Luyện tập khí công tại nhà

Bài tập Khí Công căn bản cho người mới bắt đầu chính là luyện thở. Bạn sẽ phải học cách hít thở như thế nào cho đúng, rồi tư thế, tay chân phải đáp ứng những yêu cầu gì,… để thu được lợi ích cao nhất.

Xem phương pháp Thiền an toàn, đơn giản nhất tại link này: //kimtuthap.vn/thien/

Luyện khí công đem lại nhiều lợi ích cho người tập

Bài tập Khí Công căn bản cho tất cả mọi người

Luyện thở chính là bài tập cơ bản đầu tiên dành cho những người mới nhập môn Khí Công. Khác với thở hàng ngày là bản năng, vô thức, thở khí công là thở đúng theo phương pháp.

Tư thế

Đầu tiên là tư thế, bạn có thể chọn Đứng- Ngồi- Nằm đều được, miễn sao bản thân thấy thoải mái và thuận tiện nhất là được.

Người tập có thể Đứng- Ngồi- Nằm để luyện đều được

  • Đứng: Tay và vai thả lỏng theo thân người, chân dang rộng chừng 25 cm, đầu gối hơi chùng một chút sao cho sức nặng cơ thể dồn ở gót chân là chuẩn. Tư thế đứng sẽ tập được nhiều động tác quan trọng hơn về sau.
  • Ngồi:Bạn có thể ngồi xếp bằn kiết già hay bán già đều không ảnh hưởng gì. Hoặc nếu thích có thể ngồi ghế nhưng không dựa lưng, hai tay để trên bắp chân hoặc buông xuôi, hai chân để xuôi xuống một cách ngay ngắn, tự nhiên.
  • Nằm: Với những ai thiếu máu hoặc sức khỏe kém không thể ngồi lâu được thì nên chọn tư thế nằm để luyện. Nơi tập yêu cầu là mặt bằng cứng, không nệm, không gối đầu. Hai chân duỗi thẳng sao cho gót chân chạm nhau, mũi chân ngả sang hai phía. Hai tay để úp xuôi dọc theo thân mình.

Luyện thở đúng cách

Việc chọn tư thế như thế nào cho chuẩn đã xong, bây giờ sẽ tới phần chính là luyện thở. Bạn có 2 phương án là thở bụng hoặc thở ngực.

Luyện thở bụng phải tuân theo đúng nguyên tắc Nhẹ- Êm- Đều- Dài

  • Thở bụng: Phương pháp này được gọi là thở thuận. Cách thực hiện như sau: Bạn hít vào một cách từ từ theo đúng nguyên tắc Nhẹ- Êm- Đều- Dài vào thẳng bụng, khi đầy bụng dưới sẽ hơi phình lên. Sau đó xả khí bụng dưới xẹp lại cũng tuân theo nguyên tắc trên.
  • Thở ngực: Phương pháp này còn có tên gọi khác là thở nghịch. Bởi khi nạp khí ta sẽ dồn khí lên ngực trên nên bụng sẽ thót lại. Khi thở ra, ngực xẹp xuống đồng thời bụng phình ra.

Khi luyện thở thuận, bụng dưới sẽ phình lên khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra

Lưu ý

Để luyện công đem lại kết quả cao nhất, ngoài tuân thủ những điều trên, người tập còn phải chú ý những điểm sau:

  • Trước khi tập luyện nên thư giãn, thả lỏng cơ thể, không quan tâm tới bất kỳ điều gì, chỉ tập trung cho luyện khí.
  • Dù chọn tư thế nào, Đứng, Ngồi hay Nằm thì thân, vai, bụng nên buông lỏng và đảm bảo cổ, đầu và xương sống luôn thẳng để Khí lưu thông tốt nhất.
  • Việc thở phải nhịp nhàng, liên tục và tuyệt dối tuân thủ quy tắc Nhẹ- Êm- Đều- Dài. Nếu thở cốt cho đủ, cho xong thì hoàn toàn vô ích.
  • Nên tập vào các khung giờ 5h-7h sáng và 5h-7h chiều, 23h đêm – 1h sáng, 11h-13h trưa sẽ cho hiệu quả cao nhất.

Trên đây chúng tôi đã trình bày xong bài tập Khí Công căn bản cho tất cả mọi người. Mỗi người nếu có quan tâm thì nên tìm hiểu kỹ càng, khi tập luyện cần nghiêm túc và kiên trì mới mong có được thành quả như ý.

Trong khí công ta phải nắm rõ ngoại tam hợp tức là cái hình bên ngoài tương hợp [bàn tay với bàn chân, chỏ với đầu gối, vai với eo] và nội tam hợp bên trong [ý khí hình] TÂM.

– Phải tập trung tư tưởng để tập luyện, tập ở chỗ càng im vắng càng tốt, không để ngoại cảnh xen vào như tiếng nhạc, tiếng ồn, giữa cảnh sống đời thường.

– Ở khí công tĩnh đòi hỏi phải nhập tĩnh cao có nghĩa là phải chú tâm vào đường đi của kinh mạch không một tạp niệm nào xen lẫn vào, nếu không sẽ bị tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe

– Ở khí công động thì phải chú tâm vào động tác đang diễn, cao hơn là vô vi, động tác chỉ là phản xạ mà thôi, khí công động an toàn vì không cần nhập tĩnh cao, vì đã có động tác dẫn khí rồi nên dù có chút ít tạp niệm cũng không nguy hiểm.

– Ý phải chỉ huy khí, có nghĩa là ý kiểm soát hơi thở cho đúng theo với qui tắc riêng biệt của mỗi bài khí công. Trong khí công tĩnh, ý dẫn khí đi vào các kinh mạch trong một sự quán tưởng cao và chính xác. Trong khí công động không cần phải quán tưởng nhưng cần kiểm soát hơi thở được đúng đắn KHÍ

– Tức là hơi thở, nó được chỉ huy bởi ý như đã nói ở trên và khí lại chỉ huy cái HÌNH tức là động tác trong khí công động.

– Trong khí công tĩnh thì khí chỉ huy đường đi của kinh mạch, ví dụ hít vào thì quán tưởng đường kinh nào và thở ra quán tưởng đường kinh nào theo đặc tính của mỗi bài khí công. Còn trong khí công động thì hít vào tay chân phải làm sao và thở ra tay chân động tác cũng phải làm sao. Có nghĩa là hít thở trước và động tác phải thực hiện theo với hít thở chứ không bao giờ làm động tác rồi mới hít thở như vậy là sai, tóm lại không bao giờ để cho động tác chỉ huy hít thở HÌNH.

– Phải quán triệt trong khí công động, còn trong khí công tĩnh phải thuộc lòng đường đi của kinh mạch trong cơ thể.

– Phải thuần thục nhuần nhuyễn, một khi đã múa thì không còn nhớ nó nữa mà là tuôn ra như phản xạ.

– Giai đoạn mới học thì không thể như vậy được, do đó người học chưa vội thở trước mà mà tập cái hình sao cho thuộc lòng, dù nhắm mắt không nhớ nó nữa mà vẫn múa mềm dẻo được.

Trong khí công thuộc VINH KHÍ [ví dụ Thái cực Quyền] tạo nội lực trong máu bảo vệ lục phủ ngũ tạng thì cần độ nhu nhuyễn mềm mỏng như tơ, khí mới thông suốt được, tay chân động tác mềm như bún, muốn thế hãy khoan áp dụng thở mà là tập cái hình của mỗi động tác hàng trăm lần hoặc hàng ngàn lần, sau đó mới mong mềm mại, khi đó áp dụng hơi thở vào thì khí mới chạy, mới lưu thông. Còn nếu tay chân vẫn cứng nhắc chút xíu nào đi nữa thì khí vẫn còn bị tắc và sẽ không lưu thông trơn tru được.

Trong những bài khí công thuộc loại luyện VỆ KHÍ [khí bảo vệ cơ thể gân cân cơ như bài Thiết bố Sam, Bát Đoạn Cẩm..] thì phải cần độ cứng gồng tay chân đúng mức để khí lưu thông trơn tru trong gân cân cơ mới bảo vệ cho cơ thể khỏi bị tà khí xâm nhập.

Tóm lại mềm và cứng tùy theo bài khí công VINH KHÍ hay VỆ KHÍ. Nhưng dù bài nào đi nữa cũng phải thuần thục cái hình trước cái đã !

4. TÂM Ý KHÍ HÌNH HỢP NHẤT

Giai đoạn thuần thục rồi thì không cần ý khí hình rời rạc như trên nữa mà là Tâm phải nhập tĩnh không một tạp niệm nào xen vô, ở khí công động cứ làm theo các động tác chính xác và kết quả là nội khí sẽ được vận hành một cách tự động nhanh hơn cả ý niệm, không còn phải dùng ý vận khí nũa. Nội khí một khí một khi đã được lưu thông liên tu bất tận thì đó là một phản xạ. Càng nhập tĩnh, thả lỏng đúng lúc, động tác nhuần nhuyễn đúng đắn thì khí sản sinh và lưu thông càng cao.

Lúc đó ta đã đạt đến mức tâm ý khí hình hợp nhất theo nguyên lý : “Buông lỏng bên ngoài để tạo thuận lợi cho khí lực vận chuyển bên trong, ở tình trạng buông lỏng này, khí sẽ dễ dàng trầm xuống đan điền cùng với hít thở sâu, dài, êm dịu đối với khí công tĩnh.

Còn với khí công động thì động tác phải mềm mại nhu nhuyễn tối đa. Khi đó khí sẽ dễ dàng đến tận cùng mọi bộ phận, theo chiều hướng : Ý đến là khí đến, khí đến là huyết đến. Kinh mạch sẽ được thông suốt, mọi ứ trệ nhờ đó đều được giải quyết, mọi suy yếu, bệnh hoạn dần dần được tiêu trừ và cuối cùng chính khí sung mãn sẽ dư sức chận đứng mọi ngoại tà xâm nhập”. Đây là nguyên tắc chung của mọi bài khí công nhu thiên về vận khí dưỡng sinh khí công đơn thuần.

Sự quán tưởng không còn là vấn đề chính ở khí công động, có nghĩa là tâm ý khí hình sẽ bổ túc cho nhau, tâm tập trung nhập tĩnh, cái hình thành thạo sẽ đạo dẫn khí theo từng động tác vào các kinh huyệt mạch thích hợp chuyên biệt của động tác đó, ngược lại, ý sẽ thúc đẩy khí vận hành theo các động tác. Đó là tâm ý khí hình hợp nhất.

Trên đây ta đã phân tích kỹ càng và rõ ràng từng giai đoạn trong tập luyện khí công để đạt đến sự thành công nhanh nhất. Thật vậy nếu không theo những nguyên tắc này thì sự tập luyện khó đạt và uổng phí công phu, bệnh lại hoàn bệnh, sự trường thọ sẽ không có được.

Nói thì có vẻ khó khăn nhưng thật ra không khó đâu nếu theo kỹ từng hướng dẫn như trên. Xin chúc các bạn yêu thích khí công sẽ tâm đắc với chúng tôi qua bài viết ngắn gọn này….Và hy vọng sẽ giúp ích một chút gì trong sự tập luyện khí công kiện thân dưỡng sinh để đạt đến cảnh giới trường sinh bất bệnh…

BS. Lê Văn Vĩnh

 

 

 

 

 

 

 

CÁC VIDEO CỦA
THẦY PHÚC THÀNH

CÁC KHÓA HỌC CỦA
THẦY PHÚC THÀNH

Khóa Online Trị Bệnh Chuyên Sâu: Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm Giao Long Võ Đạo, Hỗn Nguyên Nhất Khí Công

Khóa Khí Công Trị Bệnh Miễn Phí: Sức Khỏe Cho Mọi Nhà

Trọn Bộ Khóa Học Thiền Khí Công Chữa Lành Bệnh Tật

Khóa học Dịch Cân Kinh trị dạ dày, đại tràng, gan, thận, tiểu đêm, viêm xoang, viêm họng

Khóa Sửa Bài Online: Học viên đăng video vào nhóm, và được Thầy sửa động tác, giúp hiệu quả chữa bệnh được cao nhất.

Khóa Thiền Chữa Bệnh gồm bài thiền giúp định tâm và trị bệnh gồm cả thiền ngồi, thiền đi. Đặc biệt bài Thiền Đi của Khí Công chuyên trị đau chân, đau đầu gối

Khóa Bát Đoạn Cẩm trị gai đôi cột sống, thận yếu, yếu sinh lý, đau vai gáy, hỗ trợ các bệnh thoát vị đĩa đệm, cột sống

Có thể bạn quan tâm...

Liên Tục Tuyển Sinh Các Lớp Khí Công Dưỡng Sinh Và Khí Công Kungfu Đỉnh Cao

Lớp học tại chùa và trung tâm Đại Bi Tâm tại Nguyễn Thị Thập, cả nhà cùng tham gia nhé. Đối tượng học: + Người trẻ, người làm văn phòng cần nâng cao sức khỏe, lưu thông khí huyết, săn chắc cơ thể + Người muốn gìn giữ nét thanh xuân, da dẻ hồng hào,

Mời bạn đọc tiếp »

Tin Vui: Lịch Học Các Lớp Thiền Khí Công Chữa Bệnh Tháng 10 Năm 2022

Thầy thông báo về các lớp học Thiền Khí Công Chữa Bệnh, cả nhà tham gia để thân khỏe, tâm an, đẩy lùi bệnh tật nhé. Lớp Nguyễn Thị Thập Buổi Tối T3 T5 Học vào 19h đến 20h30 thứ 3 và thứ 5 hàng tuần tại Tầng 2 Trung Tâm Nghệ Thuật Muse Academy,

Mời bạn đọc tiếp »

Cách dùng Đông Trùng Hạ Thảo Trị Bệnh

Bảo quản đông trùng trong ngăn mát tủ lạnh. Ăn trực tiếp con đông trùng hạ thảo Nếu ăn trực tiếp cần phải rửa sạch 2 con đông trùng bằng nước ấm khoảng 30oC, tiếp đến ngâm trong nước nóng 60 – 70oC trong vòng 5 phút để đông trùng mềm rồi lấy ăn trực

Mời bạn đọc tiếp »

Bài Pháp Vô Tự

Giỏi để giúp người kém Trí để giúp người ngu Đức cao để cống hiến Giàu có để cho đi Hơn để thấy mình kém Thất bại để đến thành công Yêu thương để về Phật Tánh Tu hành để dạo chơi Sanh Tử Nhà mình ngày mới bình an, không thắng không thua, luôn

Chủ Đề