Làm sao để khi ngủ không thở bằng miệng

Ngủ há miệng và những điều cần biết. Tác hại của việc ngủ há miệng. Làm sao để hết há miệng khi ngủ?



Há miệng thở khi ngủ

Thông thường chúng ta đều thở bằng mũi. Thở qua mũi giúp tạo nên áp lực phản hồi để phổi có nhiều thời gian hấp thu ôxy và cân bằng pH máu.

Thói quen thở miệng bỏ qua các phản xạ trên có thể dẫn đến hội chứng ngừng thở khi ngủ hay các vấn đề tim mạch khác. Khi thở miệng, não cho rằng cơ thể mất carbon dioxide quá nhanh, não nhạy cảm tình trạng này và ức chế trung tâm hô hấp.

Ngoài ra, khi thở bằng miệng, luồng khí đi thẳng vào họng và phổi không được “lọc sạch” nên dễ gây viêm họng. Lâu ngày có thể hay đổi mức khí máu; mất ngủ, thay đổi giọng nói hoặc các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.

Hãy từ bỏ thói quen thở bằng miệng ngay hôm nay. Còn nếu vì một lý nào đó buộc bạn phải dùng miệng để thở, hãy tới bác sỹ để được tư vấn cách điều trị.
 

Không nên thở bằng miệng khi ngủ. Ảnh minh họa

Mở miệng khi ngủ, bệnh gì?

Tôi bị mở miệng khi ngủ. Điều này làm cho tôi thỉnh thoảng bị viêm họng và dẫn tới ốm. Xin hỏi bác sĩ có cách nào chữa được không?

Hỏi: Tôi bị mở miệng khi ngủ. Điều này làm cho tôi thỉnh thoảng bị viêm họng và dẫn tới ốm. Xin hỏi bác sĩ có cách nào chữa được không [khi đi ngủ tôi đã chủ động nằm nghiêng người nhưng lúc ngủ rồi thì đâu lại vào đấy].

Nguyễn Đồng

Trả lời: Đây là một thói quen không phải bệnh nên bạn phải tự điều chỉnh. Trước khi ngủ bạn phải tập thở bằng mũi , việc thở bằng mồm sẽ làm bạn mở miệng khi ngủ.

---

Hỏi: Em năm nay 25 tuổi nhưng người rất gầy, khoảng 35kg cao 1m45, em rất khó ngủ và biếng ăn. Dạo gần đây em được người bạn giới thiệu thuốc EnervonC và thuốc Calcium corbiere. Vậy cho em hỏi là nếu như em dùng cả 2 loại thuốc này thì có sao không?

Mymy love

Trả lời: Trước hết bạn nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống ngủ nghỉ hợp lý, tăng cường các hoạt động thể thao để tăng cường sức khỏe. Về việc sử dụng thuốc, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà nên đi khám sức khỏe tổng thể sau đó xin tư vấn của bác sĩ.

---

Hỏi: Em năm nay 23 tuổi, chưa có gia đình. Em cao 1m66 nặng 48kg, da vàng, người hay trong tình trạng mệt mỏi. Em ăn ít, nếu cố ăn nhiều thì hay có cảm giác đầy lên cổ và buồn nôn. Khi đi ngoài cũng rất khó, em hay bị đau bụng trước khi buồn đi ngoài, và đi ngoài phân hơi lỏng mà lại khó đi. Đi xong vẫn có cảm giác còn trong bụng mà không thể nào đi tiếp được, nên rất khó chịu, em cũng hơi đau hậu môn lúc đi ngoài, đặc biệt trong những ngày có hành kinh thì đi ngoài rất đau [em cũng bị đau bụng kinh nữa]. Em không biết là em bị bệnh gì? Có nghiêm trọng lắm không? Và em có thể mua loại thuốc nào để điều trị? Mong bác sĩ cho em biết sớm!

Thao Do

Trả lời: Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay bị bệnh về gan hay đường tiêu hóa hay không. Để biết chính xác về tình trạng sức khỏe và biện pháp điều trị thì cần phải có các kết quả khám về sức khỏe của bạn mới kết luận được.

BS Phạm Văn Đài

Tư vấn bởi Phòng khám Medelab, 41 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cách ngăn ngừa chảy nước mếng khi ngủ

Ngủ với tư thế ngửa, thẳng người: Nếu tư thế bạn nằm khiến nước miếng chảy ra ngoài nghĩa là bạn đang tự tạo ra tư thế “hoàn hảo” cho chứng này “tung hoành”.

Vậy hãy thử nằm ngủ với tư thế ngửa, thẳng người và kê đầu lên gối, khi đó nước bọt sẽ chảy về đáy hàm và ngoài ra, cơ thể sẽ ít có phản xạ tự nhiên là lật úp hơn.

Nếu cơ thể bạn có xu hướng cuộn tròn thì hãy để gối ôm hay gối mỏng bên cạnh hoặc trên ngực khi ngủ. Điều này khiến bạn không thể nằm ngủ nghiêng 1 cách thoải mái do vô thức. Ngoài ra, có thể nhờ ai đó kéo bạn nằm ngửa ra khi họ thấy bạn nằm nghiêng khi ngủ.

Thông mũi: Một trong số những lý do khiến chúng ta chảy nước dãi là khi ngủ thở bằng miệng chứ không phải bằng mũi như thông lệ.

Để tránh hiện tượng này xảy ra cần đảm bảo mũi chúng ta luôn sạch sẽ và khô thoáng. Nên tập cách thở qua mũi một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể dùng ống thông hơi để làm sạch xoang khi bạn thở [đặt trên ngực] hoặc dùng một bát hơi nước với khăn tắm phủ trên đầu. Khi bạn thở trong điều kiện nước ấm sẽ kích thích xoang và làm sạch đường dẫn.

  [St]

Có nên mặc quần áo khi ngủ
Bí kíp điều trị tật xấu "ngáy to như sấm" khi ngủ
Chảy nước miếng khi ngủ
Khi ngủ dậy nên làm gì?
Làm sao để hết nghiến răng khi ngủ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, ngủ há miệng là thói quen của không ít người. Theo các chuyên gia y khoa, quá trình hô hấp bình thường qua mũi sẽ giúp lọc các loại bụi và hơi ẩm vào phổi. Tuy nhiên, khi luồng hơi đi trực tiếp vào phổi qua khoang miệng, chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe: sự sai lệch về khớp cắn khiến hàm răng của bạn có thể bị hô, cắn hở..,sâu răng, viêm lợi, ngáy…. Mình có thể tập mewing để loại bỏ thói quen xấu này bạn nhé

  • Nguyễn thị ngọc linh says:

    Thưa bác sĩ năm nay em 17t hàm răng dưới của em mỗi khi ăn là bị hô ra vì nếu hai răng cửa của hai hàm chạm nhau thì răng cầm k chạm mà còn tạo khoảng trống . Bây h pk lsao ạk?

  • Để học cách thở bằng mũi thay vì thở bằng miệng, bạn nên đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ để được đánh giá và hướng dẫn. Phương pháp điều trị cho tình trạng thở bằng mũi rất đa dạng và tùy thuộc vào nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Bệnh viện Nhi Stanford báo cáo rằng một số phương pháp điều trị có thể bao gồm rửa mũi, xịt mũi, uống thuốc hoặc phẫu thuật.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể cần điều trị các biến chứng về sức khỏe răng miệng gây ra bởi tình trạng thở bằng miệng. Để điều trị tình trạng khô miệng, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ [ADA] báo cáo rằng các nha sĩ có thể khuyến khích sử dụng kẹo cao su không đường, nước bọt giả hoặc nước súc miệng. Niềng răng có thể được khuyến nghị sử dụng cho một số người có răng mọc không thẳng hàng, và trong một số trường hợp, niềng răng trong suốt có thể là một lựa chọn hợp lý, theo Viện Y tế Quốc gia [NIH]. Thở bằng mũi và cải thiện vệ sinh răng miệng có thể là tất cả những gì bạn cần để điều trị tình trạng viêm nướu do thở bằng miệng, nhưng trong nhiều trường hợp, nha sĩ có thể khuyến nghị tiến hành phẫu thuật, theo giáo trình Bệnh học Răng miệng ở Bệnh nhi giải thích. Bạn có thể thảo luận với nha sĩ để tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị phù hợp với bạn.

    Thường xuyên thở bằng miệng không phải là cách hít thở tối ưu và có thể gây ra hàng loạt các biến chứng về sức khỏe răng miệng khác. Nếu bạn nghĩ rằng mình là một người thở bằng miệng, hãy tìm kiếm lời khuyên từ nha sĩ hoặc bác sĩ của bạn ngay lập tức.

    NGÁY VÀ NGƯNG THỞ LÚC NGỦ

    Vì sao người ta ngáy ?

    1. Hiện tượng ngáy có thể xảy ra khi thở bằng miệng. Khi hít vào bằng miệng, luồng không khí làm rung lưỡi gà và vòm khẩu mềm vốn nằm giữa thành họng và đáy lưỡi. Sự rung động này gây ra tiếng ngáy
      • Thở bằng miệng hay không tùy thuộc một phần vào tư thế ngủ. Nằm ngửa thì dễ thở bằng miệng hay là nằm nghiêng
      • Nếu mũi không thông, người ta cũng thở bằng miệng. Do đó, cảm cúm hay hút thuốc lá làm cho nghẹt mũi sẽ gây ngáy
    1. Bề rộng của đường dẫn khí vùng họng cũng là một yếu tố gây ngáy, khoảng này càng hẹp, càng dễ bị ngáy. Dưới đây là những yếu tố gây hẹp đường dẫn khí vùng họng:
      • Khi ngủ sâu cơ vùng họng không còn săn chắc như lúc thức mà dãn ra và làm cho đường dẫn khí bị hẹp lại
      • Tình trạng thiếu ngủ sẽ kéo dài giai đoạn ngủ sâu khi được ngủ bù, từ đó làm hẹp đường dẫn khí và gây ngáy.
      • Rượu thuốc an thần hay thuốc dãn cơ làm các cơ vùng họng dãn và đường dẫn khí vùng họng càng hẹp.
      • Béo phì cũng làm hẹp đường dẫn khí vì các mô chung quanh vùng họng bị phì đại.

    Ngáy có phải là bệnh không?

    Bản thân ngáy không hẳn là triệu chứng bệnh, nhưng có thể làm người chung quanh khó ngủ. Do đó, làm giảm ngáy sẽ có lợi cho nhiều người.

    Làm sao để giảm ngáy

    Có thể làm giảm ngáy bằng cách giảm cân và thay đổi một số thói quen:

    • Nếu cân nặng hơn mức cần có, nên giảm số cân dư càng nhiều càng tốt. Việc giảm cân dù chỉ vừa thôi cũng có thể làm hết ngáy.
    • Ngủ nghiêng một bên, có thể dùng gối chèn sau lưng. Có người may một túi ở sau lưng áo ngủ để chứa một trái banh tennis nhằm tránh nằm ngửa lúc ngủ.
    • Ngủ đều đặn
    • Chỉ uống ít rượu. Nếu dùng thuốc dãn cơ, thuốc an thần, hãy giảm liều.
    • Ngưng hút thuốc lá.
    • Giữ cho mũi không nghẹt.
    • Có thể dùng dụng cụ làm dãn mũi. Đó là băng dính có sợi dây thép dán lên sống mũi. Nhiều người dùng miếng dán này thấy rất tốt.

    Nếu những biện pháp nêu trên không hữu hiệu, bác sĩ có thể dùng các biện pháp phức tạp hơn. Như dụng cụ giúp mở rộng đường dẫn khí vùng họng do các bác sĩ Răng Hàm Mặt làm. Hoặc phẩu thuật để thay đổi hình dạng, kích thước lưỡi gà, vòm khẩu mềm hay các mô chung quanh vùng họng. Tuy nhiên, phẩu thuật này chỉ làm hết ngáy khoảng 60% các trường hợp.

    Trên đây là những cách xử lý cho dạng ngáy đơn thuần. Nếu một người ngủ ngáy lại kèm theo các triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi và các buổi sáng sớm, buồn ngủ hoặc ngủ gật lúc ban ngày, thì nên cảnh giác về tình trạng ngưng thở lúc ngủ.

    Ngưng thở lúc ngủ là gì?

    Đối với một số ít người ngáy có thể là dấu hiệu của tình trạng ngưng thở lúc ngủ. Bệnh nhân ngưng thở một giai đoạn ngắn trong khi ngủ do đường thở bị tắc nghẽn, sau đó thở dồn dập. Người ngủ chung có thể nhận biết những lúc ngưng thở này. Giấc ngủ của bệnh nhân không liên tục, bệnh nhân dễ tỉnh thức, do đó, gây buồn ngủ lúc ban ngày. Bệnh nhân than phiền về tình trạng nhức đầu, mệt mỏi vào buổi sáng, năng suất làm việc giảm sút, buồn ngủ hoặc ngủ gật ban ngày. Đây là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Tính tình bệnh nhân bị thay đổi, cáu gắt, dễ gây gỗ.

    Những bệnh nhân này còn có nguy cơ cao huyết áp, lên cơn đau tim và tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường do thiếu oxy máu mỗi khi ngưng thở. Tình trạng này kéo dài có thể khiến hồng cầu gia tăng, oxy máu giảm khí cacbonic bị ứ đọng gây suy hô hấp dù phổi vẫn bình thường.

    Do đó, ngưng thở lúc ngủ là một dạng bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị nghiêm túc. Việc chẩn đoán xác định một người ngủ ngáy có bị ngưng thở lúc ngủ hay không và việc tìm nguyên nhân ngưng thở đang phát triển rất mạnh ở các nước. Bệnh viện Đại học Y Dược và Phòng khám Đa khoa CHAC sẽ đầu tư một phòng nghiên cứu giấc ngủ với máy đa ký giấc ngủ hiện đại, có đến 24 kênh [điện não, điện cơ, điện mắt, điện tim, cử động hô hấp, …]. Với phương tiện này, những rối loạn trong giấc ngủ, đặc biệt là ngưng thở lúc ngủ sẽ được phát hiện. Đồng thời với việc phát hiện, máy cũng sẽ giúp xác định áp lực cần thiết để khắc phục việc tắc nghẽn đường thở. Điều trị ngưng thở lúc ngủ sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân một cách rõ rệt bên cạnh việc phòng ngừa tai nạn, biến chứng tim mạch và suy hô hấp.

    PGS.TS.LÊ THỊ TUYẾT LAN

    Video liên quan

    Chủ Đề