Mạch tách sóng của máy thu vô tuyến thực hiện việc

CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT

23 Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Page 2

SureLRN

            Các sóng điện từ phát và thu theo nguyên tắc đã giới thiệu bài Sự phát và thu sóng điện từ chưa thể sử dụng ngay được để làm nhiệm vụ thông tin vô tuyến.Một mặt, năng lượng các sóng đó quá nhỏ, sóng không thể truyền đi xa được. Để khắc phục nhược điểm này, ở máy phát người ta khuếch đại các dao động điện từ  trước khi đưa chúng lên ăngten phát sóng. ở máy thu người ta cũng khuếch đại các dao động nhận được từ ăngten thu sóng, vì khi truyền đi sóng cũng bịgiảm năng lượng.Mặt khác, các sóng vô tuyến thường dùng có tần số từ 300 kHz trở lên, trong khi đó thì âm nghe được có tần số nhỏ hơn 20 kHz, tiến nói của con người có tần số nhỏ hơn 1 kHz. Nếu đưa lên ăngten những dao động có tần số 20 kHz trở xuống, gọi là dao động âm tần, chúng sẽ không phát sóng đi xa được.Để giải quyết mâu thuẫn này, ở máy phát người ta “gài” dao động âm vào dao động cao tần trước khi đưa đến ăngten phát sóng. Sóng phát đi là sóng vô tuyến cao tần có “mang theo” dao động âm tần. ở máy thu, sau khi nhận sóng từ ăngten người ta lại “tách” riêng sóng âm tần ra.

1. Nguyên tắc khuếch đại dao động

Người ta thường khuếch đại dao động bằng trandito, làm cho biên độ của dao động tăng lên nhiều lần.

Khi dòng điện đi qua trandito, dòng êmitơ bằng tổng của các dòngbazơ và dòng côlectơ: 

. Đối với mỗi trandito, tỉ số của các dòng và có một giá trị xác định:     Người ta nói rằng dòng điện đã được khuếch đại lần và gọi là hệ số khuếch đại của trandito.Tuỳ theo cách chế tạo trandito, hệ số khuếch đại của trandito có thể có giá trị từ khoảng 20 đến khoảng 500.

2. Nguyên tắc biến điệu biên độ

Giả sử trong mạch dao động của máy phát dao động điều hoà có dòng điện đang thực hiện một dao động cao tần với tần số và trandito T đang duy trì dao động đó. Nếu hiệu điện thế giữa êmitơ và côlectơ có giá trị ổn định không đổi.Bây giờ chúng ta làm cho giá trị của hiệu điện thế đó thực hiện một dao động âm tần với tần số . Sự biến thiên của như vậy làm cho biên độ dao động của cũng biến thiên với tần số . Như vậy trong sự biến thiên của dòng có hai tần số bản thân dòng điện dao động với tần số [cao tần], và độ lớn biên độ của dòng điện dao động với tần số [âm tần]. Dòng điện biến thành dòng , và việc thực hiện sự biến đổi đó gọi là sự biến điệu biên độ.

3. Nguyên tắc hoạt động của máy phát vô tuyến điện

Trên hình là sơ đồ nguyên tắc của máy phát vô tuyến điện. Sóng âm đập vào màng rung của microo. Màng rung dao động với tần số [âm tần] và làm phát sinh một dao động điện cùng với tần số trong mạch điện của microo. Dao động đó được đưa đến bộ khuếch đại âm tần. Khi ra khỏi bộ khuếch đại, nó có dạng như trên hình 4.11b  và được đưa vào bộ biến điệu. Đồng thời, một máy phát dao động điện cao tần phát ra một dao động điện có dạng như trên hình 4.11a. Dao động đó cũng được đưa đến bộ biến điệuDao động ra khỏi bộ biến điệu là dao động đã biến điệu có dạng như trên .Dao động đã biến điệu được đưa qua bộ khuyếch đại cao tần, rồi tới ăngten, và ăngten phát ra một sóng điện từ có tần số sóng , và có biên độ sóng dao động với tần số . Sóng cao tần đó được gọi là sóng mang, tần số của nó được gọi là tần số mang. Nó mang trong biên độ của nó tần số âm do microo dã gửi vào.Phương pháp biến điệu biên độ là phương pháp biến điệu đơn giản nhất. Trong kĩ thuật vô tuyến điện, người ta còn sử dụng các phương pháp biến điệu tần số và biến điệu pha nữa.

4. Nguyên tắc hoạt động của máy thu vô tuyến điện

Trên hình là sơ đồ nguyên tắc của máy thu thành vô tuyến điện. ăngten A nhận được sóng vô tuyến của nhiều đài phát truyền đến, đó là những sóng mang đã biến điệu. Khi điều chỉnh tụ điện , ta chọn sóng có tần số mà ta cần thu. Máy thu phải làm một nhiệm vụ ngược với máy phát, là tách sóng âm tẩna khỏi sóng cao tần. Việc đó được gọi là sự tách sóng.Dòng điện cao tần trong mạch có năng lượng rất thấp. Trước khi tách sóng, nó được đưa qua bộ khuếch đại cao tần . Khi ra khỏi bộ khuếch đại, dòng điện cao tần của dòng điện có đường biểu diễn như trên hình , nghĩa là giống như dao động cao tần đã biến điệu ở máy phát trước khi đưa đến ăngten phát.Điốt D của mạch tách sóng chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều. Sau khi ra khỏi điốt, nếu dòng điện được đưa thẳng đến tải , nó sẽ có đường biểu diễn như trên hình 4.14a. Vì trong mạch tách sóng còn có tụ điện mắc song song với , đóng vai trò một bộ lọc, nên dòng điện qua là một dòng chạy liên tục và khá nhẵn, có cường độ dao động với tần số âm [h.4.14b]. Như vậy là mạch tách sóng đã tách dao động âm tần ra khỏi dao động cao tần Dòng điện sau khi đi qua mạch tách sóng được đưa đến bộ khuếch  đại âm tần , rồi đưa vào loa L. Nó làm cho màng loa rung động với tần số và phát ra sóng âm với độ cao đúng bằng sóng âm đã đưa vào microo của máy phát.          Chú ý rằng các sơ đồ máy phát và máy thu ở đây chỉ giới thiệu những mạch thiết yếu trong máy. Trong thực tế, máy phát và máy thu còn có thêm nhiều mạch phức tạp khác, với nhiều loại tụ điện, cuộn cảm, điện trở, đèn điện tử, đèn bán dẫn, nhằm mục đích loại trừ nhiều [những tạp âm lẫn vào âm thu được] tăng độ to của âm đến mức cần thiết, làm cho âm không bị méo, giữ được âm sắc ban đầu… tóm lại là làm sao cho âm phát ra từ loa của máy thu thật giống với âm đã đưa vào micrô của máy phát.  [ST]

Page 2

                           Việt Nam sẽ có vệ tinh thứ 2 vào năm 2012

"Theo kế hoạch, Việt Nam có thể phóng vệ tinh thứ hai lên không trung vào năm 2012" -  GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn - Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ Vũ trụ thuộc Viện KHCN VN trao đổi cùng PV tại Diễn đàn các cơ quan vũ trụ Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ 15.

VNRED Sat-1 sẽ giúp dự báo thiên tai tốt hơn

Sau khi vệ tinh VINASAT1 được phóng lên không trung tháng 4.2008, đến năm 2012, theo tiến độ, vệ tinh thứ hai của VN mang tên VNREDSat-1 sẽ được đưa vào không trung.  Đây là loại vệ tinh khoa học cỡ nhỏ bay ở quỹ đạo thấp, dùng để giám sát, chụp ảnh mặt đất, cung cấp ảnh về cho các trung tâm thu ảnh vệ tinh mặt đất.

VNREDSat-1 có trọng lượng 150kg, hoạt động trên quỹ đạo 5 năm,  được trang bị các bộ cảm biến quang học, các ống kính chụp ảnh với độ phân giải cỡ 2m, quang phổ quan trắc 10 – 15m...có thể chụp ảnh với nhiều kích cỡ khác nhau, ảnh quang học, ảnh radar [chụp bằng sóng radar].

VNDREDSat -1 sẽ cung cấp ảnh vệ tinh có độ phân giải tương đối cao về tài nguyên, môi trường và đặc biệt là chụp ảnh về thiên tai… giúp Việt Nam chủ động phòng chống với thiên tai tốt hơn không phải phụ thuộc vào ảnh vệ tinh mua của nước ngoài.

"Khi chúng ta có vệ tinh do chính VN bắn lên trong quỹ đạo, chúng ta sẽ có thể sử dụng ảnh của chính chúng ta, chụp ở bất cứ đâu , bất cứ thời điểm nào chúng ta muốn" _ GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn lạc quan.

Kinh phí cho dự án phóng vệ tinh nhỏ VNREDSat-1 gồm chế tạo vệ tinh , kinh phí đào tạo, phóng, bảo hiểm phóng, xây dựng trạm mặt đất điều khiển vệ tinh, kinh phí xây dựng trạm thu ảnh....có thể ước tính khoảng 60- 70 triệu USD. Hiện Việt Nam đang lựa chọn đối tác đầu tư vừa bảo đảm về kỹ thuật, công nghệ và có khả năng cung cấp vốn ODA cho dự án.

Tiến tới nắm bát làm chủ công nghệ vũ trụ

Dự án VNREDSat-1 đã được khởi động từ 5 năm trước, trước đó VN đã hợp tác với Trung tâm vũ trụ của Anh để thử tìm kiếm khả năng VN tham gia vào chùm vệ tinh nhỏ quan sát trái đất. Nếu phóng thành công VNREDSat-1, VN sẽ chính thức có vệ tinh quan sát trái đất. "Cũng theo kế hoạch đến 2020 Việt Nam có thể sẽ có 3 vệ tinh: 1 về quang học, 1 radar. Đặc biệt vệ tinh thứ 3 VN có thể tham gia tích cực, chủ động trong việc chế tạo" - GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn cho biết. 

Tuy nhiên những dự án VINASAT 1, hay VNREDSat-1 vẫn là những dự án gần như mua lại của nước ngoài, ko phải mua thương mại mà qua đào tạo và tiếp nhận công nghệ chế tạo: Mua vệ tinh, đào tạo, phóng vệ tinh, sử dụng vệ tinh thu ảnh và sử dụng ảnh…"Chiến lược lâu dài của hoa học vũ trụ VN vẫn là tiến tới làm chủ công nghệ chế tạo, dù cần những bước đi rất lâu dài và cụ thể, cũng như sự đầu tư rất lớn"- GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn khẳng định.

Hiện nay, Viện KHCN cũng đã hợp tác với các nước như Hàn Quốc để gửi cán bộ VN sang học chế tạo vệ tinh. Thông qua dự án làm cùng với nước bạn, các nhà khoa học , kỹ sư của chúng ta có thể từng bước tiếp cận công nghệ chế tạo, nắm bắt để sau này VN có thể chế tạo được vệ tinh.

                                                               Theo LĐ

Video liên quan

Chủ Đề