Lãi suất huy động ngân hàng nhà nước mới nhất năm 2022

[TBTCO] - Năm 2022, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ giữ nguyên các loại lãi suất điều hành, không có thay đổi trong kịch bản cơ sở và tăng trưởng tín dụng mục tiêu đạt 14%. Lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ nhích tăng nhẹ, trong khi đó, lãi suất cho vay đi ngang, hoặc chỉ giảm dưới chương trình cấp bù lãi suất.

Nhìn lại chính sách tiền tệ năm vừa qua, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam [KBSV] đánh giá, chính sách tiền tệ trong năm 2021 vẫn nhất quán với chính sách nới lỏng thận trọng của Ngân hàng Nhà nước [NHNN] xuyên suốt từ thời điểm dịch mới bùng phát cho đến nay.

Cụ thể, các chính sách hỗ trợ của NHNN tính đến thời điểm hiện tại, tập trung chủ yếu ở 3 lần hạ lãi suất điều hành trong năm 2020, vẫn tương đối nhẹ nếu so với các nước trong khu vực và chủ yếu sử dụng nguồn lực từ các ngân hàng thương mại [NHTM], nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn có thể duy trì dòng tiền hoạt động.

Ngoài việc yêu cầu các NHTM tiếp tục hạ lãi suất cho vay, trong năm 2021, NHNN đã công bố Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01 về cơ cấu nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi phí cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bên cạnh đó, việc nới room tín dụng cho các NHTM diễn ra trong hai quý cuối năm đã giúp tăng trưởng tín dụng năm 2021 đạt 12,68%.

Các chuyên gia của KBSV cho biết thêm, xét cho cả năm 2021, lãi suất liên ngân hàng đã tăng lên mức nền mới, nhưng vẫn ở mức thấp nhờ trạng thái thanh khoản dồi dào. Riêng trong quý IV, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh với lãi suất qua đêm, 1 tuần và 1 tháng tăng lần lượt 66 điểm cơ bản [bps], 73 bps và 81 bps so với thời điểm cuối quý kế trước. Tuy nhiên, điều này phản ánh trạng thái thanh khoản thiếu hụt cục bộ trong mùa cao điểm cuối năm.

Trong khi đó, lãi suất huy động duy trì ổn định và biến động trong biên độ hẹp. Riêng quý cuối năm 2021, mặt bằng lãi suất huy động có xu hướng đi ngang tăng nhẹ ở các kỳ hạn ngắn [dưới 12 tháng]. Dù vậy, “biên độ biến động là tương đối hẹp [

Lãi suất huy động có thể “nhích” tăng, song lãi suất cho vay sẽ đi ngang

Các chuyên gia của KBSV cho rằng, định hướng hỗ trợ chính sách tiền tệ của NHNN vẫn được duy trì trong năm 2022, tuy nhiên điều kiện khách quan không thuận lợi khi mà áp lực lạm phát là hiện hữu với kịch bản cơ sở lạm phát ở mức 3,8%. Do vậy, nhiều khả năng NHNN vẫn sẽ giữ nguyên các loại lãi suất điều hành, không có thay đổi trong kịch bản cơ sở và tăng trưởng tín dụng mục tiêu đạt 14%, tương đương mức tăng trong năm 2021.

Các chuyên gia này đánh giá, mặt bằng lãi suất huy động, vốn đang ở mức thấp, nhiều khả năng sẽ nhích tăng trong năm 2022.

Có 3 nguyên nhân khiến lãi suất huy động tăng gồm: Lạm phát tăng trở lại khiến ngân hàng cần nâng lãi suất huy động để duy trì lãi thực dương đủ hấp dẫn để duy trì tính cạnh tranh; nhu cầu tín dụng phục hồi khi nền kinh tế mở cửa và chính sách tiền tệ thận trọng hơn của NHNN. “Mức tăng nhiều khả năng sẽ tương đối thấp [trên dưới 0,5%], tương ứng với kịch bản cơ sở lạm phát tăng 3,8%” - chuyên gia của KBSV dự báo.

Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ duy trì ở mức nền như hiện tại và có thể giảm nhẹ ở một số ngành ưu tiên dưới tác động của gói hỗ trợ cấp bù lãi suất của Chính phủ. “Các ngân hàng cũng cần duy trì một mức thu nhập lãi thuần cao, để có dư địa tăng trích lập dự phòng khi các khoản nợ xấu do giãn cách xã hội dần bộc lộ trong thời gian tới” - chuyên gia của KBSV cho hay./

Lãi suất huy động đang nhích lên ở một số ngân hàng - Ảnh QUANG ĐỊNH

Ngân hàng Bắc Á tăng lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng với khách hàng cá nhân thêm 0,1%/năm, lên 6,7%/năm, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng lên 6,6%/năm. Tại các kỳ hạn ngắn, lãi suất 6 tháng của BacABank cũng tăng 0,1% lên 6,1%/năm.

Tại Ngân hàng Phương Đông [OCB], lãi suất huy động tại quầy tăng 0,1-0,3%/năm ở các kỳ hạn dài. Sau khi tăng, lãi suất huy động kỳ hạn 36 tháng là 6,35%/năm, tăng 0,2%/năm, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5,9% lên 6,1%/năm. Lãi suất cao nhất là 6,75%/năm áp dụng với khách hàng gửi online trên app OCB OMNI kỳ hạn 36 tháng.

Ngân hàng MSB cũng tăng nhẹ lãi suất ở nhiều kỳ hạn: ở kỳ hạn 3 tháng lãi suất tăng 0,2%/năm, từ 3,8%/năm lên 4%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng 0,3% lên 5,8%/năm.

Hiện một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất trên 7%/năm với các kỳ hạn dài, thường là trên 18 tháng. Như tại Ngân hàng SCB, lãi suất gửi online từ 18 tháng trở lên đang ở mức 7,35%/năm.

Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy lãi suất huy động với khách hàng doanh nghiệp cũng đã nhích lên tại một số ngân hàng lớn như MB, Techcombank với mức tăng 0,2% ở các kỳ hạn trên 6 tháng. 

Từ đầu tháng 2-2022, nhiều ngân hàng thương mại khác đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo hướng tăng ở các kỳ hạn thêm khoảng 0,1 - 0,2 %. Việc này có thể gây áp lực lên lãi suất cho vay.

Theo tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần lớn tại TP.HCM, thanh khoản của các ngân hàng thời điểm này khá mạnh, nhưng tiền chảy qua một số kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản… Từ đó buộc một số ngân hàng nhỏ phải tăng lãi suất để hút vốn.

"Thật ra tiền chảy vòng vòng, từ cá nhân qua doanh nghiệp, trước tiền ở cá nhân nhiều hơn nhưng hai năm nay tiền ở doanh nghiệp nhiều hơn [do lãi suất huy động thấp, nhiều người chọn đầu tư thay vì gửi tiền ngân hàng].

Tài khoản doanh nghiệp cũng ở ngân hàng nên tiền vẫn ở trong hệ thống ngân hàng. Vấn đề ở chỗ là doanh nghiệp mở tài khoản ở một số tổ chức tín dụng nhất định nên một số ngân hàng khác sẽ bị hụt tiền và họ phải tăng lãi suất lên để hút tiền. 

Khi ngân hàng nhỏ tăng lãi suất thì khách hàng cá nhân sẽ đổ sang để gửi tiền ở những ngân hàng đó, dẫn đến ảnh hưởng dây chuyền là những ngân hàng không ảnh hưởng bởi thanh khoản cũng phải tăng nhẹ lãi suất để giữ nguồn vốn", vị tổng giám đốc này nói.

Vậy có lo lãi suất cho vay tăng? Theo vị lãnh đạo này, lãi suất huy động có nhích nhẹ nhưng lãi suất cho vay gần như đứng yên vì hai lý do: Một là Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các ngân hàng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay. 

Hai là tín dụng từ đầu năm không thuận lợi như dự kiến ban đầu. Số lượng khách hàng vay vốn mua nhà ở các dự án khá ít, thấp hơn mong muốn cho vay của các ngân hàng nên các ngân hàng phải cạnh tranh, phải giảm giá để thu hút khách hàng vay. 

Thêm vào đó những ngân hàng có lợi thế về quy mô và giá vốn cũng giảm lãi suất để thu hút khách hàng tốt, khiến các ngân hàng khác cũng phải giảm theo.

FED tăng lãi suất để chống lạm phát kỷ lục tại Mỹ

A.HỒNG

Trà My   -   Thứ hai, 10/01/2022 18:31 [GMT+7]

Lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt

Theo dữ liệu từ SSI, tổng lượng tín phiếu đang lưu hành thông qua kênh OMO là 10,54 nghìn tỉ đồng và sẽ đáo hạn trong tuần này.

“Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt khi kỳ hạn qua đếm kết thúc tuần giảm xuống còn 1,16% [giảm 41 điểm cơ bản]. Các kỳ hạn còn lại giảm 12 – 20 điểm cơ bản, dao động trong khoảng 1,55% đến 2,29%.

Diễn biến lãi suất thị trường 2 được dự báo sẽ gặp nhiều biến động khó lường trong tháng 1, khi thị trường bước vào giai đoạn cao điểm trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, bên cạnh việc hỗ trợ thông qua hoạt động OMO, NHNN có thể bơm thanh khoản gián tiếp thông qua hoạt động mua ngoại tệ, khi đây là tháng cao điểm kiều hối dồn về tạo cung ngoại tệ lớn”, chuyên gia SSI nhận định.

Dự báo về lãi suất trong thời gian tới, chuyên gia SSI nhận định: “Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chúng tôi ước tính NHNN sẽ duy trì quan điểm chính sách tiền tệ phù hợp trong năm 2022, với lãi suất có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp nếu không có áp lực lạm phát bất ngờ [CPI năm 2022 là 4%].

Do lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng dưới 4% và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng dao động trong khoảng 4,4% -5,0% tại ngân hàng thương mại nhà nước [4,5% -5,2% tại ngân hàng thương mại cổ phần], chúng tôi ước tính lãi suất huy động sẽ tăng khoảng 20-25 bps trong năm 2022 tại các ngân hàng lớn. Mức độ tăng lãi suất sẽ cao hơn tại các ngân hàng vốn có bảng cân đối kế toán kém lành mạnh hơn và tệp khách hàng gửi tiền yếu hơn nhiều".

Lãi suất ngân hàng cao nhất hiện nay lên tới 7,4%/năm. Ảnh TL

“Lãi suất năm 2022 sẽ khó giảm thêm so với cuối năm 2021. Lãi suất nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ trở lại [quanh mức 0,25-0,5 điểm phần trăm], nhất là trong nửa cuối của năm 2022”, chuyên gia của Công ty chứng khoán Bảo Việt [BVSC] nhận định.

Kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng trong tháng 12.2021 cho thấy các tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu tín dụng tiếp tục cải thiện trong quý I/2022 và cả năm 2022, trong đó nhóm ngành chế biến chế tạo, kinh doanh xuất nhập khẩu, mua nhà để ở, sản xuất phân phối điện và xây dựng là 5 lĩnh vực có nhu cầu vay tăng cao nhất trong năm 2022, phù hợp với kỳ vọng nền kinh tế phục hồi.

“Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 14% trong năm 2022 - tương đồng với mức mục tiêu mà NHNN đặt ra. NHNN tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 2 năm”, chuyên gia SSI nói.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay? 

Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 12.2021, lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 12 tháng vào khoảng 6,8 -7,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kỳ hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.

Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,15% cho kỳ hạn 18 tháng. 

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 6 tháng hiện nay là GPBank với mức lãi suất là 6,5% và lĩnh lãi cuối kỳ.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm.

Lãi suất cao nhất kỳ hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Video liên quan

Chủ Đề