Lịch đi học trở lại mới nhất Hà Nội tháng 10

Học sinh bán trú ăn lớp nào, ngủ riêng lớp đó

Hà Nội là địa phương cho học sinh ở nhà với quy mô lớn và thời gian lâu nhất cả nước. Từ cuối tháng 4/2021 đến nay, khoảng 950.000 học sinh lớp 1-6 cùng 600.000 trẻ mầm non [nhóm chưa tiêm vaccine] vẫn tiếp tục học trực tuyến hoặc nghỉ ở nhà. Ba tuần đầu tháng 2, học sinh tiểu học và lớp 6 ở ngoại thành Hà Nội được trở lại trường, nhưng sau đó phải tạm dừng vì số ca nhiễm tăng nhanh.

Đến nay, các phòng GD&ĐT và trường mầm non, tiểu học ở Hà Nội cho biết họ chưa nhận được thông tin nào cũng như chưa được hỏi ý kiến về việc cho học sinh lứa tuổi này trở lại trường.

Ông Nguyễn Văn Hậu - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mê Linh cho biết: "Hiện cấp tiểu học và lớp 6 trên địa bàn huyện vẫn dạy ổn định qua hình thức trực tuyến. Khi có văn bản của cấp trên về thay đổi hình thức học, Phòng GD&ĐT huyện sẽ nhanh chóng chỉ đạo các trường thực hiện theo đúng quy định".

Chị Ngọc Lan – phụ huynh có hai con đang học 2 cấp học khác nhau ở Hà Nội thắc mắc, tại sao đến giờ này học sinh tiểu học vẫn chưa được trở lại trường. "Cuộc sống đã trở về bình thường. Gia đình đã cho các con đi du lịch và đến các khu vui chơi...; Cháu lớn hiện học lớp 7 đã ăn bán trú tại trường, học cả ngày như trước đây... Tôi mong cháu thứ hai đang học lớp 1 được đến trường học trực tiếp vì thời gian năm học không còn nhiều".

Chưa biết đến khi nào thì các cổng trường mầm non và tiểu học tại Thủ đô Hà Nội mới mở cửa để đón học sinh trở lại trường học trực tiếp.

Trong cuộc họp về công tác phòng, chống COVID-19 tại Hà Nội ngày 28/3, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu ngành y tế và các địa phương rà soát công tác chuẩn bị, sẵn sàng phương án, tổ chức diễn tập tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi, đảm bảo có phác đồ là triển khai tiêm nhanh, hiệu quả như đợt tiêm cho trẻ 12-17 tuổi. Báo chí dẫn lời ông Dũng cho rằng "Phải tiêm được vaccine mới yên tâm đưa trẻ đến trường, nếu có nhiễm COVID-19 thì cũng nhẹ và giảm thiểu rủi ro".

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là kết thúc năm học, nếu Hà Nội chờ đợi phải tiêm đủ 2 mũi vaccine mới cho trẻ mầm non, tiểu học và lớp 6 tới trường thì cánh cổng trường mầm non và tiểu học chắc chỉ có thể mở cửa vào mùa khai giảng của năm học tới.

Có nhất thiết phải chờ tiêm vaccine mới cho trẻ đến trường?

Dưới góc độ chuyên gia, PGS.TS. Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] cho rằng, việc cho trẻ đi học trở lại là vô cùng cần thiết, đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non; không nên chờ tiêm vaccine mới cho trẻ đến trường.

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, việc trẻ em không được đến trường trong một thời gian dài sẽ gây ra các khiếm khuyết về cả thể chất lẫn tinh thần khi các em không được tương tác với bạn bè, thầy cô, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài, thậm chí khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm...

"Phần lớn trẻ em nhiễm COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ, nếu so sánh giữa lợi ích và rủi ro thì cần cho trẻ đi học. Vừa qua, trẻ em ở nhà dương tính rất nhiều vì chúng ta nới lỏng các hoạt động, số ca nhiễm trong cộng đồng nhiều, khi người lớn mắc bệnh lây cho trẻ. Nếu ở trường làm các biện pháp phòng dịch tốt, có tổ chức, nguy cơ lây nhiễm chưa chắc cao hơn ở nhà", PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết.

Như vậy, lý do "Phải tiêm được vaccine mới yên tâm đưa trẻ đến trường" của Hà Nội liệu có cứng nhắc không khi thời gian của năm học không còn nhiều. Hơn nữa, từ tháng 4/2021 đến nay, lứa học sinh này của Thủ đô chưa một ngày được đặt chân đến lớp trong khi học sinh tại nhiều địa phương trên cả nước đã được đến trường.

Các mốc học trực tiếp của học sinh Hà Nội:

  • Từ 8/11/2021: Học sinh lớp 9 huyện Ba Vì đi học trực tiếp
  • Từ 22/11/2021: Học sinh lớp 9 tại 17 huyện, thị xã đi học
  • Từ 6/12/2021: Học sinh lớp 12 toàn TP đến trường [luân phiên]
  • Từ 8/2/2022: Học sinh lớp 7 đến 12 toàn TP đến trường
  • Từ 10/2/2022: Học sinh tiểu học, lớp 6 ngoại thành đến trường
  • Từ 21/2/2022: Dự kiến học sinh tiểu học, lớp 6 thuộc 12 quận đi học nhưng sau đó, kế hoạch này tạm hoãn
  • Từ 28/2/2022: Học sinh tiểu học, lớp 6 ngoại thành chuyển học trực tuyến
  • Từ 21/3/2022: Đẩy mạnh học trực tiếp với học sinh lớp 7-12.
  • Học sinh mầm non: Vẫn nghỉ tại nhà

Học sinh là F1, cách ly tại nhà bao lâu?


Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội sẽ tiếp tục chuẩn bị phương án tiêm phủ vắc xin mũi 2 cho người dân vào nửa đầu tháng 11/2021, trên cơ sở đó tính phương án cho học sinh, sinh viên quay trở lại trường.

Chiều 20/9, phát biểu kết luận Hội nghị thông tin báo chí về các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 của thành phố do Thành uỷ Hà Nội tổ chức, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội chưa thể trở về trạng thái bình thường mới hoàn toàn, vì tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin mũi 2 mới đạt 12%.

Trong khi đó, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêu chí là hơn 70% dân số được tiêm mũi 1 và bằng hoặc hơn 20% dân số được tiêm mũi 2 mới đạt miễn dịch cộng đồng.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại Hội nghị thông tin báo chí về các giải pháp phòng chống dịch Covid-19

Để hướng tới mục tiêu đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới, Phó Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, Hà Nội sẽ tranh thủ đợt phòng, chống dịch theo các giải pháp mới từ 6 giờ ngày mai [21/9], khi được cấp đủ vắc xin sẽ tiêm phủ mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và cố gắng hoàn thành mục tiêu này vào đầu tháng 11/2021.

Trên cơ sở đó, Hà Nội sẽ tính phương án cho học sinh quay trở lại trường. cũng như cho các trường cao đẳng, đại học hoạt động trở lại.

PV

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến ngày 19/9, cả nước còn 24 tỉnh, thành phải dạy học trực tuyến và qua truyền hình để phòng chống dịch Covid-19.

Học sinh Trường Tiểu học Phạm Tu [huyện Thanh Trì, Hà Nội] đi học trở lại sau thời gian dài học trực tuyến. [Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+]

Học sinh vui mừng vì sắp được trở lại trường trong khi phụ huynh băn khoăn lo lắng khi dịch bệnh ở Thủ đô đã ở ngưỡng gần 4.000 ca nhiễm mới mỗi ngày là tâm trạng chung khi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành đi học trực tiếp trở lại từ ngày 21/2 tới đây.

Biết tin sẽ đi học trở lại trường, em Nguyễn Tuấn Anh, học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An [quận Hoàng Mai] reo lên mừng rỡ. “Con rất mong được đến trường để gặp bạn bè và cô giáo. Ở nhà học online một mình con rất buồn,” Tuấn Anh chia sẻ.

Tương tự, em Trần Khánh Linh, học sinh Trường Tiểu học Trần Đăng Ninh, quận Hà Đông] cũng tỏ ra rất háo hức. Bố mẹ đi làm nên hàng ngày, Khánh Linh phải ở nhà một mình. Bạn bè duy nhất của em là… chiếc tivi. “Đến trường, con sẽ gặp lại các bạn thân và nhiều bạn khác trong lớp, chắc chắn sẽ vui hơn rất nhiều so với việc ở nhà thui thủi một mình,” Linh vui vẻ nói.

Với những học sinh lớp 1, sự háo hức còn lớn hơn rất nhiều vì các em đã học hết một học kỳ mà chưa từng được đặt chân đến trường, chưa từng được cảm nhận sự khác biệt của không khí lớp học tiểu học so với bậc mầm non. Em Lê Nguyễn Uyển Vy, học sinh Trường Tiểu học Thành Công B [quận Ba Đình] cho biết rất mong chờ được đi học trực tiếp. “Học online con rất buồn,” Vy nói.

Học sinh đo thân nhiệt trước khi vào lớp tại Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai. [Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+]

Tuy nhiên, với các phụ huynh, tâm trạng chung là vừa mừng, vừa lo. Dù cũng rất mong con được đến trường học trực tiếp, nhưng phụ huynh vẫn không khỏi băn khoăn, lo lắng về dịch bệnh.

“Con học trực tuyến tất nhiên có rất nhiều hạn chế, chất lượng không tốt bằng học trực tiếp, lại tiếp xúc quá nhiều với máy tính và hạn chế kỹ năng xã hội khi ở nhà một mình quá lâu. Tuy nhiên, con đi học, tôi cũng rất lo lắng khi tình hình dịch bệnh ở Hà Nội đang ngày càng phức tạp, số F0 không ngừng tăng lên gần chạm mốc 4.000 ca mỗi ngày,” chị Nguyễn Thu Phương [quận Hoàng Mai] chia sẻ.

Đây cũng là nỗi niềm của chị Đỗ Thị Bích [quận Hà Đông]. “Con rất vui khi nghe tin đi học trở lại. Tôi hiểu những háo hức mong chờ của con khi suốt 9 tháng qua chưa được đến trường, chưa được gặp bạn bè. Tôi cũng tin tưởng nhà trường sẽ có công tác phòng dịch chu đáo và đã đăng ký cho con đi học lại, nhưng tôi vẫn rất lo lắng vì con chưa được tiêm vaccine, lớp học lại đông,” chị Bích nói.

[Hà Nội chốt cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 12 quận đi học từ 21/2]

Để chuẩn bị cho việc đi học trực tiếp của con, chị Bích đã đặt mua thêm khẩu trang cho con, bình nước giữ nhiệt để con mang tới lớp. “Trẻ con ham vui nên dễ lơ là trong phòng dịch, tôi sẽ phải dặn dò con cẩn thận và thường xuyên để con không chủ quan,” chị Bích chia sẻ.

Trong khi đó anh Phạm Văn Hùng [quận Nam Từ Liêm] lại tỏ ra lạc quan hơn. Anh Hùng cho hay việc đi học trực tiếp sẽ giúp con có tinh thần thoải mái hơn khi được giao lưu với bạn bè, hít thở không khí bên ngoài nhiều hơn thay vì chỉ quanh quẩn trong nhà. 

“Về việc phòng dịch, tôi nghĩ nếu các con thực hiện tốt 5K với sự hướng dẫn từ nhà trường và cha mẹ, đeo khẩu trang suốt sẽ an toàn hơn. Vấn đề đau đầu nhất là con học một buổi, phụ huynh phải bố trí đưa đón, ảnh hưởng đến công việc, nhưng nếu ăn bán trú thì lo ngại về dịch bệnh lại lớn hơn,” anh Hùng nói.

Ngoài yếu tố dịch bệnh, một trong những điều phụ huynh băn khoăn là việc con chỉ học nửa ngày tại trường sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh khó xoay sở. "Khi con học online, tôi cho con về quê với ông bà còn hai vợ chồng thì đi làm. Bây giờ con lên Hà Nội đi học, hai vợ chồng phải thuê xe đón rước, rồi gửi nhờ nhà hàng xóm tới chiều muộn về đón. Tôi mong các cơ quan chức năng sớm có biện pháp phù hợp cho các cháu để giúp chúng tôi có thể sớm ổn định công việc," anh Nguyễn Trung, một công chức chia sẻ.../.

Với việc đưa học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành trở lại trường học từ ngày 21/2 tới đây, toàn bộ học sinh các cấp học của Hà Nội sẽ đi học trực tiếp trở lại sau thời gian dài phải tạm dừng vì dịch bệnh, bắt đầu từ tháng 5/2021. Trước đó, Thủ đô đã cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đi học từ ngày 8/2; học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 18 huyện, thị xã đi học từ ngày 10/2. Riêng mầm non vẫn tiếp tục nghỉ học tại nhà.

Phạm Mai [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề