Maltodextrin cách dụng

  • Maltodextrin là gì ?
  • Maltodextrin là carb đơn giản hay phức tạp ?
  • Maltodextrin được sản xuất như thế nào ?
  • Tác dụng của maltodextrin trong thực phẩm
  • Maltodextrin có an toàn không ?
  • Giá trị dinh dưỡng của maltodextrin
  • Khi nào nên tránh maltodextrin
  • Lợi ích của maltodextrin
  • Các lựa chọn thay thế cho maltodextrin

Khi tập luyện thể hình, chắc hẳn nhiều người đã từng sử dụng qua các loại thực phẩm bổ sung. Và đôi khi trong các loại thực phẩm bổ sung có những thành phần lạ mà chúng ta chưa biết.

Ví dụ như beta alanine, caffeine... Bên cạnh đó, một thành phần nữa cũng thường có trong các loại supplement là maltodextrin. Vậy maltodextrin là gì ? Bột maltodextrin có tác dụng như thế nào khi tập gym.

Maltodextrin là gì ?


Maltodextrin là một loại bột có màu trắng, chúng gần như vô vị và có thể tan trong nước. Maltodextrin là một chất phụ gia có trong nhiều loại thực phẩm. Vai trò của chúng là giúp cải thiện kết cấu bề mặt [texture], hương vị và thời hạn sử dụng.


Maltodextrin có thể được sản xuất từ bất kỳ loại thực phẩm chứa tinh bột nào. Ví dụ như: ngô [bắp], khoai tây, lúa mì, bột sắn [bột năng], hoặc gạo. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh celiac nên lưu ý rằng...

Maltodextrin có thể chứa một lượng nhỏ gluten khi nguồn tinh bột dùng để sản xuất chúng là lúa mì. Tuy nhiên, theo tổ chức Beyond Celiac, maltodextrin sẽ không có gluten nếu danh sách thành phần của sản phẩm không bao gồm lúa mì.

Mặt khác, maltodextrin là một polysaccharide, điều này có nghĩa là chúng là tinh bột đã được phân giải thành phân tử đường. Maltodextrin được sản xuất để có hàm lượng đường nhỏ hơn hoặc bằng 20%.

Đó cũng là lý do khiến chúng thường có mặt trong các sản phẩm như: thanh dinh dưỡng [nutrition bars / một dạng bánh], meal shakes [sữa lắc / thực phẩm bổ sung] và chất tạo ngọt nhân tạo...

Maltodextrin là carb đơn giản hay phức tạp ?


Theo nghiên cứu của trường School of Exercise and Nutrition Sciences [Úc] cùng với thông tin từ một số chuyên gia dinh dưỡng, maltodextrin là một loại carb phức tạp [complex carbohydrate]. Mặc dù là carb phức tạp...

Thế nhưng maltodextrin không có chỉ số GI thấp như nhiều người thường nghĩ. Trên thực tế, một nghiên cứu của công ty Abbott Laboratories [USA] đã chỉ ra rằng, việc sử dụng maltodextrin có thể...

Làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Qua điều này chúng ta có thể thấy rằng, maltodextrin là một loại carb phức tạp nhưng chúng lại hoạt động giống như một loại carb đơn giản [simple carbohydrate].

Maltodextrin được sản xuất như thế nào ?


Mặc dù có nguồn gốc từ các nguyên liệu tự nhiên, tuy nhiên maltodextrin được sản xuất với những quy trình xử lý khá phức tạp [highly processed]. Mục đích của việc này là để kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm.

Chúng làm được việc này bằng cách thêm vào các chất phụ gia và hương liệu... Để tạo ra maltodextrin, đầu tiên tinh bột sẽ được nấu chín, sau đó axit hoặc các enzyme [như vi khuẩn bền nhiệt alpha-amylase] sẽ được thêm vào để phân giải chúng nhiều hơn nữa.

Khi quá trình sản xuất hoàn tất, kết quả thu được sẽ là một loại bột trắng có khả năng tan trong nước và có vị trung tính. Maltodextrin rất giống với Si rô bắp thể rắn và chúng chỉ khác nhau ở hàm lượng đường trong thành phần.

Hai loại sản phẩm này đều được trải qua quá trình hydrolysis [thủy phân]. Đây là một quá trình hóa học liên quan đến việc sử dụng thêm nước để hỗ trợ khả năng phân giải.

Mặc dù khá giống nhau về điểm này, tuy nhiên sau khi thủy phân, Si rô bắp dạng rắn sẽ có hàm lượng đường từ 20% trở lên. Trong khi đó, hàm lượng đường của maltodextrin lại thấp hơn, dưới 20%.

Maltodextrin trong thực phẩm


Maltodextrin thường được sử dụng như một chất làm đặc [thay đổi texture] hoặc chất độn để tăng thể tích của các loại thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò là một chất bảo quản để kéo dài hạn sử dụng của thực phẩm.

Maltodextrin khá rẻ và dễ sản xuất, vì vậy chúng xuất hiện khá nhiều trong các sản phẩm cần độ đặc như pudding ăn liền, gelatin [làm rau câu], nước sốt salad... Không chỉ vậy, maltodextrin còn có thể kết hợp với các chất tạo ngọt nhân tạo...

Để làm ngọt các loại sản phẩm như: trái cây đóng hộp, món tráng miệng, đồ uống dạng bột [bột dùng để pha]... Thậm chí maltodextrin còn là một chất làm đặc trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc.

Maltodextrin có an toàn không ?


Theo cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ [Food and Drug Administration / FDA], maltodextrin là một phụ gia thực phẩm an toàn [GRAS / Generally Recognized as Safe].

Đồng thời chúng cũng có giá trị dinh dưỡng của thực phẩm như là một phần của tổng lượng carb. Bên cạnh đó, theo hướng dẫn về chế độ ăn uống cho người Mỹ [Dietary Guidelines for Americans],

Hàm lượng tinh bột không nên vượt quá 45-65% tổng lượng calo hằng ngày. Trong đó, hầu hết lượng tinh bột này nên là các loại tinh bột phức tạp [complex carbohydrate] giàu chất xơ...

Chứ không nên là các loại thực phẩm có thể làm tăng nhanh đường huyết. Nếu bị tiểu đường, kháng insulin hoặc được bác sĩ khuyến nghị chế độ ăn ít tinh bột thì bạn nên tính luôn maltodextrin vào tổng lượng tinh bột trong ngày.

Tuy nhiên, maltodextrin thường có trong thực phẩm với hàm lượng ít. Vì vậy, chúng sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến tổng lượng tinh bột. Xét ở khía cạnh khác, Maltodextrin có chỉ số GI khá cao.

Điều này có nghĩa là chúng có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Mặc dù maltodextrin an toàn khi sử dụng với một lượng nhỏ. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường nên đặc biệt cẩn thận.

Giá trị dinh dưỡng của maltodextrin


Maltodextrin cung cấp 4 calo trên mỗi gram, cùng một lượng calo như đường sucrose hoặc đường ăn. Giống như đường, cơ thể của chúng ta có thể tiêu hóa maltodextrin rất nhanh.

Vì vậy, chúng rất hữu ích nếu bạn cần tăng nhanh calo và mức năng lượng. Mặt khác, chỉ số GI của maltodextrin cao hơn so với đường ăn, dao động trong khoảng từ 106 đến 136.

Khi nào nên tránh maltodextrin


Như đã đề cập ở trên, maltodextrin có thể làm gia tăng đột biến lượng đường huyết. Vì vậy, chúng ta nên tránh hoặc hạn chế sử dụng chúng nếu bị tiểu đường hoặc kháng insulin.

Maltodextrin và vi khuẩn đường ruột


Ngoài ra, một lý do nữa để hạn chế sử dụng maltodextrin là vì chúng có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột. Theo một nghiên cứu vào năm 2012, maltodextrin có thể thay đổi thành phần vi khuẩn đường ruột theo chiều hướng tiêu cực.

Từ đó, khiến cơ thể của chúng ta dễ mắc bệnh hơn. Nguyên nhân của việc này là do maltodextrin có thể kìm hãm sự phát triển của các lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Mà lợi khuẩn lại là một yếu tố rất quan trọng đối với chức năng của hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu tương tự còn cho thấy maltodextrin có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn như E. coli. Một loại vi khuẩn nguy hiểm liên quan đến các bệnh rối loạn tự miễn dịch...

Ví dụ như bệnh Crohn [một loại bệnh viêm ruột]. Vì vậy, nếu đang có nguy cơ mắc chứng rối loạn tự miễn [autoimmune] hoặc rối loạn tiêu hóa, thì bạn nên tránh sử dụng maltodextrin.

Maltodextrin và gluten


Như đã đề cập ở trên, maltodextrin có thể chứa một lượng nhỏ gluten nếu chúng được sản xuất từ lúa mì. Vì vậy, nếu đang áp dụng chế độ ăn kiêng gluten thì bạn nên tránh các sản phẩm có chứa: lúa mì, lúa mạch đen [rye], lúa mạch...

Yến mạch [trừ khi không có gluten], mạch nha hoặc men bia trong thành phần. Mặt khác, nếu maltodextrin được sản xuất từ các nguồn tinh bột khác thì bạn có thể yên tâm sử dụng chúng.

Maltodextrin và giảm cân


Maltodextrin là một loại tinh bột có giá trị dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng đột biến đường huyết và nồng độ hormone insulin. Điều này có nghĩa là chúng sẽ cản trở quá trình giảm mỡ của bạn.

Mặc dù hiệu ứng này là không đáng kể, tuy nhiên bạn vẫn nên hạn chế maltodextrin nếu đang muốn giảm mỡ. Thay vì sử dụng maltodextrin thì bạn nên sử dụng các loại tinh bột phức tạp.

Maltodextrin và thực phẩm biến đổi gen


Maltodextrin thường được sử dụng như một chất làm đặc hoặc chất độn với chi phí thấp. Vì vậy, chúng thường được sản xuất từ bắp biến đổi gen [genetically modified - GM].

Theo tổ chức FDA và WHO, bắp biến đổi gen an toàn để tiêu thụ và đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn giống như thực vật không biến đổi gen. Vì vậy, cho dù muốn tránh thực phẩm biến đổi gen thì bạn cũng không cần phải tránh maltodextrin.

Maltodextrin và bệnh tiểu đường


Maltodextrin có thể gây tăng nhanh đường huyết, vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh sử dụng chúng. Tuy nhiên, maltodextrin thường an toàn với liều lượng ít.

Và bạn sẽ không bị ảnh hưởng nếu chỉ dùng một lượng nhỏ và tính chúng vào tổng lượng tinh bột hằng ngày. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên kiểm tra đường huyết đường xuyên khi sử dụng maltodextrin.

Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi các triệu chứng của việc tăng đường huyết. Một số triệu chứng do maltodextrin gây ra có thể kể đến như: đau đầu đột ngột, khát nước, khó tập trung, mờ mắt, mệt mỏi...

  • Đau đầu đột ngột
  • Gia tăng cảm giác khát nước
  • Khó tập trung
  • Mờ mắt, suy giảm thị lực
  • Mệt mỏi

Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong danh sách trên thì bạn nên kiểm tra đường huyết ngay lập tức. Và nếu chỉ số đường huyết quá cao thì bạn nên liên hệ ngay với các bác sĩ.

Lợi ích của maltodextrin


Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về những trường hợp nên hạn chế sử dụng maltodextrin. Vậy ngoài những nhược điểm kể trên thì maltodextrin có mang lại lợi ích nào hay không ?

Lợi ích của maltodextrin trong tập luyện


Maltodextrin là một loại tinh bột hấp thu nhanh. Vì vậy, chúng thường có trong các loại đồ uống thể thao hoặc các bữa ăn nhẹ cho vận động viên. Đối với những vận động viên đang muốn tăng cân...

Maltodextrin sẽ là một nguồn calo hấp thu nhanh, trong hoặc sau buổi tập. Không chỉ vậy, maltodextrin không không sử dụng nhiều nước để tiêu hóa như một số loại tinh bột khác.

Vì vậy, việc sử dụng maltodextrin là một cách hữu ích để nạp nhanh calo mà không bị mất nước. Một nghiên cứu của trường Islamic Azad University cũng đã chỉ ra rằng việc bổ sung maltodextrin có thể giúp duy trì năng lượng yếm khí [anaerobic power] trong quá trình tập luyện.

Điều trị hạ đường huyết mãn tính


Maltodextrin sẽ không tốt đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với những người bị hạ đường huyết mãn tính [chronic hypoglycemia] thì maltodextrin lại trở thành một phương pháp điều trị có lợi.

Những người bị hạ đường huyết mãn tính thường sử dụng maltodextrin như một phần của việc điều trị. Bởi vì chúng giúp tăng nhanh lượng đường trong máu. Từ đó, giúp duy trì ổn định lượng đường huyết.

Điều trị ung thư đại trực tràng


Một số bằng chứng đã chỉ ra rằng, sự lên men của maltodextrin trong ruột có thể đóng vai trò như một tác nhân giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng [colorectal cancer].

Một nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy Fibersol-2 [một dạng maltodextrin kháng tiêu hóa] có khả năng chống ung thư. Chúng giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u mà không phát sinh bất kỳ tác dụng phụ độc hại nào.

Các lựa chọn thay thế cho maltodextrin


Một số chất tạo ngọt thường được sử dụng để nấu ăn bao gồm: đường trắng hoặc nâu, đường dừa [coconut sugar], si rô agave [agave syrup], mật ong, si rô cây thích [maple syrup], nước trái cây cô đặc, rỉ mật [molasses], si rô bắp...

Tuy nhiên, tất cả các chất tạo ngọt này đều có thể gây tăng đột biến lượng đường huyết giống như maltodextrin. Vì vậy, thay vì sử dụng chúng thì chúng ta nên sử dụng trái cây [xay nhuyễn, nghiền, thái lát] để làm ngọt thức ăn.

Bởi vì trái cây không chỉ giúp làm ngọt mà chúng còn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa... Ngoài ra, thay vì sử dụng maltodextrin để làm đặc thì chúng ta nên sử dụng các phụ gia như guar gum và pectin.

Một dạng tinh bột được chiết xuất từ trái cây, rau củ và các loại hạt. Bên cạnh đó, một số chất tạo ngọt sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể đến mức đường huyết nếu được sử dụng vừa phải.

Các chất tạo ngọt này bao gồm: đường stevia, các loại đường alcohol như erythritol, sorbitol, polydextrose... Đường alcohol thường được dùng để tạo ngọt cho thực phẩm.

Và thường xuất hiện trong các loại thực phẩm chế biến sẵn với nhãn "sugar-free" hoặc "no added sugar". Đường alcohol chỉ được cơ thể hấp thu một phần. Vì vậy, chúng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số đường huyết như các loại đường khác.

Mặc dù vậy, chúng ta chỉ nên sử dụng chúng ở mức giới hạn 10 grams một ngày. Việc này sẽ giúp hạn chế các tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa, ví dụ như đầy hơi. Để khắc phục điều này bạn có thể sử dụng dụng đường erythritol.

Bởi vì chúng được báo cáo là có khả năng dung nạp tốt hơn. Mặt khác, đối với đường stevia thì chúng không có calo và tác động rất ít đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, một số sản phẩm có thể sẽ pha trộn stevia với maltodextrin hoặc dextrose.

Video liên quan

Chủ Đề