Lycopene có ở đâu

Lycopen là gì?

Lycopene là một carotenoid, một dạng sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật và các loài sinh vật quang hợp khác như tảo, một vài loài nấm và vi khuẩn.

Lycopen được tìm thấy trong nhiều loại rau quả có màu đỏ như: cà chua, dưa hấu, đu đủ, ổi đỏ, bưởi đỏ, bưởi chùm nhưng không có trong dâu tây hay anh đào. Mặc dù lycopen về mặt hóa học là một loại caroten, nhưng nó không có hoạt tính của vitamin A. Thực phẩm không có màu đỏ cũng có thể chứa lycopen, chẳng hạn như các loại đỗ, đậu.

Các carotenoid tương tự như lycopen là các sắc tố quan trọng được tìm thấy trong các phức hợp protein-sắc tố quang hợp ở thực vật, vi khuẩn có khả năng quang hợp, nấm và tảo. Lycopen là chất trung gian thiết yếu trong tổng hợp sinh học nhiều loại carotenoid quan trọng, như beta-caroten và các xanthophyll.

Lycopen được tiêu hóa ra sao

Lycopen không là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với con người, nhưng được tìm thấy phổ biến trong nhiều món ăn được làm với thành phần chứa cà chua. Khi được hấp thụ trong ruột non, lycopen được nhiều loại lipoprotein vận chuyển tới máu và tích lũy chủ yếu trong máu, mô béo, da, gan và tuyến thượng thận, nhưng có thể được tìm thấy trong phần lớn các loại mô.

Sau khi được tiêu hóa, lycopen được nhập vào các mixen (vi nang) lipid trong ruột non. Các mixen này được tạo thành từ các chất béo dinh dưỡng và các axít mật, giúp hòa tan lycopen không ưa nước để nó thẩm thấu vào các tế bào niêm mạc ruột bằng cơ chế vận chuyển thụ động. Người ta vẫn chưa hiểu biết nhiều về trao đổi chất của lycopen trong gan, nhưng giống như các carotenoid khác, lycopen nhập vào các chylomicron và được đưa vào hệ bạch huyết. Trong huyết tương, lycopen cuối cùng được phân bố thành các phần lipoprotein mật độ rất thấp và thấp. Lycopen chủ yếu phân bố trong các mô béo và các nội quan như tuyến thượng thận, gan, tuyến tiền liệt và tinh hoàn.

Tác dụng của Lycopen

Lycopene là một chất chống oxy hóa cực mạnh được cho là thần dược của tuổi xuân, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch. Ngày nay các khoa học đã chứng minh được tác dụng đặc biệt của lycopen về khả năng ngăn chặn quá trình oxi hóa, lão hóa tế bào và chống gốc tự do.

Nguyên lý hoạt động của hợp chất chống oxy hóa này còn nhiều tranh cãi song công dụng tuyệt vời của nó với da thì đã được chứng minh. Nếu lycopen được dùng trực tiếp trên da thì nó sẽ thể hiện được ngay hiệu quả ngăn chặn sự tấn công của tia UV và giảm tới mức tối thiểu của cháy nắng trên da khi ra ngoài trời.

Người Nhật Bản gọi Lycopen là ‘chiến binh dũng mãnh’ trong quá trình đẩy lùi và xóa mờ vết thâm nám, nếp nhăn trên da. Từ lâu, lycopen đã được thế giới sử dụng nhiều trong ngành mỹ phẩm để làm cho da hồng hào, tươi trẻ, mịn màng, chống được các dấu hiệu đốm nâu, da nhăn và lão hóa.

Những thực phẩm chứa nhiều Lycopen

Thực vật và các vi khuẩn có khả năng quang hợp trong tự nhiên sản sinh ra lycopen.

Khác với cây cỏ, con người không thể tự tổng hợp ra lycopen mà sử dụng lycopen từ việc ăn thực vật nhằm bảo vệ bản thân mình. Lycopen giúp chống lại các tác nhân oxy hóa từ bên ngoài.

Các loại rau quả chứa nhiều lycopen bao gồm: gấc, nhót Nhật, cà chua, dưa hấu, bưởi chùm đỏ, ổi đỏ, đu đủ.

Nguồn cung cấp lycopen

Nguồn

μg/g trọng lượng ẩm

Gấc

2.000–2.300

Nhót Nhật (quả đỏ)

150–540

Cà chua tươi

8,8–42

Nước quả cà chua

86–100

Nước xốt cà chua

63–131

Ketchup (Xốt cà chua đặc)

124

Dưa hấu

23–72

Bưởi chùm đỏ

3,6–34

Ổi đỏ

54

Đu đủ

20–53

Bột nghiền quả tầm xuân (hồng)

7,8

< 0,1

Gấc có hàm lượng lycopen cao nhất trong số các loài rau quả đã biết, với hàm lượng lycopen cao hơn cà chua tới 70 lần.

 Nguồn Viện Gút tổng hợp

1 viện dinh dưỡng

2. wikipedia

và một số tài liệu khác

Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

Nếu thường xuyên tìm hiểu về các hoạt chất tốt cho sức khỏe chắc hẳn bạn đã từng nghe qua lycopene với những công dụng tuyệt vời của nó đối với cơ thể đặc biệt là với làn da của chúng ta. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về lycopene, các lợi ích của lycopene đối với cơ thể cũng như là các thực phẩm giàu lycopene trong tự nhiên.

1Lycopene là gì?

Lycopene có ở đâu

Lycopene có trong nhiều loại thực phẩm có màu đỏ, hồng

Lycopene là một loại sắc tố hữu cơ được gọi là carotenoid. Đó là sắc tố tạo ra màu đỏ và hồng của trái cây, chẳng hạn như cà chua, dưa hấu và bưởi hồng.

Lycopene là một chất dinh dưỡng thực vật có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.

Lycopene có liên quan đến các lợi ích sức khỏe, từ sức khỏe tim mạch đến bảo vệ chống lại ánh nắng mặt trời và một số loại ung thư.

2Những lợi ích của lycopene với cơ thể

Lycopene có tính chống oxy hóa mạnh

Lycopene có ở đâu

Lycopene có tính chống oxy hóa mạnh

Chất chống oxy hóa như lycopene giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị hư hại do các hợp chất được gọi là gốc tự do gây ra.

Các nghiên cứu về vai trò tiềm năng của carotenoid như là chất chống oxy hóa đối với sức khỏe con người và bệnh tật cho thấy rằng các đặc tính chống oxy hóa của lycopene có thể giúp giữ mức độ gốc tự do ở mức cân bằng, bảo vệ cơ thể bạn chống lại một số tình trạng stress oxy hóa, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường , bệnh timbệnh Alzheimer. [1]

Ngoài ra, các nghiên cứu về lycopene cải thiện tổn thương oxy hóa trên chuột đực cũng cho thấy rằng lycopene có thể bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị tổn thương do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bột ngọt và một số loại nấm. [2]

Lycopene bảo vệ cơ thể, chống lại một số loại ung thư

Lycopene có ở đâu

Lycopene làm hạn chế sự phát triển của khối u

Hoạt động chống oxy hóa mạnh của lycopene có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của một số loại ung thư.

Ví dụ như trong nghiên cứu về hoạt động của lycopene trong các tế bào ung thư vú và tuyến tiền liệt ở người cho thấy lycopene có thể làm chậm sự phát triển của ung thư vúung thư tuyến tiền liệt bằng cách hạn chế sự phát triển của khối u. [3]

Trong một nghiên cứu khác quan sát liên kết về việc hấp thu carotenoid và nguy cơ ung thư phổi ở Hoa Kì đã chứng minh hấp thụ nhiều carotenoid, bao gồm lycopene làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổituyến tiền liệt đến hơn 32–50%. [4]

Lycopene giúp thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Lycopene có ở đâu

Lycopene giúp giảm nguy cơ tim mạch

Lycopene cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển hoặc tử vong sớm do bệnh tim.

Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của lycopene và các sản phẩm cà chua đối với sự chuyển hóa cholesterol đã chứng minh lycopene có thể làm giảm tác hại của các gốc tự do, giảm mức cholesterol LDL toàn phần (cholesterol xấu) và tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt). [5]

Lycopene còn được chứng minh làm giảm khả năng tử vong sớm ở bệnh nhân có vấn đề về tim mạch. Theo một nghiên cứu về ảnh hưởng của mức lycopene huyết thanh đến tỉ lệ từ vong ở người mắc hội chứng chuyển hóa đã cho thấy trong khoảng thời gian 10 năm, các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng những người mắc bệnh chuyển hóa có nồng độ lycopene trong máu cao nhất có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn tới 39%. [6]

Tác dụng bảo vệ của lycopene đặc biệt có lợi cho những người có mức độ chống oxy hóa trong máu thấp hoặc mức độ stress oxy hóa cao. Điều này bao gồm những người lớn tuổi, người hút thuốc lá, người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.

Lycopene có thể bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời

Lycopene có ở đâu

Lycopene làm hạn chế tác hại của tia UV lên cơ thể

Một thử nghiệm nhỏ về bột cà chua giàu lycopene bảo vệ chống lại sự xâm hại ánh sáng lên da ở người in vivo đã được thực hiện trong 12 tuần, những người tham gia đã tiếp xúc với tia UV trước và sau khi tiêu thụ 16 mg lycopene từ bột cà chua hoặc giả dược. Những người tham gia vào nhóm sử dụng cà chua có phản ứng da ít nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với tia cực tím. [7]

Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của lycopene chống lại tác hại của tia UV cũng bị hạn chếkhông được coi là có thể thay thế được cho việc sử dụng kem chống nắng.

Các lợi ích tiềm năng khác

Lycopene có ở đâu

Lycopene góp phần giúp xương chắc khỏe

Lycopene cũng có thể cung cấp một loạt các lợi ích sức khỏe khác - những lợi ích được nghiên cứu tốt nhất bao gồm:

Lycopene tăng cường thị lực, ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự hình thành của bệnh đục thủy tinh thể và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Lycopene giúp giảm đau thần kinh.

Lycopene có thể bảo vệ não của bạn, giúp ngăn ngừa co giật và mất trí nhớ do các bệnh liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như Alzheimer.

Lycopene góp phần giúp xương chắc khỏe hơn, nhờ vào hoạt động chống oxy hóa lycopene có thể làm chậm quá trình chết của tế bào xương, củng cố cấu trúc xương và giúp xương.

3Cách bổ sung lycopene cho cơ thể

Lycopene có ở đâu

Các sản phẩm bổ sung lycopene trên thị trường thường được dùng ở dạng uống

Chúng ta có thể bổ sung lycopene một cách dễ dàng thông qua các loại rau củ hằng ngày trong bữa ăn. Các thực phẩm chứa nhiều lycopene thường có màu đỏ, cam.

Một người trung bình tiêu thụ khoảng 2 mg lycopene mỗi ngày trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, lượng lycopene này gần như không đủ để đạt được lợi ích chống oxy hóa.

Nếu dùng 15 mg lycopene chiết xuất cà chua mỗi ngày cho bệnh cao huyết áp, trong 6-8 tuần có thể mang lại kết quả hữu ích.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có các dạng thực phẩm bổ sung lycopene. Lycopene thường được sử dụng ở dạng uống với liều 15 - 45 mg mỗi ngày dành cho người lớn.

Tuy nhiên, khi được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung, lycopene có thể tương tác với một số loại thuốc. Vậy nên, chất bổ sung lycopene có thể không phù hợp với tất cả mọi người và không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích như lycopene từ thực phẩm.

4Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng lycopene

Lycopene có ở đâu

Hiện tượng lycopenodermia gây đổi màu da khi bổ sung quá nhiều lycopene

Nguồn lycopene được cung cấp từ thực phẩm thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, lycopene từ các chất bổ sung, đặc biệt là khi dùng với lượng cao, có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, ăn một lượng rất cao thực phẩm giàu lycopene đã dẫn đến tình trạng đổi màu da được gọi là hiện tượng lycopenodermia.

Thêm vào đó, trong một thử nghiệm về lycopene để ngăn ngừa tiền sản giật ở các linh trưởng khỏe mạnh cũng cho thấy rằng bổ sung 2mg lycopene hàng ngày trong thời kì mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. [8]

Lycopene còn làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nên ngừng sử dụng chất bổ sung lycopene ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật để tránh nguy cơ chảy máu trong và sau khi phẫu thuật và không dùng lycopene cùng với các loại thuốc làm chậm đông máu vì nó có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

5Thực phẩm chứa lycopene

Lycopene có ở đâu

Cà chua là nguồn thực phẩm giàu lycopene nhất

Tất cả các loại thực phẩm tự nhiên có màu hồng đậm đến đỏ thường có chứa lycopene.

Cà chua là nguồn thực phẩm giàu lycopene nhất, và cà chua càng chín thì càng chứa nhiều lycopene. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tìm thấy chất dinh dưỡng này trong một loạt các loại thực phẩm khác.

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm chứa nhiều lycopene nhất trong 100 gram:

- Cà chua phơi nắng: 45,9 mg

- Cà chua nghiền: 21,8 mg

- Ổi: 5,2 mg

- Dưa hấu: 4,5 mg

- Cà chua tươi: 3,0 mg

- Cà chua đóng hộp: 2,7 mg

- Đu đủ: 1,8 mg

- Bưởi hồng: 1,1 mg

- Ớt đỏ nấu chín: 0,5 mg

Hiện tại không có khuyến nghị chính xác về lượng lycopene cần cung cấp hàng ngày. Tuy nhiên, từ các nghiên cứu hiện tại cho thấy, bổ sung từ 8–21 mg lycopene mỗi ngày sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức hay và bổ ích về lycopene, hãy nhớ những lưu ý khi sử dụng lycopene và thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng này mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé.

Nguồn: healthline, webmd, verywellhealth

8 tháng trước 4

Lycopene có ở đâu
0