Kỹ thuật máy tính Bách khoa điểm chuẩn

Theo điểm chuẩn đại học được công bố ngày 15-16/9, nhóm Công nghệ thông tin với các ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật dữ liệu... giữ được phong độ khi nằm trong top đầu ở nhiều trường kỹ thuật, công nghệ có tiếng. Nổi bật trong số này là ngành Khoa học máy tính khi điểm chuẩn nhỉnh hơn ngành còn lại.

Để giành suất vào ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách khoa Hà Nội, thí sinh phải đạt 28,43; vào ngành tương tự của Đại học Bách khoa TP HCM phải đạt 28 điểm. Tại một số trường mà nhóm công nghệ thông tin không phải thương hiệu, Khoa học máy tính vẫn có điểm chuẩn cao như Đại học Mở 25,55; Xây dựng Hà Nội, Cần Thơ cùng mức 25 điểm.

Dưới đây là 10 đại học lấy điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính cao nhất năm nay:

STT Trường Điểm chuẩn
1 Đại học Bách khoa Hà Nội 28,43
2 Đại học Bách khoa [Đại học Quốc gia TP HCM] 28
3 Đại học Khoa học Tự nhiên [Đại học Quốc gia TP HCM] 28 [chương trình tiên tiến]
4 Đại học Công nghệ [Đại học Quốc gia Hà Nội] 27,9
5 Đại học Công nghệ Thông tin [Đại học Quốc gia TP HCM]

27,5 [định hướng Trí tuệ nhân tạo]

Quảng cáo

27,3 [đại trà]

6 Đại học Công nghiệp Hà Nội 25,65
7 Đại học Mở TP HCM 25,55
8 Đại học Cần Thơ 25
= 8 Đại học Xây dựng Hà Nội 25
10 Đại học Thăng Long [Hà Nội] 24,13

Dù vẫn ở vị trí dẫn đầu cả nước, điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính [IT1] của Đại học Bách khoa Hà Nội thấp hơn năm ngoái 0,61. Trong khi đó, tại Đại học Bách khoa TP HCM, ngành Khoa học máy tính có điểm chuẩn và thứ hạng không đổi so với năm ngoái với 28 điểm và xếp thứ nhất.

Ở vị trí thứ ba Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, ngành Khoa học máy tính điểm chuẩn tăng 1,35 so với năm ngoái để vượt qua nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin, vươn lên vị trí thứ nhất. Tương tự, ngành này ở Đại học Công nghệ Thông tin TP HCM cũng thăng hạng khi dẫn đầu bảng điểm chuẩn, sau nhiều năm thua ngành Kỹ thuật phần mềm.

Quảng cáo

Trong khi đó, ngành Khoa học máy tính của Đại học Thăng Long có điểm tăng mạnh, năm ngoái chỉ lấy 20, năm nay tăng lên 24,13. Điều này giúp Đại học Thăng Long lọt top 10, cũng là trường tư thục duy nhất trong bảng xếp hạng.

Ở ngoài top 10, ngành Khoa học máy tính cũng có điểm chuẩn ở mức khá như Đại học Công nghiệp TP HCM lấy 23 điểm, Việt Đức [Bình Dương] 23 điểm, Phenikaa [Hà Nội] 22 điểm. Điểm chuẩn ngành này thấp nhất ở Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên với 18 điểm.

Sinh viên Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội trong một giờ học. Ảnh: HUST

Theo các chuyên gia tuyển sinh, khung chương trình ngành Khoa học máy tính tương đồng như nhiều ngành nhóm Công nghệ thông tin ở môn học cơ bản, tự chọn. Tuy nhiên, ngành này sẽ nghiên cứu sâu hơn về nguyên lý làm việc của máy tính, biểu diễn cấu trúc của dữ liệu trong máy tính cùng các lý thuyết cơ bản trong lĩnh vực tin học.

Năm nay, cả nước có hơn một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó hơn 795.000 đăng ký xét tuyển đại học bằng kết quả thi. Sau khi biết điểm chuẩn, thí sinh sẽ có 10 ngày làm thủ tục nhập học. Những em không trúng tuyển đợt 1 có thể tham gia các đợt xét tuyển bổ sung, dự kiến từ ngày 3/10.

>>Xem điểm chuẩn hơn 200 đại học

Chương trình đào tạo chi tiết  

 TẢI VỀ PDF

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Có kiến thức chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật máy tính:

  • Nắm vững các kiến thức Toán và khoa học cơ bản, toán cho công nghệ thông tin để áp dụng vào giải quyết các bài toán kỹ thuật.
  • Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở cốt lõi ngành bao gồm hệ thống máy tính, giải thuật và lập trình, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phát triển phần mềm, an toàn an ninh thông tin, xử lý mã hoá thông tin và tín hiệu, dịch vụ mạng.
  • Nắm vững và có khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành, tiếp cận các định hướng ứng dụng về Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu, An toàn thông tin, Hệ thống nhúng và IoT trong xây dựng và phát triển các hệ thống, dịch vụ, giải pháp kỹ thuật Kỹ thuật máy tính.

Ngoài ra người học còn được trang bị các kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp

  • Kỹ năng ngoại ngữ [TOEIC tối thiểu 500 điểm]
  • Ý thức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp.
  • Kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng mềm khác.
  • Năng lực xây dựng sản phẩm công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, có thể áp dụng trong thực tế.

Thời gian đào tạo và khả năng học lên bậc học cao hơn

  • Đào tạo Cử nhân: 4 năm, theo 3 định hướng:
    • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu;
    • An toàn thông tin;
    • và Hệ nhúng và IoT.
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Kỹ sư: 5 năm, theo 2 định hướng:
    • Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu; và
    • Hệ thống nhúng và IoT.
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ: 5,5 năm, theo 3 định hướng:
    • Khoa học Máy tính,
    • Kỹ thuật Máy tính, và
    • Khoa học Dữ liệu.

Học bổng và hỗ trợ tài chính

Bên cạnh các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành Kỹ thuật Máy tính có kết quả học tập tốt nhưng khó khăn về tài chính có cơ hội nhận hỗ trợ từ Quỹ học bổng hội cựu sinh viên / hội doanh nghiệp CNTT hoặc từ các tập đoàn lớn như Microsoft, Samsung, Vingroup, VNPT…

Ngoài ra, sinh viên có khả năng giảng dạy và nghiên cứu tốt có thể tham gia làm trợ giảng [Teaching Assistant – TA, hỗ trợ các thầy cô giảng dạy], hay trợ lý nghiên cứu [Research Assistant – RA, hỗ trợ và cùng làm nghiên cứu với các thầy cô tại hệ thống các phòng thí nghiệm của Viện] với mức thù lao có thể lên tới 4 triệu/tháng, kèm theo Chứng nhận chính thức của Viện để sau này các em có điều kiện thuận lợi xin học bổng du học. Hiện tại, Viện là đơn vị duy nhất triển khai các chương trình này trong Trường.

Học tích hợp cử nhân – thạc sỹ: sinh viên có cơ hội được nhận học bổng miễn giảm học phí của Nhà trường, học bổng hỗ trợ đào tạo sau đại học của các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.

Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập

Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi học tập, nghiên cứu hoặc học chuyển tiếp tại các trường đối tác danh tiếng như: Đại học Khoa học Ứng dụng Regensburg [OTH, Đức], Đại học Kỹ thuật Nanyang [Singapore], Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Uppsala [Thụy Điển], Đại học Aizu [Nhật Bản], Đại học Công nghệ Tokyo [Nhật Bản]…

Ngoài ra, trong quá trình học sinh viện được thực tập trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại hơn 200 doanh nghiệp đối tác của Viện.

Thêm vào đó, Mạng lưới cựu sinh viên của Viện tại Silicon Valley cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn để giúp sinh viên có cơ hội trao đổi, thực tập tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu Thế giới.

Các cơ hội nghề nghiệp:

  • Lập trình viên phát triển phần mềm cho các hệ thống tính toán, đặc biệt là hệ thống có kết nối mạng lưới.
  • Kỹ sư hệ thống mạng máy tính, mạng Internet vạn vật, kỹ sư an toàn an ninh cho mạng truyền thông số liệu.
  • Kỹ sư thiết kế và xây dựng phần mềm cho hệ thống nhúng, đặc biệt là các hệ thống tiên tiến như ô tô tự lái, robot thông minh, hệ phân tán thời gian thực.
  • Kỹ sư phát triển hệ thống tích hợp phần cứng và phần mềm, làm chủ công nghệ lõi trong các lĩnh vực IoT, và chế tạo hệ nhúng, thiết bị thông minh [smart home, smart city].
  • 100% sinh viên có việc làm, đặc biệt các việc liên quan đến thiết kế chế tạo tại các tập đoàn lớn như: Samsung, VNPT, Vingroup [sản xuất điện thoại], BKAV.

Mức lương khởi điểm trung bình: 15-20tr/tháng.

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã thông báo ngưỡng điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vào các ngành đào tạo bậc ĐH hệ chính quy năm nay.

Theo đó, các thí sinh đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có tổng điểm ba môn theo tổ hợp xét tuyển đạt từ 19 điểm trở lên đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành của trường. Điểm sàn này bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy chế tuyển sinh.

Năm nay, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sử dụng 7 phương thức tuyển sinh. Trong đó, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT tuyển từ 30-60% tổng chỉ tiêu.

PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết điểm chuẩn năm nay sẽ tăng khác nhau tuỳ ngành và chương trình so với năm ngoái.

Trong đó, ngành có mức điểm phân khúc thấp như bảo dưỡng công nghiệp 21,25 năm ngoái, năm nay có thể không tăng hoặc tăng rất ít.

Đáng chú ý, ngành khoa học máy tính điểm chuẩn sẽ khác nhau tuỳ theo chương trình đào tạo. Trong đó ngành khoa học máy tính đại trà khả năng năm nay tăng rất ít vì điểm chuẩn năm ngoái đã ở mức 28.

“Nhưng ngành khoa học máy tính chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật dự kiến điểm chuẩn có thể 26 hoặc thấp hơn [năm ngoái điểm chuẩn 24]. Ngành này năm ngoái lần đầu tuyển sinh, năm nay có thể được nhiều thí sinh biết đến nên điểm chuẩn tăng mạnh”, ông Thắng dự đoán.

Điểm chuẩn xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 như bảng sau:

Trước đó, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã công bố điểm chuẩn các phương thức tuyển sinh riêng. Trong đó, phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm nay, trường có 9 ngành điểm chuẩn trên 900 điểm [thang điểm 1.200].

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề