Kẹo cu đơ nghĩa là gì

Ý nghĩa của từ Cu đơ là gì:

Cu đơ nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 2 ý nghĩa của từ Cu đơ. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Cu đơ mình


0

  0


kẹo làm bằng lạc rang ngào với mật hoặc đường, kẹp giữa hai lớp bánh đa mỏng, ăn giòn, có vị ngọt bùi kẹo cu đơ


0

  1


Là một loại kẹo lạc, đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh. Kẹo có nhiều hình dạng khác nhau nhưng thường là dạng viên nhỏ vừa miệng. Kẻo dạng dẻo, cứng, khá dính và ngọt, vị ngọt từ đường mía. Để tránh bị chảy và vón thành khối lớn, người ta hay nặn thành viên xong lăn với bột. Rất thơm mùi gừng và vị ngọt rất thanh, không gắt.

nga - Ngày 20 tháng 10 năm 2018



>

Kẹo cu đơ là một loại kẹo đặc sản ở Hà Tĩnh. Kẹo được nấu từ mật mía, mạch nha, lạc và đặc biệt nhất là miếng bánh tráng ép lại. Vẻ ngoài độc đáo cùng hương vị thơm ngon đã giúp món này nổi tiếng và trở thành một trong những đại diện ẩm thực cho Hà Tĩnh.

Kẹo cu đơ là đặc sản của Hà Tĩnh. Ảnh: @jinofoodie0406

Nguồn gốc của kẹo cu đơ cũng thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách. Có nhiều câu chuyện còn lưu truyền kể về sự ra đời của kẹo cu đơ. Trong đó, một truyền thuyết cho rằng kẹo cu đơ có nguồn gốc từ kẹo lạc [kẹo đậu phộng] - một sản phẩm lâu đời tại làng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Vào Pháp thuộc [1884-1945], làng Hương Sơn có ông Cu Hai nổi tiếng với kỹ thuật nấu kẹo lạc ngon. Kẹo của ông tuyển chọn nguyên liệu rất kỹ: mật là loại vàng sáng, không có gợn, không có cặn; lạc phải bỏ hạt lép, chỉ dùng hạt to và bóng. Kẹo lạc ông làm ra không quá cứng cũng không quá mềm, khi ăn giòn và thơm. Chính vì vậy, sản phẩm kẹo lạc của ông Cu Hai được nhiều người thích thú và đặt theo tên ông là kẹo “Cu Hai”.

Vào những đêm trăng sáng, dân làng thường tụ tập lại nhà ông ăn kẹo lạc và uống nước chè xanh. Những người lính Pháp cũng thưởng thức loại kẹo này và bị mê hoặc bởi hương vị của nó. Khi biết tên kẹo là “Cu Hai”, họ đã đổi từ “hai” thành “deux” [ý nghĩa là số 2 trong tiếng Pháp] để tiện gọi. Còn “cu” không biết chuyển ngữ như thế nào nên đành ghép thành “cu deux” [cu đơ].

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh có xuất xứ từ món kẹo lạc. Ảnh: @ yucoiwaki

Cũng có một giai thoại khác kể rằng: xưa kia, ở một làng thuộc huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh có gia đình nghèo sinh được 2 người con trai. Khi người con trai lớn muốn lấy vợ, vì không có tiền mua sính lễ cũng như làm cơm thiết đãi hàng xóm, người cha nảy ra ý nấu mật mía sôi rồi đổ lạc vào và làm ra món kẹo lạc. Không ngờ, ai ăn cũng thích thú nên từ đấy ông tiếp tục dùng hai nguyên liệu ấy để làm món kẹo lạc. Người dân gọi món kẹo này là kẹo “cu hai” [nghĩa là nói về một người cha có hai người con]. Sau này, khi văn hóa Pháp du nhập vào Việt Nam thì người ta đã đổi từ “hai” thành từ tiếng Pháp là “deux” nghe cho trí thức. Chính vì vậy, kẹo “cu hai” đã trở thành kẹo “cu deux” và đọc là “cu đơ”.

Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc tên kẹo cu đơ. Ảnh: huongnghiepaau]

Kẹo cu đơ ngày xưa chỉ gồm mật mía và lạc. Dần dần, món kẹo này đã được thay đổi một chút bằng cách thêm miếng bánh tráng kẹp bên ngoài để kẹo thơm hơn, giòn hơn. Kẹo cu đơ đã trở thành một món ăn vặt quen thuộc của người Hà Tĩnh từ những cụ già đến trẻ nhỏ. Khi ghé thăm mảnh đất này, du khách sẽ được người dân đôn hậu mời chén nước chè xanh cũng vài chiếc kẹo cu đơ. Kẹo cu đơ ngày nay còn phổ biến tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung và Bắc Trung Bộ. 

Mua gói kẹo cu đơ về làm quà là điều không thể thiếu khi đến Hà Tĩnh. Ảnh: @ lanhuong.06

Kẹo cu đơ được làm như thế nào?

Nguyên liệu chính của kẹo cu đơ bao gồm: mật mía, mạch nha, gừng, lạc rang, bánh tráng [một loại bánh hình tròn làm bằng bột gạo] và mè đen. Đây đều là những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm nhưng để cho ra mẻ kẹo ngon lại đòi hỏi người thợ phải có công thức pha trộn cũng như đôi bàn tay khéo léo. Mật mía phải chọn loại nguyên chất, không pha đường, không có gợn, không có cặn. Lạc phải chọn loại hạt chắc. Bánh tráng dùng để kẹp cần có độ dày vừa phải để kẹo không bị quá cứng. 

Từ trái sang là các nguyên liệu lạc, mạch nha, mật mía. Ảnh: dienmayxanh

Lạc được rang đến khi hạt chuyển sang màu vàng nâu và có mùi thơm. Gừng đem rửa sạch, cạo vỏ rồi thái thành những sợi nhỏ. Tiếp đến, cho mật mía và mạch nha vào chung một nồi rồi đun trên bếp lửa đến khi hỗn hợp sôi sẽ tắt bếp và khuấy đều. Sau khi thấy mật dẻo vừa độ, tiếp tục cho gừng thái nhỏ và lạc rang vào hỗn hợp trên rồi tiếp tục đảo đều. Khi thấy tất cả các nguyên liệu đã hòa quyện vào nhau, cần nhanh tay múc hỗn hợp còn nóng này dàn đều lên một chiếc bánh tráng. Sau cùng, người ta sẽ ép thêm một lớp bánh tráng lên phía trên cùng rồi rắc mè đen lên là hoàn thành. Kẹo cu đơ sẽ được bảo quản trong túi nilon hoặc hộp kín để giữ được độ giòn thơm.

Lạc được nấu với mạch nha, mật mía đến khi sệt lại. Ảnh: @trungrom

Sau khi lạc và mạch nha được nấu sệt lại và hơi nguội, người ta sẽ dàn đều lên miếng bánh tráng. Ảnh: firstvietnam.vn

Một miếng kẹo cu đơ ngon khi ăn phải có độ giòn của bánh tráng và miếng kẹo đủ mềm. Kẹo cu đơ là sự hòa quyện giữa vị ngọt của mạch nha, vị béo bùi của lạc, một chút cay ấm của gừng cùng lớp bánh đa giòn xốp. Chỉ cắn một miếng thôi, du khách sẽ cảm nhận được mọi cung bậc của vị giác lan tỏa nơi đầu lưỡi.

Kẹo cu đơ khi ăn vừa giòn của bánh tráng lại có chút dai của mạch nha. Ảnh: @ pron.ng

Người Hà Tĩnh thưởng thức kẹo cu đơ luôn kèm theo một tách trà xanh ấm nóng, đặc biệt là vào những ngày se lạnh. Vị chát và đắng của trà hòa quyện cùng vị béo, ngọt, cay của kẹo cu đơ cứ dịu dịu nơi đầu lưỡi, làm ấm cuống họng rồi lan tỏa khắp cơ thể tạo một cảm giác rất dễ chịu.

Kẹo cu đơ thưởng thức cùng chén chè xanh đã trở thành đặc trưng của người dân Hà Tĩnh. Ảnh: dacsanhatinh

Kẹo cu đơ thường được đóng thành các hộp hoặc bọc trong bao nilon trong. Mỗi hộp như vậy gồm khoảng 5 cái với giá tầm 45.000đ/hộp. Tại Hà Tĩnh, có rất nhiều cơ sở sản xuất kẹo cu đơ. Trong đó, có một số thương hiệu nổi tiếng với tuổi đời hơn 20 năm trong nghề làm kẹo cu đơ: 

Kẹo cu đơ ông bà Thư Viện: 548A Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh.

Kẹo cu đơ ông Lung: 22 Nguyễn Công Trứ, thành phố Hà Tĩnh.

Kẹo cu đơ Phong Nga: Bàu Láng, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà.

Kẹo cu đơ bà Hường: 466 Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh.

Kẹo cu đơ cùng chén nước chè xanh dù dung dị nhưng lại đem đến hương vị, trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ. Ảnh: vivu

Kẹo cu đơ là thức quà đặc trưng của người Hà Tĩnh và cũng là món đặc sản hòa quyện giữa nhiều hương vị thơm ngon. Kẹo cu đơ cùng chén nước chè xanh dù dung dị nhưng lại đem đến hương vị, trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ cho du khách khi tới mảnh đất này.

Video liên quan

Chủ Đề