Khế ước nghĩa là gì

Do khế ước cũng chỉ đơn giản là sự thỏa thuận của các bên và được ghi lại bằng văn bản nên để thành lập khế ước, các bên hoàn toàn có thể gặp nhau, ghi lại và cùng có chữ ký của các bên. Tuy nhiên các điều khoản trong khế ước không được trái quy định pháp luật.

Đang xem: Khế ước là gì

Khế ước là một cụm từ xuất hiện từ rất xa xưa, nó như một loại giấy tờ bảo đảm cho các giao dịch giữa con người với nhau. Ngày nay, cụm từ này vẫn còn được sử dụng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Vậy Khế ước là gì? Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Khế ước là gì?

Khế ước là một thuật ngữ được sử dụng trong thời kỳ trước khi đất nước ta mở cửa, tiến tới nền kinh tế thị trường, trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, khế ước là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở thời kì trước và sau khi giành được độc lập dân tộc năm 1945, do ảnh hưởng của thuật ngữ pháp lý trong luật dân sự của Pháp như trong dân pháp điển Bắc Kỳ, dân pháp điển trung Kỳ, pháp quy giản yếu năm 1883 thi hành ở Nam kỳ.

READ:  Tinh Giảm Biên Chế Là Gì - Phân Biệt Biên Chế Với Hợp Đồng Lao Động

Thuật ngữ này lần đầu tiên được xuất hiện trong Sắc lệnh số 97/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 22.5.1950. Tại Điều 13 Sắc lệnh này quy định:

“Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu.”

Như vậy có thể hiểu khế ước chính là một sự thỏa thuận dân sự giữa hai bên, từ đó sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngày nay, các nhà làm luật không còn sử dụng phổ biến cụm từ “Khế ước” nữa mà thay vào đó chính là các giao dịch dân sự, hợp đồng. Và hiện nay, chúng ta cũng chỉ còn nghe thấy các cụm từ như khế ước nhận nợ, khế ước vay.

Khế ước nhận nợ chính là một loại biên bản xác nhận khoản nợ của các bên liên quan bao gồm bên cho vay, bên vay. Đây cũng chính là một loại giấy tờ ghi nợ.

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật không hề có quy định giải thích thuật ngữ Khế ước là gì? Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu đó thực chất chỉ giao dịch dân sự dựa trên sự thỏa thuận của các bên.

Lập khế ước như thế nào?

Do khế ước cũng chỉ đơn giản là sự thỏa thuận của các bên và được ghi lại bằng văn bản nên để thành lập khế ước, các bên hoàn toàn có thể gặp nhau, ghi lại và cùng có chữ ký của các bên. Tuy nhiên các điều khoản trong khế ước không được trái quy định pháp luật.

READ:  Tái Hôn Là Gì ? Các Quy Định Của Pháp Luật Về Kết Hôn Kết Hôn Là Gì

Xem thêm: Tổng Hợp Những Trang Web Dịch Văn Bản Chuyên Ngành Online, Dịch Văn Bản

Đối với khế ước nhận nợ thì có thể thực hiện trực tuyến. Bước đầu tiên là truy cập vào mục tín dụng, sau đó chọn hồ sơ tín dụng và tiến hành lập khế ước. Hãy nhập thông tin hợp đồng và thông tin kế ước một cách chính xác, tuyệt đối không nhập dữ liệu giả mạo, khai khống.

Sau khi đã hoàn thành chuỗi đăng ký trên, bạn hãy ấn nút lập khế ước trả nợ. Lúc này màn hình sẽ hiển thị ra một sheet kế hoạch trả nợ. Bạn cũng điền đầy đủ thông tin và cuối cùng là ấn nút lưu.

Sau khi đăng ký xong bản khế ước nhận nợ, bạn phải hoàn thành bản kế hoạch trả nợ. Kế hoạch trả nợ sẽ là minh chứng giúp bạn dễ dàng vay một khoản tiền hơn.

Cuối cùng là kiểm tra mọi thông tin về lãi, thời gian trả nợ một cách cẩn thận, chính xác, rồi mới lưu.

Giải ngân khế ước ra sao?

Khi đã biết được Khế ước là gì? cũng như cách lập khế ước thì một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm chính là cách giải ngân khế ước ra sao.

Đầu tiên cũng là vào mục tín dụng và chọn mẫu Hồ sơ tín dụng, sau đó ấn “Giải ngân” để màn hình kết xuất mẫu dữ liệu. Cuối cùng là ấn “In giao dịch” để xuất ra văn bản chứng từ kế toán. Nếu muốn in bản “Giấy nhận nợ” hãy ấn in giấy nhận nợ.

Với các trường hợp giải ngân nhiều lần thì tổng số tiền giải ngân cho đợt sau bằng số tiền ký trên hợp đồng tín dụng. Như vậy, việc thành lập khế ước nhận nợ và giải ngân khế ước không hề khó mà còn rất thuận tiện.

Xem thêm: Cách Chuyển Vùng Appstore Sang Mỹ, Đổi Nhanh App Store Việt Nam Sang Mỹ

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc Khế ước là gì để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: thông tin cần biết

Từ xa xưa khế ước xã hội đã được viết đến như là công cụ để các bên có thể thỏa thuận với nhau về các vấn đề trong cuộc sống cũng như duy trì trật tự trong đời sống xã hội. Thuật ngữ “khế ước xã hội” lần đầu tiên được biết đến qua tác phẩm khế ước xã hội của Jean Jacques Rousseau với tác phẩm khế ước xã hội. Ngày nay ở Việt Nam thì hiến pháp 2013 được coi là một một bản khế ước xã hội. Vậy để hiểu rõ khế ước xã hội là gì theo quy định của pháp luật thì các bạn có thể tham khảo bải viết sau của Luật Minh Gia.

1. Khế ước là gì theo quy định pháp luật?

Khế ước xã hội trong triết học và chính trị học là một học thuyết mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng. Về mặt luật pháp, khế ước xã hội thể hiện cụ thể là một tờ khế ước, một bản hợp đồng trên đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau.

Lý thuyết về khế ước xã hội lần đầu tiên được Thomas Hobbes đưa ra khi ông cho rằng con người ban đầu vốn sống ở trạng thái tự nhiên, trong tình trạng vô chính phủ, khi chưa hề có sự cưỡng bức có tổ chức lên mỗi cá nhân. Con người qua khế ước xã hội từ bỏ những quyền tự do tự nhiên của mình để được hưởng sự an toàn và trật tự của xã hội văn minh. Theo Thomas Hobbes, con người sơ khai sống thành bầy đàn để cùng chống lại các kẻ thù, nhưng không có gì ràng buộc giữa họ. Quyền sở hữu không tồn tại dẫn đến chuyện tất cả mọi người đều có thể sở hữu tất cả mọi vật.

Thuật ngữ khế ước lần đầu tiên được xuất hiện trong Sắc lệnh số 97/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 22.5.1950. Tại Điều 13 Sắc lệnh này quy định:“Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu.” Như vậy khế ước xã hội có thể được hiểu là giao dịch dân sự được thiết lập trên cơ sở thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Nói một cách trực tiếp, khế ước là hợp đồng. Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản mà thiếu những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Những vấn đề thuộc nội dung chủ yếu của hợp đồng do pháp luật quy định, nếu pháp luật không quy định thì theo thoả thuận của các bên. Tuỳ theo loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận những nội dung chủ yếu như: đối tượng của hợp đồng; số lượng; chất lượng; giá; phương thức thanh toán; thời hạn; địa điểm; quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng…

2. Vì sao hiến pháp được coi là một bản khế ước xã hội

Hiến pháp cần được nhìn nhận đúng như một bản khế ước xã hội vì những lý do sau:

Thứ nhất, Hiến pháp chính là đạo luật cơ bản của một quốc gia kèm theo các nguyên tắc, các khuôn khổ hành xử chung nhất. Do đó, chúng ta sẽ chỉ là những con người được sống trong sự tự do, bình đẳng nếu như chúng ta được tự thỏa thuận về mặt Hiến pháp.

Thứ hai, về mặt kỹ thuật, Hiến pháp là một khế ước xã hội không có nghĩa là xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản đó. Việc soạn thảo Hiến pháp do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những nhà lập pháp thực hiện. Những người này cần phải thể hiện bản hiến văn giống như một khế ước xã hội. Người dân có quyền được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cũng như thông qua hiến pháp.

Thứ ba, với tư cách là bản khế ước xã hội, Hiến pháp có thể tạo cho người Việt một vị thế bình đẳng – bình đẳng với các cá nhân với nhau và bình đẳng với Nhà nước. Tất cả mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Nhà nước được phân chia quyền lực ở mức độ và trong phạm vi cần thiết với mục đích phụng sự cho công chúng. Nhà nước được tất cả chúng ta phân chia cho quyền lực, sau đó chịu trách nhiệm trước chúng ta, chứ không phải là Nhà nước ban phát quyền hành cho chúng ta và chúng ta cần phải phục vụ Nhà nước. Đây cũng chính là lý do vì sao Hiến pháp được quy định cụ thể hơn chế tài đối với cơ quan Nhà nước hơn là công dân. 

Trân trọng!

Hiện nay, chưa quy định của luật nào có đưa ra khái niệm khế ước là gì và thanh lý khế ước. Tuy nhiên, theo một số ghi chép và theo tử điển Việt Nam thì khế ước được hiểu là: Giấy giao kèo về việc mua bán nhà, đất. Khái niệm trong dân luật để chỉ những giao dịch dân sự dựa trên thỏa thuận giữa các bên. Luật Dương Gia căn cứ vào các quy định cụ thể để làm rõ vấn đề đề về khế ước như sau:

Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, khế ước là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở thời kì trước và sau khi giành được độc lập dân tộc năm 1945, do ảnh hưởng của thuật ngữ pháp lý trong luật dân sự của Pháp như trong dân pháp điển Bắc Kỳ, dân pháp điển trung Kỳ, pháp quy giản yếu năm 1883 thi hành ở Nam kỳ

Trong Sắc lệnh số 97/ SL của Chủ tịch nước Việt  Nam dân chủ cộng hòa ngày 22.5.1950 quy định : ‘ khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể bị coi là vô hiệu” [ điều 13].

Như vậy, khế ước là giao dịch dân sự được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Nói một cách trực tiếp khế ước là hợp đồng.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản mà thiếu những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Những vấn đề thuộc nội dung chủ yếu của hợp đồng do pháp luật quy định, nếu pháp luật không quy định thì theo thỏa thuận của các bên. Tùy theo loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận những nội dung chủ yếu như: đối tượng của hợp đồng ; số lượng; chất lượng; giá; phương thức thanh toán; thời hạn; địa điểm; quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng…

Hợp đồng được thực hiện trên nguyên tắc trung thực, hợp tác, có lợi nhất cho các bên, đảm bảo sự tin cậy lẫn nhau, không xâm hại lợi ích của quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác. Nếu như hành vi pháp lý đơn phương chỉ là sự tuyên bố ý chí công khai của một phía chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng, ít nhất phải có hai chủ thể thể đứng về phía của hợp đồng. Ngoài ra trong một số trường hợp, việc tham gia quan hệ hợp đồng có thể có sự xuất hiện của bên thứ ba[ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba].

Hợp đồng dân sự được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận và sự thống nhất ý chí giữ các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó. Thỏa thuận và thống nhất ý chí lấy yếu tố cốt lõi để hình thành quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể, thiếu sự thỏa thuận này thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực.

Hậu quả pháp lý của sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.

Sự thỏa thuận giữa các bên không bị ảnh hưởng bởi yếu tố như giả tạo, nhầm lẫn, lừa dối , đe dọa.

Định nghĩa trên đây của Bộ luật dân sự được xem là hợp lý và thuyết phục nhất ở Việt Nam từ trước đến nay vì có nội dung ngắn gọn, chuẩn xác , vừa mang tính khái quát cao, phản ánh đúng bản chất của thuật ngữ “hợp đồng” , vừa thể hiện rõ vai trò của hợp đồng là một căn cứ pháp lý [ phổ biến] làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ [ dân sự ] của các bên.

1. Nguồn của khế ước

Theo như thuyết khế ước đưa ra, bắt đầu từ việc con người cùng thoả thuận để xây dựng đời sống cộng đồng. Còn theo quy định của pháp luật thì khế ước xã hội cụ thể là một tờ khế ước, một bản hợp đồng mà trên đó các thành viên trong xã hội cùng thống nhất các nguyên tắc để chung sống với nhau.

Theo đó khế ước cơ bản nhất chính là hiến pháp, là nền tảng cho tất cả các thoả ước khác cho cộng đồng. Thông qua đó, con người chính thức nhượng bộ một phần quyền tự nhiên của mình để trở thành một công dân, và chính thức nhượng bộ một phần tự do quyết định của mình để trở thành một công dân, và chính thức đánh đổi một phần quyền tự nhiên của mình để trở thành một công dân, và chính thức đánh đổi một phần tự do quyết định của mình vào tay  một số người cầm quyền[ là nhà nước]. Khế ước xã hội không những đưa ra nguyên tắc bình đẳng khi lụa chọn người cầm quyền mà còn đưa ra được những nguyên tắc ở đây là sự ràng buộc về trách nhiệm đối với cộng đồng trong đời sống.

Từ sự ràng buộc đó, người cầm quyền phải đảm bảo được quyền lợi cho phía bên kia về quyền tự nhiên. Quyền lực đó được thực hiện trong trường hợp có sự đồng thuận của những người bị trị trong xã hội. Theo đó, Hiến pháp là môt bản của khế ước, và là nền tảng cho các thoả ước khác của cộng đồng. Việc thông qua hiến pháp, là giúp con người chính thức giành quyền tự do để trở thành công dân. Việc giúp bản bản hợp đồng trao đổi có được sự công bằng, trong khế ước xã hội phải định rõ nguyên tắc về việc lựa chọn đưa ra người cầm quyền. Bình đẳng ở đây thể hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền thông qua được việc nhiều thành viên ủng hộ. Đối với người cầm quyền, với quyền lực hiện đang có trong tay, là những ràng buộc về các trách nhiệm đối với cộng đồng. Nếu người có quyền không hoàn thành trách nhiệm, bản hợp đồng giữa người cầm quyền và cộng đồng phải bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới.

2. Quy định pháp luật hiện hành của khế ước

Quy định hiện hành của khế ước là giao dịch dân sự được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Nói một cách ngắn gọn khế ước là hợp đồng.Theo đó, các quy định của hợp đồng dựa trên cơ sở thỏa thuận và sự thống nhất ý chí giữ các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó.

Lấy ví dụ cho khế ước là giấy giao kèo mua bán nhà, đất. Theo đó, giấy giao kèo mua bán nhà đất cụ thể hợp đồng đặt cọc các bên đã ký kết, là một căn cứ xác định thời điểm có hiệu lực khi hai bên giao kết hợp đồng đặt cọc. Để đảm bảo quyền lợi của mình, các bên khi giao nhận tiền cọc cần lập hợp đồng đặt cọc gồm những nội dung như: Thông tin về địa chỉ, chứng minh nhân dân, ngày cấp chứng minh nhân dân của bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc, số tiền đặt cọc, thời điểm giao nhận,…Việc làm như vậy nhằm giúp bảo đảm quyền lợi của hai bên khi giao kết khi có vấn đề phát sinh.

Khi mua bán nhà đất không thể không nhắc đến Hợp đồng chuyển nhượng đất đai. Trong hợp đồng chuyển nhượng quy định rõ về việc như mảnh đất này chuyển nhượng cho ai, giá trị mảnh đất như thế nào, và nghĩa vụ và quyền lợi của các bên cũng được nêu rõ. Khi bên kia vi phạm hợp đồng chuyển nhượng đất thì phải đền bù thiệt hại cho bên kia như thế nào? Việc đền bù thiệt hại được quy định rõ nhằm phòng tránh mất quyền lợi của mình trong trường hợp bên kia vi phạm hợp đồng. Theo đó quy định về nghĩa vụ của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Thứ nhất, chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

Thứ hai, giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng.

Đồng thời theo quy định của Luật dân sự Quyền của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền được nhận tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; trường hợp bên nhận chuyển nhượng chậm trả tiền thì áp dụng theo quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

“Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.”

Việc làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thể không nhắc đến nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó, bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ như: Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

Khi mua đất, quyền của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất luôn được người mua để ý đến trong hợp đồng. Quyền này cũng được quy định rõ trong Bộ luật dân sự về người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các quyền sau:

Thứ nhất, yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;

Thứ hai, yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

Thứ ba, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng;

Thứ tư, được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn.

3. Khế ước vay là gì?

Khế ước vay là một dạng hợp đồng tín dụng, gồm điều khoản, cam kết về mục đích sử dụng vốn, nguồn trả nợ, thời hạn,phương án trả nợ gốc, trả lãi, lãi suất và tài sản đảm bảo [nếu có]. Việc theo dõi thanh toán khế ước giống như việc theo dõi thanh toán một hóa đơn[ đã thanh toán bao nhiêu còn lại bao nhiêu], tuy nhiên điểm khác biệt là việc thanh toán theo các kỳ hạn khác nhau được các bên cam kết rõ trong khế ước.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

4. Thanh lý khế ước là gì?

Thanh lý khế ước được hiểu là sau khi khế ước hết thời hiệu thực hiện thì sẽ chấm dứt mọi hoạt động phát sinh liên quan đến hợp đồng.

5. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay

Luật Dương Gia căn cứ vào quy định của thanh lý khế ước, về việc chấm dứt tất cả các hoạt động phát sinh từ hợp đồng để đưa ra mẫu biên bản thanh lý hợp đồng vay .

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG VAY

Số: …/TLHĐV

– Căn cứ vào Bộ Luật Dân Sự 2015

– Căn cứ hợp đồng vay nợ số …. ký ngày … tháng … năm … giữa … với …

Hôm nay, ngày … tháng …năm … tại …chúng tôi gồm có:

ĐẠI DIỆN BÊN A: [Bên cho vay]

Ông[Bà]:… Chức vụ: …

Địa chỉ: …

Điện thoại:….  Fax: …

Tài khoản: …

ĐẠI DIỆN BÊN B: [Bên vay nợ]

Ông[Bà]:…  Chức vụ: …

Địa chỉ: …

Điện thoại:… Fax: …

Tài khoản: …

Hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng trên với các nội dung sau đây:

1. Bên B đã thanh toán đúng và đủ cả gốc và lãi số tiền đã mượn Bên A theo hợp đồng số … ký ngày … tháng …năm …

2. Tổng số tiền thanh toán gồm có:

–    Tiền gốc:…

–    Tiền lãi: …

–    Tổng cộng: …

[Viết bằng chữ: …]

3. Kể từ ngày …tháng …. năm …. , hợp đồng số … được thanh lý xong quyền, nghĩa vụ của hai bên đã thực hiện đầy đủ và chấm dứt mà không có vướng mắc hay tranh chấp gì.

Biên bản này được thành lập 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản và có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                       ĐẠI DIỆN BÊN B

NGƯỜI LÀM CHỨNG 1                                            NGƯỜI LÀM CHỨNG 2

Video liên quan

Chủ Đề