Mẫu viết sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong y tế

Sáng kiến cải tiến chuyên ngành xét nghiệm được rất nhiều bạn đồng nghiệp quan tâm và thực hiện. Sáng kiến cải tiến nhằm cải tiến chất lượng công việc, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho bệnh viện, thúc đẩy sự phát triển của khoa phòng, bệnh viện giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh…

Một số sáng kiến cải tiến xét nghiệm bạn có thể tham khảo:

  1. Cải tiến thời gian trả kết quả xét nghiệm….
  2. Cải tiến quy trình xét nghiệm….
  3. Áp dụng 5S trong phòng xét nghiệm…
  4. Sáng kiến Xây dựng phần mềm nội kiểm chất lượng xét nghiệm trên Microsoft Excel.
  5. Sáng kiến Xây dựng phần mềm quản lý hóa chất xét nghiệm trên Microsoft Excel.
  6. Cải tiến quản lý tài liệu hồ sơ xét nghiệm…
  7. Cải tiến phương pháp xét nghiệm…
  8. Sáng kiến Xây dựng phần mềm quản lý kho máu trên Microsoft Excel
  9. Cải tiến khu vực lấy mẫu xét nghiệm…
  10. Cải tiến hộp vận chuyển mẫu…
  11. Cải tiến bộ dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm…
  12. …..

Nếu bạn cần hỗ trợ về viết sáng kiến cải tiến chuyên ngành xét nghiệm hãy liên hệ Hotline 0981.109.635 hoặc Kết bạn zalo tư vấn sáng kiến qua đường links bạn nhé: https://zalo.me/0981109635 để được tư vấn chi tiết.

Trước khi làm chúng ta cùng tìm hiểu sáng kiến cải tiến là gì nhé.

Khái niệm “Sáng kiến cải tiến chuyên ngành xét nghiệm”

  • “Hoạt động sáng kiến” bao gồm các hoạt động tạo ra, áp dụng sáng kiến, công nhận sáng kiến, thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến sáng kiến.
  • “Sáng kiến – cải tiến” (gọi chung là sáng kiến) là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp) có tính mới, tính khả thi và mang lại hiệu quả thiết thực cho đơn vị áp dụng.

Tiêu chuẩn sáng kiến cải tiến

1. Tính mới

            Một giải pháp có tính mới nếu giải pháp đó đạt 4 tiêu chí sau:

            – Không trùng với giải pháp đã đăng ký và công nhận trước ở đơn vị.

            – Chưa được áp dụng trong đơn vị, chưa được đơn vị đưa vào kế hoạch áp dụng, chưa được quy định thành những biện pháp thực hiện bắt buộc trong đơn vị.

            – Chưa được giới thiệu bằng văn bản, chưa được phổ biến trên các phương tiện thông tin tới mức căn cứ vào đó có thể áp dụng ngay được.

            – Không trùng với giải pháp của công trình khoa học, luận văn cao học, luận án tiến sĩ đã được công bố.        

2. Tính khả thi

            Một giải pháp có tính khả thi nếu giải pháp đó đạt 3 tiêu chí sau:

            – Phù hợp với điều kiện thực hiện của đơn vị tại thời điểm đăng ký.

            – Đáp ứng nhiệm vụ của đơn vị.

            – Có thể thực hiện lặp lại nhiều lần khi có nhu cầu.

3. Tính hiệu quả

– Hiệu quả kinh tế: Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm về thời gian, giảm chi phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác…

– Lợi ích xã hội: Nâng cao ý thức trách nhiệm nhân viên trong đơn vị; cải thiện điều kiện làm việc, công tác; bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người; nâng cao chất lượng công việc, học tập, quản lý…

Điều kiện xét duyệt, công nhận sáng kiến

            Sáng kiến được xét duyệt, công nhận phải đáp ứng tiêu chuẩn 1, 2 và ít nhất 1 tiêu chí của tiêu chuẩn 3 trong tiêu chuẩn sáng kiến cải tiến.

Các trường hợp sau đây không được công nhận là sáng kiến:

– Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp đó trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;

– Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.

Các loại sáng kiến cải tiến:

Đối tượng được công nhận là sáng kiến gồm:

  1. Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm:

a) Sản phẩm, dưới dạng: vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị được làm mới, cải tiến, hoặc gia công phục vụ giảng dạy, học tập, thực hành, thực tập, khám chữa bệnh… ); chất (ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm); vật liệu sinh học (ví dụ: chủng vi sinh, chế phẩm sinh học, gen, thực vật, động vật biến đổi gen)…

b) Quy trình (ví dụ: giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, chương trình đào tạo, quy trình chẩn đoán, quy trình chữa bệnh, quy trình công nghệ phục vụ đào tạo và khám, chữa bệnh…).

2. Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:

a) Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu);

b) Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.

3. Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:

a) Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (ví dụ: tiếp nhận, xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu, xây dựng quy chế, quy định nội bộ, quy trình giải quyết công việc);

b) Phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy, học tập;

c) Phương pháp giảng dạy, tuyên truyền, huấn luyện;

d) Phương pháp quản lý các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn thể, hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, hoạt động thư viện, hoạt động thực hành, thực tập, thí nghiệm cho HSSV, quản lý tài sản, …

4. Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn.

Cấu trúc viết một sáng kiến cải tiến

Bạn  có thể viết theo hướng viết đề tài nghiên cứu khoa học (kích để xem chi tiết) trong một số trường hợp. Dưới đây là mẫu cấu trúc sáng kiến cải tiến thường dùng.

Bìa: Tên sáng kiến

Phần I: Mở đầu

Phần này trình bày phương pháp tiếp cận sáng kiến. Nó giúp người đọc biết được lý do chọn sáng kiến, ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm do mình đề xuất, và tác giả đã làm gì để hoàn thành sáng kiến, từ đó đánh giá được mức độ thành công. Do vậy, dàn bài của phần này như sau

Tình trạng của sáng kiến đã biết: mô tả ngắn gọn các giải pháp tương tự (đã biết) đang được áp dụng tại cơ sở, những nhược điểm của giải pháp đã biết cần phải khắc phục (nếu có), trường hợp giải pháp mới hoàn toàn thì phải ghi rõ đây là giải pháp mới.

– Không trùng với nội dung các giải pháp đã đăng ký và được công nhận trước đây.

– Chưa được áp dụng, chưa được đưa vào kế hoạch áp dụng hoặc chưa được quy định thành những biện pháp bắt buộc thực hiện.

– Chưa được mô tả trong các nguồn thông tin tới mức căn cứ vào đó có thể áp dụng.

Phần II: Nội dung sáng kiến

Đây là phần chính. Phần này trình bày tiến trình nghiên cứu và kết quả áp dụng thu được.

  1. a) Mục đích của sáng kiến

– Đối với giải pháp cải tiến các giải pháp đã biết: Nêu vấn đề cần giải quyết (nhằm khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết hoặc giải quyết một vấn đề đang tồn tại);

– Đối với giải pháp mới: nêu rõ mục đích mà giải pháp hướng tới, kết quả của việc thực hiện giải pháp là gì, mục đích phải phù hợp với tên giải pháp và nêu rõ ngắn gọn kết quả của giải pháp.

  1. b) Nội dung của sáng kiến:

Mô tả ngắn gọn đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó (giải pháp cũ) tại cơ sở thì cần nêu rõ những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Tác giả nên mô tả các hình minh họa (bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu) kèm theo để làm rõ hơn về nội dung của giải pháp.

  1. c) Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Nêu rõ giải pháp đã được áp dụng lần đầu trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào; giải pháp được ứng dụng lần đầu khi nào.

  1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được:

– Hiệu quả kinh tế: nếu tính được bằng tiền thì nêu rõ cách tính số tiền làm lợi so với trước khi áp dụng giải pháp; nếu không tính được bằng tiền thì phải đưa ra các số liệu kỹ thuật chứng minh giải pháp đã và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế thực sự cho cơ sở;

– Hiệu quả về lợi ích xã hội, môi trường: Đưa ra các số liệu kỹ thuật chứng minh giải pháp đã đem lại hiệu quả về lợi ích xã hội, môi trường thực sự cho cơ sở so với trước khi áp dụng giải pháp.

Phần III: Kết luận

Trong phần này, tác giả đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày; đề ra biện pháp để triển khai, áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm vào thực tiễn; nêu lên những kiến nghị, đề xuất nếu có và hướng phát triển của sáng kiến.

  1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng.
  2. Hiệu quả dự kiến của sáng kiến
  3. Những kiến nghị, đề xuất

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c của tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảo được viết theo tên tác giả, tên tài liệu tham khảo (in chữ nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất bản.

Danh sách những người hỗ trợ tạo ra giải pháp. (Nếu là sáng kiến tập thể)

Phụ lục

Đính kèm các biểu mẫu Phiếu khảo sát, Phiếu thăm dò, Phiếu lấy ý kiến; các bài tập, các bài giảng trong quá trình thực nghiệm; phim, ảnh, sản phẩm phần mềm và các sản phẩm khác thu được từ quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm,…Phần mục lục nên ghi vào cuối hoặc đầu đề tài để người đọc dễ theo dõi.

 Trên đây là bài việc ngắn hướng dẫn phần nào về việc viết sáng kiến cải tiến chuyên ngành xét nghiệm. Nếu bạn cần hỗ trợ viết sáng kiến cải tiến xét nghiệm hãy liên hệ để được tư vấn ngay bạn nhé!

Một số sáng kiến cải tiến xét nghiệm bạn có thể tham khảo:

  1. Cải tiến thời gian trả kết quả xét nghiệm….
  2. Cải tiến quy trình xét nghiệm….
  3. Áp dụng 5S trong phòng xét nghiệm…
  4. Xây dựng phần mềm nội kiểm chất lượng xét nghiệm trên Microsoft Excel.
  5. Xây dựng phần mềm quản lý hóa chất xét nghiệm trên Microsoft Excel.
  6. Cải tiến quản lý tài liệu hồ sơ xét nghiệm…
  7. Cải tiến phương pháp xét nghiệm…
  8. Xây dựng phần mềm quản lý kho máu trên Microsoft Excel
  9. Cải tiến khu vực lấy mẫu xét nghiệm…
  10. Cải tiến hộp vận chuyển mẫu…
  11. Cải tiến bộ dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm…
  12. …..

Nếu bạn cần hỗ trợ về viết sáng kiến cải tiến chuyên ngành xét nghiệm hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn ngay bạn nhé!. Kết bạn zalo tư vấn sáng kiến qua đường links bạn nhé: https://zalo.me/0981109635

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ.

Mr Quang/ 0981.109.635.

Mr Tuyến/ 0913.334.212 

Email: