Kỹ sư thiết kế xây dựng cần những gì

Việc làm kỹ sư xây dựng luôn có nhu cầu cao nhờ xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu bạn có kỹ năng, chuyên môn tốt thì sẽ không lo thiếu việc làm trong vai trò này. Dù vậy, để ứng tuyển thành công vào các công ty thì đầu tiên, bạn sẽ cần hiểu về nhiệm vụ và yêu cầu qua mô tả công việc, sau đó chuẩn bị CV xin việc Kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp nộp cho nhà tuyển dụng.

Bạn đang xem: Kỹ sư thiết kế xây dựng là gì

Nội dung chính

  • Mô tả công việc của Kỹ sư Xây dựng
  • I. Mô tả công việc của Kỹ sư xây dựng​
  • II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Kỹ sư xây dựng
  • III. Thu nhập của kỹ sư xây dựng
  • Video liên quan

Việc làm Kỹ sư Xây dựng

Công việc cụ thể của kỹ sư xây dựng là gì?

I. Mô tả công việc của Kỹ sư xây dựng​

Kỹ sư xây dựng đóng rất nhiều vai trò khi chỉ đạo và đánh giá một dự án. Họ khảo sát khu vực thi công, đặc biệt chú ý đến các vấn đề về môi trường hoặc quy định có liên quan cần xem xét. Dưới đây là nhiệm vụ cụ thể của Kỹ sư xây dựng:

Xem Tại: Danh sách 27 Mẫu thực đơn tiệc cưới ngon và đặc sắc 3 miền Bắc – Trung – Nam

  • Quản lý, thiết kế, chỉ đạo và giám sát dự án xây dựng một cách an toàn, kịp thời và bền vững.
  • Tiến hành khảo sát công trình và phân tích dữ liệu [bản đồ, báo cáo, kiểm tra, bản vẽ…].
  • Thực hiện các nghiên cứu nghiệp vụ và tính khả thi, vẽ bản thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, nguyên vật liệu và chi phí.
  • Cung cấp tư vấn và giải quyết các vấn đề/thiếu sót phát sinh.
  • Giám sát và hướng dẫn nhân viên, liên hệ với các bên liên quan.
  • Giám sát tiến độ và lập báo cáo về tình hình dự án.
  • Quản lý ngân sách và mua trang thiết bị/nguyên vật liệu.
  • Tuân theo hướng dẫn và các quy định của ngành, bao gồm giấy phép, tiêu chuẩn an toàn… và cung cấp tài liệu kỹ thuật cũng như giấy tờ khác theo yêu cầu.

Trước khi công việc bắt đầu, họ cần lập báo cáo về tình hình khảo sát và bàn bạc với các bên tham gia vào quản lý dự án. Các bên này bao gồm hiệp hội môi trường, cơ quan chính phủ và các công ty xây dựng bên thứ ba. Kỹ sư xây dựng cần có hiểu biết sâu sắc về Bộ luật xây dựng và các quy định ảnh hưởng đến dự án. Hầu hết khi tuyển chỉ huy trưởng công trình hay kỹ sư xây dựng thì nhà tuyển dụng đều có công việc cụ thể cũng như đưa ra kỹ năng và yêu cầu để ứng viên hiểu rõ hơn bản chất công việc.

II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Kỹ sư xây dựng

Một kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp phải có những kỹ năng và trình độ bằng cấp phù hợp. Để trở thành kỹ sư xây dựng, bạn phải đáp ứng các yêu cầu như:

    Xem Thêm: Minamoto yoshitsune đã cùng ai xây dựng đội quân để chiến đấu với taira

  • Có kinh nghiệm làm ở vị trí kỹ sư xây dựng.
  • Sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế AutoCAD, Civil 3D hoặc tương tự.
  • Kỹ năng quản lý và giám sát dự án.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Bằng cử nhân chuyên ngành Kỹ sư xây dựng.
  • Kỹ năng quản lý thời gian tốt.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc nhóm hiệu quả.

III. Thu nhập của kỹ sư xây dựng

Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, thu nhập của kỹ sư xây dựng hay kỹ sư cầu đường có mức dao động lớn tùy theo kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, loại hình công ty và loại công trình. Mức thu nhập của sinh viên mới ra trường trong ngành xây dựng thường không cao, khoảng từ 5-7 triệu đồng/tháng. Với kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm từ 4-7 năm, mức lương dao động từ 7 đến 20 triệu đồng/tháng. Với kỹ sư xây dựng có ngoại ngữ tốt, làm việc cho các công ty nước ngoài với các dự án quy mô lớn, mức thu nhập có thể lên đến 30 – 40 triệu đồng/tháng. Ngoài công việc của kỹ sư xây dựng các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những việc làm cụ thể khác như công việc kỹ sư cơ khí. Thực tế các bản mô tả công việc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc đó cũng như hiểu rõ hơn những việc mình phải làm khi có nhu cầu ứng tuyển. Qua những thông tin này chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn cho quá trình lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của bản thân. CV xin việc kỹ sư xây dựng Không chỉ có kỹ sư xây dựng, nhân viên kỹ thuật xây dựng, kỹ sư cơ khí mà bạn cũng dễ dàng tìm hiểu thêm mô tả công việc kỹ sư điện. Những người kỹ sư họ sẽ đảm nhận những công việc gì và bạn có thật sự thích hợp với vị trí đó hay không. Nếu bạn đang có nhu cầu ứng tuyển việc làm thì không chỉ tìm hiểu công việc mà còn cần biết cách tạo Cv xin việc để gửi tới nhà tuyển dụng khi thật sự thấy mình phù hợp với vị trí đó nhé. Hãy thử sức để tạo cơ hội cho chính bản thân mình.

MỤC LỤC: I. Mô tả công việc của Kỹ sư xây dựng​ II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Kỹ sư xây dựng III. Thu nhập của kỹ sư xây dựng

Đọc thêm: Kỹ sư xây dựng cần có những kỹ năng gì?

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư xây dựng

Danh mục: Xây Dựng

Nguồn: //www.narihamico.vn

Nếu như kiến trúc sư là người tạo ra các bản vẽ kỹ thuật tỉ mỉ, chi tiết thì kỹ sư xây dựng chính là người hiện thực hóa những gì trên bản vẽ ấy. Có thể nói đây là một ngành nghề đóng góp rất nhiều cho đời sống, xã hội. Để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này, hãy cùng theo dõi nội dung bài viết được CareerBuilder tổng hợp và trình bày ngay sau đây!

1. Kỹ sư xây dựng là ai? Những vị trí việc làm phổ biến

Kỹ sư xây dựng [Construction Engineer] là người trực tiếp quản lý các dự án liên quan đến xây dựng, đảm bảo chúng được triển khai theo đúng kế hoạch và tiến độ. Đồng thời, họ còn chịu trách nhiệm về thiết kế và đảm bảo an toàn cho các cấu trúc tạm thời được dựng lên trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, kỹ sư xây dựng còn giám sát các vấn đề về ngân sách, quản lý tiến độ và truyền thông của dự án đang triển khai.


Bạn biết gì về vị trí công việc kỹ sư xây dựng?

Tùy vào các chuyên ngành đào tạo mà vị trí công việc của ngành nghề kỹ sư được phân loại cụ thể như sau:

- Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp.

- Kỹ sư xây dựng công trình quân sự.

- Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi.

- Kỹ sư xây dựng công trình biển.

- Kỹ sư xây dựng cầu đường.

- Kỹ sư xây dựng đô thị.

- Kỹ sư vật liệu xây dựng.

- Kỹ sư thiết kế xây dựng.

- …

2. Mô tả công việc của kỹ sư xây dựng

Theo phân loại ngành nghề, có đa dạng vị trí kỹ sư xây dựng với nhiều tính chất, đặc thù công việc khác nhau. Tuy nhiên, xét trên phương diện chung thì những công việc mà họ cần làm đó là:

- Phân tích bản báo cáo, bản đồ địa hình, tình hình khu vực khởi công xây dựng và một số dữ liệu liên quan khác để lên kế hoạch dự án.

- Xem xét và đánh giá những vấn đề liên quan đến giá trị xây dựng, tìm hiểu các quy định của Chính phủ, Nhà nước về an toàn trong xây dựng và dự đoán các nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường, phân tích rủi ro có thể xảy ra.

- Theo dõi và kiểm tra địa hình để xác định tính phù hợp cũng như độ vững chắc của nền móng công trình.

- Kiểm tra chất liệu, vật liệu xây dựng đã và đang được sử dụng trong công trình.

- Tư vấn cho chủ đầu tư hoặc khách hàng và giải quyết những vấn đề thiếu sót, phát sinh.

- Giám sát tiến độ thi công và lập báo cáo về tình hình dự án đang triển khai.

- Quản lý ngân sách mua trang thiết bị/nguyên vật liệu.

- Quản lý, điều hành các công việc tại công trường bao gồm: sửa chữa, bảo trì và thay thế các cơ sở hạ tầng đã hỏng hay xuống cấp.

- Đề xuất đặt thầu, báo cáo rủi ro, ước tính nguồn vốn và số lượng nhân công xây dựng với chủ đầu tư hoặc khách hàng.


Kỹ sư xây dựng làm gì?

3. Những yếu tố cần có đối với một kỹ sư xây dựng

Kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn

Công việc của kỹ sư xây dựng là những công việc liên quan đến kỹ thuật và ứng dụng thực tiễn. Vì vậy, để trở thành một Construction Engineer, trước hết bạn phải trải qua quá trình học tập, đào tạo để nắm vững kiến thức cũng như chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật.

Những kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí công việc này như: đọc bản vẽ, bóc tách dự toán, lập giá dự thầu, lập hồ sơ dự thầu, lập hồ sơ quyết toán xây dựng,... Bạn cần phải nắm vững những kiến thức này để có thể vận dụng vào thực tế.


Nắm vững các chuyên môn trong nghề

Kỹ năng mềm

Trong quá trình làm việc, kỹ sư xây dựng sẽ thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc với nhiều người. Vì vậy, ở vị trí này, bạn phải trang bị cho bản thân những kỹ năng mềm nhất định để có thể tồn tại và phát triển xa hơn nữa trong nghề. Một số kỹ năng quan trọng có thể kể đến như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm,...

Những kỹ năng này sẽ được tích lũy dần theo thời gian dựa trên kinh nghiệm làm việc của bản thân. Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý, lãnh đạo cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn nên học hỏi nếu có ý định tiến xa hơn lên vị trí cấp cao.

Sức khỏe tốt

Đặc thù công việc của kỹ sư trong lĩnh vực xây dựng là phải thường xuyên di chuyển theo những công trình, trực tiếp tham gia giám sát dự án, chỉ đạo hay hướng dẫn nhân công. Trong khi đó, môi trường làm việc tại công trường lại bị bao phủ bởi khói bụi, tiếng ồn cũng như những tác động của thời tiết như mưa gió, nắng gắt,... Những điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người kỹ sư.

Ngoài ra, cũng bởi vì tính chất công việc mà kỹ sư xây dựng phải thường xuyên thức đêm, tăng ca để hoàn thành deadline. Chính vì thế, người kỹ sư cần phải biết tự chăm sóc sức khỏe để có thể đương đầu với mọi khó khăn, thử thách trong công việc.


Trang bị cho bản thân một sức khỏe tốt để có thể theo nghề lâu dài

Trình độ ngoại ngữ

Với sự đầu tư và tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thì việc thành thạo ngoại ngữ là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt, kỹ sư xây dựng nên trang bị thêm tiếng Anh chuyên ngành để thuận lợi hơn trong công việc.

Khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn tiếp cận được với nhiều nguồn tài liệu, thông tin khi làm việc. Bên cạnh đó, nó còn là công cụ hỗ trợ bạn giao tiếp, làm việc với đối tác, khách hàng nước ngoài một cách thuận lợi và dễ dàng.

Thành thạo công nghệ

Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quy trình làm việc ngày càng trở nên phổ biến, nhất là trong thời đại 4.0 như hiện nay. Điều này giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian, sức lực, vừa mang đến tính chính xác và hiệu quả cao trong công việc.


Sử dụng thành thạo công nghệ giúp tăng cường hiệu quả công việc

Chính vì vậy, ngoài việc thành thạo kỹ năng tin học văn phòng cơ bản, bạn cần học hỏi thêm để có thể sử dụng thành thạo các phần mềm, công cụ hỗ trợ công việc liên quan đến thiết kế, xây dựng nhằm đẩy nhanh tiến độ làm việc.

4. Thu nhập hấp dẫn của kỹ sư xây dựng

Theo khảo sát và đánh giá từ CareerBuilder, lương kỹ sư xây dựng hiện nay tương đối ổn định và có sự dao động lớn. Sự dao động này tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, quy mô doanh nghiệp và loại hình công trình. Vậy, cụ thể kỹ sư xây dựng lương bao nhiêu?

- Đối với những bạn trẻ vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng.

- Với những kỹ sư đã có kinh nghiệm làm việc từ 4 – 5 năm thì mức lương thường dao động từ 15 – 30 triệu đồng/tháng.

- Với những kỹ sư lành nghề, có kinh nghiệm chỉ huy các công trình, dự án lớn thì mức lương trung bình hàng tháng có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng.

5. Triển vọng nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng

Để phát triển đất nước ngày một phồn thịnh, công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng là vô cùng quan trọng. Khi nền kinh tế phát triển thì các dự án và công trình cũng “mọc” lên ngày càng nhiều. Chưa kể, với sự hội nhập quốc tế rộng rãi thì những dự án hạ tầng có sự đầu tư của nước ngoài cũng chiếm đa số. Chính vì vậy, ngành xây dựng hiện nay đang giữ vai trò chủ đạo. Điều này cũng kéo theo cơ hội việc làm của ngành xây dựng luôn rộng mở.


Cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong ngành xây dựng

Thực tế cho thấy, vị trí kỹ sư xây dựng luôn thu hút nguồn nhân lực lớn hơn so với các ngành nghề khác và vẫn đang trên đà tăng trưởng từng ngày. Đặc biệt, vị trí này còn thu hút ứng viên nhờ mức lương cao và ổn định.

Sau khi hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp ngành xây dựng, bạn có thể trở thành một kỹ sư ở nhiều mảng khác nhau tùy vào sở thích. Tóm lại, trong tương lai, những ngành nghề liên quan đến kỹ sư sẽ luôn mở ra nhiều cơ hội và chào đón các ứng viên.

6. Tìm việc làm kỹ sư xây dựng ở đâu?

Với triển vọng nghề nghiệp rộng mở, nhu cầu tìm việc làm kỹ sư xây dựng cũng tăng cao. Ứng viên có thể tìm kiếm vị trí công việc này một cách dễ dàng tại website Careerbuilder.vn với nhiều đơn vị tuyển dụng uy tín. Bạn có thể tham khảo nhiều công ty tuyển dụng kỹ sư xây dựng khác nhau và so sánh mức lương giữa các nơi để lựa chọn được công ty cũng như vị trí phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của bản thân. 

Truy cập vào website Careerbuilder.vn, ứng viên sẽ có cơ hội trải nghiệm các tính năng tìm kiếm việc làm mới mẻ và tối ưu nhất hiện nay. Chỉ mất vài phút đăng ký tài khoản, tạo CV và gửi yêu cầu tuyển dụng là bạn đã có ngay cơ hội cho vị trí việc làm kỹ sư xây dựng mà không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức đi tìm việc ở khắp nơi.

CareerBuilder hy vọng bài viết trên đây sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn hình dung rõ hơn về việc làm của kỹ sư xây dựng. Hãy trang bị cho mình một hành trang thật tốt để hiện thực hóa giấc mơ trở thành một kỹ sư giỏi trong tương lai nhé!

Video liên quan

Chủ Đề