Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng mới nhất năm 2022

Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm

Đầu tháng 6, hàng loạt ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân ở hầu hết các kỳ hạn.

Từ ngày 14/05/2022, SCB tăng từ 0.1-0.3 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi ở kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng tăng 0.1 điểm phần trăm lên 6%/năm và 6.5%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăng 0.3 điểm phần trăm lên 7.3%/năm. Kỳ hạn trên 12 tháng cũng tăng 0.3 điểm phần trăm lên 7.3%/năm.

Bac A Bank cũng chỉ tăng nhẹ 0.1 điểm phần trăm lãi suất kỳ hạn từ 6-12 tháng tại kỳ điều chỉnh 26/05/2022. Ngân hàng nâng mức lãi suất tiền gửi 6 tháng lên 6.35%/năm và 12 tháng lên 6/8%/năm.

KienlongBank lại tăng từ 0.1-0.3 điểm phần trăm lãi suất kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống và trên 12 tháng, đưa lãi suất kỳ hạn 3 tháng lên 3.7%/năm, kỳ hạn 6 tháng lên 5.7%/năm.

Một số ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi ở tất cả kỳ hạn như DongABank, OCB, VIB, Techcombank và NCB.

Như OCB tăng từ 0.2-0.25 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi tất cả các kỳ hạn từ ngày 12/05/2022. Ngân hàng áp dụng lãi suất kỳ hạn 3 tháng là 3.9%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 5.6%/năm và 12 tháng lên mức 6.3%/năm.

Trong khi đó, với khoản tiền gửi 10 – 300 triệu đồng, VIB nâng mức lãi suất tiền gửi 1 tháng lên 3.9%/năm, 3 tháng nâng lên 4%/năm và 6 tháng là 5.6%/năm.

Từ ngày 04/06/2022, Techcombank cũng nâng từ 0.15-0.35 điểm phần trăm lãi suất tất cả kỳ hạn tiền gửi. Như trường hợp khách hàng thường, dưới 50 tuổi và áp dụng cho khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, Techcombank sẽ áp dụng mức lãi suất 3 tháng là 3.35%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 4.65%/năm và 12 tháng là 5.55%/năm.

Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân tính đến đầu tháng 06/2022 phổ biến ở mức 2.85-4%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng; từ 4-6.35%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; và 5.1-7.3%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng.

Tính đến ngày 07/06/2022, ở kỳ hạn 12 tháng, SCB là ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất với 7.3%/năm. Xếp ngay đó là Bac A Bank với 6.8%/năm và VietABank là 6.6%/năm.

Ở kỳ hạn 6 tháng, Bac A Bank áp dụng mức lãi suất cao nhất 6.35%/năm, kế đến là NCB với 6.3%/năm và SCB, VietABank cùng ở mức 6%/năm.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại các ngân hàng tính đến ngày 07/06/2022

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Các chuyên gia cho rằng có nhiều lý do khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động. Theo báo cáo của VNDirect, lãi suất huy động khó có thể duy trì ở mức thấp lịch sử do nhu cầu huy động vốn cao hơn khi tín dụng tăng tốc. Đồng thời, áp lực lạm phát ở Việt Nam sẽ gia tăng trong năm nay và sự cạnh tranh gay gắt hơn với các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán để thu hút dòng vốn.

VNDirect kỳ vọng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm 2022 do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao trong những quý tới. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không lớn, khoảng 30 -50 điểm cơ bản cho cả năm 2022. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 5.9 -6.1%/năm vào cuối năm 2022 [hiện ở mức 5.5 -5.7%/năm], vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7%/năm.

Cùng quan điểm, BSC cũng cho rằng mặt bằng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ 0.5-1% trong năm 2022. Dự báo trên đến từ kịch bản lạm phát tăng và tỷ lệ cho vay trên huy động của các ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng trở lại.

Cát Lam

FILI

Có gần 10 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm trong giai đoạn nửa cuối tháng 5, phần lớn đều tăng lãi suất, dao động 0,1-0,8% một năm.

Trong đó, VIB có mức tăng 0,8% một năm cho tiền gửi online kỳ hạn 9, 11 tháng và kỳ hạn 9 tháng gửi tại quầy. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất trong toàn ngành tính từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, các kỳ hạn khác cũng được cộng thêm lãi suất 0,3-0,7% một năm. Tuy nhiên với mức nền lãi suất cũ khá thấp, thứ hạng của VIB cũng không được cải thiện nhiều sau động thái trên.

Các ngân hàng như OceanBank, BaoVietBank, PGBank, ACB... đợt này cũng đua nhau tăng lãi suất với mức phổ biến 0,3-0,4% một năm. Nhờ đó, BaoVietBank nâng thứ hạng từ vị trí 11 lên xếp thứ 4 ngân hàng có lãi suất cao nhất thị trường. OceanBank cũng tăng 6 bậc lên đứng vị trí thứ 6. Còn lại các nhà băng như BacABank, GPBank... chỉ nhích nhẹ thêm 0,1-0,2% một năm.

Sau đợt điều chỉnh này, đã có 20 trong số 34 đơn vị được VnExpress khảo sát niêm yết lãi suất tiền gửi 12 tháng tại quầy trên 6% một năm. Con số này với kênh online là 23 nhà băng. Trung bình mặt bằng lãi suất tiền gửi 12 tháng tại quầy và online lần lượt đạt 6,11% và 6,28%, tăng 0,04-0,05% so với hồi giữa tháng 5.

SCB tiếp tục là quán quân lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng. Nhà băng này trả 7,3% cho cả tiền gửi tại quầy và giao dịch online. Mức lãi suất trên đã được SCB áp dụng từ giữa tháng 5.

Giao dịch viên đang kiểm đếm tiền tại một ngân hàng ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Trước đó, giữa tháng 5 cũng đã có 11 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, nhiều nhà băng đưa ra biên độ tăng trên 0,3% một năm như NCB, GPBank, Sacombank, VietABank...

Lãi suất tiền gửi liên tục đi lên giúp huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong quý đầu năm tăng 2,15% so với cùng kỳ, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước. Riêng người dân đã gửi ròng gần 174.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền gửi của cư dân lên mức 5,47 triệu tỷ đồng, tăng 3,28% so với cuối năm 2021.

Xu hướng đổ về kênh tiền gửi ngân hàng cũng diễn ra trong bối cảnh các kênh đầu tư nóng trước đó dần hạ nhiệt. Tính từ đầu tháng 4, thị trường chứng khoán có 27 phiên thanh khoản dưới 20.000 tỷ đồng. Trong đó, gần một tháng qua chỉ có 5 phiên giao dịch vượt mốc 15.000 tỷ đồng. Mức thanh khoản trên tương đối thấp so với trung bình 26.000 tỷ đồng trong quý đầu năm.

Kênh trái phiếu cũng dần lắng xuống sau nhiều động thái vĩ mô nhằm siết chặt thị trường. Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam [VBMA] cho biết, tháng 4 có 23 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị 16.470 tỷ đồng, tuy tăng so với 2 tháng liền trước nhưng vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung của năm ngoái.

Tăng lãi suất đang trở thành xu hướng chính của các ngân hàng tư nhân từ đầu năm đến nay [trong khi đó, bốn nhà băng quốc doanh: Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank lại đứng ngoài cuộc đua]. Theo thống kê của VnDirect, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của khối tư nhân vào cuối tháng 4 đã lần lượt tăng 14 điểm cơ bản và 13 điểm cơ bản so với mức cuối năm 2021.

VnDirect kỳ vọng lãi suất huy động tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm 2022 do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao trong những quý tới. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không lớn, khoảng 30-50 điểm cơ bản cho cả năm. Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 5,9-6,1% một năm vào cuối năm 2022 [hiện ở mức 5,5-5,7% một năm], vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7% một năm.

Cùng quan điểm, Chứng khoán BSC cho rằng mặt bằng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ 0,5-1% trong năm 2022. Dự báo trên đến từ kịch bản lạm phát tăng và tỷ lệ cho vay trên huy động của các ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng trở lại.

Dưới đây là mức lãi suất sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức [cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng], không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với từng khách [khách quen, VIP, gửi tiền nhiều - nhưng dưới một tỷ]. Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy.

Tất Đạt

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 6/2022? [Nguồn: VTV]

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Với đặc thù của gói tiền gửi này là không có thời hạn ấn định cho nên lãi suất tiết kiệm ngân hàng chỉ rơi vào tầm 0,2-0,1% áp dụng tại quầy và 0,2-1% gửi trực tuyến mà thôi. Đối với hình thức gửi tiền không kỳ hạn, hiện nay ngân hàng VietinBank có mức lãi suất 0,25% áp dụng cho gửi tiền trực tuyến, là cao nhất so với các ngân hàng.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Kỳ hạn được áp dụng của mỗi ngân hàng khá linh hoạt để khách hàng dễ dàng chọn lựa. Hầu hết các ngân hàng đều có sự cạnh tranh lãi suất tiền gửi gay gắt ở gói tiền gửi tiết kiệm này.

Gửi tại quầy:

Ở mức thời hạn từ 1-3 tháng, ngân hàng GPBank có mức lãi suất cao nhất là 4%. Tiếp theo là ngân hàng SCB với 3,95%. Ngoài ra, các ngân hàng còn lại có mức lãi suất dao động không chênh lệch nhiều từ 3-3,5%. Thấp nhất là ngân hàng MBBank với 2,5% cho kỳ hạn 1 tháng, 3,2% cho kỳ hạn 3 tháng.

Với kỳ hạn 6 tháng, GBBank tiếp tục giữ mức lãi suất là 6,5%, cao nhất so với các ngân hàng còn lại. Thấp nhất là các ngân hàng thuộc Big4 [Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank], mức lãi suất cán mốc 4%/năm.

Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là SCB với mức lãi suất 7%. Thấp nhất là 4,85%/năm thuộc về ngân hàng MBBank.

Với những kỳ hạn dài hơn như 18, 24, 36 tháng, ngân hàng SCB, VRB có mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng cao nhất là 7%/năm.

Gửi trực tuyến:

Với kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều lãi suất ngân hàng hiện nay ở mức hấp dẫn lên đến 4% bao gồm: GPBank, SCB, PVcomBank.

Đối với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất trung bình 3,5 – 4 %. Thấp nhất là ngân hàng Hong Leong Bank với 3,15%/năm.

Người dân tích cực gửi ngân hàng

Số liệu từ Ngân hàng nhà nước công bố mới đây cho thấy, tiền gửi của người dân trong tháng 3/2022 tăng hơn 14.000 tỷ đồng. Mức tăng này ở các tháng 1/2022 và tháng 2/2022 lần lượt là 103.000 tỷ đồng và 56.000 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, người dân đã gửi ròng gần 174.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng và đưa tổng số tiền gửi của cư dân lên mức 5,47 triệu tỷ đồng, tương đương tăng 3,28% so với cuối năm 2021.

Việc tăng trưởng tiền gửi của cư dân ngay trong quý đầu năm là điều rất hiếm. Bởi lẽ, đây là những tháng cao điểm, người dân thường có xu hướng rút tiền để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu dịp Tết Nguyên đán.

Diễn biến “bất thường” trên chủ yếu được tác động nhờ vào việc các ngân hàng thương mại bắt đầu điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo hướng tăng lên. Nếu so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái, mặt bằng lãi suất huy động tháng 3/2022 đã tăng khoảng 0,5-1,0 điểm phần trăm.

Theo giới chuyên môn, xu hướng trên sẽ tiếp tục thể hiện ít nhất trong kỳ công bố số liệu tháng 4/2022 với 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, từ tháng 3/2022 đến nay, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục tăng thêm từ 0,1-0,3 điểm phần trăm. Thậm chí, một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn cũng bắt đầu tham gia cuộc đua hút tiền gửi nhằm chuẩn bị cho nhu cầu vay vốn tăng nhanh khi gói hỗ trợ lãi suất 2% được áp dụng.

Thứ hai, dòng tiền rút bởi ở các kênh đầu tư nóng trước đó dần quay lại trú ẩn tạm thời tại hệ thống ngân hàng để chờ cơ hội mới.

Điển hình, trong tháng 4/2022, thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, thanh khoản mỗi phiên giao dịch từ khoảng 20.000 tỷ đồng rơi về quanh 12.000 tỷ đồng. Hay như quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp tháng 4 cũng chứng kiến sự sụt giảm, nguồn tiền đãng lẽ tập trung cho thị trường này cũng không có cơ hội để giải ngân.

Thứ ba, quan sát từ dữ liệu lịch sử, tiền gửi cư dân thường có xu hướng tăng dần từ đầu quý II hàng năm.

Đáng chú ý, không chỉ tiền gửi cư dân, mà tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng nhanh.

Riêng trong tháng 3/2022 tăng tới 228.300 tỷ đồng. Tính đến cuối quý I/2022, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 5,86 triệu tỷ đồng, tăng 3,9% so với đầu năm.

Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh đã cho thấy những tín hiệu sáng trở lại, nhưng vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn và khó khăn tiềm ẩn vẫn rất lớn.

Nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra thận trọng khi dành vốn cho hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, tiền vẫn ứ đọng và tranh thủ sinh lời ở ngân hàng, đặc biệt khi mặt bằng lãi suất đang tăng.

Video liên quan

Chủ Đề