Một xíu là bao lâu

Những tưởng câu hỏi dưới đây là vô cùng bình thường, tuy nhiên, bạn sẽ không hỏi bé nếu bạn bết những lí do dưới đây.

Bé con sẽ không hiểu “sẵn sàng” là như thế nào. Hãy hỏi một cách cụ thể hơn: con đi giày chưa? Con mang cặp chưa? Con đã chuẩn bị mũ chưa?... điều này sẽ khiến trẻ dễ dàng biết mình phải làm gì hơn là “ sẵn sàng”.

  1. Con đợi bố/mẹ chút xíu được không?

“ Chút xíu” là bao lâu? Đặc biệt trẻ con sẽ không có khái niệm về thời gian chính xác. Sẽ luôn luôn hỏi “ chút xíu” như thế là đủ chưa... điều này sẽ khiến bạn bị làm phiền.

Hãy nói cho bé con biết bây giờ bạn đang bận, không thể giúp bé được.

 3.  Con không đói à?

Câu nói này sẽ không có tác dụng gì cả, vì ngay tại thời điểm trẻ đang mải mê với việc chúng muốn, chúng sẽ không cảm thấy điều gì hết, và câu hỏi đó thực sự lãng phí thời gian.

  1. Con có biết là muộn lắm rồi không?

Đây cũng là câu hỏi vô nghĩa với trẻ? Bởi trẻ vẫn chưa nhận thức được về thời gian. Hãy nói về những việc cần làm sau đó, để trẻ hiểu phải kết thúc việc này tại đây vì còn nhiều việc khác phải làm hơn.

Nguồn: Internet

Một chút

Có nhiều đơn vị đo lường khác nhau tùy theo đối tượng được cân, đo, đong, đếm...

Thí dụ như: 1 kg, 1 mét, 1 lít, 1 ngày, 1 khối, 1 đồng ...

Nhưng có 1 loại đơn vị rất đặc biệt nó có thể đo được nhiều thứ, không chỉ vật chất mà cả không gian, thời gian lẫn trạng thái tâm hồn : MỘT CHÚT [sao không phải là 1 chút nhỉ]

Một chút đường, một chút nước, một chút nắng, một chút buồn, một chút thôi...

Khổ nỗi một chút là bao nhiêu thì còn tùy thuộc cảm tính của mỗi người.

Hôm qua đi hớt tóc, vô tiệm bảo anh thợ "danh chút xíu". Để chắc ăn tôi còn lấy 2 ngón tay ra dấu. Anh thợ tỏ vẻ đã hiểu "dạ danh sơ sơ".

Cuối cùng, thêm một chút là trọc luôn.

Xưa giờ chỉ có 1 anh thợ hớt tóc ở đầu hẻm nhà mình là có cùng cách tính. Cắt đúng một chút như mình mong muốn. Còn lại đều hiểu giống nhau, CẮT CÒN LẠI MỘT CHÚT tóc.

Tác giả bài viết: Phạm Tùng

© Ghi rõ nguồn //phamtung.net khi đăng lại nội dung từ website này.

Lối dụng từ “ một chút” cũng có khi thuộc về nghệ thuật làm giảm nhẹ câu chuyện tế nhị nào đó khi tiếp cận để dễ trao đổi

Miền Tây:

Tôi có để ý ngôn ngữ đời sống vùng đồng bằng sông Cửu Long, thường gọi “ Miền Tây”, có lối dùng từ “chút”, “ chút xíu”... chỉ số ít, không đáng kể: có chút xíu, bỏ qua đi; nhiều nhỏ gì một chút; cho thêm chút đi... Theo nhận thức ngôn ngữ học đường bây giờ, lối dụng từ ngữ ấy thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ đời sống, mộc mạc nôm na. Cá nhân tôi thích lối dùng từ ấy, thú vị, bộc lộ phông tư duy vùng miền chưa xa còn hoang vắng rừng trên phù sa mới hội tụ đồng bào tứ xứ sinh cư, hào sảng cứ như miền Viễn Tây của Hoa Kỳ ngày cũ, rất riêng nếu so với vùng miền khác của đất nước. Tư duy “ chút xíu” thể hiện sự hào phóng, rộng rãi, không chi li xét nét và cả đức khiêm cung, càng ngẫm càng thấy nội hàm ngữ nghĩa mênh mông.

... Trong buôn bán, nhất là buôn bán vật phẩm cây nhà lá vườn không phải mua đi bán lại kiếm lời, thường khi cân giác [cân dư, thừa, hơn] ví như mua một ký lô cân ký mốt [1.1 kg ] hay ký hai [ 1.2kg] gọi là vừa bán vừa cho tặng ăn dùng lấy thảo rất chi điệu nghệ hào phóng. Đương nhiên chuyện đó khác lối giả bộ cân dư cân giác nhưng về cân lại ... không đủ, 1.2 ký đem về cân lại   không đầy 800 gam  của gian thương mua một bán mười làm mất mặt dân thiệt thà miền Tây.

Xử thế hoà hoãn, dĩ hoà vi quý, một chút cho qua không chuyện bé xé ra to: thôi, có một chút chuyện, nhường nhịn nhau đi!

Giúp nhau khi ngặt, không thọ ơn nghĩa khiến được giúp nặng lòng, “ thôi có chút xíu, ơn nghĩa gì!”...

Lối dụng từ “ một chút” cũng có khi thuộc về nghệ thuật làm giảm nhẹ câu chuyện tế nhị nào đó khi tiếp cận để dễ trao đổi: “ tôi có chút chuyện muốn nói với anh [ chị]” chẳng hạn, cho dù “ chút chuyện” ấy đôi khi không hề nhỏ.

Đấy chỉ vài ví dụ, lịch sử dài lâu cách dụng chữ ấy khiến các ví dụ thực tế phong phú.

 Trong văn chương Việt:

Những chút xíu trong văn chương thi ca Việt dệt nên cốt truyện, ví như chút gặp gỡ của Kiều và Kim Trọng thành vấn vương, thành nội dung chính của tác phẩm, đoạn trường xuyên suốt trần ai đầy giông tố với một trác tuyệt giai nhân nhưng chút kia đã nên tình không dứt được, chữ duyên nợ không thành day dứt mãi, trãi qua bao con chữ như hiện thực cuộc đời để rồi tưởng dứt, sự tương hợp Kim Trọng – Thúy Vân chỉ là chuyển hoá chữ tình của Thúy Kiều với cố nhân. “ Một chút xíu” gặp gỡ của hai con người, tài tử với giai nhân, đã đoạn trường như vậy, đâu có nhỏ nhoi chi. Những ví dụ như vậy thực khôn cùng.

 Trong kỹ thuật hội hiện đại:

Tư duy một chút ấy lại phản ánh trình độ phát triển, của xã hội nông nghiệp, trong kỹ thuật, lại khác. Một hay một phần nghìn giây ở trạm không gian, một phần micro mét trên vi mạch điện tử.. tạo nên khác biệt lớn lao.

Trong thể thao, thành tích ít hay nhiều hơn một đơn vị cen -ti- mét có khi mất nhiều năm luyện tập và không hề là một chút.

Trong giao dịch ngân hàng, ít hay nhiều hơn một đô la đã khác nhau, hay chỉ một cen, sòng phẵng, chính  xác.

Từ góc độ dân dã Miền Tây có thể dẫn đến thái độ không thích sự chính xác lạnh lùng kia, của kỹ thuật và xã hội hiện đại nhưng, như dân gian có câu “ thấy vậy không phải vậy”, thực tế rất nhiều nhà tư bản chi li từng cen nhưng chuyện nào ra chuyện nấy,  khi cần hào phóng  họ từ thiện hàng triệu đô la. Những siêu thị, chuỗi cung cấp hàng chuyên nghiệp không bao giờ cân dư cân giác dù một gam, nhưng khi cần lại  tặng cho học sinh sinh viên nhiều trăm suất học bổng, xây hàng chục căn nhà cho người vô gia cư. Tư duy một chút và tư duy chính xác có lẽ khác biệt ở trình độ phát triển, văn hoá, hơn là đạo đức, sự rộng lượng hay ích kỷ nào đó.

 Với nhà Phật:

Đấy vẫn thuộc quan niệm phàm tình, nương theo chữ nghĩa ý tứ, với phật giáo, tư duy một chút của bà con Miền Tây cũng có đôi điều đáng suy nghĩ ở khía cạnh khác.

Cách nghĩ, lối nghĩ “ một chút” xem thường chuyện nhỏ lại trái tinh thần xem trọng việc nhỏ trong góc nhìn tinh tế, nhìn sâu xét kỹ biện chứng của nhà Phật vốn xét mọi sự vật hiện tượng từ bản chất, trong vận động, quá trình sinh diệt, quan hệ nhân quả và theo tinh thần ấy, không có gì là chút xíu.

Một khởi tạo ý nghĩ trong đầu nhỏ nhiệm vi tế không nhìn thấy, “ một chút”, nhưng là mốc hình thành hành động, phát ngôn có khi vô cùng to tát, hâụ quả khôn lường không khác đốm lửa nhỏ gây trận cháy rừng kinh hoàng từ một tàn thuốc lá, một que diêm...

Một mâu thuẫn nhỏ từ bất đồng câu nói, chia sẻ quyền lợi, một ánh nhìn... không được hoá giải, âm thầm tích tụ có khi hình thành nên ân oán lớn như cây kết trái trên cành, đến khi thu hoạch người trồng cũng bất ngờ khó tin.

Một duyên lành thuở bé được đi chùa lạy Phật, chút thôi, có khi kết tạo nên nhân duyên học tập nghiên cứu kinh điển, quy y sau này. Đấy cũng không là “ chút xíu”.

Thời sự, Covid- 19, từ những virut đầu tiên [như một giả thuyết: từ phòng thí nghiệm], sóng dịch bệnh tràn ngập các châu lục, rung động thế giới, gây tổn thất nhân mạng, tài chính quá sức tưởng tượng. Bi kịch ấy khởi phát từ “ một chút”.

Phật giáo  có một lập luận nổi tiếng: Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả. Nhân bao giờ cũng nhỏ, như các loại hạt, quả nhiều và lớn khi hội tụ đủ nhân duyên. Xét theo đà ấy, hình thành một cuộc chiến, một khủng hoảng, một cách mạng... đi từ một chút có khi rất nhỏ nhoi.

Cổ nhân có nói “ lổ nhỏ đắm thuyền”, lối nghĩ ấy không coi gì là một chút, đúng ý nhà Phật.

Mặc khác, từ một chút buổi đầu, sự khơi gợi giúp đỡ nào đó có thể giúp tạo nên nhân tài về sau, như cách làm của phong trào khuyến học, giúp đỡ học sinh sinh viên đôi khi chỉ một chiếc xe đạp cũ, vài trăm nghìn đồng, bắt một nhịp cầu mái hậu có khi cho đời một cử nhân tiến sỹ không chừng, một chút ấy cũng không hề nhỏ.

Trong tu học hành tập, phòng vệ các căn tránh nhiễm ô trần thế, tránh tạo nghiệp, cảnh giác và không có gì là chút xíu, coi trọng từ suy nghĩ câu nói xúc chạm... Từng sát na thời gian, từng bước chân dịch chuyển trong không gian, từng khởi niệm...  hết thảy đều đáng kể.

Một điều thú vị khi tham cứu phật pháp, liên hệ đời sống, nhận ra khác biệt cõi tu với tục.

Với nhà Phật, không có gì là chút xíu trong thế giới quan nhân sinh quan thấu suốt các cõi, nhìn sâu thấy rộng cả những thế giới và những tồn tại với nhân gian có khi là vô hình, không tồn tại.

Với Phật, không có gì là chút xíu.

Một chút có khi không hề nhỏ, và thường là như thế.

Nguyễn Thành Công

Video liên quan

Chủ Đề