Lệnh truy nã có hiệu lực bao nhiêu năm

Sau khi thực hiện hành vi phạm tội một số người sẽ tự giác ra công an khai báo và chịu trách nhiệm về hậu quả do mình gây ra. Nhưng một số người sau khi phạm tội đã bỏ trốn và cơ quan có thẩm quyền đã phải phát lệnh truy nã. Vậy theo quy định hiện nay lệnh truy nã sau bao nhiêu năm thì hết hiệu lực? nội dung bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp vấn đề này.

Khi nào thì ra lệnh truy nã?

Trên thực tế cụm từ truy nã được nhắc đến tương đối phổ biến đối với những người sau khi thực hiện hành vi phạm tội sau đó bỏ trốn. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Khi có đủ những căn cứ để xác định một đối tượng đã bỏ trốn hoặc không biết đối tượng đó đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, để truy bắt nhưng không có kết quả;

– Trong trường hợp đã xác định chính xác được lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.

Nội dung của quyết định truy nã gồm có các thông tin như Quyết định truy nã phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản; căn cứ ban hành; nội dung của văn bản; họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu; kèm theo ảnh của bị can nếu có.

Quyết định truy nã bị can phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.

Như vậy lệnh truy nã sẽ được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã khi có đầy đủ những điều kiện như đã nêu ở trên, nội dung tiếp theo sẽ giải đáp về vấn đề lệnh truy nã sau bao nhiêu năm thì hết hiệu lực?

Lệnh truy nã có hiệu lực bao lâu?

Có thể hiểu truy nã là một lệnh trong hệ thống của cơ quan công an điều tra nhằm mục đích để truy tìm và xác định các đối tượng, bị can hiện đang ở vị trí nào hoặc trong quá trình phạm tội bị bắt giữ đã có hành vi lẩn trốn, việc phát lệnh truy nã sẽ giúp phục vụ cho công việc điều tra, xử lý các bị can phạm tội.

Việc truy nã phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và phải đúng người, đúng hành vi phạm tội, bảo đảm tôn trọng quyền tự do, dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy khi bị can trốn hoặc là không biết rõ bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định để truy nã bị can, lệnh truy nã sau bao nhiêu năm thì hết hiệu lực?

Hiện nay trong quy định của Bộ Luật hình sự 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan không có quy định cụ thể về thời hạn truy nã đối với bị can, bị cáo trong vụ án hình sự là bao nhiêu lâu mà chỉ quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể tại Khoản 2 điều 27 như sau:

– 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

– 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

– 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

– 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hiệu đê truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định như trên mà người phạm tội lại thực hiện thêm hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ sẽ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu như trong trường hợp người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Lệnh truy nã sau bao nhiêu năm thì hết hiệu lực? hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về thời gian sau bao lâu lệnh truy nã hết hiệu lực mà chỉ có quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hủy lệnh truy nã

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về lệnh truy nã sau bao nhiêu năm thì hết hiệu lực? vậy việc hủy lệnh truy nã được quy định như thế nào?

Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định truy nã khi có đầy đủ những thông tin như đã nêu ở những mục trên, phạm vi truy nã có thể là toàn quốc, địa phương, quốc tế tùy thuộc vào loại tội danh. Truy nã được phân loại theo các mức là đặc biệt, nguy hiểm, thường.

Tham khảo quy định tại mục 13 phần II, Công văn số 81/2002 ngày 10 tháng 6 năm 2002 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ thì hiệu lực của quyết định [lệnh] truy nã như sau: “Quyết định [lệnh] truy nã chỉ hết hiệu lực khi người bị truy nã đã chết hoặc bị bắt giữ theo quy định [lệnh] truy nã hoặc trong trường hợp có quyết định đình nã của cơ quan điều tra”.

Từ đó thấy được rằng lệnh truy nã chỉ hết hiệu lực khi người bị truy nã đã chết hoặc là người đó đã bị bắt giữ theo lệnh truy nã, khi có quyết định đình nã của cơ quan điều tra.

Qua nội dung bài viết trên đây đã giải đáp được những băn khoăn về vấn đề khi nào thì ra lệnh truy nã, lệnh truy nã sau bao nhiêu năm thì hết hiệu lực? và quy định về việc hủy lệnh truy nã. Nếu có vấn đề chưa rõ cần được giải đáp quý độc giả vui lòng liên hệ theo số 1900 6557 để được tư vấn.

Chủ Đề