Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với nước ta sau cách mạng tháng Tám

Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Trùng Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Nạn đói, nạn dốt.

B. Đế quốc và tay sai ở nước ta còn đông và mạnh.

C. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến.

D. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ.

Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân [1945 - 1946]

Bùi Thị Trang
Bài Kiểm Tra
Thứ tư - 21/12/2016 16:15
  • In ra
Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân [1945 - 1946], có đáp án
Câu 1. Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

a. Kẻ thù đông và mạnh, nền độc lập, tự do của đất nước bị đe doạ nghiêm trọng
b. Sự non yếu của chính quyền mới thành lập.
c. Những di hại do chế độ thực dân, phong kiến để lại trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội.
d. a, b và c đúng.

Câu 2. Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám-1945?

a. Nạn đói, nạn dốt.
b. Đế quốc và tay sai ở nước ta còn đông và mạnh.
c. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến.
d. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ.

Câu 3. Những thuận lợi cơ bản sau tháng Tám 1945 ở nước ta?

a. Nhân dân lao động đã giành chính quyền làm chủ, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
b. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở nhiều nước thuộc địa phụ thuộc.
c. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ phát triển.
d. a, b và c đúng.

Câu 4. Để xây dựng một chính quyền nhà nước vững mạnh thì công việc đầu tiên nhản dân ta phải làm là gì?

a. Tham gia bầu cử cơ quan nhà nước ở Trung ương [Quốc hội]
b. Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp [tỉnh, huyện, xã ].
c. a và b đúng.
d. a và b sai.

Câu 5. Tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân là thực hiện quyền gì?

a. Quyền tự do, dân chủ.
b. Quyền làm chủ tập thể.
c. Quyền ứng cử, bầu cử.
d. Quyền làm chủ đất nước.

Câu 6. Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự.., thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là mục đích của:

a. 10 chính sách của Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân.
b. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945.
c. Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945.
d. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I [6/1/1946].

Câu 7. Quốc hội khóa I [6/1/1946] đã bầu được:

a. 333 đại biểu.
b. 334 đại biểu,
c. 335 đại biểu.
d. 336 đại biểu.

Câu 8. Ngày 2/3/1946 Quốc hội họp phiên đầu tiên đã nêu lên vấn đề gì?

a. Lập ra bản dự thảo Hiến pháp đầu tiên của nước ta.
b. Xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
c. Thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
d. a, b và c đúng.

Câu 9. Sự kiện nào trong năm 1945-1946 khẳng định chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, nền móng của chế độ mới được xây dựng?

a. Tổng tuyển cử trong cả nước 6/1/1946.
b. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
c. Thành lập ủy ban hành chính các cấp.
d. a, b và c đúng.

Câu 10. Thắng lợi của Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 khẳng định vấn đề gì?

a. Thể hiện tinh thần yêu nước và khối đoàn kết toàn dân.
b. Xây dựng được chế độ mới hợp lòng dân.
c. Đất nước vượt qua khó khăn thử thách.
d. a và b đúng.

Câu 11. Ý nghĩa chính trị của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 và việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp?

a. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quần chúng cách mạng, nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
b. Khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần làm chủ đất nước, giáng một đòn vào âm mưu xuyên tạc, chia rẽ của kẻ thù đối với chế độ mới.
c. Đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
d. a và b đúng.

Câu 12. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám là gì?

a. Giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản.
b. Giải quyết về vấn đề tài chính.
c. Giải quyết nạn đói, nạn dốt.
d. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

Câu 13. Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào là quan trọng nhất?

a. Lập hũ gạo tiết kiệm.
b. Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói.
c. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
d. Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ.

Câu14. Câu nào dưới đây là lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải quyết nạn đói:

a. “Không một tấc đất bỏ hoang”.
b. “ Tấc đất, tấc vàng”.
c. Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay! tăng gia sản xuất nửa!”.
d. Tất cả các câu trên.

Câu 15. Biện pháp nào quan trọng nhất để chính quyền cách mạng kịp thời giải quyết khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám?.

a. Động viên lòng nhiệt tình yêu nước và ủng hộ Chính phủ của nhân dân.
b. Chính phủ ký sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam [31/1/1946].
c. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước [23/11/1941].
d. Tiết kiệm chi tiêu.

Câu 16. Chính sách nào do Chính phủ ban hành có thể thực hiện được ngay?

a. Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày.
b. Chia lại mộng đất công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ
c. Ra thông tư giảm tô.
d. Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác.

Câu 17. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ vào ngày tháng năm nào?

a. 7/3/1945
b. 8/9/1945
c. 9/9/1945
d. 10/9/1945

Câu 18. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” nhằm mục đích gì?

a. Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.
b. Quyên góp tiền, để xây dựng đất nước.
c. Quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước.
d. Để hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.

Câu 19. Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam vào ngày tháng năm nào?

a. 28/1/1946
b. 29/1/1946
c. 30/1/1946
d. 31/1/1946

Câu 20. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước ngày tháng năm nào?

a. 23/11/1946
b. 24/11/1946
c. 25/11/1946
d. 26/11/1946

Câu 21. Nhân dân ta đã vượt qua được những khó khăn to lớn, củng cố và tăng cường đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Đó là kết quả và ý nghĩa của:

a. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám.
b. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám.
c. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết về tài chính sau Cách mạng tháng Tám.
d. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói, nạn dốt.

Câu 22. Ý nghĩa của những kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính:

a. Thể hiện được bản chất, tính ưu việt của chế độ mới
b. Cổ vũ động viên nhân dân ta quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ độc lập tự do vừa giành được
c. Chuẩn bị về vật chất, tinh thần cho toàn dân tiến tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
d. a, b và c đúng

Câu 23. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ bắt đầu từ ngày tháng năm nào?

a. 2/9/1945
b. 6/9/1945
c. Đêm 22 rạng 23/9/1945
d. 5/10/1945

Câu 24. Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?

a. Bọn Việt Quốc, Việt Cách.
b. Đế quốc Anh và quân Nhật còn lại ở Việt Nam.
c. Các lực lượng phản cách mạng trong nước.
d. Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam.

Câu 25. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở đâu?

a. Sài Gòn - Chợ Lớn.
b. Nam Bộ.
c. Trung Bộ.
d. Bến Tre.

Câu 26. Lý do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hoà hoãn với Tưởng Giới Thạch để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?

a. Tường dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong.
b. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của quân Anh.
c. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh.
d. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.

Câu 27. Bốn ghế Bộ trường trong Chính phủ Liên hiệp mà Quốc hội nước ta đã nhường cho phái thân Tường đó những bộ nào?

a. Ngoại giao, kinh tế, canh nông, xã hội.
b. Ngoại giao, kinh tế, giáo dục, xã hội.
c. Ngoại giao, giáo dục, canh nông, xã hội.
d. Kinh tế, giáo dục, canh nông, xã hội.

Câu 28. Trước ngày 6/3/1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?

a. Hoà với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ.
b. Hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi Miền Bắc.
c. Hoà với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.
d. Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn Tường.

Câu 29. Lý do nào là cơ bản nhất để ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị?

a. Ta chưa đủ sức đánh 2 vạn quân Tưởng.
b. Tưởng cỏ bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách hỗ trợ từ bên trong.
c. Tránh trình trạng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong khí ta còn có nhiều khó khăn.
d. Hạn chế việc Pháp và Tưởng cấu kết với nhau.

Câu 30. Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hoà hoãn nhân nhượng Pháp?

a. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.
b. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
c. Vì Pháp và Tưởng đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta.
d. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.

Câu 31. Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?

a. Quốc hội khoá I [2/3/1946] nhường cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội.
b. Hiệp ước Hoa- Pháp [28/2/1946].
c. Hiệp định sơ bộ Việt- Pháp [6/3/1946].
d. Tạm ước Việt- Pháp [14/9/1946].

Câu 32. Vì sao ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946?

a. Lực lượng ta còn yếu so với Pháp, tránh đụng độ nhiều kẻ thù một lúc.
b. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tướng về nước.
c. Tranh thủ thời gian hoà hoãn củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.
d. a, b và c đúng.

Câu 33. Việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chứng tỏ:

a. Sự mềm dẻo của ta trong việc phân hoá kẻ thù.
b. Sự lùi bước tạm thời của ta.
c. Sự thoả hiệp của Đảng ta và chính phủ ta.
d. Sự non yếu trong lãnh đạo của ta.

Câu 34. Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 có lợi thực tế cho ta?

a. Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do.
b. Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
c. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
d. Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng.

Câu 35. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Hội nghị Phông-ten-nơ-blô [Pháp] không có kết quả?

a. Thực dân Pháp âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược nước ta.
b. Thời gian đàm phán ngắn.
c. Ta chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao.
d. Ta không có được sự ủng hộ của nhân dân thế giới.

ĐÁP ÁN

CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN [1945-1946]

1. d 2.b 3.d 4.c 5.d 6.d 7.a 8.d 9.d 10.d 11.d 12.d 13.c 14.c 15.a 16.d 17.b 18.a 19.d 20.a 21.d 22.d 23.c 24.b 25.a 26.c 27. a 28.a 29.c 30.c 31.b 32.d 33.a 34.d 35.a
©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Đảng và Chính phủ Cách mạng giải quyết như thế nào ? Nêu kết quả và ý nghĩa

Đề bài

Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức đã học của cả bài để tổng hợp lại.

Lời giải chi tiết

1. Những khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám bao gồm: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, chính quyền còn non trẻ và giặc ngoại xâm, nội phản.

2. Biện pháp giải quyết của Đảng và Chính phủ:

- Ổn định đất nước, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:

+ Về chính trị: tiến hành bầu cử Quốc hội, ban hành Hiến Pháp, thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.

+ Về kinh tế: thực hiện chủ trương trước mắt là “nhường cơm sẻ áo”; “hũ gạo cứu đói”, chủ trương lâu dài là tăng gia sản xuất.

+ Về tài chính: kêu gọi khuyên góp, ủng hộ: “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, phát hành tiền Việt Nam.

+ Văn hóa, giáo dục: ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, đổi mới giáo dục theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

- Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản:

+ Hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp ở miền Nam [trước 6/3/1946]

+ Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân đội Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc [6/3/1946 đến trước 19/12/1946]

3. Kết quả:

- Chính quyền cách mạng bước đầu được củng cố, tạo dựng các cơ sở pháp lý quan trọng của một thể chế chính trị mới.

- Nạn đói đã được đẩy lùi, tài chính bước đầu được gây dựng lại.

- Giải quyết nạn mù chữ và xây dựng một nền giáo dục mới.

- Đuổi được quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta, tập trung chuẩn bị lực lượng kháng chiến chống Pháp.

4. Ý nghĩa:

- Tạo dựng niềm tin cho nhân dân về một chế độ xã hội mới mà ở đó tinh thần dân chủ và quyền công dân được xem trọng.

- Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền của kẻ thù. Tránh cùng lúc phải đối diện với nhiều kẻ thù, có điều kiện tranh thủ hòa bình để tập hợp lực lượng, củng cố vững chắc nền tảng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Loigiaihay.com

  • Đảng và Chính phủ cách mạng thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với Pháp trong thời gian trước ngày 6 - 3 và từ ngày 6 - 3 - 1946 ?

    Giải bài tập Bài 2 trang 129 SGK Lịch sử 12

  • Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp ngày 6 - 3 - 1946 được kí kết trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 129 SGK Lịch sử 12

  • Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở phía Bắc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 129 SGK Lịch sử 12

  • Hãy nêu những kết quả chủ yếu đạt được trong năm đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng Tám

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 125 SGK Lịch sử 12

  • Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Lịch sử 12

Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8

Sau cách mạng tháng 8 cùng với diễn biến của tình hình thế giới đã mang lại cho Việt Nam không ít thuận lợi trong việc quản lý và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam lại không thể tránh khỏi được nhiều khó khăn khi “thù trong, giặc ngoài” những tàn dư sau chiến tranh đang ngày càng tàn phá mạnh mẽ. Có thể nói, tình thế Việt Nam lúc bấy giờ là “ngàn cân treo sợi tóc”.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Thời cơ và những quyết sách lịch sử

[ĐCSVN] - 76 năm qua, kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tinh thần bất diệt của những ngày tháng Tám lịch sử vẫn luôn cổ vũ, động viên mỗi người dân đất Việt vững tin vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Hình ảnh những ngày Tháng Tám lịch sử ở Hà Nội... [Ảnh: hochiminh.vn]

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử đã chứng minh, thành công đó có được là nhờ một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.

Những ngày tháng Tám lịch sử...

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia; từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra những thời cơ chín muồi để đưa Cách mạng đến thành công. Bàn về thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không thể không nhắc đến bài học về vấn đề nắm bắt thời cơ, đề ra những quyết sách chính xác và kịp thời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thời điểm đó, tình hình chính trị vô cùng phức tạp, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp [09/3/1945]. Việc nắm bắt thời cơ được thể hiện ngay khi Đảng đưa ra những dự báo về tình thế cách mạng để dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền về tay Nhân dân. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. Ngày 12/3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, trong đó phân tích: "Mặc dù tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chưa thực sự chín muồi"[1] và dự báo "ba cơ hội tốt" "sẽ giúp cho những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chín muồi một cách mau chóng và một cao trào cách mạng nổi dậy: Chính trị khủng hoảng [quân thù không rảnh tay đối phó với cách mạng]; Nạn đói ghê gớm [quần chúng oán ghét quân cướp nước]; Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt [Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật]"[2].

Từ tháng 3 đến tháng 8/1945, Đảng ta tiếp tục đề ra nhiều chủ trương nhằm chuyển hướng đấu tranh cách mạng, củng cố lực lượng như: thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân [tháng 4/1945][3]; ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

...và ở Sài Gòn [Ảnh: hochiminh.vn]

Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước. Tại đây, Người đã có Thư kêu gọi khởi nghĩa, ban hành Mệnh lệnh khởi nghĩa, công bố Lệnh khởi nghĩa [Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa]… Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền như Đảng ta dự báo đã đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh với quyết tâm và tấm lòng khao khát giành độc lập dân tộc đã khẳng định: “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"[4]. Ngay khi nhận được tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện [ngày 15/8/1945], Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào [Tuyên Quang] [tháng 8/1945] quyết định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới”[5] và phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phátxít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Có thể khẳng định, thời cơ của Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại trong một thời gian rắt ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng ta đã hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt, có thể tổn thất lớn và khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập trong toàn quốc. Còn nếu để muộn hơn, khi Đồng minh đã vào Đông Dương, tình hình trở nên “vô cùng nguy hiểm”.

Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của Nhân dân ta được nhân lên gấp bội: từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và Bắc Kạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945 [từ 13 đến 28/8/1945], dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 25 triệu đồng bào ta, với tinh thần "đem sức ta mà giải phóng cho ta" đã nhất tề vùng lên giành chính quyền, tổng khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình [Hà Nội], Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”[6].

Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước, ký tên là Nguyễn Ái Quốc, được truyền đi khắp nơi trước cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công. [Ảnh: hochiminh.vn]

Vận dụng sáng tạo những thời cơ cách mạng

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, bài học nắm vững và tận dụng triệt để thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Giữa bộn bề khó khăn của những buổi sơ khai thành lập Nước, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với thắng lợi này, chúng ta đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.

Đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gần 21 năm, lâu dài với biết bao gian khổ, hy sinh; qua nhiều giai đoạn, để đối phó với các kế hoạch, chiến lược khác nhau của đế quốc Mỹ để rồi làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH.

Đó cũng là những năm đầu sau khi đất nước thống nhất với bộn bề khó khăn. Một mặt, chúng ta phải giải quyết hậu quả 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, lại bị bao vây, cấm vận. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc đã quyết tâm đồng lòng vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, xây dựng, củng cố chính quyền trên phạm vi cả nước...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta ngày càng phát triển; vị thế, uy tín, quan hệ ngoại giao ngày càng rộng mở và nâng cao [Ảnh: chinhphu.vn]

Bước vào thời kỳ mới, đất nước đứng trước những thuận lợi, thời cơ, nhưng đồng thời cũng có không ít khó khăn, thách thức. Bài học về nắm bắt thời cơ và vận dụng sáng tạo thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm xưa vẫn không ngừng được phát huy, tỏa sáng, trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc để nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ một nước trước Đổi mới còn khủng hoảng, trì trệ, lưu thông phân phối ách tắc, rối ren; hàng hóa, vật phẩm tiêu dùng khan hiếm; đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn; sau Đổi mới, đã thành một Việt Nam năng động, phát triển, chuyển đổi thành công sang mô hình và cơ chế quản lý kinh tế mới, có mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm; vị thế, uy tín, quan hệ ngoại giao của Việt Nam ngày càng rộng mở và nâng cao, được đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị ổn định, an ninh và an toàn, là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế.

Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đúng vào dịp đất nước ta vừa tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp... Đây cũng là dịp để chúng ta nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá của Cách mạng tháng Tám, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hơn 76 năm qua, góp phần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa ngày nay, để từ đó tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII./.


[1] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.365.

[2] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.366.

[3] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.382.

[4] Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, t.2, tr.225.

[5] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.366.

[6] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.437.

ĐP

Video liên quan

Chủ Đề