Mẫu nhà lắp ghép span module 2

Trước đây, chúng ta ít khi nghe thấy cụm từ “nhà lắp ghép”, đây là một khái niệm còn khá xa lạ với người dân Việt Nam, nó chỉ phổ biến với các nước phương Tây Âu Mỹ hoặc các nước châu Á phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Thi công nhà lắp ghép là khái niệm còn khá mới đối với nhiều người nhưng gần đây đã nhận được nhiều sự chú ý hơn từ mọi người và các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do chưa có trải nghiệm thi công nhà thực tế và lâu dài nên nhiều người vẫn còn hoài nghi về tính bền vững và những ưu nhược điểm của nó.

Vậy nên trong bài viết ngày hôm nay, Tôn Nam Kim sẽ trình bày cụ thể với bạn định nghĩa, cấu tạo, ưu nhược điểm cũng như chi phí và những mẫu nhà lắp ghép đẹp trên thế giới.

Nhà lắp ghép là gì?

Thi công nhà lắp ghép trong nhà máy

Nhà lắp ghép [tiếng Anh là prefabricated home] có thể hiểu đơn giản đây là kiểu nhà được lắp ghép với nhau từ những bộ phận riêng lẻ. Tất cả các kết cấu, phụ kiện của ngôi nhà như cột, dầm, tường, mái, cửa sổ, cửa đi…đều được tính toán và sản xuất chính xác tại nhà máy theo từng mô đun.

Các mô đun này thường được chia thành các mảng/tấm lớn nên còn được gọi là nhà lắp ghép panel. Sau khi hoàn thiện các panel tại nhà máy, chúng sẽ được mang ra công trường và tiến hành lắp ghép. Những bộ phận tạo nên ngôi nhà hoàn chỉnh sẽ được liên kết với nhau bằng vít và bu lông.

Kiểu nhà này được sản xuất ra nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho người sử dụng cũng như chi phí khi xây dựng. Sản phẩm sau khi hoàn thiện vẫn đảm bảo các yêu cầu về độ chắc chắn, độ an toàn cho người dùng.

Hiện nay đã có khá nhiều mẫu nhà lắp ghép thông minh có đầy đủ tiện nghi bên trong, được sắp xếp cực kỳ gọn gàng, không thua kém gì bất kỳ ngôi nhà bê tông cốt thép thông thường nào.

Hiện nay có mấy kiểu nhà lắp ghép

Hiện nay trên thế giới có 3 kiểu nhà lắp ghép: nhà di động [mobile home], nhà sản xuất [manufactured home] và nhà mô đun [modular home]

  1. Nhà di động [mobile home] là kiểu nhà thường có bánh xe, có thể dễ dàng di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác và kích thước cũng như độ tiện nghi của căn nhà này là nhỏ và thấp nhất
  2. Nhà sản xuất [manufactured home]: Những ngôi nhà sản xuất thường được xây dựng theo ba kích thước tiêu chuẩn – đơn, đôi và ba [single wide, double wide and triple wide]. Kiểu nhà này giúp bạn dễ dàng thay đổi nội thất, công năng cơi nới diện tích dễ dàng.
  3. Nhà mô đun [modular home]: những ngôi nhà kiểu này được lắp ghép hoàn thiện nguyên khối tại nhà xưởng rồi được đưa đến tận nơi bằng xe container và đặt vào đúng vị trí bạn muốn.

Dưới đây là một clip minh họa thực tế cho việc một ngôi nhà lắp ghép sẽ hình thành như thế nào:

Giá nhà lắp ghép hiện nay là bao nhiêu? [cập nhật 2021]

Thông thường khi xây dựng các công trình xây dựng giá sẽ được tính trên đơn vị trên 1m2. Giá xây dựng nhà lắp ghép cũng vậy, giá nhà lắp ghép năm 2021 không có nhiều thay đổi so với năm 2020, giá xây dựng nhà lắp ghép hiện nay trong khoảng 1,5 triệu/m2  – 3 triệu/m2 

Chắc chắn một điều, nhà lắp ghép giá rẻ hơn so với nhà bê tông cốt thép thông thường. Khi xây nhà, vấn đề về chi phí luôn được nhiều gia đình quan tâm.

Nếu bạn đang băn khoăn báo giá nhà lắp ghép sẽ có mức giá xây dựng như thế nào thì điều này phụ thuộc vào 4 yếu tố sau:

  1. Giá nguyên vật liệu để lắp ghép nhà: Thông thường kiểu nhà này sẽ sử dụng chất liệu thép là chính, tuy nhiên thép có nhiều loại với chất lượng khác nhau. Bên cạnh đó còn có các chi tiết như cửa ra vào, mái lợp, nền móng… cũng quyết định đến chi phí thực hiện.
  2. Diện tích, số tầng mà bạn muốn xây dựng: Thông thường các công ty thi công nhà lắp ghép thường báo giá xây dựng dựa trên diện tích, ví dụ 2 triệu/m2. Tùy thuộc vào số tầng, diện tích, số lượng căn mà bạn đặt sẽ có giá khác nhau, nhà lắp ghép 2 tầng giá có thể sẽ khác với nhà lắp ghép 1 tầng [hay nhà lắp ghép cấp 4] và 3 tầng. 
  3. Vị trí địa lý: Việc xây dựng khung thép ở những nơi có địa hình khó khăn chắc chắn sẽ có giá cao hơn ở những vùng đồng bằng, điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, ở những tỉnh, thành phố lớn, nơi tập trung nhiều công ty xây dựng thì giá cả cũng sẽ cạnh tranh hơn. Ví dụ: giá nhà lắp ghép Hà nội hay TP Hồ Chí Minh sẽ chênh lệch so với các tỉnh thành khác.
  4. Thời gian thi công: Thời gian thi công càng ngắn thì chi phí phát sinh càng giảm. Tuy nhiên, để công trình có thể bàn giao trong thời gian ngắn thì số lượng công nhân phải tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc số tiền để thuê nhân công sẽ tăng.

Theo khảo sát, giá nhà lắp ghép giá rẻ rơi vào khoảng từ 1,5 – 2,5 triệu /m2, còn giá nhà bê tông cốt thép dạng nhà ống, nhà cấp 4 hiện nay giá xây dựng là từ 4 – 6 triệu /m2

Như vậy có thể thấy xây nhà lắp ghép sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm được 1/2 chi phí so với kiểu nhà xây dựng thông thường bằng bê tông cốt thép.

Cấu tạo của nhà lắp ghép

Cấu tạo cơ bản của nhà lắp ghép bao gồm:

  • Hệ thống khung cột, kèo và xà gồ đều được làm từ các vật liệu thép CT3 và vật liệu U, hộp mạ kẽm nên đảm bảo chất lượng khi sử dụng
  • Hệ thống tấm che và tấm vách ngăn [tấm panel] được cấu tạo bằng các loại tôn chất lượng cao 2 mặt. Ở giữa những tấm che hoặc vách ngăn này sẽ có lớp xốp hoặc lớp nhựa PU nên có khả năng cách nhiệt tốt. Các vật liệu cách âm và cách nhiệt như thế này đạt tiêu chuẩn từ 50-100mm
  • Hệ thống tôn lợp mái được làm từ vật liệu tôn chống sét cao, độ dày dao động từ 50-100mm.
  • Hệ thống chống bão đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho công trình và cả người dùng khi sử dụng sản phẩm. Đây cũng là một trong những tính toán khi xây nhà lắp ghép, nâng độ an toàn khi sử dụng.
  • Giằng chống bão đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho công trình. Trong trường hợp gió lốc hoặc bão, ngôi nhà của bạn vẫn chắc chắn mà không lo lắng về tình trạng tốc mái hay hư hỏng do điều kiện thời tiết.
  • Hệ thống cửa đi và cửa sổ được làm từ vật liệu nhôm kính hoặc vật liệu thép. Hoặc nhiều khách hàng sẽ yêu cầu thay thế chất liệu nhôm kính bằng cửa Panel để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Hệ thống máng nước lắp đặt gần với khu vực tầng mái có tác dụng dẫn nước ra bên ngoài, không để nước vào trong nhà, đảm bảo sự thông thoáng và khô ráo cho bên trong ngôi nhà của bạn.

Ưu và nhược điểm của nhà lắp ghép

Ưu điểm của nhà lắp ghép

Thân thiện với môi trường

Thông thường đối với các công trình thì vật liệu phụ sau khi dùng xong hay được vứt bừa ra bãi rác. Tuy nhiên đối với nhà lắp ghép thì số lượng vật liệu được tính toán rất kỹ càng nên sẽ không thừa ra mấy, không những vậy vật liệu thừa ra sẽ được tái chế lại nên cực kỳ thân thiện với môi trường.

Linh hoạt, dễ dàng thay đổi, di chuyển

Bất cứ chủ nhà nào cũng muốn cơi nới, mở rộng ngôi nhà của mình khi có điều kiện. Đây là bất lợi đối với các ngôi nhà bê tông truyền thống vì vướng phải nhà hàng xóm, cũng như diện tích thi công, cách thiết kế và chi phí. 

Trong khi đó nếu thi công nhà lắp ghép lại có thể lắp ghép, mở rộng vô cùng cơ động, lại tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Chi phí thấp

Nhà lắp ghép được làm từ vật liệu nhỏ, gọn nhẹ nên bạn có thể tiết kiệm được khoảng 30% cho mỗi m2 so với những ngôi nhà truyền thống có diện tích và kiến trúc tương đương. 

Tiết kiệm được nguyên vật liệu, lại còn tiết kiệm được chi phí thuê nhân công vì thời gian thi công nhanh, dễ dàng nữa. Đây chính là điều nổi bật của nhà lắp ghép khiến chúng ngày càng nhận được nhiều sự yêu thích.

Dễ quản lý chất lượng

Nhà lắp ghép được ra đời hầu như là ở trong nhà máy dưới những tiêu chuẩn nhất định, chính vì vậy rất dễ quản lý chất lượng. Với một dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp và tỷ lệ vật liệu đúng chuẩn, nhà lắp ghép được đảm bảo về sự đồng đều về chất lượng. 

Mặt khác, nhà thầu cũng luôn theo dõi, kiểm tra sát sao để dây chuyền được xuyên suốt và đúng yêu cầu.

Nhược điểm của nhà lắp ghép

Không vững chắc như nhà bê tông

Một trong những nhược điểm của nhà lắp ghép là không vững chắc bằng nhà bê tông. Sẽ cực kỳ khó khăn cho nhà lắp ghép để có thể trụ vững qua những cơn bão hoặc vòi rồng dữ dội dù sử dụng khung thép.

Vì vậy, khi quyết định xây nhà lắp ghép cần phải xem xét vị trí xây dựng có thường xuyên phải chịu tác động mạnh từ thiên nhiên hay không. 

Người Việt Nam khi xây nhà thích sự ổn định, lâu dài, ngại thay đổi hay di chuyển nên có lẽ đây là lý do mà chưa nhiều người thích nhà lắp ghép.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có một lựa chọn cho bạn đó là xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ. Giải pháp này sẽ giúp nhà lắp ghép bền vững lâu hơn [dù vẫn không bằng nhà bê tông cốt thép] nhưng vẫn tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với nhà bê tông cốt thép.

Cần diện tích rộng để thi công

Dù là nhà ở dân dụng hay nhà hàng, quán ăn được xây bằng nhà lắp ghép thì cũng cần một khoảng diện tích rộng để dễ dàng thi công nhà lắp ghép. Những ngôi nhà lắp ghép thường chỉ cao 2-3 tầng, không phù hợp với những căn có diện tích nhỏ, đặc biệt là nhà phố.

Ứng dụng của nhà lắp ghép hiện nay

Chính vì sự linh động và tiết kiệm chi phí của loại nhà này nên nó được ứng dụng trong một vài trường hợp tiêu biểu như:

Xây dựng văn phòng công ty, văn phòng điều hành ở công trường

Đặc tính linh động cao của nhà lắp ghép đã khiến nhà lắp ghép trở thành lựa chọn hàng đầu cho các văn phòng điều hành ở công trường. 

Nhà lắp ghép khung sắt vừa bền bỉ, có thể chịu được những vấn đề không như ý trong thi công, đồng thời cũng giúp tránh được những bụi bặm nơi công trường. Hơn nữa, nhà lắp ghép còn dễ dàng di chuyển, rất phù hợp với thời gian thi công ngắn hạn.

Xây dựng nhà nổi trên mặt hồ và các vùng ngập nước, cùng có nền đất yếu

Nhà lắp ghép được tạo nên từ những vật liệu nhẹ, bền bỉ, tuy đơn giản mà vẫn đầy đủ tiện nghi. Những đặc điểm trên cực kỳ thích hợp để xây nhà nổi trên mặt hồ và các vùng ngập nước, vùng có nền đất yếu.

Nhà lắp ghép khung thép sẽ giúp bạn không phải xới đất mềm lên để làm móng, hoặc cũng không cần móng để tạo nên một kết cấu vững chắc, được nghiên cứu sử dụng từ chiến tranh thế giới thứ 2 nên chúng gần như hoàn hảo cho một ngôi nhà có kết cấu bền vững.

Xây dựng bungalow trong các resort, homestay

Khi du lịch bắt đầu phát triển, nhu cầu trải nghiệm những cảm giác mới lạ bắt đầu được chú ý nhiều hơn.

Với khả năng linh hoạt của mình, nhà lắp ghép có thể dễ dàng đặt ở bất kỳ vị trí nào mà khách hàng mong muốn để có được trải nghiệm như ý như trên đồi dốc, thung lũng hoặc ngay trên bờ biển hoặc trong khu biệt thự resort…

Gần đây nhà lắp ghép homestay cũng rất được thịnh hành bởi khả năng thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, tạo cảm giác mới lại cho người trải nghiệm. Bởi vậy được khá nhiều chủ đầu tư lựa chọn.

Khi không còn nhu cầu, căn nhà dễ dàng được dời đi mà không ảnh hưởng quá nhiều đến hệ sinh thái của khu vực.

Xây dựng trường học dành cho các học sinh khu vực vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn trong việc di chuyển nguyên vật liệu

Đối với nhiều vùng núi xa xôi, hẻo lánh, nơi mà đường đi chỉ mới được khai hoang thì việc vận chuyển nguyên vật liệu là một điều cực kỳ khó khăn. Chính vì những lý do trên mà những trường học dành cho học sinh khu vực vùng sâu vùng xa gặp khó khăn trong việc di chuyển nguyên vật liệu.

Để tạo điều kiện cho các em nhỏ vùng sâu vùng xa được đến trường, nhà nước đã sử dụng nhà lắp ghép để tạo nên những lớp học phổ cập chữ tiếng Việt.

Tổng hợp 20+ mẫu nhà lắp ghép đẹp trên thế giới để bạn tham khảo

Không chỉ là dạng nhà cho người thu nhập thấp, nhà lắp ghép có rất nhiều thiết kế sang chảnh mà có thể khiến bạn trầm trồ.

Bên dưới là tổng hợp hình nhà lắp ghép đẹp không chỉ trên thế giới mà còn ở tại Việt Nam.

Nhà lắp ghép thiết kế bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa

Thiết kế của Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa là mẫu nhà lắp ghép cấp 4 đẹp và khá đầy đủ tiện nghi dành cho người thu nhập thấp.

Nhà lắp ghép thiết kế bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa

Đây là một thiết kế khác [bản nâng cấp của thiết kế trước] của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa. Đây cũng là mẫu nhà lắp ghép cấp 4 đẹp. Nó được nâng cấp về vật liệu hoàn thiện [xi măng, bê tông, khung thép bên trong] để trở nên kiên cố và bền vững hơn.

Bên dưới là các mẫu nhà lắp ghép 2 tầng và mẫu nhà lắp ghép 1 tầng khác nhưng sang chảnh hơn từ các kiến trúc sư trên thế giới.

Mẫu nhà lắp ghép 2 tầng biệt thự: được thiết kế 2 tầng với nhiều ô cửa bằng kính cho dáng vẻ hiện đại. Ngoài ra, ngôi nhà được trang bị các mảng gỗ nhựa ốp bên ngoài tăng thêm sự sang trọng cho ngôi nhà. Ngôi nhà được gia chủ thiết kế khá cầu kỳ mang một dáng vẻ riêng biệt khác với kiểu đơn giản của loại nhà lắp ghép vốn có.

Mẫu nhà lắp ghép cấp 4, 1 tầng mái nghiêng ở vùng ngoại ô: Bạn sẽ không thể không thích mẫu nhà lắp ghép cấp 4 này bởi vẻ đẹp đơn giản nhưng cuốn hút của nó. Ngôi nhà được thiết kế với kiểu mái nghiêng như những ngôi nhà cấp 4 vùng nông thôn ngày xưa cho cảm giác bình yên, dân dã nhưng cũng không kém phần hiện đại.

Mẫu nhà lắp ghép 2 tầng container: Một thiết kế đơn giản nhưng vô cùng hiện đại và tiện dụng. Thiết kế tuy đơn giản nhưng hài hòa và khoa học, tạo ra ấn tượng mạnh cho những người lần đầu tiên trông thấy.

Mẫu nhà lắp ghép 2 tầng có mái trồng cây: Đây là một thiết kế có thể nói là áp dụng rất nhiều kỹ thuật bởi bình thường trồng cây trên mái bê tông đã không hề dễ dàng trong việc chống thấm nước. Tuy nhiên hiệu quả mang lại là ngôi nhà của bạn sẽ rất mát mẻ [vì mái đã có thảm xanh bao phủ] và hòa mình cùng thiên nhiên.

Tổng kết

Nhà lắp ghép hiện đang trở thành xu hướng xây dựng trong thời đại mới nhưng vẫn còn khá non trẻ ở Việt Nam. Vậy nên cần sự cân nhắc kĩ lưỡng về chi phí, diện tích và khả năng của đơn vị thi công để xây được một ngôi nhà lắp ghép bền vững và tiện nghi.

Bạn có thắc mắc gì về việc thi công nhà lắp ghép không?

Nếu có hãy để lại bình luận bên dưới cho Tôn Nam Kim nhé!

Video liên quan

Chủ Đề