Lục nam bắc giang ở đâu

browser not support iframe.

“Sông Lục Nam trôi nghiêng nghiêng bóng một con đò,
Xa xa dãy núi Huyền Đinh, linh thiêng non nước ngàn năm”.
Câu trong bài hát “Gửi về sông Lục núi Huyền” của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân với giai điệu ru rương, êm đềm dẫn lối cho bước chân du khách khám phá, tìm hiểu về danh thắng, vùng đất con người trên đôi bờ sông Lục Nam. Sông Lục Nam hay còn gọi là sông Minh Đức hay sông Lục, sông bắt nguồn từ Lạng Sơn chảy qua địa phận xã An Lập, huyện Sơn Động đến huyện Lục Ngạn, Lục Nam và kết thúc tại ngã ba Phượng Nhãn, huyện Yên Dũng.
Trong tiềm thức của mỗi người con người Việt Nam, hình ảnh của dòng sông luôn gắn liền và song hành như những bài ca đi cùng năm tháng. Đến với Bắc Giang du khách sẽ có dịp khám phá dòng sông Lục Nam hiền hòa thơ mộng. Dọc theo đôi bờ sông đâu đâu cũng thấy những di tích, danh thắng đan xen tạo nên cả một hệ thống di sản vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, minh chứng cho một nền văn hóa đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Đây là tuyến du lịch sẽ mang đến cho du khách với nhiều trải nghiệm mới, được cảm nhận, khám phá, chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ trong không gian rộng lớn, huyền ảo của dòng sông Lục và dãy núi Huyền Đinh.



Điểm đầu tiên nơi du khách khởi hành là ngã ba Phượng Nhãn, nơi hợp lưu của Sông Thương, sông Lục Nam và sông Cầu, tại đây du khách sẽ có dịp ghé thăm ngôi chùa cổ trên 700 năm, đó là Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa thuộc thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên huyện Yên Dũng. Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa lớn, tương truyền chùa có từ thời Lý, được mở mang xây dựng vào thời Trần[ thế kỷ XIII]. Chùa Vĩnh Nghiêm có vai trò là một trung tâm đào tạo các tăng ni phật tử trong cả nước, ngôi chùa ngoài thờ phật còn thờ 3 vị Trúc Lâm tam tổ là Trần nhân Tông[1258-1308]; thiền sư Pháp Loa[1284-1330] và thiền sư Huyền Quang[1254-1334]. Đây là 3 vị tổ sư đã có công khai sáng ra dòng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Hiện nay chùa Vĩnh Nghiêm mang dấp phong cách kiến trúc của thời Lê-Nguyễn. Trong chùa còn nhiều những hiện vật cổ đặc biệt là kho mộc bản với hơn 3000 bản lẻ lưu truyền lại những giá trị vô giá của nhân loại…Kho mộc bản đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực Châu Á Thái Bình Dương .


Đi theo dòng sông Lục du khách tiếp tục cuộc hành trình khám phá một ngôi chùa cổ nữa đó là chùa Khám Lạng, huyện Lục Nam, tương truyền chùa được xây dựng vào thời nhà Lý-Trần, nhưng do chiến tranh và thiên nhiên tàn phá, đến thời Nguyễn [vào thế kỷ XIX] chùa được tu sửa lại. Hiện nay chùa Khám Lạng còn lưu giữ lại một hiện vật cổ rất có giá trị khoa học là hương án làm bằng đá, được tạo tác khoảng thế kỷ XV. Hương án đựợc làm từ nhiều khối đá xanh ghép lại và phân chia thành 4 tầng mỗi tầng có nét kiến trúc chạm khắc tinh tế cầu kỳ hoa văn mềm mại của cánh sen, của rồng… theo các nhà khảo cổ học cho biết đây là sản phẩm của nghệ thuật tạo tác đá thời Lê Sơ, do vậy hương án là một di vật độc đáo có một không hai trên vùng đất Bắc Giang. Hiện nay Hương án đã được nhà nước xếp hạng là bảo vật của quốc gia.
Cùng nằm trên địa phận huyện Lục Nam du khách đến với Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, thuộc xã Nghĩa Phương. Suối Mỡ được bắt nguồn từ núi Hồ Bấc của dãy Huyền Đinh Yên Tử chảy qua các khe nước tạo thành 5 bậc thác nước quanh năm tung bọt trắng xóa, dọc theo thác nước thi thoảng có những phiến đá to như những chiếc sập, vô tình lại trở thành điểm dừng chân cho du khách mỗi khi trùn chân mỏi gối. Tại đây du khách có thể nghe thấy những âm thanh trong tự nhiên, đâu đó có tiếng chim kêu trong gió, tiếng suối chảy, róc rách, bốn bề là các dãy núi trùng trùng điệp, đan xen là các loài cỏ cây đua nhau khoe sắc thắm. Dọc theo bờ suối có 3 ngôi đền Thượng, Trung, Hạ đan xen là các loài cây bám theo vách đá nghiêng mình rủ bóng đã tạo nên một bức tranh phong cảnh sơn thủy hữu tình làm say lòng biết bao du khách. Cả 3 ngôi đền đều thờ nàng công chúa Quế Mị Nương tương truyền nàng là người đẹp nết na, thùy mị, nhân hậu, khi đến đây du ngoạn thấy phong cảnh đẹp quyến rũ nhưng đất đai thì khô hạn, người dân nghèo đói. Nàng đã bỏ lại đằng sau cuộc sống của kinh thành tráng lệ ở lại giúp nhân dân mang nguồn nước về . Nhân dân nhớ ơn bà lập đền thờ và phong bà là Thượng Ngàn Thánh Mẫu. Hàng năm để nhớ đến công lao của bà, nhân dân chính quyền địa phương đã long trọng tổ chức lễ hội từ ngày 30/3 đến 01/4 Âm lịch hàng năm. 


Đi qua huyện Lục Nam du khách đến với ngôi đền Cầu Từ, thuộc xã Phượng Sơn huyện Lục Ngạn. Kế bên trái ngôi đền là cả một khu nền móng, gạch ngói hoa văn trang trí được các nhà nghiên cứu khảo cổ học khai quật xác định niên đại có từ thời Lý. Phía bên phải ngôi đền có cây thị thuộc vào loại đại cổ thụ, thân to xù xì, cành lá xanh tốt, gốc to đến vài người ôm không xuể. Với minh chứng của cây thị cổ thụ và hiện vật của những di chỉ khảo cổ học cho thấy đây là một vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa từ lâu đời. Ngôi đền là một địa chỉ du lịch tâm linh lý tưởng cho du khách và các nhà nghiên cứu lịch sử, khoa học tìm đến.
Dọc theo tuyến đường sông du khách đến với làng nghề Mỳ Chũ [ Mỳ Nam Dương], thương hiệu Mỳ Chũ đã được khách trong và ngoài nước biết đến bởi đây là làng nghề đã có từ lâu đời, sản phẩm Mỳ Chũ rất thơm ngon. Mỳ Chũ được làm bằng gạo bông hồng của vùng Chũ có vị đậm, dẻo dai. Đặc biệt với cách làm chế biến thủ công với bí quyết riêng kết hợp cùng bàn tay khéo léo đã làm nên một hương vị khó quên... Hiện nay Mỳ Chũ đã được lựa chọn là đặc sản làng nghề truyền thống của Bắc Giang mang đi quảng bá thương hiệu tại nhiều địa phương trong cả nước.
Tiếp theo du khách đến với xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn, nơi đây có Đền Từ Hả nổi tiếng linh thiêng, đền thờ tướng quân Vũ Thành. Tương truyền vùng này là vùng đất của chúa Động Giáp tức là nơi sinh ra Thân Cảnh Phúc [Vũ Thành], ngài là phò mã của vua nhà Lý. Xưa kia các vị vua nhà Lý đã gả các công chúa cho các Tù trưởng để trấn giữ vùng biên cương của tổ quốc. Vũ Thành với tài thao lược chỉ huy quân sự của mình đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc Tống bảo vệ giang sơn, xã tắc. Hiện nay trong đền vẫn còn những hiện vật cổ như các đồ thờ, tượng thờ Vũ Thành, 21 đạo sắc phong do các vị vua của các triều đại ban cho… Đền Hả thờ tướng quân Vũ Thành và các công chúa nhà Lý như là Quốc mẫu Thiên Thành; Thụy thiên công chúa…đến 11 tháng giêng âm lịch hàng năm nhân dân xã Hồng Giang lại tưng bừng mở hội tưởng nhớ đến công lao to lớn của tướng quân Vũ Thành, lễ hội còn thể hiện tinh thần đoàn kết chống giặc ngại xâm của nhân dân ta trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước.
Qua huyện Lục Ngạn, du khách đến với khu Rừng nguyên sinh Khe Rỗ, đây là một khu du lịch sinh thái, thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động. Khu rừng có tổng diện tích 7.153ha với diện tích rừng là 5.092ha. Khe Rỗ là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu không chỉ của Bắc Giang mà còn điển hình cho cả vùng Đông Bắc Việt Nam. Khu rừng là nơi sinh tồn của nhiều loại động thực vật: 786 loài thực vật; 51 loài thú, trong đó có 43 loài quý hiếm ghi trong sách đỏ. Sống xung quanh khu bảo tồn là hai bản người Dao. Hiện nay khu rừng là một địa chỉ du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách thích mạo hiểm, khám phá những nét khuyến rũ hoang sơ độc đáo của thiên nhiên.
Dòng sông Lục hiền hòa thơ mộng ven đôi bờ còn chất chứa những giá trị văn hóa phi vật thể đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc như: điệu Soong hao, sli; lễ hội Khám Lạng; lễ hội đền Từ Hả, lễ hội Vĩnh Nghiêm…cùng với đó là những ẩm thực và đặc sản nổi tiếng của địa phương như mật ong, Vải Thiều, Mỳ Chũ, Khau Nhục…Tất cả làm nên một dòng sông Lục quyến rũ, giàu tính nhân văn. Chắc hẳn khi kết thúc cuộc hành trình thăm quan, du khách khi ra về vẫn còn lắng đọng đâu đó với tiếng chuông chùa ngân vang, với hình ảnh dòng suối trong vắt và cánh rừng xanh biếc…Hy vọng rằng trong tương lai không xa cùng với Nghị quyết và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, tuyến du lịch bên đôi bờ sông Lục sẽ là một tuyến du lịch tâm linh kết hợp với sinh thái hứa hẹn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, từ đó góp phần thúc đẩy du lịch Bắc Giang ngày càng phát triển./. 

Văn Dương

Bản đồ huyện Lục Nam hay bản đồ hành chính các xã tại huyện Lục Nam, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin bản đồ quy hoạch và điều kiện kinh tế của khu vực huyện Lục Nam tại tỉnh Bắc Giang mới nhất năm 2022. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Lục Nam tại tỉnh Bắc Giang

Nằm ở phía đông của tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Nam giáp có diện tích đất tự nhiên 597,2 km² chia 25 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Đồi Ngô và 24 xã: Bắc Lũng, Bảo Đài, Bảo Sơn, Bình Sơn, Cẩm Lý, Chu Điện, Cương Sơn, Đan Hội, Đông Hưng, Đông Phú, Huyền Sơn, Khám Lạng, Lan Mẫu, Lục Sơn, Nghĩa Phương, Phương Sơn, Tam Dị, Thanh Lâm, Tiên Nha, Trường Giang, Trường Sơn, Vô Tranh, Vũ Xá, Yên Sơn.

Tiếp giáp địa lý: huyện Lục Nam nằm ở phía đông tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Đông Bắc Bộ và có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
  • Phía nam giáp thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương và thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
  • Phía đông giáp huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động
  • Phía tây giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Lục Nam là 597,2 km², dân số năm 2019 khoảng 226.194 người. Mật độ dân số đạt 378 người/km².

Định hướng phát triển của du lịch Lục Nam trong giai đoạn 2020 - 2025 là: Trên cơ sở xác định rõ các tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, có những cơ chế đầu tư và thu hút đầu tư hợp lý nhằm khai thác ngày một lớn hơn các lợi thế về tài nguyên, cảnh quan, môi trường và các cụm di tích lịch sử - văn hoá…để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời kỳ mới.  

Huyện Lục Nam sẽ tập trung cao hơn cho việc thu hút đầu tư vào phát triển khu du lịch Suối Mỡ để trở thành điểm nhấn, tạo tiền đề mở rộng phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung vào việc xây dựng quy hoạch các điểm du lịch khác như: Hồ Suối Nứa, Suối Nước vàng…, chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch.

Bản đồ hành chính huyện Lục Nam mới nhất

Thông tin cơ bản huyện Lục Nam tại tỉnh Bắc Giang

Nằm trên vùng chuyển tiếp giữa vùng miền núi Đông Bắc và trung du đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và an ninh quốc phòng, nơi diễn ra quá trình tụ cơ lâu dài, trong thời kỳ lịch sử cận hiện đại, vùng đất Lục Nam trải qua nhiều biến đổi về địa lý hành chính, chia tách cho đến khi thành lập huyện Lục Nam, tháng 1 năm 1957.

Thời kỳ phong kiến quốc gia độc lập, các làng xã trên địa bàn huyện Lục Nam ngày nay thuộc ba huyện của trấn Kinh Bắc: Phượng Nhỡn, Lục Ngạn và Lạng Giang.

Dưới thời Pháp thuộc, để dễ bề cai trị vùng đất có phong trào đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ, địa bàn này có một số thay đổi về địa giới hành chính.

Ngày 5 tháng 11 năm 1889, thực dân Pháp quyết định thành lập tỉnh Lục Nam, các làng xã của huyện thuộc tỉnh Lục Nam.

Ngày 8 tháng 9 năm 1891, tỉnh Lục Nam giải thể, các huyện lại thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Khi thành lập tỉnh Bắc Giang vào ngày 10 tháng 10 năm 1895, toàn khu vực này thuộc Bắc Giang trừ các tổng Trù Hựu, Kiên Lao, Hả Hộ và một số vùng thuộc Lục Ngạn nằm trong Đạo quan binh Yên Thế.

Tháng 2 năm 1909, cắt các tổng Biển Động, Niêm Sơn, Mỹ Nương, Kiên Lao, Hả Hộ của huyện Lục Ngạn để thành lập huyện Sơn Động. Cùng thời gian này, cắt hai tổng Trù Hựu, Tam Dị từ huyện Bảo Lộc về Lục Ngạn.

Cắt tổng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhỡn sang huyện Bảo Lộc, tổng Trạm Điền về Chí Linh [Hải Dương]. Sau đó, huyện Phượng Nhỡn bị giải thể, các tổng còn lại đưa vào Lục Ngạn. Huyện Bảo Lộc lúc này cũng đã đổi thành phủ Lạng Giang.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược [1946-1954] địa bàn huyện cũng có nhiều thay đổi về địa giới hành chính

Tháng 3 năm 1947, tỉnh Quảng Yên sáp nhập với đặc khu Hồng Gai và 4 huyện của tỉnh Hải Dương, 1 huyện của tỉnh Kiến An thành Liên tỉnh Quảng Hồng, huyện Sơn Động và một số xã của huyện Lục Ngạn nằm ở tả ngạn sông Lục Nam cũng nhập với huyện Hải Chi của tỉnh Hải Ninh thành châu Lục Sơn Hải. Đến tháng 9 năm 1947, Lục Sơn Hải đưa vào Liên tỉnh Quảng Hồng. Đồng thời, Lục Ngạn đưa nhiều xã khác sang Lạng Giang, một số sáp nhập vào huyện Yên Dũng.

Ngày 26 tháng 12 năm 1948, liên tỉnh Quảng Hồng lại tách ra thành tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hồng Gai. Huyện Hải Chi cũng tách khỏi châu Lục Sơn Hải để trở về tỉnh Hải Ninh. Ba xã Cẩm Lý, Vũ Xá, Đan Hội được chuyển về huyện Chí Linh [lúc này Sơn Động và Chí Linh thuộc Hải Dương].

Ngày 21 tháng 1 năm 1957, Thủ trưởng Chính phủ ban hành Nghị định số 24-TTg. Theo đó, thành lập huyện Lục Nam trên cơ sở tách 3 xã: Cẩm Lý, Đan Hội, Vũ Xá thuộc huyện Chí Linh [Hải Dương]; 2 xã: Bắc Lũng, Yên Sơn thuộc huyện Yên Dũng; 7 xã: Bảo Đài, Bảo Sơn, Hòa Bình A, Phương Sơn, Tam Dị, Tân Lập, Tiên Hưng thuộc huyện Lạng Giang và 7 xã: Bắc Sơn, Hòa Bình B, Mỹ An, Nam Sơn, Nghĩa Phương, Trường Sơn, Yên Sơn B thuộc huyện Lục Ngạn.

Khi mới thành lập, huyện Lục Nam gồm 19 xã: Bắc Lũng, Bắc Sơn, Bảo Đài, Bảo Sơn, Cẩm Lý, Đan Hội, Hòa Bình A, Hòa Bình B, Mỹ An, Nam Sơn, Nghĩa Phương, Phương Sơn, Tam Dị, Tân Lập, Tiên Hưng, Trường Sơn, Vũ Xá, Yên Sơn A, Yên Sơn B[1]. Huyện lỵ đặt tại xã Nam Sơn.

Ngày 20 tháng 7 năm 1957, thành lập thị trấn Lục Nam, thị trấn huyện lỵ huyện Lục Nam trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Nam Sơn.

Ngày 6 tháng 9 năm 1957, theo Nghị định số 535-TC/CQNT/NĐ, chia xã Nam Sơn thành hai xã Nam Sơn và An Lạc; chia xã Bắc Lũng thành hai xã Bắc Lũng và Khám Lạng.

Ngày 28 tháng 7 năm 1958, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 241-NV. Theo đó:

  • Chia xã Phương Sơn thành hai xã Phương Sơn và Thanh Sơn
  • Chia xã Hòa Bình B thành hai xã Tiên Nha và Đông Hưng
  • Chia xã Yên Sơn B thành hai xã Bình Sơn và Hùng Sơn
  • Chia xã Mỹ An thành hai xã Mỹ An và Trường Giang

Đồng thời, chuyển xã Mỹ An về huyện Lục Ngạn quản lý và chuyển xã Lan Mẫu thuộc huyện Yên Dũng về huyện Lục Nam quản lý.

Thực hiện Chỉ thị số 23-TTg ký ngày 15 tháng 4 năm 1963 của Thủ tướng Chính phủ, bốn xã được đổi lại tên cũ: Hòa Bình A thành Chu Điện, Bắc Sơn thành Vô Tranh, Nam Sơn thành Cương Sơn, Yên Sơn A thành Yên Sơn. Bốn xã được đổi tên mới: Tân Lập thành Đông Phú, Hùng Sơn thành Lục Sơn, Thanh Sơn thành Thanh Lâm, An Lạc thành Huyền Sơn.

Từ đó, huyện Lục Nam có thị trấn Lục Nam và 25 xã: Bảo Đài, Bảo Sơn, Bắc Lũng, Bình Sơn, Cẩm Lý, Cương Sơn, Chu Điện, Đan Hội, Đông Phú, Đông Hưng, Huyền Sơn, Khám Lạng, Lan Mẫu, Lục Sơn, Nghĩa Phương, Phương Sơn, Tam Dị, Tiên Nha, Tiên Hưng, Thanh Lâm, Trường Giang, Trường Sơn, Vũ Xá, Vô Tranh, Yên Sơn. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Lục Nam.

Năm 1970, huyện lỵ chuyển về đặt tại khu vực ngã tư Thân - Đồi Ngô.

Ngày 18 tháng 2 năm 1997, thành lập thị trấn Đồi Ngô, thị trấn huyện lỵ huyện Lục Nam trên cơ sở 290 ha diện tích tự nhiên và 3.071 nhân khẩu của xã Chu Điện; 142 ha diện tích tự nhiên và 1.955 nhân khẩu của xã Tiên Hưng; 40 ha diện tích tự nhiên và 113 nhân khẩu của xã Tam Dị.

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập thị trấn Lục Nam và xã Tiên Hưng vào thị trấn Đồi Ngô.

Huyện Lục Nam có 1 thị trấn và 24 xã như hiện nay.

Ngày 4 tháng 2 năm 2022, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 129/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Đồi Ngô là đô thị loại IV.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Lục Nam mới nhất

Video liên quan

Chủ Đề