Lý Thái To đặt tên nước ta là gì

Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn, sinh ngày 25/2 năm Quý Hợi [1023], là con trưởng của vua Lý Thái Tông và thái hậu Kim Thiên Mai thị. Lý Nhật Tôn được phong làm thái tử khi mới 5 tuổi. Đến năm 1054, vua Lý Thái Tông mất, Lý Nhật Tôn là người kế vị, lấy hiệu là Lý Thánh Tông.

SáchGiản yếu sử Việt Namcó viết Lý Thánh Tông nổi tiếng thông minh, văn hay võ đều giỏi, giàu ý chí tự cường. Năm 1054, ngay sau khi lên ngôi, ông cho đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, nuôi hoài bão xây dựng đất nước thành một quốc gia văn minh hùng mạnh.

Quốc hiệu Đại Việt tồn tại không liên tục [gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh], kéo dài từ năm 1054 đến năm 1804, trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 723 năm.

Câu 2: Vua Lý Thánh Tông là người thương dân như con nên được trăm họ mến phục. Điều này đúng hay sai?

a. Đúng

b. Sai

*Vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì:

- Năm 110, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La [Hà Nội], đổi tên thành Thăng Long [có nghĩa là rồng bay lên].

Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, có thể  rồng cuộn hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.

*Ý nghĩa của việc dời đô:

- Thể hiện sự sáng suốt của vị vua đầu tiên của thời Lý.

- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh,  là bộ mặt của đất nước.

- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.

*Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần:

Nhà Lý [1009-1225]; nhà Trần [1226-1400] ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị;

-         Chính quyền trung ương: được tổ chức hoàn chỉnh.

+ Vua đứng đầu đất nước, nắm quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, nghi lễ, đối ngoại.

+ Giúp vua trị nước có Tể tướng [Thái úy hay Tướng quốc], các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, việc, đài.

+ Ngoài ra, còn có các chức quan trong coi sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

-         Chính quyền địa phương:

+ Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, Hồ có các chức An Phủ sứ cai quản.

+ Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã, đứng đầu xã gọi là quan xã.

-Thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: Kinh thành của vua, quan và phố phướng của nhân dân, có chức Lưu thủ [thời Lý] hay Đại Doãn [thời Trần] trông coi.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

3. Tìm hiểu việc dời đô và ý nghĩa của nó

  • Thời Lý, tên kinh đô và tên nước ta là gì?
  • Kinh đô Thăng Long ở thời nhà Lý được xây dựng như thế nào?

  • Thời Lý, tên kinh đô nước ta là Thăng Long và tên nước là Đại Việt.
  • Kinh đô Thăng Long ở thời nhà Lý được xây dựng với nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố phường nhộn nhịp và đông vui.


Lý Công Uẩn là ai? Có lẽ đây là câu hỏi của nhiều thế hệ trẻ sau này mỗi khi tìm hiểu về các triều đại của Việt Nam. Thăng Long ngàn năm văn hiến không chỉ dừng lại ở công lao của Lý Công Uẩn. Nhưng nhân dân Việt Nam chúng ta vẫn dành tấm lòng biết ơn và những tình cảm sâu sắc nhất cho vị vua đầu tiên của nhà Lý. Người tạo nền móng cho vương triều Lý xây dựng nền văn minh Đại Việt hùng mạnh.

Lý Công Uẩn là ai?

Lý Công Uẩn là ai? Đây là mối quan tâm của rất nhiều người yêu sử học. Lý Công Uẩn chính tên thật của Lý Thái Tổ, vị hoàng đến sáng lập nên nhà Lý trong lịch sử nước ta. Lý Công Uẩn [chữ Hán: 李公蘊] sinh ngày 08/03/974 - mất 31/03/1028. Ông trị vì đất nước dưới triều Lý từ năm 1009 đến năm 1028.

Lý Công Uẩn là vị vua sáng lập ra nhà lý năm 1009

Lý Công Uẩn có xuất thân là một võ quan cao cấp của Nhà Tiền Lê. Vào năm 1009, khi Lê Long Đĩnh - vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê qua đời, Lý Công Uẩn đã được thiền sư Vạn Hạnh và lực lượng của Đào Cam Mộc tôn làm hoàng đế. Còn được gọi là vua Lý Thái Tổ.

Trong thời trị vì, vua Lý Thái Tổ dành nhiều thời gian cho việc dẹp loạn và củng cố triều đình trung ương. Sau khi các thế lực phiến quân đã được diệt trừ, Lý Thái Tổ quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La, thời gian vào tháng 7 năm 1010. Thành Đại La được đổi tên thành Thăng Long, đây cũng là dấu mốc mở đầu cho sự phát triển bền vững 216 năm của nhà Lý.

Thân thế của Lý Công Uẩn

Khi tìm hiểu Lý Công Uẩn là ai, chúng ta không thể bỏ qua thân thế của ông. Theo ghi chép tại Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử lược, Lý Công Uẩn là người Cổ Pháp, Bắc Giang [nay là thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh]. Mẹ ông họ Phạm. Tên cha Lý Công Uẩn không được ghi chép rõ. Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã truy tôn cha là Hiển Khánh Vương. Lý Công Uẩn có một người anh trai là Vũ Uy Vương và em trai là Dực Thánh Vương.

Lý Công Uẩn là người làng Cổ Pháp

Trong Việt sử tiêu án có viết: mẹ Lý Công Uẩn là một cô gái nghèo, sống nương nhờ tại chùa Ứng Thiên và làm công việc lo nhang khói. Trong một lần giao hợp cùng “thần nhân” đã cấn thai và sinh ra Lý Công Uẩn.

Vào năm 3 tuổi, Lý Công Uẩn được mẹ bế đến nhà Lý Khánh Văn và được ông nhận làm con nuôi. Từ nhỏ Lý Công Uẩn đã rất thông minh, vẻ ngoài tuấn tú khác thường. Khi theo nhà sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ học, ông được nhà sư rất yêu mến và tiên đoán ắt có thể trở thành bậc minh chủ thiên hạ.

Lý Công Uẩn làm tướng dưới thời nhà Tiền Lê

Trước khi trở thành Lý Thái Tổ, Lý Công Uẩn là ai? Ông chính là một vị tướng của nhà Tiền Lê. Lý Công Uẩn lớn lên dưới thời Lê Hoàn, ông phò tá hoàng tử Lê Long Việt. Vào năm 1005, vua Lê Hoàn mất, triều đình Tiền Lê loạn lạc vì các con tranh giành ngôi báu. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi vua, chính là vua Lê Trung Tông. Tuy nhiên chỉ sau 3 ngày, ông bị em trai Lê Long Đĩnh giết hại và giành ngôi.

Trong khi tất cả quan lại đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn ôm xác vua Lê Trung Tông mà khóc. Lê Long Đĩnh không trị tội ông mà còn khen Lý Công Uẩn là người sống trung nghĩa. Lý Công Uẩn tiếp tục được trọng dụng và được phong làm Tứ sương quân Phó Chỉ huy sứ. Sau đó ông được thăng chức làm Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ.

Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế

Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh qua đời ở tuổi 35. Con nối ngôi của Lê Long Đĩnh khi ấy còn rất nhỏ. Quan chi nội Đào Cam Mộc cùng sư Vạn Hạnh đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Như vậy khi đặt câu hỏi Lý Công Uẩn là ai? Bạn đã tìm được câu trả lời cho bản thân rồi đúng không? Ông chính là vua Lý Thái Tổ.

Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế năm 1009" width="900" height="506" />Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế năm 1009

Ngày 21 tháng 11 năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Ông truy phong cha là Hiển Khánh vương và mẹ là Minh Đức Thái Hậu. Chú của Lý Công Uẩn là Vũ Đạo vương, anh trai là Vũ Uy vương, em trai là Dực Thánh vương.

Lý Công Uẩn lập 6 hoàng hậu. Lý Phật Mã là con trai trưởng của Lý Công Uẩn, cũng chính là thái tử Khai Thiên vương. Các con trai khác đều được phong vương. An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa - con gái lớn của Lý Công Uẩn được gả cho Đào Cam Mộc. Lĩnh Nam công chúa Lý Bảo Hòa được gả cho Giáp Thừa Quý.

Những cột mốc quan trọng trong thời gian trị vì của Lý Công Uẩn

Không chỉ quan tâm Lý Công Uẩn là ai, những công lao của ông trong thời gian trị vì cũng được rất nhiều người tìm hiểu. Trong thời gian trị vì, ông đã tạo nên những cột mốc quan trọng như sau:

Dời kinh đô về Thăng Long

Kinh đô nhà Tiền Lê vốn tại đất Hoa Lư, Ninh Bình. Tuy nhiên, Lý Thái Tổ cảm thấy vùng đất này chật hẹp, không thể mở mang bờ cõi để làm nơi đô hội. Vì vậy nên ngài đã quyết định dời kinh đô về Đại La [thành Thăng Long].

Hoàng thành Thăng Long

Quyết định dời kinh đô từ vùng núi non hiểm trở đến khu vực đồng bằng cho thấy tầm nhìn và bản lĩnh của Lý Thái Tổ rất cao. Cũng khẳng định được Lý Công Uẩn là ai? Đây chính là một vị vua có trí tuệ và không phụ lòng tin tưởng của con dân. Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết Thăng Long là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương, là nơi thắng địa, thích hợp làm nơi thượng đô bền vững mãi muôn đời.

Bình ổn chính trị

Sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi, chính trị Đại Cồ Việt lúc bấy giờ tương đối ổn định. Lý Công Uẩn đã sai sứ sang nhà Tống cầu phong và được hoàng đế nhà Tống phong làm Giao chỉ quận vương. Vào năm 1017 gia phong thành Nam Bình vương. Một số quốc gia láng giềng như Chân Lạp, Chiêm Thành đều sang triều cống. Vào năm Thuận Thiên thứ 11, Lý Công Uẩn lệnh cho con mang quân đi đánh Chiêm Thành và đã giành chiến thắng.

Vua Lý Thái Tổ cũng rất lưu tâm việc sửa sang luật lệ trong nước. Các phép cũ của nhà Tiền Lê đã được đổi mới. Cả nước được chia thành 24 lộ. Hoan Châu và Ái Châu được gọi là trại.

Trong thời gian trị vì, Lý Thái Tổ đã có nhiều chính sách mới

Kế thừa quan chế nhà Tiền Lê, quan chế nhà Lý có hai ban văn - võ với 9 phẩm. 3 chức thái gồm thái sư, thái phó, thái bảo. 3 chức thiếu gồm: thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo. Thiếu úy, thái úy, nội ngoại hành điện đô tri sự và kiểm hiệu bình chương sự là các chức trọng yếu trong triều đình. Ngoài quan triều đình thì có tri phủ và chức phán phủ có nhiệm vụ cai trị một phủ. Tri Châu là quan lại cai trị một châu. Các châu bậc dưới có người đứng đầu là thủ lĩnh.

Vào năm 1013, nhà Lý định ra 6 hạng thuế. Gồm có: thuế ruộng, đầm ao; thuế sản vật ở núi; thuế bãi phù sa và đất trồng dâu; thuế mắm muối qua quan Ải quan; thuế tre gỗ hoa quả; thuế sừng tê giác, ngà voi và hương từ mạn núi xuống.

Phát triển Phật Giáo

Vào thời Lý Thái Tổ chùa chiền được xây dựng rất nhiều. Vì ông vốn xuất thân Phật Giáo. Năm 1010, sau khi dời đô về Thăng Long, việc đầu tiên Lý Công Uẩn làm chính là xuất 2 vạn quan để xây chùa tại phủ Thiên Đức [Cổ Pháp].

Vào tháng 12 năm 1010, vua Lý Thái Tổ cho sứ sang nhà Tống để thỉnh kinh điển Phật Giáo. Tống Thái Tông đã trao cho vua Lý kinh Địa Tạng và chữ ngự bút do vua Tống chính tay viết. Cũng trong năm này, ông cho xây chùa ngự Hưng Thiên cùng tinh lâu Ngũ Phượng.

Thời Lý Thái Tổ Phật Giáo phát triển mạnh mẽ

Tháng 6 năm 1018, vua sai Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang Đại Tống thỉnh Tam tạng kinh và để tại kho Đại Hưng. Tháng 9 năm 1024, Lý Thái Tổ cho dựng chùa Chân Giáo bên trong nội đô Thăng Long, là nơi cho hoàng đến đến nghe kinh pháp.

Như vậy là vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Lý Công Uẩn là ai. Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn chính là vị vua đầu tiên đã mở nên triều đại Lý phồn thịnh trong suốt thời gian hơn 200 năm. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất khi nghiên cứu về lịch sử, đặc biệt là nhà Lý.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề