Mẹo chữa ù tai sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường bị ù tai

Chào bạn!

Sau khi sinh phụ nữ thường có các biểu hiện như người mệt mỏi, mất ngủ, ù tai,... Ù tai sau sinh tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nó khiến chị em cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

Những nguyên nhân khiến phụ nữ bị ù tai sau sinh:

Suy nhược cơ thể: Sau khi sinh, nhất là sinh thường phụ nữ sẽ bị mất sức rất nhiều. Cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược, đặc biệt là mất đi 1 lượng máu lớn khiến hệ tuần hoàn máu đến vùng tai kém, gây ù tai, suy giảm thính lực. 

Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Hệ thần kinh thính giác của phụ nữ sau sinh vô cùng nhạy cảm vì vậy mà theo dân gian phụ nữ cần hạn chế nói trong vài ngày đầu mới sinh và nút bông vào tai để tránh bị ù tai về sau. Nếu sống trong môi trường ồn ào nhiều âm thanh, phụ nữ sau sinh rất dễ bị ù tai. Ngoài ra viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng ù tai sau sinh.

Muốn điều trị ù tai sau sinh có hiệu quả nhất thì bạn nên căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất:

- Ù tai do suy nhược cơ thể thì nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp, nên ăn những thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh.

- Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn, khi làm việc bạn nên sử dụng thiết bị bảo vệ tai, tránh hiện tượng này tái phát nhiều lần.

- Nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.

- Khi bị ù tai sau khi sinh bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về để điều trị bệnh, vì khi dùng thuốc có thể khiến bệnh trầm trọng hơn và làm ảnh hưởng tới cả sức khỏe của mẹ và em bé.

Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà chứng ù tai của bạn không đỡ, bạn hãy đến bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và điều trị.

Chúc bạn sức khỏe!

BS Võ Quang Phúc - Bệnh viện Tai - Mũi - Họng TP.HCM

Cho dù bạn đang phải chịu đựng chứng ù tai hàng ngày hoặc thỉnh thoảng mới bị thì vẫn nên tìm hiểu các cách chữa trị tại nhà bằng liệu pháp thiên nhiên cũng như tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa để hạn chế, không để tình trạng này ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ù tai là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về cách trị ù tai, bạn cần phải hiểu rõ về tình trạng này. Ù tai là tình trạng mà người mắc phải luôn cảm thấy sự hiện diện của một âm thanh lạ bên trong tai, dẫu cho môi trường bên ngoài không hề có bất cứ một tác động hay tiếng động nào. Người bị chứng này thường cảm thấy khó chịu, bực bội, gây cản trở trong công việc, cản trở khi giao tiếp, khó tập trung, khó ngủ. Thậm chí nếu bị nặng, người bệnh sẽ bị ám ảnh tới mức trầm cảm.

Nhiều thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số toàn cầu từng mắc chứng ù tai. Ở Việt Nam, số người bị ù tai tới khám tại các cơ sở y tế cũng không hề ít.

Chứng ù tai có thể xuất hiện ngắt quãng hoặc liên tục theo nhiều dạng khác nhau, cả về âm thanh lẫn cường độ. Nhiều người có cảm nhận giống như có tiếng ve đang “đồng ca” trong tai, nhưng có người lại thấy giống như tiếng gió thổi vi vút của rừng thông, tiếng rít của gió bấc trong mùa đông lạnh lẽo, tiếng huýt sáo vi vu của chàng mục đồng, tiếng cối xay lúa trong mùa gặt, tiếng máy bay ầm ì lên xuống… Có những người còn cảm thấy ù tai dường như “hành quân” cộng hưởng theo nhịp mạch. Ù tai thường có xu hướng tăng lên trong môi trường ít ồn ã, dễ nhận thấy nhất là khi bạn đang cố chìm vào giấc ngủ trong màn đêm tĩnh mịch.

Ù tai và nghe kém thường là “cặp bài trùng”, tuy nhiên dường như chúng chẳng có chi phối gì nhau, giống như xuất hiện cùng nhau nhưng “đường ai nấy đi” vậy. Có nhiều người mặc dù “tai ù như điên” nhưng nghe thì… siêu rõ, nên chớ có “chủ quan khinh địch” mà “lộ bí mật”. Chứng ù tai ở một số người có thể mất hẳn sau khi được điều trị đúng căn nguyên, thí dụ như do nhiễm trùng, do tắc nghẽn. Nhưng không ít người vẫn bị nó “hành hạ dai dẳng” mặc dù căn nguyên đã được “nhổ tận gốc rễ”, những trường hợp như vậy thường phải kết hợp cả liệu pháp thường quy lẫn liệu pháp thay thế hòng giảm bớt hoặc che lấp những âm thanh không mong muốn đó.

Nguyên nhân gây bệnh ù tai

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ù tai. Nguyên nhân do các chấn thương, bệnh lý tại tai [tai ngoài, tai giữa, tai trong] và nguyên nhân “ngoài tai” như hậu quả của các bệnh lý từ những cơ quan khác.

Nhưng, nguyên nhân phổ biến nhất là do bị “phơi nhiễm” thời gian dài trong môi trường tiếng ồn lớn. Khoảng 90% số người bị ù tai có kèm theo nghe kém do chấn thương âm thanh ở một mức độ nào đó. Tiếng ồn lớn có thể gây tổn thương vĩnh viễn các tế bào tiếp nhận tín hiệu âm thanh ở ốc tai, nằm trong phần tai trong. Nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ là những công nhân cơ khí, công trường, nhà máy, xí nghiệp có dây chuyền máy móc ồn ã, bộ đội xe tăng, pháo binh, nghệ sĩ rock, người có thói quen nghe nhạc lớn, sử dụng tai nghe…

Dưới đây là một số tình trạng và bệnh lý khác có thể gây ra ù tai:

  • Nút ráy tai, nhiễm trùng tai, u dây thần kinh thính giác, ung thư vòm họng
  • Chấn thương đầu cổ
  • Dùng nhiều thuốc aspirin, ibuprofen, thuốc kháng sinh gây độc tai trong như nhóm glycozide, quinolone, quinine. Thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm…
  • Mắc bệnh Meniere – một tình trạng sũng nước của mê đạo tai trong
  • Bệnh xốp xơ tai
  • Bệnh rối loạn chức năng khớp thái dương hàm
  • Mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, tự miễn, dị ứng, thiểu năng giáp, thiếu máu mạn
  • Thoái hóa cột sống cổ
  • Lão hóa do tuổi tác làm suy các thành phần trong tai.

Ngoài ra, những thói quen có thể làm nặng thêm chứng ù tai như uống nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức khuya, lao lực và…”xì trét”

Điều trị ù tai phải tìm nguyên nhân để chữa, bài viết này chúng tôi giới thiệu nguyên nhân gây ù tai và một số thủ thuật đơn giản để làm giảm ù tai.

Nguyên nhân của chứng ù tai

Tai trong có hàng ngàn những tế bào thính giác. Trên mặt của những tế bào thính giác là những sợi lông rất nhỏ. Nếu chúng ở tình trạng “mạnh khỏe”, những sợi lông này sẽ chuyển động theo sức ép của những làn sóng âm thanh từ ngoài vào. 

Sự chuyển động này khiến cho những tế bào thính giác phát ra một luồng xung động tới sợi thần kinh thính giác và rồi những tín hiệu này được gửi lên não. Não chúng ta nhận ra đây là những âm thanh. 

Nếu những sợi lông mỏng manh này bị hư hại, uốn cong, chúng sẽ chuyển động rối loạn không theo một chiều hướng nào cả. Do đó, những tế bào thính giác sẽ gửi lên não những “tín hiệu” bất thường khiến não bạn “nghe” được âm thanh không hề có, gây ù tai.

Ù tai do một số nhóm nguyên nhân sau:

- Do bị bít tắc ống tai ngoài, hoặc ống tai trong, hoặc do thủng màng nhĩ làm thay đổi áp lực của màng nhĩ khi nghe các âm thanh mà tạo ra ù tai, thường do các nguyên nhân như ráy tai quá nhiều, nhọt, u bã đậu làm bít tắc ống tai ngoài; viêm tuyến hạnh nhân vòi nhĩ, u thần kinh ở ống tai trong làm bít tắc ống tai trong. 

- Do tổn thương các tế bào thính giác như: giảm thính lực ở tuổi già do xơ hóa hệ thống xương búa, xương đe. Chấn thương gây hư hại tai trong do những tiếng động quá lớn, nghe từ ngày này qua ngày khác như tiếng nhạc rock, xe kéo hạng nặng, cưa máy, khí giới... Dùng một vài thứ thuốc lâu ngày thí dụ như thuốc aspirin hay một vài loại kháng sinh như strestomycin, gentamycin… Thay đổi của chuỗi xương nhỏ trong tai do những xương này có thể bị cứng lại khiến không vận chuyển âm thanh được vào tai trong. Chấn thương ở cổ hay đầu có thể làm hư hại tai trong. Tai biến mạch máu ở ốc tai làm tổn thương tế bào thính giác gây ù tai.

- Do một số bệnh về hệ tuần hoàn cũng có thể gây ra chứng ù tai từ bên trong như vữa xơ động mạch làm những mạch máu lớn gần tai giữa và tai trong sẽ bị mất tính đàn hồi, tức khả năng co giãn với mỗi nhịp bóp của tim; sự giảm tính đàn hồi này làm máu chảy mạnh và xoáy hơn khiến tai ta có thể nghe được. Tăng huyết áp kết hợp với những yếu tố khác như stress, rượu và cà phê có thể làm cho âm thanh ù tai rõ hơn. Động mạch hay tĩnh mạch ngay cổ bị hẹp hay bị gập lại, luồng máu chảy bị xoáy khiến làm ra tiếng động thường gặp trong thoái hóa cột sống cổ. Những vi quản bị dị dạng là một tình trạng dị dạng chỗ nối giữa động mạch và tĩnh mạch có thể gây ra tiếng động làm ù tai. Bướu ở vùng đầu và cổ cũng có thể gây ù tai.

Theo y học cổ truyền, ù tai có 2 nguyên nhân chính:

- Ù tai do thận hư tinh thiếu: “tinh thoát thì tai điếc, tân dịch thoát thì tai ù”,  điều đó đã nói rõ thận hư tinh khí suy kém đều có thể sinh chứng tai ù, tai điếc... Đặc trưng là ù tai liên tục suốt cả ngày đêm không thay đổi cường độ.

- Ù tai do can: hoả của can, đởm nhiễu động lên trên làm cho thanh khiếu bị che lấp nên thường hiện ra chứng tai ù và nhức đầu, đó là do tình chí không điều hoà mà gây nên, đặc trưng là ù tai không liên tục, cường độ thay đổi tăng khi căng thẳng thần kinh, giảm khi thư giãn, nghỉ ngơi.

Cách chữa ù tai

Ta có thể làm theo những cách đơn giản sau đây để giảm thiểu sự khó chịu khi phải “nghe” tiếng động ù tai:

- Tránh những chất kích thích bởi vì chất nicotine và caffeine làm mạch máu co lại và tăng tốc độ luồng máu chảy qua động mạch và tĩnh mạch; rượu làm cho giãn nở mạch máu khiến lượng máu chảy qua lớn hơn, nhất là vùng tai trong, do đó bạn bị ù tai nhiều hơn.

- Giảm bớt tiếng động khi trong phòng yên lặng, nên cho quạt chạy, mở nhạc êm dịu và nhỏ có thể làm giảm bớt tiếng ù tai. Người ta cũng có thể đeo một thứ máy phát ra tiếng động êm tai để che bớt tiếng ù tai. Mang máy nghe nếu ù tai kèm theo mất thính lực. Giảm bớt căng thẳng như tập thư giãn hay tập thể dục để giúp giảm ù tai.

- Đặt 2 lòng bàn tay lên 2 tai, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho 2 tai có cảm giác nóng lên. Sau đó, dùng ngón tay giữa bịt vào lỗ tai rồi kéo tay ra, làm nhanh lặp đi lặp lại khoảng 50 lần. Cách khác là gõ trống tai bằng cách úp lòng bàn tay vào 2 bên tai, các ngón tay xuôi về phía sau, hơi khum lại, ấn thành nhịp một nặng một nhẹ, làm như vậy 30 lần. Sau đó, dùng 2 ngón trỏ và giữa gõ vào phía sau tai khoảng 30 lần. Nếu ù tai kéo dài thì trị bằng cách rang một ít muối hạt, cho vào 1 túi nhỏ, chườm quanh tai khi còn ấm. Hơi nóng dịu nhẹ của muối có tác dụng giảm ù tai ngay. 

- Điều trị ù tai thì tùy theo nguyên nhân mà ta có cách chữa khác nhau. Có thể chữa chứng ù tai bằng các bài thuốc nam đơn giản như sau:

+ Nếu bị ù tai do ảnh hưởng của tiếng ồn: rau má 10g, lá dâu 10g, tơ hồng xanh 12g, thổ phục linh 16g sắc uống. Nếu huyết áp cao, thêm lá tre 10g; huyết áp thấp thêm ngải cứu 6g; mất ngủ thì thêm lá vông 8g.

+ Ù tai do làm việc mệt mỏi, căng thẳng: đỗ đen sao tồn tính 16g; hà thủ ô, tơ hồng xanh, dây chiều, hoài sơn mỗi thứ 12g. Nếu ngủ ít, nhịp tim chậm, thêm lạc tiên 12g, ngải cứu 6g. Ngủ ít, nhịp tim nhanh thêm cúc hoa 12g, cỏ mần trầu 10g.

+ Ù tai do hỏa bốc: đỗ đen 12g, cúc hoa 6g, vừng đen 10g, lá tre 6g, rau má 8g,  nhân trần 10g. Nếu huyết áp cao, thêm cần tây tươi 50g; huyết áp thấp thêm rau ngót tươi 100g, ngải cứu 6g.

Cách sắc thuốc: 1 thang sắc uống trong 1 ngày. Ngày sắc 2 lần, mỗi lần cho 3 bát nước, đun lấy nửa bát, uống thuốc lúc còn ấm, ngày uống 2 lần sáng, chiều.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Video liên quan

Chủ Đề