Làm cách nào để giảm thiểu chi phí đại điện trong công ty cổ phần đại chúng ?

Bắt đầu từ tháng 8/2017, Nghị định 71/2017/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực. Như vậy, nhiều quy định mới về quản trị công ty đối với công ty đại chúng sẽ được áp dụng. Nhằm giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được những thay đổi mới này, EMC đã tổng hợp một số điểm nổi bật đáng chú ý như sau:

1. Công ty đại chúng và người có liên quan

Để quý khách hàng có thể hiểu đầy đủ các quy định về quản trị công ty đối với công ty đại chúng, trước hết, chúng tôi sẽ giải thích hai thuật ngữ “Công ty đại chúng” và “Người có liên quan”.

Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây [Khoản 17 Điều 14 Luật Doanh Nghiệp 2014]:

 

Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây [Điều 25 Luật Chứng Khoán 2006]

  • Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
  • Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;
  • Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên

Xem thêm: Dịch vụ Thành lập công ty nha trang và Dịch vụ kế toán nha trang

2. Hội đồng quản trị:

  • Thành viên Hội đồng quản trị [HĐQT] có thể không phải là cổ đông của công ty. Thành viên HĐQT của 01 công ty đại chúng không được đồng thời là thành viên HĐQT tại quá 05 công ty khác [Quy định này có hiệu lực sau 02 năm kể từ ngày 01/08/2017].
  • Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc [Tổng giám đốc] của cùng 01 công ty đại chúng [Quy định này có hiệu lực sau 03 năm kể từ ngày 01/08/2017].

 

  • HĐQT của công ty đại chúng cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên điều hành và các thành viên không điều hành. Tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên không điều hành.
  • Công ty đại chúng cần hạn chế tối đa thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh điều hành của công ty để đảm bảo tính độc lập của Hội đồng quản trị.
  • Trường hợp công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì HĐQT phải có ít nhất 1/5 tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập. Trường hợp số thành viên HĐQT có ít hơn 05 người thì có 01 thành viên HĐQT là thành viên độc lập.
  • HĐQT của công ty niêm yết phải có tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HQĐQT là thành viên độc lập.

2. Ban kiểm soát:

  • Kiểm soát viên không được thuộc các trường hợp sau:
  • Làm việc trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty;
  • Là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty trong 03 năm liền trước đó.
  • Đối với công ty niêm yết và công ty đại chúng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Kiểm soát viên phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên.
  • Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty.

3. Trách nhiệm trung thực và tránh các xung đột về quyền lợi của người quản lý doanh nghiệp

Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc [Tổng giám đốc] có trách nhiệm báo cáo Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát trong các trường hợp sau:

  • Các giao dịch giữa công ty với công ty trong đó các thành viên nêu trên là thành viên sáng lập hoặc là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc [Tổng giám đốc] trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch;
  • Các giao dịch giữa công ty với công ty trong đó người có liên quan của các thành viên nêu trên là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc [Tổng giám đốc] hoặc cổ đông lớn.

4. Giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này

Công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh vay cho các cổ đông và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến cổ đông đó trừ các trường hợp sau:

  • Công ty đại chúng là tổ chức tín dụng;
  • Cổ đông là công ty con không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ và đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần của công ty đại chúng trước ngày 01/7/2015;
  • Công ty đại chúng và người có liên quan của cổ đông tổ chức là các công ty trong cùng tập đoàn hoặc các công ty hoạt động theo nhóm công ty, bao gồm: công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế và giao dịch này phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận theo quy định tại Điều lệ công ty;
  • Trường hợp pháp luật có quy định khác

Công ty đại chúng không được thực hiện giao dịch sau nếu như không được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận:

  • Cấp các khoản vay hoặc bảo lãnh cho thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc [Tổng giám đốc], các người quản lý khác và những cá nhân, tổ chức có liên quan của các đối tượng này, trừ trường hợp công ty đại chúng và tổ chức có liên quan đến cổ đông là các công ty trong cùng tập đoàn hoặc các công ty hoạt động theo nhóm công ty, bao gồm công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế và pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
  • Giao dịch với một trong các đối tượng sau mà tổng giá trị giao dịch đó từ 35% trở lên so với tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty đại chúng:
    • Thành viên HĐQT, Kiểm soát viên, Giám đốc [Tổng giám đốc], các người quản lý khác và người có liên quan của các đối tượng này;
    • Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng vốn cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;
    • Doanh nghiệp có liên quan đến các Thành viên HĐQT, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
    • Ngoài ra, HĐQT được phép chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty đối với ba đối tượng nêu trên.

Huy động vốn là hoạt động nhằm làm tăng số vốn của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ chia sẻ tới bạn đọc các hình thức huy động vốn trong công ty cổ phần.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định huy động vốn của công ty cổ phần là các văn bản sau đây:

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Luật chứng khoán 2019
  • Nghị định 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Vốn của doanh nghiệp nói chung là giá trị được tính bằng tiền của những tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp được sử dụng trong kinh doanh. Cũng như các chủ thể kinh doanh khác, để tiến hành hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần phải có vốn. Vốn trong công ty cổ phần bao gồm: vốn chủ sở hữu [vốn tự có] và vốn tín dụng [vốn vay].

  • Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của công ty, được hình thành từ nguồn đóng góp của cổ đông và vốn do công ty cổ phần tự bổ sung từ lợi nhuận của công ty, có thể tăng vốn chủ sở hữu thông qua việc phát hành cổ phiếu.
  • Vốn tín dụng: là nguồn vốn hình thành từ việc đi vay dưới các hình thức khác nhau như: vay ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân khác hoặc vay bằng cách phát hành trái phiếu.

Tương ứng với hai loại vốn là hai cách để huy động vốn trong công ty cổ phần, đó là: tăng vốn chủ sở hữu và tăng vốn vay.

===>>> Xem thêm: Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

Huy động vốn trong công ty cổ phần như thế nào?- Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Việc huy động vốn của công ty cổ phần được thực hiện dưới một số hình thức như sau:

Vốn góp ban đầu là phần vốn hình thành do các chủ sở hữu đóng góp khi thành lập doanh nghiệp. Theo Khoản 1 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Mỗi cổ đông là chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ. 

Khoản 2 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Như vậy các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần dự tính phát hành, số cổ phần còn lại sẽ được phát hành để huy động đủ số vốn điều lệ.

Huy động vốn góp ban đầu là một trong những hình thức huy động vốn trong công ty cổ phần quan trọng giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn, không bị phụ thuộc vào bên ngoài.

===>>> Xem thêm: Cổ đông không thanh toán – xử lý thế nào?

Chào bán cổ phần là một hình thức huy động vốn trong công ty cổ phần. Việc chào bán cổ phần sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:

  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần ra công chúng;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ.

Với hình thức này, việc tăng thêm số lượng cổ phần sẽ được chào bán toàn bộ cho các cổ đông của công ty theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty. Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trường hợp này, các thông tin về cổ đông được ghi vào sổ đăng ký cổ đông.

Đây là cách huy động nhanh chóng và dễ thực hiện, phát huy nguồn lực từ các cổ đông hiện tại. Việc chào bán cổ phần này sẽ không làm tăng số lượng cổ đông mà vẫn tăng được vốn điều lệ.

Việc thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng sẽ được thực hiện theo Luật chứng khoán.

Điểm mạnh của hình thức này là công ty có thể huy động vốn từ bên ngoài một cách rộng rãi với số lượng lớn vì phải thực hiện thủ tục niêm yết đại chúng theo quy định. Do vậy, hình thức này sẽ phức tạp, chịu nhiều quy định pháp lý riêng và đặc thù của Luật chứng khoán.

Việc huy động vốn theo hình thức này sẽ làm tăng số cổ đông của công ty một cách đáng kể.

Để thực hiện được hình thức này, công ty cổ phần phải được xác định là công ty đại chúng thuộc một trong hai trường hợp sau:

  • có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
  • đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Hình thức này cũng là hình thức huy động vốn từ bên ngoài, tuy nhiên không được chào bán rộng rãi và niêm yết công khai tại các sàn chứng khoán mà chỉ mang tính riêng lẻ. Việc huy động vốn này sẽ không phải chịu nhiều quy định pháp lý của Luật chứng khoán nhưng vẫn có thể huy động được thêm vốn.

Điểm mạnh của hình thức này là công ty có thể kiểm soát được số cổ phần bán ra cho nhà đầu tư nào, số lượng bao nhiêu. Nhưng nhược điểm là không thể huy động nhanh chóng và rộng rãi như hình thức chào bán ra đại chúng.

===>>> Xem thêm: Chào bán cổ phần như thế nào?

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là một loại chứng khoán. Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định, trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

Như vậy, trái phiếu được hiểu là giấy ghi nhận nợ quy định nghĩa vụ của công ty phát hành [người vay tiền] phải trả cho người nắm giữ trái phiếu [người cho vay] một khoản tiền xác định.

Phát hành trái phiếu là một trong những hình thức huy động vốn trong công ty cổ phần nhằm đáp ứng hoạt động kinh doanh.

Hình thức này có khả năng huy động vốn rất lớn, tạo điều kiện rất tốt cho công ty cổ phần nhưng lại đẩy rủi ro về phía người mua trái phiếu vì sẽ phải phụ thuộc vào khả năng thanh toán của công ty. Vì vậy việc phát hành trái phiếu cũng có những quy định rất chặt chẽ quy định về hoạt động này.

  • Trái phiếu;
  • Trái phiếu chuyển đổi;
  • Các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

Việc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần gồm 02 hình thức:

  • Chào bán trái phiếu ra công chúng, gồm các phương thức: Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng; Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.
  • Chào bán trái phiếu riêng lẻ, gồm các phương thức: Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Điều kiện phát hành trái phiếu công ty cổ phần tương đối chặt chẽ dưới hai hình thức là phát hành trái phiếu ra công chúng và phát hành trái phiếu riêng lẻ ra công chúng.

Phát hành trái phiếu ra công chúng Phát hành trái phiếu riêng lẻ ra công chúng
– Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

– Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

– Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

– Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

[theo khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019]

– Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

– Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu [nếu có]; trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.

– Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

– Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này [thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận là Đại hội đồng cổ đông].

– Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

– Đối tượng tham gia đợt chào bán phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.

[theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP]

===>>> Xem thêm: Lưu ý khi phát hành trái phiếu

Vay vốn từ các tổ chức tín dụng cũng là một trong những hình thức huy động vốn trong công ty cổ phần, thông qua hình thức này, các công ty cổ phần có thể có được các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đáp ứng nhu cầu về vốn trong sản xuất kinh doanh. 

Hình thức huy động vốn này có ưu điểm nổi trội hơn so với huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu là khi vay vốn ngân hàng nếu đến hạn trả nợ mà công ty chưa có khả năng trả thì có thể xin gia hạn nợ, nhưng nếu công ty phát hành trái phiếu thì phải có nghĩa vụ hoàn trả các khoản gốc và lãi khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

Tuy nhiên để huy động vốn từ tín dụng ngân hàng đòi hỏi công ty phải đáp ứng điều kiện nhất định như tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sử dụng vốn khả thi và có tài sản bảo đảm cho khoản vay.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

Trên đây là bài viết của các luật sư tư vấn luật doanh nghiệp về các hình thức huy động vốn trong công ty cổ phần. Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, việc huy động vốn để kinh doanh là một công việc rất quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi có nhu cầu huy động vốn, doanh nghiệp cần nắm bắt được các công việc cần làm hoặc liên hệ với Công ty Luật Thái An để cung cấp dịch vụ huy động vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

===>>> Xem thêm:

  • Dịch vụ thành lập công ty
  • Dịch vụ luật sư doanh nghiệp

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Luật sư tại Công ty Luật Thái An

Luật sư Đào Ngọc Hải, Trưởng Chi nhánh Thái Nguyên:• Có hơn 20 năm công tác giảng dạy tại Thái Nguyên• Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam • Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp - Bộ Tư PhápThẻ Luật sư số 12260/LS cấp tháng 8/2017• Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại, Hôn nhân và gia đình, Đất đai

* Tố tụng: Dân sự, Hình sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động

Video liên quan

Chủ Đề