số tự động [chân trái nghỉ, không sử dụng khi đi xe số tự động]. Gót chân phải luôn đặt ở vị trí bàn đạp phanh và di chuyển mũi chân để tăng gia khi cần thiết. Điều này giúp người lái phản ứng đạp phanh nhanh hơn trong trường hợp khẩn cấp.

Trong các trường hợp xe mất phanh, kẹt ga khi xe đang chạy ở tốc độ cao, tuyệt đối không được tắt động cơ bởi khi động cơ tắt đi thì người lái sẽ rất khó để điều khiển vô-lăng đi đúng hướng dễ dẫn đến tai nạn

Xe mất thắng: Với xe số tự động bị mất thắng người lái cần chú ý

  • Không tắt động cơ, vẫn để động cơ hoạt động bình thường
  • Chuyển cần số về số tay để điều khiển về cấp số 1-2-3 để hãm tốc độ xe bằng phanh động cơ
  • Khi tốc độ đã giảm đáng kể thì kéo phanh tay từ từ để giảm tốc độ xe
  • Dừng xe.

Nếu trên đường thẳng có thể chuyển cần số về N để ngắt truyền động giúp tốc độ xe giảm từ từ

Nếu xe chạy trên đường dốc thì tuyệt đối không chuyển cần số về N vì không thể giảm tốc độ xe do xe chạy theo quán tính, hãy tìm cách giảm tốc độ xe bằng động cơ [chuyển về số 1-2-3], cho xe áp sát vào vách núi, đường lánh nạn để dừng xe.

Xe kẹt ga

Trong trường hợp xe bị kẹt chân ga, người lái có thể điều khiển xe như sau để đảm bảo an toàn

  • Không tắt động cơ, vẫn để động cơ hoạt động bình thường
  • Chuyển cần số về N để ngắt truyền động, đảm bảo xe không tiếp tục chạy nhanh hơn
  • Dùng chân phanh giảm tốc độ từ từ cho đến khi dừng hẳn ở vị trí an toàn.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên, bạn đã hoàn toàn làm chủ được xé hộp của mình. Chúc bạn luôn gặp nhiều may mắn, an toàn khi tham gia giao thông.

Video liên quan

Chủ Đề