Tại sao nước anh lại đi bên trái

Phong tục này được phê chuẩn vào năm 1300 trước công nguyên khi giáo hoàng Boniface VIII phát minh ra mô hình kiểm soát giao thông hiện đại bằng việc bắt buộc tất cả những người hành hương đến La Mã đều phải đi bên trái đường.

Hệ thống quy tắc giao thông này vẫn được duy trì cho đến cuối thế kỷ 18 khi những người đánh xe ngựa tại Mỹ và Pháp bắt đầu sử dụng những chiếc xe được kéo bởi nhiều cặp ngựa để vận chuyển nông sản. Những chiếc xe này không có ghế cho người cầm cương. Thay vào đó, người điều khiển ngồi trên lưng của con ngựa cuối cùng bên trái để tay phải có thể tự do quất roi [hình trên]. Do ngồi bên trái, một cách tự nhiên bạn sẽ muốn người đi theo chiều ngược lại cũng đi về phía trái của mình để bạn có thể nhìn xuống và đảm bảo rằng dưới các bánh xe của họ không có điều gì khả nghi. Vì lý do này, bạn buộc phải đi bên phải đường. Bộ luật bắt buộc người tham gia giao thông đi bên phải đầu tiên tại Mỹ được ban hành ở bang Pennsylvania vào năm 1792 và trong nhiều năm sau, rất nhiều bang khác cũng như các quận của Canada cũng áp dụng luật này. Tại Pháp, phong tục đi bên phải cũng được hình thành theo cách tương tự. Tuy nhiên, có một yếu tố thúc đẩy khác là kể từ khi cuộc cách mạng Pháp nổ ra, tầm ảnh hưởng của giáo hoàng đã bị suy yếu và người dân bắt đầu không tuân theo các yêu cầu của giáo hoàng. Sau đó, Napoleon đã ban hành luật đi bên phải trên tất cả các quốc gia có quân đội của ông chiếm đóng như Hà Lan, Thụy Sĩ, Đức, Ý, Ba Lan, Tây Ban Nha. Phong tục này vẫn được duy trì ngay cả khi đế chế Napoleon sụp đổ.


Một bức tranh cổ cho thấy những cỗ xe ngựa đi bên trái đường.​

Tại Anh, đối với những tay lái xe ngựa, họ ngồi trên một băng ghế phía sau thay vì trên lưng ngựa và thông thường là bên phải để khi quất roi, dây roi sẽ không vướng vào phía sau. Đến nay, người Anh vẫn lái xe bên trái và những chiếc xe hơi hiện đại cũng được thiết kế chỗ ngồi cho tài xế bên phải. Bộ luật bắt buộc lái xe bên trái đầu tiên được ban hành tại Anh năm 1756. Mặc dù đi ngược với xu hướng chung của thế giới nhưng lái xe bên trái không chỉ là một điều bắt buộc mà còn là truyền thống của xứ sở sương mù. Các thuộc địa cũ của Anh như Ấn Độ, Indonesia vẫn giữ truyền thống này kể thế kỷ 19."

Sự chuyển đổi từ lái xe bên phải sang bên trái tại một số nước:


Tại châu Phi, Mozambique - cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha vẫn giữ phong tục lái xe bên trái đến nay mặc dù Bồ Đào Nha đã chuyển sang lái xe bên phải vào những năm 1920. Một trong những lý do khiến quốc gia này giữ nguyên luật lái xe bên trái kể từ thời thực dân là tất cả các nước giáp biên giới đều là cựu thuộc địa Anh và bị ảnh hưởng bởi kiểu lái xe của người Anh. Namibia - một cựu thuộc địa của Đức từ năm 1884 đến chiến tranh thế giới thứ I vẫn có phong tục lái xe bên phải. Tuy nhiên, sau khi bị Nam Phi chiếm đóng năm 1918, nước này chuyển sang lái xe bên trái. Khi giành độc lập vào năm 1990, Namibia vẫn giữ kiểu lái xe bên trái tương tự 2 người hàng xóm là Nam Phi và Botswana. Một quốc gia khác tại châu Đại Dương là Samoa cũng vừa thay đổi luật giao thông sang lái xe bên trái vào tháng 9 năm 2006. Chính phủ nước này ban hành luật mới để thích ứng với các quốc gia thuộc Nam Thái Bình Dương khác đồng thời khuyến khích hơn 170.000 người Samoa sinh sống tại Úc và New Zealand đem xe về quê hương. Tương tự, Rwanda - cựu lục địa của Bỉ trước đây áp dụng luật lái xe bên phải đã phải chuyển sang trái để thích ứng với các quốc gia khác thuộc cộng đồng đông Phi [EAC].

Tham khảo: Wikipedia; Straight Dope

Các quốc gia đi bên phải đường [xanh] và các quốc gia đi bên trái [cam]

Các quốc gia trên thế giới tuân thủ theo các quy định giao thông khác nhau. 165 quốc gia và vùng lãnh thổ đi xe bên phải đường trong khi 75 quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại đi xe bên trái đường. Ô tô tại các quốc gia đi bên phải có vô-lăng đặt bên trái trong khi các quốc gia đi bên trái có vô-lăng ở bên phải.

Dưới đây là một số lý do vì sao thế giới lại có hai luật lệ giao thông trái ngược như vậy. Hãy bắt đầu với lý do một số quốc gia lái xe bên tay trái.

Anh Quốc là một trong số các quốc gia đi bên trái đường

Hầu hết các quốc gia đi xe bên trái là thuộc địa cũ của Anh. Vào thời trung cổ, các hiệp sĩ thường đeo kiếm và đi trên các con đường ở Anh. Các hiệp sĩ thuận tay phải này thích đi ở bên trái đường để phía bên phải của họ thông thoáng nhằm rút kiếm một cách dễ dàng. Ngoài ra, việc đi phía bên trái đường giúp họ tránh khỏi việc va vào vỏ kiếm của người đi ngược chiều.

Một giả thuyết nữa đến từ việc lên ngựa. Lên ngựa từ bên trái thường dễ dàng hơn so với bên phải. Đặc biệt là khi người cưỡi đứng ở vệ đường bên trái và lên ngựa cũng ở phía bên trái.

Các bằng chứng lịch sử cho thấy lái xe bên phải là kết quả của việc chống lại sự thống trị của Anh. Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte ban bố quy định đi xe bên phải tại nhiều quốc gia ở châu Âu sau khi xâm chiếm các nước này.

Phần lớn các nước trên thế giới đi bên phải đường

Anh Quốc là kẻ thù quốc gia của Pháp vào thời đó nên đương nhiên họ không tuân theo quy định của Napoleon. Trong khi đó, Hoa Kỳ bắt chước quy định đi bên phải của Pháp để chối bỏ nguồn gốc thuộc địa của Anh.

Anh Quốc bắt tất cả các thuộc địa đi bên trái đường và hầu hết trong số đó không thay đổi quy định kể cả khi giành được độc lập. Vì lý do này, phần lớn các quốc gia Châu Phi và Ấn Độ đi bên trái đường.

Nhưng tại sao Nhật Bản không phải là thuộc địa của Anh nhưng vẫn đi bên trái đường? Lý do đơn giản là vì nước này đã chọn các công ty Anh để xây dựng những tuyến đường sắt đầu tiên.

Có nhiều quy định và luật lệ mà chúng ta chấp nhận và tuân theo hàng ngày mà không suy nghĩ nhiều. Một trong số chúng giống như việc đi bên trái hay đi bên phải có nguồn gốc riêng vô cùng thú vị. Một số luật lệ khác lại rất vô lý và hài hước mà bạn có thể tìm hiểu thêm dưới đây.

Vì sao có nước chạy xe bên trái, nước bên phải?

Vì sao có sự phân chia này?

Con người đi bên phải trước hay bên trái trước?

Con người đã bắt đầu lối lưu thông đi phía bên trái từ rất xưa. Thời cổ đại, người Hi Lạp, La Mã đã đi phía bên trái. 

Năm 1998, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu vết bánh xe kéo ở một cái mỏ cổ thời La Mã ở Swindon, miền nam nước Anh. Các dấu bánh xe phía tay trái của con đường in rất sâu, cho thấy xe cộ khi ra khỏi mỏ chất đầy tải, ngược lại dấu bánh xe phía tay phải đường thì khá mờ, cho thấy khi xe cộ đi vào mỏ là xe không.

Bản đồ các nước lưu thông bên trái và phải - Ảnh: Worldstandards

Từ lúc xuất hiện các phương tiện di chuyển thô sơ như ngựa và xe kéo bằng sức ngựa, có lẽ đế chế La Mã rồi đến Anh là những quốc gia khai sinh phương thức lưu thông phía tay trái. 

Nguồn gốc của lối di chuyển này bắt đầu từ các kỵ sĩ La Mã và Anh thời xưa thường cưỡi xe trận hoặc ngựa đi bên tay trái con đường. Bởi con người đa số là thuận tay phải [70-95% là thuận tay phải], đi phía trái thì tay phải sẽ được rảnh rang để rút gươm chiến đấu.

Tại Pháp, trước cuộc cách mạng 1789, giới quyền quý đi bên tay trái buộc các thứ dân phải đi bên phải. Sau cuộc Cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của vua Loius XVI, giới quyền quý sống ẩn mình, không dám phô trương như trước và thế là họ cũng đi bên tay phải như các thứ dân. 

Đến năm 1794, một đạo luật bắt buộc mọi người di chuyển phía tay phải khiến phương thức lưu thông này ngày càng phổ biến. 

Từ năm 1760-1840, vai trò của nước Pháp ở châu Âu và trên thế giới rất quan trọng. Năm 1804, khi Napoleon lên ngôi hoàng đế, ông đã tiến hành nhiều cuộc chiến chinh phục các nước Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Sĩ, Đức, Ba Lan và một số vùng của Tây Ban Nha và Ý, càng làm cho phương thức di chuyển bên phải được phổ biến rộng hơn.

Các nước chống lại Napoleon như Anh, đế quốc Áo-Hung và Bồ Đào Nha thì vẫn duy trì phương thức di chuyển bên tay trái. Sự phân hóa về phương thức di chuyển này kéo dài hơn một thế kỷ, cho đến sau Thế chiến thứ nhất.

Bảng báo giao thông nhắc nhở đi bên trái ở Úc - Ảnh: Wikipedia

Ở Bắc Mỹ, vào những năm 1700 trước khi lập quốc, người dân Mỹ đã có thói quen di chuyển bên phải. Lý do là thời đó người Mỹ thường dùng những cỗ xe tải do vài đôi ngựa kéo để vận chuyển hàng hóa. 

Do cỗ xe không có chỗ cho người lái ngồi, người lái thường cưỡi con ngựa ở hàng cuối phía bên trái, tay trái cầm cương để tay phải dễ dàng điều khiển lũ ngựa bằng roi. Để thuận tiện quan sát, người lái thường điều khiển xe đi sát phía lề phải con đường, hình thành thói quen đi bên phải.

Cũng trùng hợp là vào cuối thế kỷ 18, di dân từ các nước châu Âu ồ ạt đổ vào nước Mỹ, mang theo các tập quán sinh hoạt cũng như thói quen lưu thông phía tay phải càng làm cho nó trở nên phổ biến rộng khắp. 

Lưu thông phía phải đã trở thành bắt buộc với các đạo luật ban hành vào các năm 1792 ở bang Pennsylvania, 1804 ở New York và 1813 ở bang New Jersey.

Nhiều nước châu Á vẫn lưu thông bên trái, vì sao?

Xe tay lái bên phải dành cho những nước lưu thông bên trái và xe tay lái bên phải - Ảnh: Citymetric

Bắt đầu từ thế kỷ 19, xu hướng chung của thế giới là lưu thông phía tay phải, chỉ có người Anh vốn bảo thủ là kiên quyết không hòa nhập vào xu hướng này với một đạo luật ban hành năm 1773, chính thức bắt buộc việc lưu thông phía tay trái.

Các nước thuộc địa của Anh dĩ nhiên cũng phải tuân thủ theo quy định này của "mẫu quốc". Đó là lý do tại sao cho đến ngày nay, các nước Ấn Độ, Úc, New Zealand, Hong Kong, Singapore và một số nước châu Phi [Kenya, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe và Nam Phi] vốn là thuộc địa cũ của Anh, vẫn duy trì phương thức lưu thông bên tay trái.

Một trường hợp khá thú vị là Nhật Bản, dù nước này không phải là thuộc địa của Anh nhưng ngay từ thời Mạc phủ Tokugawa [1603-1868], người dân nước này đã quen với lưu thông phía tay trái.

Bắt đầu từ năm 1872, người Anh trợ giúp kỹ thuật cho chính phủ Nhật trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt và tàu điện đầu tiên ở nước này. Do đó, các đoàn tàu hỏa và tàu điện đều đi ở phía trái theo kiểu Anh càng làm cho lối lưu thông này trở thành truyền thống, sau đó được chính thức hóa bởi một đạo luật ban hành vào năm 1924.

Hiện nay, ở châu Á, ngoài các nước kể trên còn có Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Brunei, Macau, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal và Bhutan là vẫn lưu thông phía trái.

Trong giai đoạn thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, nước Pháp ra sức mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua việc xâm chiếm các nước ở châu Phi [Morocco, Tunisia, Algeria, Niger, Nigeria, Senegal, Gambia, Gabon, Cameroon…] và châu Á [Lào, Campuchia, Việt Nam], họ cũng áp dụng phương thức lưu thông bên phải cho các nước thuộc địa này.

Cho đến trước Thế chiến thứ nhất [1914-1918], có đến 104 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng phương thức lưu thông bên trái. Nhưng từ năm 1919-1986, có 34 nước chuyển sang lối lưu thông bên tay phải theo xu hướng chung của thế giới.

Một điều khá thú vị là lưu thông phía tay phải cũng áp dụng cho cả đường sắt lẫn đường thủy và đường hàng không chứ không chỉ cho riêng đường bộ.

Mạng lưới đường sắt ở các nước Bắc Mỹ, châu Âu và châu Mỹ Latin đều áp dụng phương thức lưu thông bên phải.

Còn về đường thủy, theo Quy định quốc tế về phòng tránh va chạm trên biển của Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO, các tàu thuyền có gắn động cơ di chuyển trên một hải lộ hẹp [như eo biển, vịnh, kênh] phải đi sát bờ phía mạn phải của tàu [starboard]. Khi hai chiếc tàu đi ngược chiều nhau và cò khả năng xảy ra va chạm, mỗi chiếc phải lách tránh về phía phải của mình.

Cơ quan quản lý hàng không Hoa Kỳ FAA cũng có quy định tương tự: các máy bay khi đang bay nếu xảy ra trường hợp đối đầu nhau, mỗi chiếc phải lách tránh về phía tay phải của mình.

Việc chuyển đổi thói quen giao thông từ tay trái sang tay phải ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều rất khó khăn, bởi nó đã thành một tập quán ăn sâu vào đời sống người dân từ lâu đời. Nhưng đặc biệt có một đất nước đã chuyển đổi lưu thông từ phía trái sang phía phải chỉ sau một đêm. Đó là quốc gia nào? Mời các bạn đón xem Kỳ 2 của bài viết này: Từ trái sang phải chỉ sau một đêm.

Vì sao chúng ta có nhiều nhóm máu khác nhau?

ĐỒNG LỘC

Video liên quan

Chủ Đề