Mất bao lâu để khỏi covid

Hiện nay có rất nhiều trường hợp F0 mặc dù đã khỏi bệnh nhưng lại phải đối mặt với tình trạng sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, thậm chí còn cảm thấy yếu hơn so với thời điểm bị dương tính. Đây được cho là di chứng hậu Covid-19 và tuyệt đối không thể xem thường. Vậy mắc covid bao lâu khỏi và làm thế nào để giải quyết những di chứng do dịch bệnh mang lại? Hãy cùng chúng tôi thảo luận qua những phân tích sau đây.

1. Bị mắc covid bao lâu khỏi?

Điều trị Covid bao lâu thì khỏi là câu hỏi chung của nhiều người, đặc biệt là các F0. F1 đang trong tình trạng như “ngồi trên đống lửa" khi hay tin mình bị nhiễm bệnh.

Thời gian mắc cũng như điều trị covid kéo dài trong bao lâu còn dựa trên những yếu tố khác như thể trạng, mức độ nặng nhẹ, tình trạng tiêm vaccine đã đủ liều hay chưa, độ tuổi mắc, bệnh lý nền [nếu có].

Khi biết mình bị nhiễm Covid-19, rất nhiều người hoang mang mắc covid bao lâu khỏi và tái hòa nhập cộng đồng

Ở những ca không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ không kèm theo viêm phổi thì có thể bình phục sau khoảng từ 1 - 2 tuần. Còn đối với trường hợp có biểu hiện nặng hơn như viêm phổi hay suy hô hấp thì sẽ mất nhiều thời gian điều trị, thời gian chữa khỏi sẽ lâu hơn [tầm 3 - 6 tuần] tùy ca bệnh.

2. Tình trạng chung của nhiều F0 hậu Covid

Hiện nay nhờ sự phủ sóng vaccine Covid-19 đã đạt tỷ lệ cao, những người được tiêm từ 2 mũi trở lên chiếm số đông trong cộng đồng nên khi mắc phải Covid-19 thì chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình, thậm chí là không có triệu chứng.

Tuy nhiên đó chưa phải là kết thúc bởi vì thực tế ghi nhận nhiều trường hợp đã âm tính và quay trở lại làm việc bình thường nhưng lại phải chịu các di chứng, gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày, điển hình như:

  • Mệt mỏi, dễ bị hụt hơi khi nói chuyện;

  • Mất ngủ, stress;

  • Lo lắng, bồn chồn, dễ xúc động;

  • Đầu óc choáng váng;

  • Cảm giác người “như trên mây";

  • Khả năng tập trung kém, hay quên;

  • Đánh trống ngực, hồi hộp từng cơn;

  • Khó thở, nghẹn họng;

  • Trào ngược dạ dày.

Khi đo chỉ số SpO2 ở những trường hợp này không bị tụt, kiểm tra huyết áp bình thường nhưng vẫn tồn tại cảm giác mệt mỏi, hụt hơi mà không thể lý giải được.

3. Đi tìm nguyên nhân của các di chứng hậu Covid-19

Do Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm mới mẻ nên chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các di chứng hậu Covid-19. Tuy vậy vẫn có giả thiết cho rằng trường hợp các F0 với triệu chứng nhẹ sau khi khỏi bệnh, cơ thể khi ấy mới bắt đầu sinh ra những kháng thể tự miễn có hiện tượng tấn công lại các tế bào của chính cơ thể mình, theo y khoa gọi là phản ứng tự miễn dẫn tới viêm. Ở những người bị nặng, gặp biến chứng đông máu, tắc mạch máu và cục máu đông trôi nổi tới các nơi khác sẽ gây hiện tượng tắc vi mạch.

Tình trạng gây viêm toàn thân lan tỏa như trên làm suy giảm khả năng trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể và hiện tượng rối loạn đông máu ở người bệnh vẫn còn tồn tại. Do vậy ở những mạch máu lớn, nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như tắc mạch chi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay thuyên tắc mạch phổi,... là rất cao. Còn ở các mạch máu nhỏ hơn, sự gia tăng đông máu có thể khiến cho việc cung cấp các tài nguyên như oxy và máu tới các tổ chức giảm năng suất đáng kể.

Rất nhiều người “từ dương về âm" nhưng vẫn chưa "hoàn hồn" vì di chứng hậu Covid

Di chứng rối loạn đông máu và viêm toàn thân sẽ tạo ra một phản ứng “Domino" trên diện rộng. Cụ thể đó là 2 vấn đề này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới các tế bào thần kinh, dẫn đến thiếu máu não và rối loạn hệ thần kinh thực vật. Hệ quả làm suy giảm chức năng điều chỉnh điện giải [bao gồm kali, natri, canxi, clo,..] cũng như đường máu. Điều này khiến khả năng dẫn truyền thần kinh và lực co bóp cơ cũng giảm theo. Do đó rất nhiều người bệnh có cảm giác sức lực giảm, chân tay yếu, không còn sung sức như trước.

Để lý giải cho việc nhiều F0 dương tính thì cảm thấy bình thường, biểu hiện chỉ như cảm cúm nhưng khi đã khỏi lại thấy mệt mỏi hơn, ta có thể hiểu như sau: Thời gian đầu tình trạng viêm đã nhen nhóm xuất hiện nhưng chưa lan tỏa rầm rộ, mới chỉ khu trú ở một số cơ quan. Sau đó mặc dù tình trạng viêm đã nhẹ bớt khi bệnh nhân âm tính nhưng mới bắt đầu phát tác sang nhiều tổ chức khác trong cơ thể. Thêm vào đó, vào giai đoạn đang bị virus tấn công, cả hệ miễn dịch được huy động để chiến đấu nên sau khi giành chiến thắng kết hợp với 2 di chứng viêm và rối loạn đông máu đã khiến cơ thể trở nên kiệt quệ.

4. Phải xử trí với di chứng hậu Covid ra sao?

Theo các chuyên gia y tế, người bệnh không nên quá lo lắng mà hãy ghi nhớ những điều sau để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn:

  • Vận động nhẹ nhàng và điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh;

  • Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin, sản phẩm có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, tăng cường tuần hoàn máu,...;

  • Nếu khó thở hãy giữ bình tĩnh, duy trì tập thở;

  • Trường hợp mất khứu giác có thể tập ngửi vỏ cam, vỏ bưởi, vỏ chanh hoặc các loại tinh dầu;

  • Người gặp vấn đề rụng tóc nên bổ sung thêm các vitamin, đặc biệt là kẽm;

  • Nếu cơ thể mệt mỏi, chân tay yếu nên cố gắng nghỉ ngơi hợp lý, ăn ngủ điều độ, đúng giờ;

  • Đối với các trường hợp bị ho cần kiểm tra bệnh lý cảm cúm, hen suyễn hoặc thay đổi thời tiết để không bị nhầm lẫn với di chứng hậu Covid;

  • Người có dấu hiệu đau nhức xương khớp nên tăng cường vận động nhưng với mức độ vừa phải, có thể dùng thuốc xoa bóp.

F0 điều trị tại nhà nên giữ tình thần thoải mái và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết

Thông thường các triệu chứng hậu Covid sẽ thuyên giảm sau khoảng từ 3 - 4 tuần. Sau khi khỏi Covid-19, những người không có biểu hiện gì thì có thể quay trở lại làm việc và sinh hoạt bình thường mà không cần đi khám. Vì sau một trận ốm dài ngày, chúng ta sẽ dễ bị mệt mỏi, đau nhức, rụng tóc, sốt, ho,... nhưng không quá nghiêm trọng. Cơ thể sẽ biết cách tự phục hồi và điều chỉnh về mức bình thường. Do đó chỉ nên thực hiện khám hậu Covid nếu đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng triệu chứng vẫn kéo dài làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vẫn đang thực hiện tư vấn chăm sóc F0 miễn phí qua tổng đài 1900 56 56 56. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cũng như đặt lịch lấy mẫu ngay khi bản thân hoặc người nhà có biểu hiện nhiễm Covid-19.

Mất bao lâu và ăn gì để phục hồi sau khi mắc Covid?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Nhà báo Sue Quinn viết trên BBC Food về nhu cầu ăn các thực phẩm bổ dưỡng để phục hồi sau khi bạn mắc Covid.

Bài báo trích lời GS Philip Calder, chuyên gia về dinh dưỡng miễn dịch, khoa Y ĐH Southampton, nói rằng protein rất quan trọng để phục hồi cơ bạn bị teo đi khi mắc bệnh.

Ngoài ra là các loại vitamin A, C, D, E, B6, B9 [folate] và B12, giúp khôi phục hệ miễn dịch. Các chất khoáng cần thiết có kẽm, đồng, selenium và sắt.

Nếu không ăn đủ các trái cây, rau và thịt, sữa có sẵn các chất này, bạn cần uống vitamin D [10 microgram một ngày] nhất là trong các tháng mùa đông.

Quảng cáo

Vitamin B12 thì chỉ có trong sản phẩm từ động vật, nên nếu bạn là người ăn chay thì cần mua vitamin này dạng thuốc để uống bổ trợ.

Toàn bài tiếng Anh có ở đây.

Trước đó BBC đã đăng:

Covid-19 chỉ xuất hiện vào cuối năm 2019, nhưng đã có những dấu hiệu rằng có thể mất một thời gian dài để một số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.

Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào mức độ bạn ốm yếu thế nào. Một số người sẽ khỏi nhanh chóng, nhưng đối với những người khác, nó có thể để lại những vấn đề kéo dài.

Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?

Virus corona: 'Tôi hồi phục sau khi tự cách ly điều trị ở nhà'

Virus corona: 'VN chưa nên cho điều trị tại nhà lúc này, nhưng cần tính đến'

VN: Giãn cách xã hội cần lưu ý những đối tượng bị 'bỏ quên'

Tuổi tác, giới tính và các vấn đề sức khỏe khác đều làm tăng nguy cơ bệnh trở nặng hơn.

Việc điều trị càng xâm lấn trong thời gian càng lâu thì khả năng phục hồi càng chậm.

Nếu tôi chỉ có triệu chứng nhẹ thì sao?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Hầu hết những người mắc Covid-19 sẽ chỉ phát triển các triệu chứng chính - ho hoặc sốt. Nhưng họ có thể cảm thấy đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau họng và đau đầu.

Bắc đầu là ho khô, nhưng một số người cuối cùng sẽ bắt đầu ho ra chất nhầy có chứa tế bào phổi chết gây ra do virus.

Những triệu chứng này được điều trị bằng nghỉ ngơi trên giường, uống nhiều nước và uống giảm đau như paracetamol.

Những người có triệu chứng nhẹ có thể phục hồi tốt và nhanh chóng.

Cơn sốt sẽ thuyên giảm trong vòng chưa đầy một tuần, mặc dù ho có thể kéo dài. Một phân tích của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] dựa trên các dữ liệu Trung Quốc cho biết trung bình phải mất hai tuần để phục hồi.

Nếu tôi có các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì sao?

Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều đối với một số người. Điều này có xu hướng xảy ra trong khoảng ngày thứ bảy hoặc mười sau khi nhiễm bệnh.

Sự thay đổi này có thể đột ngột. Hơi thở trở nên khó khăn và phổi bị viêm. Điều này là do mặc dù hệ thống miễn dịch của cơ thể đang cố gắng chống lại - nó thực sự phản ứng thái quá và cơ thể bị tổn thương.

Một số người sẽ cần phải ở trong bệnh viện để được hỗ trợ thở oxy.

Bác sỹ Sarah Jarvis nói: "Việc khó thở có thể mất một thời gian đáng kể để cải thiện ... cơ thể đang chống lại viêm nhiễm."

Bà nói rằng có thể mất hai đến tám tuần để hồi phục, với sự mệt mỏi kéo dài.

Nếu tôi cần chăm sóc đặc biệt thì sao?

WHO ước tính cứ một trong 20 người sẽ cần điều trị chăm sóc tích cực, có thể bao gồm được dùng thuốc an thần và đặt máy thở.

Sẽ mất thời gian để phục hồi từ trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc chăm sóc tích cực [ICU], bất kể bệnh gì. Bệnh nhân được chuyển đến một phòng bệnh thông thường trước khi về nhà.

Bác sĩ Alison Pittard, Trưởng khoa Chăm sóc Chuyên sâu, cho biết có thể mất 12 đến18 tháng để trở lại bình thường sau bất kỳ giai đoạn nào trong phòng điều trị đặc biệt.

Nằm một thời gian dài trên giường bệnh viện dẫn đến mất khối lượng cơ bắp. Bệnh nhân sẽ yếu và cơ bắp sẽ mất thời gian để hồi phục lại. Một số người sẽ cần vật lý trị liệu để đi lại được.

Do những gì cơ thể trải qua trong ICU, cũng có khả năng người bệnh sẽ bị mê sảng và rối loạn tâm lý.

"Có vẻ như có một yếu tố được thêm vào với căn bệnh này - sự mệt mỏi do virus chắc chắn là một yếu tố rất lớn", Paul Twose, nhà vật lý trị liệu tại Hội đồng Y tế Đại học Cardiff và Vale University Health Board nói.

Đã có báo cáo từ Trung Quốc và Ý về tình trạng yếu toàn thân, khó thở sau bất kỳ mức độ gắng sức nào, ho dai dẳng và thở không đều. Cộng thêm cần ngủ nhiều.

"Chúng tôi biết bệnh nhân mất một khoảng thời gian đáng kể, có khả năng nhiều tháng, để hồi phục."

Nhưng thật khó để khái quát điều này. Một số người chỉ mất thời gian tương đối ngắn trong phòng chăm sóc đặc biệt, trong khi một số khác phải thở máy trong nhiều tuần.

Coronavirus sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của tôi?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Phòng phục hồi chức năng cho bệnh nhân Covid-19 tại Pháp

Chúng ta không biết chắc chắn vì không có dữ liệu dài hạn, nhưng chúng ta có thể xem xét các điều kiện khác.

Hội chứng suy hô hấp cấp tính [được gọi là Ards] phát triển ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy giảm quá mức, gây tổn thương cho phổi.

"Có dữ liệu tin cậy rằng, thậm chí sau 5 năm, mọi người có thể gặp khó khăn về thể chất và tâm lý", ông Twose nói.

Bác sĩ James Gill, bác sĩ đa khoa và giảng viên tại Trường Y khoa Warwick, cho biết mọi người cũng cần hỗ trợ về sức khỏe tâm thần để cải thiện khả năng phục hồi.

"Bạn đang cảm thấy khó thở, sau đó bác sĩ nói 'Chúng tôi cần cho bạn thở máy. Chúng tôi cần đưa bạn vào giấc ngủ. Bạn có muốn nói lời tạm biệt với gia đình không?'.

"PTSD [rối loạn căng thẳng sau chấn thương] ở những bệnh nhân nặng nhất này không có gì đáng ngạc nhiên. Sẽ có những vết sẹo tâm lý đáng kể cho nhiều người."

Vẫn có khả năng thậm chí một số trường hợp nhẹ vẫn gặp phải vấn đề sức khỏe lâu dài - chẳng hạn như mệt mỏi.

Có bao nhiêu người đã hồi phục?

Lấy một con số chính xác là khó khăn.

Tính đến ngày 15/4, Đại học Johns Hopkins báo cáo khoảng 500.000 người đã khỏi bệnh trong số hai triệu người mắc bệnh.

Nhưng các quốc gia sử dụng các phương pháp ghi dữ liệu khác nhau. Một số không công bố số liệu phục hồi và nhiều người nhiễm bệnh nhẹ sẽ bị bỏ qua.

Các mô hình toán học đã ước tính khoảng 99-99,5% số người nhiễm phục hồi.

Tôi có thể tái nhiễm Covid-19 không?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bệnh nhân Covid-19 hồi phục hôn từ biệt mặt đất trước khi rời bệnh viện ở Morocco

Đã có nhiều suy đoán, nhưng ít bằng chứng, về độ bền của bất kỳ khả năng miễn dịch nào. Nếu bệnh nhân đã chiến đấu với virus thành công, họ hẳn đã có một phản ứng miễn dịch.

Báo cáo về các bệnh nhân bị nhiễm hai lần có thể chỉ là các xét nghiệm ghi lại không chính xác rằng họ không có virus.

Câu hỏi về khả năng miễn dịch là rất quan trọng để hiểu liệu mọi người có thể bị tái nhiễm hay không và hiệu quả của bất kỳ loại vaccine nào.

Video liên quan

Chủ Đề