Mối quan hệ giữa pmu và pmc là gì năm 2024

Trong thời đại chuyển đổi số, công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ thì Hệ thống điều hành sản xuất MES đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất

˃˃ Khảo sát KQHT của học sinh lớp 9 năm học 2012-2013 ở 04 môn: Toán, Ngữ văn, Sinh học và Tiếng Anh (tính đến tuần thứ 3 tháng 04/2013).

- Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến KQHT của học sinh thông qua các bộ phiếu hỏi dành cho Hiệu trưởng, giáo viên dạy các môn được khảo sát lớp 9 và học sinh lớp 9 tham gia khảo sát.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHẢO SÁT QUỐC GIA KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9

2.3. Chọn mẫu trường, học sinh, giáo viên để khảo sát

2.3.1. Chọn mẫu trường

Trên cơ sở số liệu các Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp, Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn ngẫu nhiên 630 trường tham gia chính thức và 170 trường dự phòng THCS thuộc 63 tỉnh/thành phố (Danh sách theo quyết định kèm theo số 1158/BGDĐT-GDTrH ngày 01/4/2013).

2.3.2. Chọn mẫu học sinh

- Các trường được chọn lập danh sách học sinh lớp 9 gửi về Sở GDĐT.

- Sở GDĐT tập hợp danh sách HS các trường, gửi về Ban Tổ chức khảo sát.

- Ban Tổ chức khảo sát chọn ngẫu nhiên 30 HS chính thức và 05 HS dự phòng. Danh sách học sinh tham gia khảo sát gửi về các Sở GDĐT để thông báo cho các trường.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHẢO SÁT QUỐC GIA KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9

2.3.3. Chọn mẫu Hiệu trưởng trường THCS, giáo viên lớp 9

- Mỗi trường gồm 09 người tham gia, trong đó:

+ 01 Hiệu trưởng;

+ 02 giáo viên dạy Toán;

+ 02 giáo viên dạy Ngữ văn;

+ 02 giáo viên dạy Sinh học;

+ 02 giáo viên dạy Tiếng Anh.

- Mẫu toàn quốc dự kiến gồm:

+ 630 Hiệu trưởng;

+ 1.260 giáo viên dạy Toán;

+ 1.260 giáo viên dạy Ngữ văn;

+ 1.260 giáo viên dạy Sinh học;

+ 1.260 giáo viên dạy Tiếng Anh.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHẢO SÁT QUỐC GIA KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9

3. Các công cụ khảo sát lớp 9

Các công cụ khảo sát gồm:

3.1. Các bộ đề khảo sát:

- 03 bộ đề khảo sát môn Toán, gồm 02 phần: Trắc nghiệm và Tự luận;

- 03 bộ đề khảo sát môn Ngữ văn, gồm 02 phần: Trắc nghiệm và Tự luận;

- 03 bộ đề khảo sát môn Sinh học, gồm 02 phần: Trắc nghiệm và Tự luận;

- 03 bộ đề khảo sát môn tiếng Anh, gồm 03 phần: Nghe, Kiến thức ngôn ngữ và Đọc hiểu, Viết.

- 01 bộ đề kiểm tra: Một số bài kiểm tra PISA (gọi tắt là Bài thi PISA ngắn)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHẢO SÁT QUỐC GIA KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9

3.2. Các bộ phiếu hỏi và tài liệu:

Các bộ phiếu hỏi được biên soạn dành cho những đối tượng sau:

  1. Hiệu trưởng trường THCS: 01 bộ;
  1. Giáo viên dạy môn Toán, Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh lớp 9: mỗi môn có 01 bộ phiếu hỏi riêng;
  1. Học sinh lớp 9: 01 bộ.

Có những tài liệu hỗ trợ cho quá trình triển khai, đảm bảo thành công cho cuộc khảo sát như tài liệu Hướng dẫn khảo sát, Hướng dẫn trả lời các bộ phiếu hỏi, Hướng dẫn chấm, Hướng dẫn nhập dữ liệu,...

4. Các hoạt động chủ yếu của Khảo sát lớp 9

(1) Xây dựng kế hoạch đánh giá quốc gia KQHT của HS lớp 9 năm học 2012 - 2013;

(2) Xây dựng các bộ công cụ khảo sát;

4. TÓM TắT CÁC HOạT ĐộNG CHủ YếU CủA KHảO SÁT LớP 9 (TIếP)

(3) Tổ chức khảo sát thử nghiệm:

- Chọn mẫu KS thử nghiệm: 04 tỉnh, TP, 12 trường THCS;

- Thẩm định các bộ công cụ khảo sát thử nghiệm;

- Tổ chức sao in, đóng gói, niêm phong tài liệu khảo sát thử nghiệm và các tài liệu hướng dẫn;

- Tổ chức tập huấn khảo sát thử nghiệm cho CBKS và giám sát;

- Tiến hành khảo sát thử nghiệm tại các trường vào ngày 05, 06, 07/3/2013 tại Hà Nội, Hòa Bình, Thừa Thiên – Huế, Long An;

- Tổ chức làm sạch dữ liệu các bài khảo sát thử nghiệm;

- Tổ chức tập huấn và thực hiện chấm bài khảo sát thử nghiệm;

- Tổ chức tập huấn và thực hiện nhập số liệu, làm sạch dữ liệu và phân tích, xử lý dữ liệu khảo sát thử nghiệm;

- Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả khảo sát thử nghiệm;

- Tổ chức Hội thảo rút KN KS thử nghiệm và phân tích kết quả.

4. TÓM TắT CÁC HOạT ĐộNG CHủ YếU CủA KHảO SÁT LớP 9 (TIếP)

(4) Tổ chức KSCT:

- Chọn mẫu KSCT;

- Sửa chữa hoàn thiện các bộ công cụ để sử dụng KSCT;

- Tổ chức sao in, đóng gói, niêm phong các tài liệu KSCT;

- Tổ chức tập huấn khảo sát chính thức cho CBKS và giám sát;

- Thực hiện KSCT tại các trường vào ngày 25, 26, 27/4/2013 thuộc 63 tỉnh/thành phố.

(5) Tổ chức thu nhận tài liệu khảo sát, nhập dữ liệu, phân tích dữ liệu

- Thu nhận các tài liệu khảo sát;

- Tổ chức làm sạch dữ liệu trên bài khảo sát chính thức;

- Tổ chức tập huấn và thực hiện chấm bài khảo sát chính thức;

- Tổ chức tập huấn và thực hiện nhập số liệu, làm sạch dữ liệu và phân tích xử lý dữ liệu khảo sát chính thức.

(6) Tổ chức xây dựng báo cáo quốc gia và lấy ý kiến phản hồi

- Tiến hành xây dựng báo cáo quốc gia kết quả khảo sát chính thức;

- Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm khảo sát, góp ý sửa chữa báo cáo khảo sát chính thức;

- Hoàn thiện báo cáo;

- Công bố kết quả.

PHẦN 2. TỔ CHỨC KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ �KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012 - 2013

1. Ngày khảo sát chính thức: 25, 26, 27 tháng 4 năm 2013.

2. Tập huấn kỹ thuật khảo sát chính thức

2.1. Mục đích của tập huấn:

- Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của quy trình đánh giá quốc gia;

- Trang bị cho cán bộ khảo sát và giám sát các yêu cầu kỹ thuật khảo sát chính thức tại trường, nâng cao năng lực đội ngũ.

2.2. Thời gian tập huấn:

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn kĩ thuật khảo sát chính thức đánh giá quốc gia KQHT của HS cho 63 tỉnh, thành phố tại 03 địa điểm:

- Khu vực miền Bắc: Thành phố Hải Phòng, các ngày 12, 13/4/2013

- Khu vực miền Trung: Thành phố Đà Nẵng, các ngày 17, 18/4/2013

  • Khu vực miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, các ngày 15, 16/4/2013

2.3. Nội dung tập huấn:

Tập huấn các yêu cầu kỹ thuật tổ chức triển khai khảo sát chính thức với các nội dung chủ yếu sau:

- Giới thiệu tổng quan về Đánh giá quốc gia KQHT của học sinh lớp 9 và mục đích của đợt khảo sát chính thức;

- Giới thiệu cấu trúc của các bộ công cụ khảo sát và kỹ thuật trả lời;

- Giới thiệu toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật cần triển khai thực hiện khảo sát tại trường;

- Thảo luận, trao đổi các giải pháp để đảm bảo chính xác, khách quan kết quả làm bài của học sinh khi tham gia khảo sát.

3. Kế hoạch thực hiện khảo sát

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC

ĐÁNH GIÁ QUỐC GIA KQHT CỦA HS LỚP 9 NĂM HỌC 2012 - 2013

(Từ ngày 25 đến hết ngày 27 tháng 4 năm 2013)

TT

Thời gian

Nội dung công việc

Địa điểm, Thành phần tham dự

1

Thứ Năm

25/ 4

/2013

Buổi sáng hoặc chiều do Tổ trưởng Tổ khảo sát bố trí

Cán bộ giám sát khảo sát Trung ương, Sở, Phòng đến trường được phân công kiểm tra công việc chuẩn bị của nhà trường.

Trường THCS

TT

Thời gian

Nội dung công việc

Địa điểm, Thành phần tham dự

1

Thứ Năm

25/ 4

/2013

Buổi sáng hoặc chiều do Tổ trưởng Tổ khảo sát bố trí

Tổ trưởng Tổ khảo sát các trường THCS:

+ Tập hợp HS tham gia KS, động viên tinh thần các em nỗ lực làm bài, thông báo kế hoạch khảo sát các môn; Nhắc HS tìm hiểu các thông tin về cha mẹ và gia đình.

+ Hướng dẫn Hiệu trưởng, giáo viên dạy các môn Toán, Ngữ văn, Sinh học và Tiếng Anh lớp 9 trả lời phiếu hỏi.

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất của nhà trường: 01 phòng khảo sát; bàn ghế đủ cho CBKS, cán bộ hỗ trợ và 30 HS.

Trường THCS:

- 01 giáo viên làm CBKS và 01 GV hỗ trợ khảo sát: không dạy các môn Toán, Ngữ Văn, Sinh học và Tiếng Anh.

- 01 GV Tiếng Anh tham gia khảo sát phần Nghe.

- Hiệu trưởng và 02 GV Ngữ văn, 02 GV Toán, 02 GV Sinh học và 02 GV Tiếng Anh dạy lớp 9 trả lời phiếu hỏi.

2

Thứ Sáu

26/4 /2013

Sáng:

7h30

đến 9h00

Học sinh làm bài khảo sát môn Tiếng Anh lớp 9.

- GV Tiếng Anh đến thực hiện phần nghe. Ngay khi kết thúc phần nghe, GV rời khỏi phòng.

Trường THCS, Học sinh lớp 9.

9h00 đến 9h15

Học sinh nghỉ giải lao

9h15 đến 10h35

Học sinh trả lời phiếu hỏi

Trường THCS, Học sinh lớp 9.

Chiều:

14h00 đến 16h00

Học sinh làm bài khảo sát môn Toán lớp 9 TNKQ và tự luận.

HS nghỉ 10 phút giữa 2 phần.

Trường THCS, Học sinh lớp 9.

TT

Thời gian

Nội dung công việc

Địa điểm, Thành phần tham dự

3

Thứ bảy

27/ 4 / 2013

Sáng:

7h30

đến 9h40

HS làm bài khảo sát môn Ngữ văn lớp 9 TNKQ và tự luận.

HS nghỉ tại chỗ 10 phút giữa 2 phần.

Trường THCS, Học sinh lớp 9.

9h40 đến

9h55

Học sinh nghỉ giải lao

9h55 đến 10h 35

HS làm bài thi PISA ngắn

Trường THCS, Học sinh lớp 9.

Chiều

14h00 đến 16h00

HS làm bài khảo sát môn Sinh học lớp 9 TNKQ và tự luận.

HS nghỉ 10 phút giữa 2 phần.

Trường THCS, Học sinh lớp 9.

16h00 đến 17h00

Cán bộ giám sát trung ương, địa phương làm việc với Tổ khảo sát trường THCS để tổng kết KS.

CBKS và Tổ KS

TT

Thời gian

Nội dung công việc

Địa điểm, Thành phần tham dự

TỔ CHỨC KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ �KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012 - 2013

4. Nhiệm vụ của cán bộ giám sát và khảo sát

4.1. Hội đồng khảo sát

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 2019/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 3 năm 2013 về việc Hướng dẫn Kế hoạch tổ chức khảo sát chính thức KQHT của học sinh lớp 9 năm học 2012-2013.

4.1.1. Thành phần Hội đồng khảo sát cấp tỉnh/thành phố gồm:

(1) Chủ tịch: Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo.

(2) Phó Chủ tịch: Lãnh đạo phòng Giáo dục Trung học hoặc phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

(3) Thư kí: Chuyên viên phòng Giáo dục Trung học hoặc phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục:

- Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo có từ 01 đến 05 trường tham gia khảo sát: cử 01 thư kí;

- Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo có từ 06 đến 10 trường tham gia khảo sát: cử 02 thư kí, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ viên;

- Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo có trên 10 trường tham gia khảo sát trở lên: cử 03 thư kí, trong đó có 01 tổ trưởng và 02 tổ viên.

TỔ CHỨC KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ �KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012 - 2013

(4) Giám sát:

Tổ trưởng: Lãnh đạo Thanh tra sở;

Giám sát tại trường (mỗi trường cử 01 cán bộ giám sát): Cán bộ của sở giáo dục và đào tạo, phòng GDĐT hoặc Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng của trường THCS không tham gia khảo sát.

(5) Tổ khảo sát: mỗi trường THCS tham gia KS có một tổ khảo sát thuộc Hội đồng khảo sát tỉnh để thực hiện nhiệm vụ tại trường, gồm:

Tổ trưởng: Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng trường THCS;

01 cán bộ khảo sát: giáo viên của trường (không dạy các môn khảo sát, ưu tiên chọn giáo viên dạy môn có bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận);

01 cán bộ hỗ trợ khảo sát: giáo viên của trường (không dạy các môn khảo sát);

01 giáo viên môn Tiếng Anh hỗ trợ phần Nghe khảo sát môn Tiếng Anh.

01 cán bộ phục vụ khảo sát;

TỔ CHỨC KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ �KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012 - 2013

4.1.2. Nhiệm vụ của Hội đồng khảo sát cấp tỉnh/thành phố:

4.1.2.1. Chủ tịch: Chỉ đạo chung, triển khai các hoạt động khảo sát tại địa phương; phối hợp với cán bộ giám sát do Bộ Giáo dục và Đào tạo cử trong quá trình tổ chức khảo sát.

4.1.2.2. Phó Chủ tịch: Giúp Chủ tịch thường trực xử lí các công việc khảo sát theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.1.2.3. Thư kí: Giúp lãnh đạo Hội đồng hoàn chỉnh các văn bản và tiếp nhận hồ sơ khảo sát của các trường khảo sát gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo địa chỉ:

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục, số 23 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

ĐTDĐ: 0904854998 ĐTCQ: 0436231513 / 0436231709

Email: [email protected]

Các thành viên tham gia khảo sát thực hiện theo hướng dẫn của Bộ và phân công của Chủ tịch Hội đồng.

TỔ CHỨC KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ �KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012 - 2013

4.2. Nhiệm vụ của cán bộ giám sát:

Vào các ngày khảo sát, cán bộ giám sát do Bộ, Sở phân công sẽ đến kiểm tra các trường THCS tham gia khảo sát. Nhiệm vụ chính của cán bộ giám sát là kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, kỹ thuật khảo sát trong các ngày khảo sát.

Cán bộ giám sát cần quan sát các hoạt động diễn ra tại các buổi khảo sát, viết báo cáo đánh giá.

Yêu cầu đối với cán bộ giám sát:

(1) Nắm vững các yêu cầu kỹ thuật khảo sát. Đọc kỹ Tài liệu hướng dẫn Khảo sát.

(2) Đến trường được phân công để giám sát các hoạt động khảo sát tại trường gồm các công việc cơ bản sau:

- Kiểm tra cơ sở vật chất của nhà trường xem có đảm bảo các yêu cầu hay không; Nhà trường có nghiêm túc thực hiện các yêu cầu đặt ra hay không;

- Kiểm tra việc thực hiện quy trình kỹ thuật của CBKS:

+ Đứng ở cửa sổ phòng khảo sát quan sát, đếm số lượng HS tham gia làm bài;

+ Quan sát xem thái độ làm bài của HS: hứng thú hay mệt mỏi, học sinh có nghiêm túc làm bài không...

+ Quan sát cách thức tổ chức, thực hiện khảo sát của CBKS...

TỔ CHỨC KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ �KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012 - 2013

(3) Cán bộ giám sát làm việc độc lập. Nếu phát hiện ra sai phạm của CBKS, cần nhắc nhở để CBKS làm đúng.

Cán bộ giám sát xây dựng báo cáo đánh giá gửi lại cho Ban tổ chức khảo sát theo địa chỉ mail: [email protected] (trước ngày 07/5/2013).

Mẫu báo cáo của Cán bộ Giám sát:

- Họ và tên:................................

- Được phân công giám sát tại trường:....................................

- Ghi lại nhật ký các ngày làm việc của mình tại các trường.

- Đưa ra nhận xét đánh giá chung.

Ký tên.

TỔ CHỨC KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ �KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012 - 2013

4.3. Nhiệm vụ của cán bộ khảo sát (khảo sát viên cấp trường)

Cán bộ khảo sát cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau đây:

(1) Nghiên cứu kỹ và nắm vững tất cả các bước cần triển khai theo quy định trong suốt quá trình tổ chức khảo sát tại trường mình được phân công.

(2) Làm việc theo đúng lịch phân công, phối hợp với Tổ trưởng Tổ KS chuẩn bị cơ sở vật chất theo yêu cầu của Phụ lục 1.

(3) Hướng dẫn kỹ thuật khảo sát HS, thực hiện các bước cơ bản theo Phụ lục 2:

  1. Hướng dẫn kỹ thuật thực hiện khảo sát chung: các quy tắc, thời gian, nhiệm vụ của học sinh;
  1. Hướng dẫn kỹ thuật làm bài khảo sát và trả lời phiếu hỏi cho học sinh:

- Hướng dẫn HS làm bài môn Ngữ văn, Toán, Sinh học, Tiếng Anh, Một số bài kiểm tra PISA;

- Hướng dẫn HS trả lời phiếu hỏi.

TỔ CHỨC KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ �KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012 - 2013

4.4. Nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ khảo sát (Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng)

Tổ trưởng Tổ khảo sát cần thực hiện các nhiệm vụ sau

(1) Tổ chức khảo sát KQHT của học sinh lớp 9 ở 4 môn: Toán, Ngữ văn, Sinh học và Tiếng Anh. Thời gian khảo sát do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thực hiện trong 03 ngày: 25, 26, 27 tháng 4 năm 2013.

(2) Nhận các tài liệu khảo sát, bảo quản các tài liệu khảo sát trong suốt thời gian tiến hành khảo sát. Niêm phong, đóng gói tài liệu khảo sát chuyển về Sở GD&ĐT để Sở chuyển tài liệu về Bộ. Bảo mật các bộ công cụ khảo sát tuyệt đối, không được làm thất lạc đề hoặc lộ đề.

Trong trường hợp việc chuyển TLKS về Sở không thuận tiện, các trường có thể gửi Phát chuyển nhanh, hoặc gửi bảo đảm về cho BTCKS của Bộ GD&ĐT. Kinh phí gửi TL do nhà trường chi trả. Tổ trưởng Tổ KS cần báo cáo Chủ tịch HĐKS tỉnh và báo về cho BTC để theo dõi nhận tài liệu.

TỔ CHỨC KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ �KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012 - 2013

(3) Chuẩn bị 01 phòng để khảo sát, mỗi phòng đủ số lượng bàn ghế cho 30 HS, mỗi học sinh 1 bàn đơn hoặc 02 học sinh/1 bàn đôi. Phòng sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng, điện, quạt mát (đối với những trường ở vùng nóng); có 01 đồng hồ treo tường chạy chính xác.

(4) Tập trung học sinh tham gia khảo sát, động viên nhắc nhở học sinh tham gia tích cực, trung thực. Nhắc các em hỏi thông tin về bằng cấp, trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ/người đỡ đầu. Khi đi làm bài, mang theo giấy nháp trắng và đồ dùng học tập.

(5) Chuẩn bị nước uống, bánh kẹo cho HS theo chế độ kinh phí được cấp.

(6) Chuẩn bị phấn viết bảng và thước kẻ dài cho cán bộ khảo sát.

(7) Bố trí giáo viên, học sinh tham gia khảo sát làm việc theo đúng chương trình đề ra.

(8) Đảm bảo an ninh, an toàn cho phòng thi trong suốt quá trình học sinh làm bài khảo sát. Nếu phòng thi cách biệt với khu học sinh học tập và ra chơi sẽ tốt hơn. Trong quá trình học sinh làm bài, nhà trường không đánh trống hoặc cho tập thể dục giữa giờ để tránh ồn ào ảnh hưởng đến tâm lý học sinh đang thi.

(9) Tổ chức cho Hiệu trưởng và giáo viên trả lời phiếu hỏi;

(10) Tập huấn kỹ thuật khảo sát cho các cán bộ thực hiện khảo sát tại trường (khảo sát viên cấp trường, cán bộ hỗ trợ, giáo viên tiếng Anh thực hiện phần Nghe).

TỔ CHỨC KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ �KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012 - 2013

4.5. Nhiệm vụ của cán bộ hỗ trợ khảo sát

Cán bộ hỗ trợ khảo sát chịu sự điều hành của khảo sát viên cấp trường trong suốt quá trình thực hiện khảo sát tại trường; Hỗ trợ cán bộ khảo sát ở khâu tổ chức, quản lý, giám sát HS theo yêu cầu của CBKS. Nhiệm vụ từng ngày như sau:

5. Các loại hồ sơ cần hoàn thiện và gửi về Ban Tổ chức khảo sát

TT

LOẠI GIẤY TỜ

Ghi chú

1

Bản cam kết bảo mật tài liệu của Tổ trưởng Tổ KS

Ký tại Hội thảo

2

Hồ sơ ký nhận tài liệu khảo sát và Văn phòng phẩm, Kinh phí cho nhà trường, kinh phí cá nhân

Ký tại Hội thảo

3

Biên bản kiểm tra tài liệu và mở đề khảo sát

Thực hiện tại trường (vào đầu buổi KS)

4

Biên bản niêm phong tài liệu đã được thực hiện cho từng môn

Thực hiện tại trường

(vào cuối buổi KS)

5

Danh sách HS tham gia khảo sát các môn học trong từng ngày, có ký tên của HS nộp bài, phiếu hỏi; có đóng dấu của nhà trường.

Thực hiện tại trường

6

Danh sách giáo viên của Trường + Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012 và Báo cáo sơ kết học kỳ 1 năm học 2012-2013 gửi về Ban Tổ chức.

Thực hiện tại trường

7

Tài liệu khảo sát gửi về cho BTC: gồm tất cả các Bộ đề khảo sát, phiếu hỏi.

Thực hiện tại trường

8

Giấy tờ, chứng từ thanh toán cá nhân: Giấy đi đường có ký tên đóng dấu, các loại hóa đơn khách sạn, vé tàu xe, v.v.

Dành cho CBGS Trung ương

9

Báo cáo của cán bộ khảo sát, giám sát

Thực hiện tại trường

10

Các loại giấy tờ khác phát sinh (nếu có)

Gửi kèm Tài liệu khảo sát

Sau khi hoàn thành đợt khảo sát, toàn bộ giấy tờ này sẽ được nhà trường niêm phong, đóng gói và gửi về Sở GDĐT, để Sở tập hợp, báo về Ban Tổ chức đánh giá quốc gia KQHT của học sinh lớp 9 năm học 2012-2013 ngày giờ bưu điện có thể đến nhận TLKS. Kinh phí gửi TLKS từ Sở về BTC sẽ do Bộ chi trả.

Địa chỉ liên lạc:

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, 23 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

ĐTDĐ: 0904.854.998 ĐTCQ: 04.3.6231513 / 04.3.6231709

Email: [email protected]

6. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện khảo sát dành cho CBKS

  1. Tổng quan về nhà trường khảo sát:

- Giới thiệu về Hiệu trưởng: Tên, tuổi, bằng cấp, điện thoại cố định phòng Hiệu trưởng, điện thoại di động, email...

- Mô tả địa điểm của nhà trường

- Tổng số giáo viên, trình độ...

- Tổng số học sinh toàn trường

  1. Nhật ký khảo sát:

CBKS mô tả cụ thể:

- Tình hình chuẩn bị của nhà trường: CSVC (phòng, bàn ghế,...);

- Các công việc tiến hành tại trường: Quy trình thực hiện khảo sát tại trường; Tình hình bảo quản tài liệu; Tình hình làm bài của HS (thái độ làm bài của HS, thấy HS khen dễ hay kêu khó; HS có bỏ bài nhiều không, HS làm bài nhanh hay chậm; HS có hỏi bài nhau không...) theo các ngày diễn ra.

- Những điều cần chú ý, rút kinh nghiệm...

  1. Kết luận chung:

Nhà trường có đảm bảo nghiêm túc công việc khảo sát hay không;

HS làm bài có nghiêm túc không; Khẳng định kết quả làm bài của HS có tin cậy không...

KÝ TÊN NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

CBKS làm báo cáo đánh giá và gửi bản cứng về cùng tài liệu khảo sát, ngoài ra gửi thêm 01 file mềm báo cáo về cho BTCKS

Email: [email protected]

Thời gian gửi file báo cáo: trước ngày 07/5/2013

���KỸ THUẬT KHẢO SÁT CHÍNH THỨC �PHẦN 1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KHẢO SÁT CỦA CÁN BỘ KHẢO SÁT

1. Nhiệm vụ 1. Nhận và kiểm tra tài liệu của đợt khảo sát từ Tổ trưởng Tổ khảo sát theo các buổi khảo sát.

STT

Loại

Số lượng

1

Đề thi môn Ngữ văn phần TNKQ

01 bì

2

Đề thi môn Ngữ văn phần Tự luận

01 bì

3

Đề thi môn Toán phần TNKQ

01 bì

4

Đề thi môn Toán phần Tự luận

01 bì

5

Đề thi môn Sinh học phần TNKQ

01 bì

6

Đề thi môn Sinh học phần Tự luận

01 bì

7

Đề thi môn Tiếng Anh phần Nghe (đĩa + bài đọc) dành cho GV Tiếng Anh

01 bì

8

Đề thi môn Tiếng Anh phần Nghe phát cho học sinh

01 bì

9

Đề thi môn Tiếng Anh phần Kiến thức ngôn ngữ và Đọc hiểu

01 bì

10

Đề thi môn Tiếng Anh phần Viết

01 bì

11

Một số bài kiểm tra PISA

01 bì

12

Phiếu hỏi học sinh

01 bì

13

Phiếu hỏi Hiệu trưởng và giáo viên + hồ sơ khảo sát

01 bì

14

Văn phòng phẩm

01 bì

Tổng cộng

14 bì

PHẦN 1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH KHẢO SÁT CỦA CÁN BỘ KHẢO SÁT

2. Nhiệm vụ 2. Bảo quản các tài liệu

Các CBKS bảo quản tài liệu cẩn thận trong suốt quá trình khảo sát cho đến khi nộp lại Tổ trưởng Tổ KS. Khi hoàn tất công việc phải gửi lại tất cả các tài liệu khảo sát (cả những tài liệu đã sử dụng hoặc chưa sử dụng). Không làm thất lạc tài liệu. Niêm phong tài liệu khảo sát tại trường theo đúng yêu cầu.

Bảo mật các bộ công cụ khảo sát, không được làm thất lạc đề hoặc lộ đề khảo sát, không được phép sao chép các tài liệu KS dưới bất kỳ hình thức nào.

PHẦN 2. CÔNG TÁC TIẾN HÀNH KHẢO SÁT VÀ GIÁM SÁT �TẠI TỈNH, TRƯỜNG

1. NGÀY THỨ NHẤT. THỨ NĂM, NGÀY 25/4/13. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

Chủ yếu là nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ khảo sát (Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng)

Có 3 nhiệm vụ cơ bản:

- Nhiệm vụ 1: Công tác tổ chức tại trường.

- Nhiệm vụ 2: Hiệu trưởng, giáo viên trả lời phiếu hỏi.

- Nhiệm vụ 3: Viết báo cáo ngày thứ nhất.

Nhiệm vụ 1: Công tác tổ chức tại trường.

(1) Tổ trưởng Tổ khảo sát, CBKS, cán bộ hỗ trợ khảo sát thực hiện Kế hoạch buổi sáng (hoặc buổi chiều).

(2) CBKS thống nhất kế hoạch làm việc với cán bộ hỗ trợ trong quá trình thực hiện khảo sát tại trường.

(3) Tổ trưởng Tổ khảo sát triệu tập HS để nhắc nhở và động viên các em về tinh thần tham gia khảo sát. Ông/Bà cần nói với học sinh những thông tin cơ bản sau:

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đợt khảo sát đánh giá quốc gia KQHT của HS lớp 9 năm học 2012-2013 ở 4 môn: Toán, Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh và 1 thi PISA ngắn. Đây là đợt khảo sát rất quan trọng và nhiều ý nghĩa.

+ Nhà trường của chúng ta và các em là những người được lựa chọn tham gia đợt khảo sát này, đây là nhiệm vụ quan trọng, giúp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện được mục tiêu đánh giá quốc gia KQHT của HS. Các em là đại diện về mẫu của HS lớp 9 trên toàn quốc. Kết quả làm bài của các em giúp Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, nhà trường, giáo viên đánh giá được kQHT của HS, từ đó hoạch định các chính sách, chiến lược đầu tư cho phát triển giáo dục.

+ Yêu cầu đối với học sinh là:

* Cố gắng làm bài khảo sát với tinh thần trách nhiệm cao, trung thực để có thể cung cấp cho Bộ các thông tin chính xác nhất về KQHT của các em.

* Không trao đổi, hỏi bài nhau, tuyệt đối chấp hành các yêu cầu của CBKS.

* Về nhà chuẩn bị các thông tin sau: Nghề nghiệp của cha, mẹ, bằng cấp học hành của cha mẹ (ví dụ: hiện nay cha mẹ đang làm gì, cha mẹ học hết lớp mấy hay đại học, có bằng thạc sỹ hay tiến sỹ...) (Nếu HS nào không ở với cha mẹ, mà ở với người đỡ đầu thì cũng tìm hiểu các thông tin như vậy của người đỡ đầu); Quan sát đồ dùng trong gia đình (xem trong nhà mình có các vật dụng gì có giá trị như ô tô, xe máy, tàu, thuyền và các vật dụng khác).

(4) Thông báo vị trí của phòng KS để HS đến KS

(5) Thông báo lịch KS cho HS: HS sẽ thực hiện khảo sát trong 02 ngày;

+ Thứ Sáu ngày 26/4: ● Buổi sáng khảo sát môn Tiếng Anh và trả lời phiếu hỏi.

● Buổi chiều khảo sát môn Toán.

+ Thứ Bảy ngày 27/4: ● Buổi sáng khảo sát môn Ngữ văn và 01 bài thi PISA ngắn;

● Buổi chiều khảo sát môn Sinh học.

Các buổi sáng có mặt tại phòng khảo sát 7 giờ 15, buổi chiều là 14 giờ.

Nhiệm vụ 2. Hiệu trưởng, giáo viên trả lời phiếu hỏi.

Tổ trưởng Tổ khảo sát hướng dẫn Hiệu trưởng, giáo viên Toán, Ngữ văn, Sinh học và Tiếng Anh trả lời phiếu hỏi:

- Giới thiệu về mục đích khảo sát chính thức lớp 9;

- Giới thiệu Kỹ thuật trả lời phiếu hỏi theo Hướng dẫn trả lời phiếu hỏi dành cho Hiệu trưởng, giáo viên. (Phụ lục 6: Hướng dẫn trả lời phiếu hỏi)

Ghi chú:

- Nhà trường có thể bố trí thực hiện các nhiệm vụ vào buổi sáng hoặc chiều;

- Sẽ thu lại Phiếu hỏi giáo viên ngay sau khi giáo viên hoàn thành trả lời phiếu, riêng phiếu hỏi Hiệu trưởng, sẽ thu lại vào ngày 27/4 vì có 1 số thông tin Hiệu trưởng cần tìm hiểu và điền số liệu.

Nhiệm vụ 3. Viết báo cáo ngày thứ nhất

Tổ trưởng Tổ khảo sát, CBKS và CB giám sát viết báo cáo ngày thứ nhất. Chỉ cần 01 báo cáo chung của Tổ KS.

Có gì vướng mắc về phiếu hỏi, đề nghị điện thoại cho:

Ông Vũ Trọng Rỹ, ĐT: 0912 567 484.

Trong trường hợp không liên lạc được với ô. Rỹ, đề nghị điện thoại cho:

Bà Lê Thị Mỹ Hà, ĐT: 0915 938 010.

2. NGÀY THỨ HAI: THỨ SÁU NGÀY 26/4/2013. KHẢO SÁT HS MÔN TIẾNG ANH, PHIẾU HỎI VÀ TOÁN

Cán bộ khảo sát tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ 1: Kiểm tra tình trạng niêm phong của tài liệu khảo sát;

- Nhiệm vụ 2: Tiến hành khảo sát tại lớp (Đây là quy trình chung cho thực hiện tất cả các môn)

(1) Thực hiện thủ tục cần thiết: Dán mã số và họ tên HS lên bàn.

(2) Tập huấn kỹ thuật làm bài khảo sát trắc nghiệm và tự luận cho HS

(3) Phát đề khảo sát cho HS và hướng dẫn ghi trang bìa

(4) Theo dõi HS làm bài

(5) Thu bài: Cho HS ký tên

(6) Kiểm tra số lượng bài, niêm phong bài khảo sát

- Nhiệm vụ 3: Thực hiện khảo sát môn Tiếng Anh buổi sáng

- Nhiệm vụ 4: Hướng dẫn học sinh trả lời phiếu hỏi buổi sáng

- Nhiệm vụ 5. Thực hiện khảo sát môn Toán vào buổi chiều

- Nhiệm vụ 6: Viết báo cáo ngày khảo sát thứ hai, 26/4/2013.

Nhiệm vụ 1. Kiểm tra tình trạng niêm phong của tài liệu khảo sát.

- 7h00: Cán bộ khảo sát (CBKS) và cán bộ hỗ trợ có mặt tại phòng làm việc của Tổ khảo sát;

- Tổ trưởng Tổ khảo sát, CBKS và cán bộ hỗ trợ cùng kiểm tra tình trạng của tài liệu: tình trạng niêm phong, số lượng, ký Biên bản kiểm tra và mở tài liệu theo mẫu đính kèm.

2.2. Nhiệm vụ 2: Tiến hành khảo sát tại lớp

(1) Thực hiện thủ tục cần thiết

- CBKS dán mã số và họ tên học sinh lên bàn.

Mỗi CBKS được phát cuốn băng dán trắng, CBKS ghi tên và mã số của HS dán lên bàn trước mặt các em. Mã số của HS theo Danh sách học sinh

- Cán bộ hỗ trợ cho HS xếp hàng trước phòng khảo sát, điểm danh HS;

- Cán bộ hỗ trợ gọi tên HS vào phòng thi. CBKS chỉ dẫn cho HS ngồi đúng chỗ.

- Sau khi lớp ổn định, CBKS chào hỏi HS và giới thiệu tóm tắt các công việc sẽ tiến hành với HS trong 02 ngày: ngày 26, 27 tháng 4/ 2013.

- Nêu các yêu cầu HS cần tuân thủ:

+ Ngồi đúng chỗ và mã số được viết trên bàn.

+ Tập trung nghiêm túc làm bài, không trao đổi, không mất trật tự, không hỏi bài bạn.

(2) Tập huấn kỹ thuật làm bài khảo sát cho HS

Hướng dẫn cho HS kỹ thuật làm bài Tự luận và TNKQ cho các môn Tiếng Anh, Toán, Ngữ văn, Sinh học

CBKS giới thiệu chung về các môn KS: Toán, Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh – đều có dạng bài TNKQ và dạng bài Tự luận. HS làm đề TNKQ trước, đề Tự luận làm sau.

Kỹ thuật làm bài Tự luân: HS chỉ cần đọc kỹ các câu hỏi và viết câu trả lời.

CBKS tham khảo các ví dụ để hướng dẫn HS làm bài

(3) Phát đề thi cho HS và hướng dẫn ghi trang bìa

Các bước cần thực hiện:

- B1. Phát đề thi

- B2. Hướng dẫn ghi trang bìa

- B3. Bấm giờ làm bài: ghi giờ bắt đầu và giờ kết thúc lên bảng.

- B4. Theo dõi học sinh làm bài.

- B5. Thu bài. Cho HS ký tên nộp bài.

  1. Yêu cầu phát đề thi:

- Mỗi một phòng thi có 03 mã đề thi TNKQ và 03 đề thi phần Tự luận. Mỗi học sinh nhận được 01 đề cho mỗi một phần thi, theo đúng Danh sách quy định của Bộ.

Chú ý: HS ngồi cạnh nhau, mã đề không giống nhau.

  1. Hướng dẫn ghi trang bìa:

Trang bìa có những nội dung quang trọng cần phải điền thông tin như hình dưới đây. Những thông tin này giúp cho việc nhận dạng học sinh một cách chính xác, thông tin này không được bỏ trống.

Cách thức điền thông tin như sau:

Mã tỉnh: gồm 2 ô, tương ứng với 2 chữ số từ 01 đến 63, đại diện cho 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Mã trường: gồm 4 ô tương ứng với 4 chữ số, trong đó 2 chữ số đầu tiên là thứ tự của trường trong tổng số trường được chọn của tỉnh, 2 ký tự tiếp theo để phân biệt loại hình trường và vị trí trường.

Mã học sinh: gồm 2 ô tương ứng với 2 chữ số thứ tự học sinh Danh sách, từ 01 đến 30 (cho 30 HS chính thức), từ 31 đến 35 (dành cho 05 HS dự phòng). * Trường hợp HS dự phòng thay thế cho HS chính thức, mã HS dự phòng được ghi từ 31 đến 35, không thay thế bằng mã HS chính thức vắng mặt.

Lưu ý: Mã tỉnh, mã trường và mã HS sẽ được ghi trong Danh sách HS.

Nhớ:

- Giáo viên ghi mã tỉnh, mã trường lên trên bảng cho HS chép, sau đó đọc từng mã HS cho các em ghi trang bìa.

- Thông tin trang bìa của mỗi HS phải giống nhau trong tất cả các phần thi và phiếu hỏi. Nếu các em ghi không khớp sẽ bị mất dữ liệu, không kết nối được các phần bài thi với nhau.

- Sử dụng Danh sách HS để thực hiện.

VÍ DỤ MẪU BÌA ĐỀ KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH

  1. Bấm giờ làm bài:

Yêu cầu chung cho tất cả các môn: Sau khi hỏi HS không em nào thắc mắc về kỹ thuật làm bài cũng như ghi trang bìa, CBKS bắt đầu tính giờ làm bài của HS.

- Môn Tiếng Anh: 65 phút làm bài, trong đó:

+ Phần Nghe 15 phút;

+ Phần Đọc hiểu và Kiến thức ngôn ngữ 30 phút;

+ Phần Viết 20 phút.

- Môn Toán: 100 phút, trong đó:

+ 50 phút làm bài Toán TNKQ;

+ 50 phút làm bài Toán Tự luận;

- Môn Ngữ văn: 110 phút, trong đó:

+ 50 phút làm bài Ngữ văn TNKQ;

+ 60 phút làm bài Ngữ văn Tự luận;

- Bài thi ngắn PISA: 30 phút.

- Môn Sinh học: 90 phút, trong đó:

+ 45 phút làm bài Sinh học TNKQ;

+ 45 phút làm bài Sinh học Tự luận.

Cán bộ khảo sát ghi thời gian bắt đầu làm bài đến thời gian thu bài lên bảng để HS theo dõi.

(4) Theo dõi học sinh làm bài

- Trong quá trình học sinh làm bài, cán bộ khảo sát cần quan sát và nhắc nhở kịp thời các học sinh mất trật tự, trao đổi hoặc nhìn bài nhau (cần nhẹ nhàng không làm học sinh sợ hãi hoặc ảnh hưởng đến cả phòng). Chú ý không được phép hướng dẫn và gợi ý cho các em về nội dung kiến thức.

- Trước khi hết giờ làm bài 10 phút, hãy nhắc học sinh "Chúng ta còn 10 phút nữa là hết giờ làm bài".

- Nếu có học sinh nào làm bài xong sớm, hãy đề nghị em đó ngồi yên tại chỗ, kiểm tra lại bài và giữ trật tự để không ảnh hưởng đến các bạn. Tuyệt đối không thu bài của học sinh khi chưa hết giờ làm bài.

(5) Thu bài.

- Sau khi hết giờ làm bài phần Trắc nghiệm/Tự luận, CBKS yêu cầu các em dừng bút, thu bài. CBKS gọi từng HS lên thu bài, kiểm tra trang bìa các em ghi và chỉnh sửa ngay nếu HS ghi không chính xác.

  • Cho HS ký tên khi nộp bài.

(6) Kiểm tra số lượng bài, niêm phong bài làm khảo sát

- CBKS đếm đủ số lượng bài học sinh làm, sắp sếp theo 3 mã đề, xếp theo thứ tự mã đề 1, 2, 3 và dưới cùng là các bài không dùng đến hoặc bài học sinh đổi lại. Sắp xếp xong cho vào bao bì.

- CBKS và cán bộ hỗ trợ mang toàn bộ các bài khảo sát môn về phòng thường trực của Tổ khảo sát để niêm phong và đóng dấu của Nhà trường trước sự kiểm tra của Tổ trưởng Tổ KS.

- Ghi Biên bản kiểm tra và niêm phong tài liệu.

2.3. Nhiệm vụ 3. Thực hiện khảo sát môn Tiếng Anh

- CBKS và giáo viên Tiếng Anh đến phòng thường trực của Tổ KS lúc 7h00 sáng ngày 26/4/2013;

- CBKS và giáo viên Tiếng Anh làm thủ tục kiểm tra niêm phong tài liệu;

- Giáo viên Tiếng Anh nghe thử 01 lần đĩa CD.

2.3.1. Giới thiệu về Đề khảo sát môn Tiếng Anh:

* Cấu trúc bộ đề khảo sát (Không giới thiệu cho HS)

Bộ Đề khảo sát môn Tiếng Anh có 03 phần: Nghe; Kiến thức Ngôn ngữ và Đọc hiểu; Viết.

Đề khảo sát môn Tiếng Anh được sắp xếp như sau:

- Phần Nghe: Có 03 mã đề thi.

- Phần Kiến thức ngôn ngữ và Đọc hiểu: Có 03 mã đề thi.

- Phần Viết: Có 03 mã đề thi.

CBKS cho HS làm bài theo từng phần riêng biệt. HS hoàn thành xong từng phần rồi mới được phát phần đề kiểm tra tiếp theo.

* Phân phối thời gian và bố trí làm bài

Tổng thời gian làm đề khảo sát môn Tiếng Anh, 65 phút, trong đó:

- Phần Nghe: khoảng 15 phút; CBKS thu bài ngay sau khi HS nghe xong. Sau khi thu bài xong, học sinh được nghỉ giải lao 05 phút tại chỗ.

- Phần Kiến thức ngôn ngữ và Đọc hiểu: 30 phút; CBKS thu bài ngay sau khi HS làm bài xong. Sau khi thu bài xong mới phát tiếp phần Viết.

- Phần Viết: 20 phút; CBKS thu bài ngay sau khi HS làm bài xong.

2.3.2. Hướng dẫn kỹ thuật làm bài

- CBKS hướng dẫn HS ghi trang bìa như đã hướng dẫn.

  1. Hướng dẫn phần bài Nghe: Giáo viên Tiếng Anh sẽ thực hiện phần này.

*Trường hợp sử dụng đài Cassette:

+ CBKS sau khi làm các thủ tục Hướng dẫn học sinh kỹ thuật làm bài khảo sát, phát đề thi, hướng dẫn ghi trang bìa, mời giáo viên Tiếng Anh vào phòng để thực hiện phần Nghe cho HS. CBKS đứng xuống cuối phòng khảo sát. Cán bộ hỗ trợ khảo sát đứng ngoài phòng khảo sát.

- Giáo viên Tiếng Anh vào phòng khảo sát, giới thiệu cho HS các yêu cầu của phần Nghe. Sau đó bật đĩa CD.

- Giáo viên Tiếng Anh không giải thích bất cứ điều gì liên quan đến kiến thức khảo sát.

- Giáo viên Tiếng Anh ra khỏi phòng khảo sát ngay sau khi kết thúc phần Nghe.

- CBKS thu bài của HS ngay khi kết thúc phần Nghe và làm các bước tiếp theo.

*Trường hợp đài Cassette hỏng, không có đài:

Trong trường hợp không thể sử dụng đài Cassette đọc được đĩa CD phát phần nghe, giáo viên Tiếng Anh đọc phần nghe cho HS. Phần đọc cho HS là phần “Tape scripts” trong phong bì riêng. Giáo viên thực hiện theo Hướng dẫn làm bài nghe cho những đơn vị không sử dụng đĩa CD

Hướng dẫn làm bài nghe cho những đơn vị không sử dụng đĩa CD

Thông tin chung:

Thời gian thực hiện: khoảng 15 phút, từ phút thứ nhất đến phút thứ 15.

Không tính thời gian phát đề thi.

Không đọc những phần trong dấu […], nội dung trong dấu […] là hướng dẫn.

Hướng dẫn thực hiện:

Giáo viên dành 2 phút đầu để hướng dẫn học sinh (bằng Tiếng Việt) quy trình làm bài.

Học sinh có 1,5 phút đọc trước khi nghe (đọc thầm) yêu cầu và các câu hỏi của bài Nghe hiểu gồm 2 phần.

Giáo viên đọc cho học sinh nghe Phần I, khoảng 6 phút; HS nghe và đánh dấu “√” vào ô thích hợp. Yêu cầu giáo viên đọc to, rõ ràng, tốc độ trung bình, mỗi [repeat] đọc lại đoạn văn của từng câu hỏi, không đọc lại từ đầu của cả phần. Mỗi [pause] dừng lại 5 giây.

Học sinh có 1 phút để rà soát và hoàn chỉnh 5 câu đánh dấu trước khi kết thúc nghe Phần I.

Giáo viên đọc cho học sinh nghe lần 1, Phần II, khoảng 1,5 phút; HS nghe và đánh dấu “√” vào ô thích hợp. (Yêu cầu giáo viên đọc to, rõ ràng, tốc độ trung bình).

Giáo viên đọc cho học sinh nghe lần 2, Phần II, khoảng 1,5 phút. HS nghe và hoàn thiện việc đánh dấu √ vào các ô thích hợp. Yêu cầu GV đọc to, rõ ràng, tốc độ trung bình. Đến [pause] dừng lại 5 giây, đến [repeat] đọc lại đoạn văn của phần II.

Học sinh có 1 phút để rà soát và hoàn chỉnh 5 câu đánh dấu trước khi kết thúc nghe Phần II.

(Lưu ý: Giáo viên không giải thích hoặc dịch sang tiếng Việt các yêu cầu hay câu hỏi của bài Nghe hiểu)

2.4. Nhiệm vụ 4. Hướng dẫn học sinh trả lời phiếu hỏi (sau khi KS xong môn Tiếng Anh)

- Hướng dẫn các em ghi trang bìa như đã thực hiện ghi trang bìa môn Tiếng Anh.

- Hướng dẫn các em trả lời hết các câu hỏi thì mới thu phiếu. CBKS nên đọc to từng câu hỏi cho cả lớp, hướng dẫn các em làm từng câu một, xong câu này mới sang câu hỏi khác.