Kinh nguyệt đến sớm có thai không

Hiện tượng kinh nguyệt tưởng chừng rất quen thuộc nhưng lại có nhiều vấn đề khiến chị em phụ nữ đau đầu. Đặc biệt là các thay đổi đột ngột như kinh nguyệt ra ít hay không đều vốn dễ gây hoang mang. Vậy kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết sau đây nhé!

Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có phải mang thai không?

Để trả lời câu hỏi “kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không“, chúng ta cần tìm hiểu các dấu hiệu có thai thường gặp.

Những dấu hiệu có thai phổ biến bao gồm:

  • Mất kinh nguyệt [vô kinh].
  • Căng tức ngực, tăng nhạy cảm vùng ngực.
  • Buồn nôn và nôn [dấu hiệu ốm nghén].
  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Mệt mỏi.
  • Tâm trạng thất thường, trở nên nhạy cảm hơn. Một số người dễ tủi thân trong khi một số khác dễ cáu gắt.
  • Khẩu vị thay đổi. Thường gặp là thèm đồ ngọt hay thèm chua.
Vô kinh là một trong các biểu hiện có thai xuất hiện sớm

Có thể thấy vô kinh là một trong các dấu hiệu phổ biến và quan trọng nhất chỉ điểm thai kỳ. Tuy nhiên, cần làm rõ rằng vô kinh không phải là kinh nguyệt ra ít mà là hoàn toàn không có kinh. Do trứng chín đã thụ tinh cùng tinh trùng tạo thành hợp tử rồi thành phôi thai. Vì vậy hiện tượng hành kinh không xảy ra.

Dù vậy, hiện tượng ra máu âm đạo lượng ít mà nhiều người nhầm lẫn thành “kinh nguyệt ra ít” có thể là một dấu chỉ quan trọng về thai kỳ. Bản chất của hiện tượng này là máu báo thai.

Khi sự thụ tinh xảy ra, phôi thai sẽ bám vào buồng tử cung để làm tổ. Điều này gây đứt vỡ các mạch máu nhỏ trên thành tử cung gây chảy máu âm đạo. Đây chính là máu báo thai. Như vậy, kinh nguyệt ra ít có khả năng là máu báo thai mà các chị em nhầm lẫn.

Làm sao để biết kinh nguyệt ra ít có phải là máu báo có thai?

Chúng ta đã tìm ra đáp án cho câu hỏi “kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không“. Vậy làm sao để biết được lần ra máu âm đạo này là kinh nguyệt bình thường hay máu báo thai?

Vì cơ chế hoàn toàn khác với sự hành kinh nên tính chất của máu báo thai và kinh nguyệt cũng khác nhau. Thông thường, máu báo thai có các tính chất sau:

  • Thời gian xuất hiện khác với chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
  • Thường gặp nhất là ra máu âm đạo với số lượng rất ít. Đa phần biểu hiện bằng ra máu vài giọt dính băng. Hoặc vệt máu nhỏ dính quần lót.
  • Ra máu âm đạo kéo dài trong vài giờ. Đôi khi khoảng 1-2 ngày. Nếu hiện tượng ra máu âm đạo này kéo dài hơn thời gian hành kinh bình thường của bản thân, rất có thể đây không phải là máu báo thai.
  • Màu sắc của máu báo thai thường là hồng phớt hoặc nâu đậm. Ít khi có mùi và đặc biệt không gây ngứa, không gây đau rát. Dịch âm đạo gây ngứa, đau hay nóng rát thường là biểu hiện viêm nhiễm đường sinh dục.
  • Hiện tượng máu báo thai sẽ xảy ra từ 6 đến 14 ngày sau khi có quan hệ tình dục. Một trường hợp khác là có thụ tinh nhân tạo.

Kinh nguyệt ít là báo hiệu của điều gì?

Ngoài trừ nhầm lẫn với máu báo thai, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến kinh nguyệt thực sự ra ít. Ở trường hợp này, câu trả lời cho “kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không” là không.

Có thể phân loại các nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít theo hai nhóm sau:

Kinh nguyệt ra ít không do bệnh lý:

  • Tâm lý thay đổi thất thường ảnh hưởng đến sự hoạt động của nội tiết tố sinh dục.
  • Sinh hoạt không điều độ, làm việc quá sức. Thường xuyên chịu áp lực và căng thẳng.
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
  • Sử dụng viên uống tránh thai hằng ngày hoặc các biện pháp tác động đến nội tiết tố sinh dục.
Áp lực quá lớn có thể khiến kinh nguyệt ra ít và không đều

Kinh nguyệt ra ít do bệnh lý:

  • Tình trạng thiếu máu. Thường gặp là thiếu máu do thiếu chất sắt trong chế độ ăn. Ngoài ra còn có thể thiếu máu do di truyền hay nhiều nguyên nhân khác.
  • Bệnh lý ở tử cung: Các tình trạng viêm nhiễm hoặc ung thư nội mạc tử cung, cổ tử cung.
  • Các vấn đề ở buồng trứng: Thường gặp nhất là hội chứng buồng trứng đa nang gây kinh thưa.
  • Lớp nội mạc tử cung mỏng: Bẩm sinh, do nạo phá thai nhiều lần hoặc các lần mang thai quá dày [dưới 6 tháng].

Khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít

Cải thiện lối sống là một biện pháp tích cực cho những nguyên nhân không do bệnh lý

  • Xây dựng một thực đơn đa dạng, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Duy trì cân nặng hợp lý. Không nên kiêng chất béo quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ nội tiết tố sinh dục trong cơ thể.
  • Cân bằng thời gian học tập, làm việc và sinh hoạt. Lịch làm việc dày đặc sẽ gây áp lực lên cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Tạo một số thói quen giải trí nho nhỏ mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thoải mái và ổn định hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh cẩn thận trong những ngày đèn đỏ ngăn ngừa viêm nhiễm vùng sinh dục.
  • Không nên mang thai quá dày [các lần mang thai cách nhau dưới 6 tháng].
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp kiểm soát kinh nguyệt ổn định

Đối với các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý

  • Tuân thủ điều trị các bệnh nền sẵn có như: bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, các vấn đề về gan…
  • Bổ sung viên sắt nếu đang có tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
  • Thăm khám định kỳ để phát hiện các vấn đề sức khỏe. Đặc biệt nên khám ngay khi có các rối loạn kinh nguyệt bất thường. Chích ngừa vaccine HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung.

Hy vọng bài viết này đã giúp các chị em trả lời được câu hỏi “kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không“. Kinh nguyệt ra ít thực sự có thể do bệnh lý hoặc không liên quan đến bệnh lý. Đa phần cải thiện lối sống sẽ giúp các chị em ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Đôi khi hiện tượng ra máu âm đạo lượng ít thực chất là máu báo thai, không mang các đặc tính giống kinh nguyệt bình thường.

Page 2

Page 3

Page 4

Có nên tin vào lời tỏ tình của một kẻ hay trêu đùa không?

Tâm Lý

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

Page 12

Page 13

Page 14

Page 15

Page 16

Page 17

Page 18

Page 19

Page 20

Page 21

Page 22

Page 23

Page 24

Page 25

Page 26

Video liên quan

Chủ Đề