Kế hoạch truyền thông của trường đại học

1. Tham mưu xây dựng các chiến lược truyền thông, phát triển thương hiệu Nhà trường; chủ trì, phối hợp thực hiện kế hoạch, chương trình truyền thông, phát triển thương hiệu.

2. Tham mưu xây dựng các văn bản quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông và phát triển thương hiệu trong toàn hệ thống.

3. Xây dựng và quản trị hiệu quả các kênh truyền thông đa phương tiện chính thức của Trường: Website, mạng xã hội, poster, newsletter,bản tin hình vân, v.v..

4. Phối hợp với các đơn vị trong Trường triển khai các hoạt động “tư vấn tuyển sinh”; chủ trì công tác thiết kế các ấn phẩm online; ấn phẩm in để truyền thông quảng bá tới xã hội trên các kênh: trực tiếp, website, mạng xã hội.

5. Tư vấn và hỗ trợ các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông nhằm đảm bảo sự thống nhất về thông tin, chuyên nghiệp và nhất quán về cách thức thực hiện.

6. Quản lý thông tin, hình ảnh của Trường trên các phương tiện thông tin đại chúng; là đầu mối quản lý quan hệ của Trường với các cơ quan báo chí; tham mưu lãnh đạo Trường về công tác xử lý khủng hoảng truyền thông.

7. Quản lý nội dung truyền thông, hình thức tổ chức các sự kiện và hoạt động truyền thông của các đơn vị bên ngoài Trường thực hiện trong khuôn viên Trường.

8. Tham mưu xây dựng chiến lược tuyển sinh; chủ trì, phối hợp thực hiện kế hoạch công tác và đề án tuyển sinh của Nhà trường.

9. Là đầu mối phối hợp các đơn vị trong và ngoài Trường thực hiện công tác tuyển sinh.

10. Nghiên cứu nhu cầu xã hội, thị trường lao động; xây dựng kế hoạch và phương thức tuyển sinh phù hợp với đặc điểm của các chương trình đào tạo và bám sát chiến lược của Trường.

11. Xây dựng nội dung và tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá nhằm lan tỏa và tăng tính hấp dẫn của các chương trình đào tạo đối với thí sinh.

12. Tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh, giúp thí sinh lựa chọn ngành học, chương trình đào tạo, cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp phù hợp nhất với điều kiện và năng lực cá nhân.

13. Tham mưu chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên.

14. Quản lý và tổ chức thực hiện các quy định tuyển sinh và nhập học đảm bảo hiệu quả, công bằng và khách quan, tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật.

15. Tư vấn, hỗ trợ các đơn vị trong quy hoạch, phát triển các ngành và chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường.

16. Là cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự của Phòng và là đầu mối đại diện cho cả nhân của Phòng quan hệ với Trường và các tổ chức thuộc Trưởng. Đề xuất nhu cầu và phối hợp các đơn vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng viên chức, lao động hợp đồng của Phòng theo đúng quy định của Trường.

17. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao phục vụ cho công tác của Phòng.

18. Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh được phép thừa lệnh Hiệu trưởng ký và đóng dấu của Trường trong phạm vi công tác được giao. Phó Trưởng phòng được ký thừa lệnh Hiệu trưởng những văn bản do Trưởng phòng ủy quyền.

Căn cứ kế hoạch năm học 2020-2021 của Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại Tp. Hồ Chí Minh;

Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại Tp. Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch truyền thông năm 2021 với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH:

- Cung cấp các thông tin, hình ảnh và thương hiệu của Phân hiệu đến với xã hội.

- Tăng cường sự hiểu biết và đồng thuận của toàn thể CB-GV-CNV, sinh viên và học viên cao học về các chủ trương, chính sách lớn của Nhà trường và Phân hiệu.

- Nâng cao niềm tin và sự tự hào của của toàn thể CB-GV-CNV, sinh viên, học viên cao học và cựu sinh viên đối với Nhà trường và Phân hiệu.

II. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG:

- Tuyên truyền rộng rãi những thông tin về Trường, các ngành nghề đào tạo tại Phân hiệu. Đặc biệt là cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, xu hướng của thị trường lao động hiện nay.

- Tuyên truyền kỷ niệm: 31 năm thành lập Cơ sở II nay là Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại Tp. Hồ Chí Minh, 59 năm ngày lập Trường Đại học Giao thông Vận tải, 76 năm ngày truyền thống Trường Đại học Giao thông Vận tải và Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

- Tuyên truyền về kế hoạch tuyển sinh và những điểm mới trong công tác tuyển sinh của Phân hiệu năm 2021.

III. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG:

1. Trên các phương tiện thông tin đại chúng: Tập trung tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của Nhà trường nói chung và Phân hiệu nói riêng, các hoạt động, sự kiện lớn và thông tin về ngành nghề đào tạo của Phân hiệu thông qua các báo giấy và báo điện tử của Trung ương và địa phương.

2. Trên các ấn phẩm của Phân hiệu:

- Pano, biểu trưng, biểu ngữ, băng rôn, áp phích của Phân hiệu và các đơn vị.

- Tờ rơi tuyển sinh.

- Clip giới thiệu về Trường và giới thiệu các ngành nghề đào tạo.

3. Trên website, diễn đàn và mạng xã hội:

- Trang thông tin điện tử của Phân hiệu và các đơn vị: Cập nhật thường xuyên [hàng tuần] các tin tức, thông tin các hoạt động của Phân hiệu. Các đơn vị chức năng và các Khoa chủ động đưa tin các hoạt động trước, trong và sau các sự kiện, các hoạt động của giảng viên và sinh viên do Khoa phụ trách.

- Diễn đàn và mạng xã hội: Cập nhật thường xuyên các tin tức, các hoạt động của Phân hiệu; đặc biệt là các thông tin về tuyển sinh năm 2021. Khuyến khích toàn thể CB-GV-CNV, sinh viên, học viên cao học và cựu sinh viên chia sẽ các thông tin và hoạt động của Phân hiệu lên trang cá nhân.

4. Kênh truyền hình “Giao thông TV”:

- Cập nhật thường xuyên các clip giới thiệu Phân hiệu và các ngành nghề đào tạo và các hoạt động của sinh viên.

- Thực hiện bản tin UTC2, tối thiểu 02 bản tin/tháng.

5. Hoạt động truyền thông trực tiếp:

- Tổ chức tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh cho học sinh khối 12 tại các Trường THPT ở các địa phương.

- Tham gia chương trình Tư vấn tuyển sinh trên Đài truyền hình và Ngày hội tuyển sinh do các báo tổ chức.

- Tăng cường hoạt động của Tổ truyền thông Phân hiệu thông qua việc giới thiệu các thông tin về Phân hiệu, ngành mình đang học và tư vấn chọn ngành cho học sinh.

Chi tiết xem file kèm theo:

Kế hoạch truyền thông năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề