Lăng nha mac hải phỏng


Theo Toàn thư và Đại việt thông sử, Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), là cháu 7 đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần. Sinh ra ở vùng biển, thuở thiếu thời, Mạc Đăng Dung làm nghề đánh cá, nhưng lại có trí dũng hơn người. Trong cuộc thi tuyển dũng sĩ đời vua Lê Uy Mục tại Giảng võ đường Thăng Long, ông đã trúng Đô lực sĩ xuất thân - Võ Trạng nguyên, được sung quân Túc vệ. Trong giai đoạn này, triều Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau, bên ngoài nông dân nổi dậy khởi nghĩa, Mạc Đăng Dung được giao trấn thủ Hải Dương. Vua Lê Chiêu Thống ở kinh thành Thăng Long bị quân khởi nghĩa của Nguyễn Kính nổi loạn, uy hiếp. Mạc Đăng Dung mang quân về kinh thành cứu giá, một mình dẹp loạn, được phong làm Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân quốc công...

Lăng nha mac hải phỏng


Năm 1527, ông được triều Lê phong làm thái sư An Hưng Vương. Tháng 6 năm 1527, ông được Lê Cung Hoàng nhường ngôi vua, lập ra nhà Mạc với niên hiệu Minh Đức. Học theo nhà Trần, trị vì được 2 năm, đến năm 1529, ông nhường ngôi cho con cả là Mạc Đăng Doanh - tức Mạc Thái Tông, lui về làm Thái thượng hoàng, xây dựng thành nhà Mạc tại vùng đất Hải Phòng ngày nay.

Dưới triều Mạc, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam có nhiều thành tựu được lịch sử ghi nhận. Đó là thời thịnh trị của chợ búa, cảng thị sầm uất, văn hóa dân gian nở rộ. An ninh trật tự, kỷ cương nghiêm minh. Về kinh tế, nhà Mạc đã có chính sách khuyến nông, ưu tiên cấp ruộng đất cho binh lính, chú trọng khẩn hoang, lập làng, đắp đê. Nhà Mạc không theo chính sách “trọng nông, ức thương” như thời Lê sơ, mà có chính sách rất cởi mở với nội thương và ngoại thương, phát triển sản xuất hàng hóa, thông thương thị trường nội địa với nước ngoài. Sản phẩm gốm hoa lam của nhà Mạc ở Bát Tràng, ở Nam Sách độc đáo, tinh xảo, xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực. Một số nghề thủ công mỹ nghệ như tạc tượng, đúc chuông được khuyến khích phát triển.

Về văn hóa, nhà Mạc luôn chú trọng chính sách thi cử, đào tạo nhân tài cho đất nước (kể cả đối với phụ nữ). Cứ 3 năm mở một kỳ thi Hội. Tổng cộng tổ chức được 22 khoa thi, lấy đậu 477 tiến sĩ, 11 trạng nguyên, 12 bảng nhãn, 19 thám hoa (chỉ đứng sau thời vua Lê Thánh Tông). Tiêu biểu là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, “ngôi sao Khuê” của thế kỷ XVI. Thời đó, Mạc Đăng Dung cho xây dựng Dương Kinh ở Cổ Trai, quê hương ông một hệ thống cung điện, lầu các, trường học như: Các Dương tự; điện Tường Quang, Phúc Huy; phủ Quốc Hưng; mả Lăng, đồn binh, kho lương… với quy mô đồ sộ. Để Dương Kinh trở thành “đô thị ven bến xứ Đông”, nhà Mạc cho xây dựng một số thương cảng trên bến dưới thuyền làm nơi giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước như: Lỗ Minh Thị, An Quý, Do Nha… gắn với việc xây dựng, trùng tu, tôn tạo nhiều di tích, nhất là chùa chiền ở Cổ Trai và vùng lân cận.

Vương triều Mạc tồn tại trong thời gian 65 năm trước khi bị lực lượng phong kiến nhà Trịnh với danh nghĩa phù Lê đánh bật ra khỏi Thăng Long năm 1592. Nhà Mạc đã trải qua 5 đời vua: Mạc Đăng Dung (1527 - 1529), Mạc Đăng Doanh (1530 - 1540), Mạc Phúc Hải (1541 - 1546), Mạc Phúc Nguyên (1547 - 1561) và Mạc Mậu Hợp (1562 - 1592).

Đánh giá đúng vị thế của Vương triều Mạc và Dương Kinh, năm 2004, Bộ VH-TT quyết định xếp hạng di tích, công nhận “Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng là Di tích Lịch sử, Văn hóa Quốc gia”.

Do biến cố của lịch sử, Từ đường họ Mạc đã trải qua hơn 400 năm, công trình nguyên gốc duy nhất thờ Đức Mạc Thái Tổ, Đức Mạc Thái Tông còn lưu giữ lại ở mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi đất Tổ, phát phúc của Vương triều, được con cháu họ Mạc Cổ Trai và nhân dân địa phương hưng công xây dựng cách đây hơn một trăm năm. Đến nay, công trình ấy vừa chật hẹp, vừa nhỏ bé, đơn sơ, đang bị dột nát, nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.

Nối mạch phát triển xưa, bằng sức mạnh đoàn kết, cách nghĩ sáng tạo, người dân Dương Kinh, Kiến Thụy tiếp tục bảo tồn và phát huy truyền thống. Xây dựng nơi đây trở thành địa chỉ thu hút không chỉ các chi họ Mạc cả nước, mà còn du khách muôn phương về dâng hương tưởng niệm các vua triều Mạc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho con cháu hôm nay.

10:31, 26/10/2016

Trong chuyến công tác ở Hải Phòng mới đây, chúng tôi đã có dịp đến thăm Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc (làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng) – một trong những công trình có ý nghĩa lịch sử của vùng đất Cảng.

Trong không khí linh thiêng, trang trọng, chúng tôi được hướng dẫn viên thuyết minh chi tiết, rõ ràng về sự thăng trầm của nhà Mạc. Vương triều Mạc bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng) đăng quang vào năm 1527 và kết thúc khi vua Mạc Mậu Hợp (đời vua thứ 5) bị quân Lê - Trịnh đánh bại vào cuối năm 1592. Tuy nhiên, hậu duệ nhà Mạc vẫn còn cát cứ tại khu vực Cao Bằng để chống lại nhà Hậu Lê đến tận năm 1677 mới mất hẳn. Trong suốt những năm trị vì, các vua nhà Mạc đã có nhiều công lao với đất nước, để lại nhiều bài học quý cho các giai đoạn phát triển của đất nước sau này. Và để ghi nhớ công ơn của họ cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử vương triều Mạc một thời, năm 2009, Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được khởi công xây dựng tại làng Cổ Trai trên diện tích 10,5 ha với nhiều hạng mục đồ sộ: chính điện (nơi thờ 5 vị vua triều Mạc là Thái Tổ Nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung, Thái Tông Văn Hoàng đế Mạc Đăng Doanh, Hiến Tông Hiển Hoàng đế Mạc Phúc Hải, Tuyên Tông Duệ Hoàng đế Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp), nghi môn, thiên long tỉnh, bái đường, thái miếu, nhà truyền thống…

Lăng nha mac hải phỏng
Toàn cảnh Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc.  Ảnh: D. Lân

Cũng giống như bao du khách đã từng đến khu di tích này, chúng tôi háo hức chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá đang được lưu giữ tại đây như: chiếc bình có hình ảnh chùa Một Cột, chim hạc; chuông Đại Hồng Chung nặng 1.527 kg; chiêng đồng khắc nổi 2 con rồng...; đặc biệt là thanh Đại Long đao (hay còn gọi là Định Nam đao) hơn 500 tuổi. Đây là một trong hai thanh đao nặng nhất thế giới với chiều dài 2,55 mét, nặng 25,6 kg (ước tính khi chưa bị han gỉ là hơn 30kg). Theo lời thuyết minh của hướng dẫn viên, thanh Định Nam đao đã từng giúp Mạc Đăng Dung đoạt chức vô địch trong cuộc thi tuyển dũng sĩ tại Giảng Võ đường ở Thăng Long thời Lê Sơ (Võ Trạng nguyên). Hơn 20 năm sau đó, ông phục vụ dưới 4 triều vua Lê. Nhờ tài thao lược, trí dũng hơn người và với thanh Bảo đao trong tay, ông đã xông pha trận mạc và bách chiến bách thắng trong các cuộc dẹp loạn của nhiều phe phái, thế lực cát cứ khắp nước. Trước đây, thanh đao được dòng họ Phạm gốc Mạc ở Nam Định cất giữ. Nhưng thể theo nguyện vọng của tiên tổ và các chi họ Mạc, thanh đao đã được rước về thôn Cổ Trai và lưu giữ tại khu tưởng niệm đúng dịp kỷ niệm 469 năm ngày mất của Mạc Thái Tổ, khánh thành khu tưởng niệm. Ngày đưa thanh long đao về đất Cổ Trai, như một sự linh ứng kỳ diệu, đúng thời khắc thanh long đao được đặt vào hộp kính đặt phía trước tượng Mạc Thái Tổ, trên bầu trời xuất hiện 5 áng mây vàng hình rồng chầu về phía nhà Chính điện. Hiện trong nhà Chính điện có lưu giữ bức ảnh lớn với tên “Ngũ Long chầu triều” ghi lại thời khắc huy hoàng này.

Đứng trước khung cảnh vừa cổ kính, linh thiêng, vừa thơ mộng của Khu tưởng niệm, chúng ta như thấy được phần nào quá khứ oai hùng của một triều đại đã nằm dưới lòng đất hơn 400 năm qua.  

Tham quan Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc, chúng tôi còn được thưởng lãm nhiều sản phẩm đồ gốm, tượng đá thời nhà Mạc - thời kỳ phát triển rực rỡ của gốm hoa lam Việt Nam. Rồi lại được nghe hướng dẫn viên thuyết minh về chính sách cố kết nhân tâm và thu phục nhân tài của các vua nhà Mạc. Sử sách ghi rõ, triều Mạc chỉ tồn tại trong 65 năm, một giai đoạn lịch sử ngắn trong hàng nghìn năm chế độ phong kiến nhưng với chủ trương: “Dùng văn giáo mà rèn luyện nhân tài, sửa trường học để mở rộng nền giáo dục, ban học quy để cổ vũ lòng hăng hái…”, triều Mạc đã tổ chức được tất cả 22 khoa thi, lấy đỗ 485 tiến sĩ, trong đó có 13 trạng nguyên. Xuất thân khoa bảng dưới triều Mạc, có nhiều nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Hà Nhậm Đại, Hoàng Sĩ Khải... Những nhân tài ấy đã  không chỉ có đóng góp quan trọng trong xây dựng, tổ chức của Nhà nước triều Mạc mà còn có nhiều đóng góp vào đời sống chính trị, tư tưởng, văn hóa của dân tộc.

Kim Oanh