Mẹo chữa rết cắn

Rết là một con vật với vẻ bề ngoài khiến cho nhiều người cảm thấy ghê sợ, chính vì vậy chẳng may bị rết cắn thì cách xử lý như thế nào nhanh chóng, và phát huy hiệu quả được nhiều người quan tâm.

Bị rết cắn có sao không?

Rết là loài côn trùng độc hại, và chúng có chứa chất độc, chính vì vậy khi bị rết cắn nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến cho nạn nhân trúng độc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo các nhà khoa học rết có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, do vậy khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân, khiến nạn nhân cảm thấy đau nhức, sốt, buồn nôn, co giật, dẫn đến hôn mê. Do vậy, với câu hỏi bị rết cắn có sao không? Thì câu trả lời rất nguy hại đến sức khỏe.

Những con rết càng lớn thì lượng chất độc vào trong cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều, và gây nguy hiểm đến tính mạng, do vậy cần được điều trị đúng cách và kịp thời.

Những trường hợp bị rết cắn sẽ có biểu hiện như sau:

  • Đối với những trường hợp nhẹ, rết cắn chỉ gây dị ứng da, và sau một thời gian sẽ tự hết.
  • Còn với những người bị nặng, thì sau khi bị rết cắn sẽ thấy chóng mặt, ù tai, nôn mửa, co giật, chứng tỏ chất độc đã ngấm sâu vào trong cơ thể.

Triệu chứng tại chỗ sẽ thấy có 2 vết răng từ nhẹ đến nặng với các dấu hiệu như đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước, và chỗ bị cắn có thể sẽ bị hoại tử nông, gây yếu cơ tại chỗ, ngứa ngáy, phù, nổi hạch, có thể gây chảy máu nhưng chỉ thoáng qua.

Triệu chứng toàn thân,nạn nhân sẽ thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt, thở nhanh, ho, đau họng, viêm hệ bạch huyết, hạch to, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Ngay sau khi bị rết cắn, vết thương sẽ sưng đau sau đó sẽ giảm dần, nhưng thời gian có thể kéo dài từ 1- 2 ngày. Tuy nhiên các triệu chứng tại chỗ sẽ tự thuyên giảm trong vòng 1- 2 ngày, còn triệu chứng toàn thân sẽ kéo dài trong vòng 4- 5 giờ.

Có thể bạn quan tâm: Các loài rắn không độc ở Việt Nam và thế giới

Cách chữa rết cắn tại nhà

Khi bị rết cắn, thì điều được nhiều người quan tâm chính là cách xử lý khi bị rết cắn? Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, có cách điều trị khác nhau. Nếu là vết thương do rết cắn nhỏ, không chứa chất độc thì bạn chỉ cần lấy một ít dầu gió thoa vào vết thương, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ tự khỏi.

Còn những nạn nhân bị nhiễm độc của rết, và chất độc gây ra hiện tượng cơ thể ngộ độc thì có nhiều cách chữa trị khác nhau như:

  • Người dân tộc Dao thường sử dụng nước dãi của gà hoặc của ốc để thoa vào vết thương bị rết cắn. Bởi vì theo quan niệm dân gian thì gà là tử thần của rết, chính vì vậy nước dãi của gà có thể vô hiệu hóa được nọc độc của rết, và trở thành bài thuốc chữa hiệu quả. Tuy nhiên trước khi áp dụng các bài thuốc chữa trị rết cắn, thì việc đầu tiên cần làm là sử dụng một dây vải hay bất cứ dây gì cũng được để buộc vào phía trên vết cắn, nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Sau đó, sẽ bắt một con gà, dùng ngón tay móc họng gà để cho nước dãi chảy ra và thoa vào vết thương. Chỉ sau khoảng 2- 3 lần thoa nước dãi gà cơn đau sẽ được xoa dịu.
  • Sử dụng tỏi giã nát để đắp trực tiếp vào vết thương bị rết cắn, và những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
  • Hạt cây hoa mào gà cho vào cối giã nhỏ, và cho nước lọc vào để hòa tan, sau đó bạn hãy chắt lấy nước cốt để uống, còn phần bã thì đắp trực tiếp vào vết thương.
  • Sử dụng rau sam cũng là một trong cách chữa rết cắn hiệu quả, bạn hãy lấy một nắm rau sam rửa sạch và cho vào cối giã nát, để đắp vào chỗ vết thương bị cắn.
  • Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn và cho thêm một ít giấm ăn vào, sau đó bạn hãy uống một ít nước giấm và hạt mướp đắng, uống từ từ còn bã thì đắp vào vết thương.
  • Lá ở cũng được sử dụng như một bài thuốc chữa rết cắn, bạn hãy lấy lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, mỗi ngày đắp từ 1- 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Trên đây chỉ là những cách trị rết cắn tại nhà để tham khảo chưa được kiểm chứng. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiên bác sĩ để có cách xử lý phù hợp và hiệu quả, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Rết cắn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi vì chất độc của rết gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Do vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bằng cách trong nhà nên khô thoáng, và không để các đồ vật như thảm, vải, chổi, đồ gỗ cũ ra ngoài, mà nên kê lên cao, để tránh rết làm tổ.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình > Tư vấn GDSK > Nội khoa

Xử trí vết rết cắn.

Rết là động vật chân đốt có nọc độc săn mồi, ăn thịt hầu hết các động vật không xương sống khác, một số loài có thể tấn công và giết chết các loài động vật có vú nhỏ, dơi và động vật lưỡng cư, rắn.Khi có các dấu hiệu phản vệ xử trí theo phác đồ phản vệ, điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân...

Ngày đăng: 17/12/2020 Xem với cỡ chữ

Bản in

1. Đặc điểm loài rết

- Rết là động vật chân đốt có nọc độc săn mồi, ăn thịt hầu hết các động vật không xương sống khác, một số loài có thể tấn công và giết chết các loài động vật có vú nhỏ, dơi và động vật lưỡng cư, rắn.

Hình ảnh loài rết [Ảnh minh họa – Nguồn Internet]

- Đặc điểm hình thái:

+ Cơ thể phân đoạn bao gồm 15 đến gần 200 đoạn với một đôi chân trên mỗi đoạn.

+ Răng nanh của chúng là một cặp có chứa các tuyến nọc độc.

- Có khoảng 3500 loài rết được xác định, nhưng chỉ có 15 loài lọc độc gây các biểu hiện lâm sàng và nguy cơ gây tử vong cho người bệnh.

- Rết thích khí hậu ấm áp, chúng thích hoạt động về đêm. Bệnh nhân rết cắn thường bị vào các đêm mùa hè.

- Đặc điểm độc tố: Độc tố loài rết rất đa dạng và có tác dụng mạnh

+ Các protein hoạt tính sinh học, peptit và các phân tử nhỏ, độc tố có thể tác dụng gây độc cho cơ, độc tim và độc thần kinh.

+ Có khoảng 50 thành phần đã được xác định của nọc rết, tất cả đều có các đặc tính khác nhau để chặn hoặc kích hoạt các kênh ion.

+ Quá trình sản xuất nọc độc diễn ra trong một tuyến trong chỗ ức loài rết.

+ Độc tố độc gây ra cơn đau dữ dội và các các biểu hiện trên lâm sàng. Một số trường hợp gây biến chứng như sốc phản vệ, thiếu máu cục bộ cơ tim và nhiễm độc thần kinh.

2. Rết cắn có biểu hiện gì ?

Khi một con rết cảm thấy bị đe dọa, nó sẽ xuyên qua da bằng các đầu nhọn của chân gần đầu nhất, được gọi là chân châm. Vết cắn trông giống như hai vết đỏ trên da, tạo thành hình chữ V do vị trí của các đốt của con rết.

Hình ảnh tổn thương tại chỗ do rết cắn [Ảnh minh họa – Nguồn Internet]

3. Triệu chứng tại chỗ

- Vị trí rết cắn thường ở chân, tay. Đôi khi bị vào vị trí có thể gây nguy hiểm vùng cổ họng.

- Đau cục bộ, sưng và đỏ.

- Chảy máu tại chỗ

- Ngứa hoặc rát bỏng

- Tê, ngứa ran và đau

- Vết đỏ trên da

- Nhiễm trùng cục bộ, hoại tử

- Sưng hạch bạch huyết

4. Triệu chứng toàn thân

- Sốc phản vệ biểu hiện các mức độ có thể sảy ra sau vài phút khi bị rết cắn.Bệnh nhân cần phải nhận biết và nhập viện điều trị sớm.

Độ I

Chỉ có triệu chứng ngoài da: Mày đay,ngứa, phù mạch

Độ II

  • Mày đay,ngứa, phù mạch xuất hiện nhanh
  • Khó thở, tức ngực, thở rít
  • Đau bụng quặn, nôn
  • Huyết áp chưa tụt hoặc tăng
  • Không có rối loạn ý thức

Độ III

  • Đường thở: khàn tiếng, thở rít thanh quản
  • Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp
  • Tuần hoàn: da nhợt, lạnh, ẩm, huyết áp hạ
  • Rối loạn ý thức: Hôn mê, rối loạn cơ tròn

-Triệu chứng thần kính

Sảy ra do độc tố loài giống hóa chất xuất hiện tự nhiên trong não như serotonin và histamine. Các triệu chứng này hiếm gặp.

+ Đau đầu, Lo sợ

+ Chóng mặt,

+ Cảm giác mất ý thức

+ Một số hưng cảm, rối loạn ý thức sau rết cắn

- Một số biến chứng thường gặp khác như:

+ Thiếu oxy cho cơ tim, gây nhồi máu cơ tim.

+ Hội chứng tiêu cơ vân cấp

+ Rối loạn đông máu

+ Nhiễm trùng tại chỗ, hoại tử

5. Điều trị gì khi bị rết căn

- Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho điều trị nọc độc của rết.

- Khi có các dấu hiệu phản vệ xử trí theo phác đồ phản vệ.

- Điều trị tại chỗ:

+ Sát khuẩn tại chỗ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

+ Chườm đá lạnh vì cái lạnh làm tăng ngưỡng đau, cản trở sự dẫn truyền thần kinh và co mạch để ngăn phù nề mô.

+ Một số bệnh nhân cho biết cơn đau được cải thiện khi ngâm trong nước nóng, vì nó được cho là làm biến tính bất kỳ chất độc không bền nhiệt nào trong nọc độc. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cũng cho biết đau tăng khi tiếp xúc với nước nóng.

+ Có thể gây tê cục bộ bằng lidocain tại vết cắn sẽ giúp giảm đau đáng kể.

- Điều trị toàn thân:

+ Tiêm SAT dự phòng uốn ván

+ Có thể dùng thuốc kháng histamine, corticosteroid và thuốc giải lo âu.

+ Kháng sinh dùng khi có dấu hiệu nhiễm trùng

+ Điều trị các biến chứng nặng khác nếu có như: Hội chứng tiêu cơ vân

6. Tiên lượng

- Hiếm khi có triệu chứng nghiêm trọng nào do rết cắn.

- Các triệu chứng thường hết sau và ngày hoặc vài giờ.

- Một số trường hợp mắc bệnh mạn tính như: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch…sẽ làm nhiễm trùng tại chỗ nguy hiểm hơn.

7. Trường hợp lâm sàng:

Bệnh nhân: Trương Thị G, nữ 55 tuổi,

Địa chỉ: Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình.

Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Ngày 15/7/2019, ở nhà bị loài rết màu đen dài khoảng 20 cm cắn vào mu bàn tay trái. Sau cắn sưng nóng đỏ đau nhiều. Tức ngực, khó thở, sẩn ngứa toàn thân. Tại chỗ sưng nề, nóng, đỏ đau. Bệnh nhân chẩn đoán phản vệ độ II do rết cắn. Bệnh nhân được xử trí theo phác đồ phản vệ, sát khuẩn tại chỗ, giảm đau, SAT. Bệnh nhân tình trạng ổn định ra viện sau 2 ngày điêu trị.

Bs . Lê Văn Chế - Khoa hồi sức tích cực và phòng chống độc

Quản trị viên

Lần xem: 147999

Go top

Bài viết khác

  • Mất ngủ - Rối loạn giấc ngủ. [ 08/03/2022]
  • Không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh. [ 17/01/2022]
  • Phát hiện sớm và Quản lý bệnh đái tháo đường. [ 01/12/2021]
  • Khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch trong thời điểm dịch bệnh Covid-19. [ 11/11/2021]

  • Lịch khám
  • Lịch trực
  • Đăng ký khám bệnh
  • Khám cùng chuyên gia
  • Dịch vụ khám bệnh
  • Bảng giá dịch vụ y tế

Tin nổi bật

  • Bảng phân trực các khoa Lâm sàng [từ ngày 21 đến ngày 27 tháng 3 năm 2022].

  • Bảng phân trực Lãnh đạo - Trưởng hệ - các phòng - đơn nguyên - các khoa CLS [từ ...

  • Thư mời thẩm định giá lựa chọn nhà thầu cung cấp hệ thống: Ứng dụng Công nghệ th...

  • Hội Cựu chiến binh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình: Tổ chức thành công Đại hội ...

  • Thư mời báo giá lựa chọn nhà thầu gói thầu mua một số vật tư thiết bị y tế sử dụ...

Video liên quan

Chủ Đề