Mục đích của bố trí nhà xưởng la gì

Skip to content

Yêu cầu về cơ chế bố trí nhà xưởng cho cơ sở sản xuất thực phẩm luôn là tiêu điểm quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng nhà xưởng phục vụ cho sản xuất kinh doanh thực phẩm. Vậy quy cách bố trí, cơ sở vật chất và trang thiết bị như thế nào là đúng theo quy định an toàn thực phẩm?

HOÀN NGUYÊN với tư cách là đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tư vấn, giải đáp và thực hiện các yêu cầu về thủ tục doanh nghiệp. Để giúp quý doanh nghiệp nắm rõ về Cơ chế bố trí nhà xưởng cho cơ sở sản xuất thực phẩm, HOÀN NGUYÊN xin mời quý đọc giả cùng tham khảo qua bài hướng dẫn cơ chế bố trí nhà xưởng cho cơ sở sản xuất thực phẩm

Cơ chế bố trí nhà xưởng cho cơ sở sản xuất thực phẩm

Tìm hiểu cơ chế bố trí nhà xưởng cho cơ sở sản xuất thực phẩm

Yêu cầu về thiết kế, bố trí nhà xưởng của cơ sở sản xuất thực phẩm được quy định tại Thông tư 15/2012/TT-BYT quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:

Yêu cầu đối với cơ sở

1. Địa điểm, môi trường: a] Có đủ diện tích để bố trí các khu vực của dây chuyền sản xuất thực phẩm và thuận tiện cho việc vận chuyển thực phẩm; b] Khu vực sản xuất không bị ngập nước, đọng nước; c] Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; d] Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác. 2. Thiết kế, bố trí nhà xưởng: a] Diện tích nhà xưởng, các khu vực phải phù hợp với công năng sản xuất thiết kế của cơ sở; b] Bố trí quy trình sản xuất thực phẩm theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; c] Các khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến; khu vực đóng gói sản phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm, phế thải phải được phân luồng riêng; d] Đường nội bộ phải được xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh; cống rãnh thoát nước thải phải được che kín và vệ sinh khai thông thường xuyên; đ] Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực sản xuất thực phẩm. 3. Kết cấu nhà xưởng: a] Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô và quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm; b] Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải bảo đảm tạo ra bề mặt nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn bởi các chất tẩy rửa, tẩy trùng và dễ lau chùi, khử trùng; c] Trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh; d] Nền nhà phẳng, nhẵn, chịu tải trọng, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước và dễ làm vệ sinh; đ] Cửa ra vào, cửa sổ bằng vật liệu chắc chắn, nhẵn, ít thấm nước, kín, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh, bảo đảm tránh được côn trùng, vật nuôi xâm nhập. e] Cầu thang, bậc thềm và các kệ làm bằng các vật liệu bền, không trơn, dễ làm vệ sinh và bố trí ở vị trí thích hợp. 4. Hệ thống thông gió: a] Phù hợp với đặc thù sản xuất thực phẩm, bảo đảm thông thoáng cho các khu vực của cơ sở, đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp, dễ bảo dưỡng và làm vệ sinh; b] Hướng của hệ thống thông gió phải bảo đảm gió không được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch. 5. Hệ thống chiếu sáng: a] Hệ thống chiếu sáng bảo đảm theo quy định để sản xuất, kiểm soát chất lượng an toàn sản phẩm; b] Các bóng đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn bằng hộp, lưới để tránh bị vỡ và bảo đảm các mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm. 6. Hệ thống cung cấp nước: a] Có đủ nước để sản xuất thực phẩm và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia [QCVN] về chất lượng nước ăn uống số 01:2009/BYT; b] Có đủ nước để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia [QCVN] về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT; c] Các nguồn nước trên phải được kiểm tra chất lượng, vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần theo quy định. 7. Hơi nước và khí nén: a] Hơi nước, khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm phải bảo đảm sạch, an toàn, không gây ô nhiễm cho thực phẩm; b] Nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy hay sử dụng với mục đích khác phải có đường ống riêng, màu riêng để dễ phân biệt và không được nối với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm. 8. Hệ thống xử lý chất thải, rác thải: a] Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy, có khoá trong các trường hợp cần thiết. Dụng cụ chứa đựng chất thải nguy hiểm phải được thiết kế đặc biệt, dễ phân biệt, khi cần có thể khoá để tránh ô nhiễm; b] Hệ thống xử lý chất thải phải được vận hành thường xuyên và xử lý chất thải đạt các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 9. Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động: a] Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; ít nhất phải có 01 [một] nhà vệ sinh cho 25 người; b] Hệ thống thông gió bố trí phù hợp, bảo đảm không được thổi từ khu vực nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; hệ thống thoát nước phải dễ dàng loại bỏ chất thải và bảo đảm vệ sinh. Có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn tại khu vực nhà vệ sinh; c] Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc. 10. Nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm: a] Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng theo quy định;

b] Bao bì thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; không thôi nhiễm các chất độc hại, không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm; không bị ô nhiễm bởi các tác nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng theo quy định.

Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ

1. Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo bảo đảm an toàn; được làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm thực phẩm; phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Đối với trang thiết bị, dụng cụ sản xuất cơ động phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp và dễ làm vệ sinh. 2. Phương tiện rửa và khử trùng tay: a] Có đủ các thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng, giầy, dép trước khi vào khu vực sản xuất thực phẩm; b] Nơi rửa tay phải cung cấp đầy đủ nước sạch, nước sát trùng, khăn hoặc giấy lau tay sử dụng một lần hay máy sấy khô tay; c] Phân xưởng sản xuất thực phẩm phải có bồn rửa tay, số lượng ít nhất phải có 01[một] bồn rửa tay cho 50 công nhân. 3. Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm: a] Có đủ và phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói thực phẩm; b] Được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, không thôi nhiễm các chất độc hại vào thực phẩm, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm; c] Dễ làm vệ sinh, bảo dưỡng; không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn, mảnh vụn kim loại; d] Phương tiện, trang thiết bị của dây chuyền sản xuất phải có quy trình vệ sinh, quy trình vận hành. 4. Phòng chống côn trùng và động vật gây hại: a] Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại phải được làm bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh, thiết kế phù hợp, đảm bảo phòng chống hiệu quả côn trùng và động vật gây hại; b] Không sử dụng thuốc, động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất thực phẩm. 5. Thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường: a] Có đầy đủ thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm và phải đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm chủ yếu của thực phẩm; b] Thiết bị, dụng cụ giám sát bảo đảm độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định. 6. Chất tẩy rửa và sát trùng: a] Chỉ sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng theo quy định của Bộ Y tế;

b] Phải được đựng trong bao bì dễ nhận biết, có hướng dẫn sử dụng và không được để trong nơi sản xuất thực phẩm.

Bài viết liên quan:

>> Dịch vụ kiểm nghiệm và công bố sản phẩm trên toàn quốc

>> Tư vấn làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm quán ăn quận 1

>> Nơi làm nhanh công bố trà thái xanh nhập khẩu Thái Lan

Qua những thông tin chi tiết từ bài viết trên do HOÀN NGUYÊN biên soạn, hy vọng sẽ giúp quý doanh nghiệp nắm rõ hơn về Cơ chế bố trí nhà xưởng cho cơ sở sản xuất thực phẩm của mình. Nếu còn vướng mắc, quý doanh nghiệp có thể liên hệ đến HOÀN NGUYÊN theo hotline 0902.40.30.79 – 0908.40.30.79 hoạt động 24/7 luôn sẵn sàng lắng nghe và sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng khi có yêu cầu.

Thông tin liên hệ  

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN HOÀN NGUYÊN

WEDO Nhà xưởng là gì? Quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng hiện nay

Ngành xây dựng công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh, với điểm nhấn là sự ra đời của nhiều nhà xưởng công nghiệp. Vậy nhà xưởng là gì? Nhà xưởng công nghiệp được phân loại như thế nào? Thiết kế nhà xưởng cần tuân theo những quy chuẩn gì?

Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng được định nghĩa là không gian có diện tích rộng, có sức chứa cũng như quy mô lớn hơn so với nhà ở, văn phòng làm việc thông thường.

Nhà xưởng công nghiệp là nơi tập trung nguồn nhân lực lớn, trong đó có chứa trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, nhằm cung ứng cho quy trình sản xuất dây chuyền, bảo quan hoặc vận chuyển các loại hàng hóa sử dụng trong ngành công nghiệp.

Nhà xưởng là gì? Là không gian có diện tích rộng, có sức chứa cũng như quy mô lớn

Nhà xưởng ra đời thể hiện sự phát triển của ngành công nghiệp, là nơi doanh nghiệp hiện thực hóa những kế hoạch sản xuất, nơi người lao động làm việc để kiếm sống. Nhà xưởng là hạng mục thiết kế thi công đang được nhiều công ty xây dựng quan tâm.

Phân loại nhà xưởng

Nếu như đã trả lời được câu hỏi nhà xưởng là gì, thì câu hỏi tiếp theo chúng ta cần phải làm rõ chính là nhà xưởng được phân loại như thế nào?

Theo như nghiên cứu và tổng hợp, thì có nhiều cách phân loại nhà xưởng như phân theo chức năng, phân theo đặc điểm quy hoạch, phân theo số tầng thiết kế, phân theo kết cấu mái, phân theo vật liệu chịu lực. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu dưới đây.

1. Phân loại nhà xưởng theo số tầng

Bao gồm nhà xưởng 1 tầng và nhà xưởng cao tầng 

Nhà xưởng 1 tầng: Trong xây dựng hiện đại, nhà sản xuất một tầng chiếm tỉ lệ đến 80% do chúng có những ưu điểm nhất định như : điều kiện để bố trí thiết bị, tổ chức dây chuyền tốt hơn, có thể trang bị các loại cẩu khác nhau, bất kì vị trí nào trong nhà cũng có thể bố trí các thiết bị sản xuất với bất kì trọng lượng nào vì máy móc được đặt trực tiếp trên nền đất, dễ thay đổi dây chuyền công nghệ.

Nhà xưởng cao tầng quy mô lớn

Nhà xưởng cao tầng: Sử dụng cho ngành sản xuất có trang thiết bị nhỏ gọn nhẹ đặt trực tiếp lên sàn tầng, như xí nghiệp công nghiệp nhẹm sản xuất dụng cụ đo lường, xí nghiệp in…

2. Phân loại nhà xưởng theo chức năng

Bao gồm:

– Công trình sản xuất tạo ra thành phẩm: được phân ra nhiều nhà xưởng với lĩnh vực khác nhau như gia công kim loại, rèn đúc, dệt, sản xuất tiêu dùng, phân bón hóa chất….

– Các công trình năng lượng: nhà máy nhiệt điện cung cấp năng lượng sản xuất, trạm cấp nhiệt, cấp hơi nước, trạm biến áp….

– Công trình giao thông kho tàng: như gara, nơi để các phương tiện giao thông, kho nguyên liệu, thành phẩm, trạm cứu hỏa…

– Công trình hành chính phúc lợi: nhà hành chính, các phòng ban tổ chức xã hội, phòng phục vụ sinh hoạt, y tế…

3. Phân loại nhà xưởng theo mục đích quy hoạch

Theo quy hoạch thiết kế nhà xưởng công nghiệp được phân ra nhà công nghiệp một khẩu độ và nhà công nghiệp nhiều khẩu độ. Từ khái niệm nhà xưởng là gì, chúng ta có thể định nghĩa được khẩu độ nhà xưởng.

Khẩu độ nhà xưởng được biết đến là khoảng cách của mép cột biên bên phải đến mép cột biên bên trái tình theo chiều ngang của nhà xưởng. Khẩu độ của nhà xưởng cũng có thể là chiều rộng của nhà xưởng.

Khẩu độ nhà xưởng là chiều rộng của nhà xưởng.

Bao gồm:

– Đối với nhà công nghiệp một khẩu độ: thích hợp cho các công trình năng lượng hoặc nhà kho. Ngoài ra còn được sử dụng để bố trí dây chuyền sản xuất đòi hỏi khẩu độ lớn từ 36m trở lên, chiều cao trên 18m, các thiết bị bố trí trên giàn đỡ riêng không liên quan đến khung kèo móng nhà.

– Nhà công nghiệp nhiều khẩu độ: Phổ biến nhất là nhà công nghiệp 1 tầng sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau. Nhà nhiều khẩu độ với các khẩu độ ít chênh lệch về thông số chiều rộng, chiều cao, tạo ra các nhà này có chiều rộng và dài lên đến hàng trăm mét.

4. Phân loại nhà xưởng theo kết cấu mái

Bao gồm:

Chia ra nhà xưởng khung phẳng: mái sử dụng dầm, giàn, khung liền khối

Nhà xưởng khung không gian: mái vòm vỏ mỏng cong 1 chiều, cong 2 chiều, giàn không gian, mái treo, mái chất dẻo hoặc cao su bơm hơi.

5. Phân loại nhà xưởng theo vật liệu chịu lực chính

Bao gồm:

Nhà xưởng khung thép


– Nhà xưởng khung bê tông cốt thép

– Nhà xưởng khung thép tiền chế

– Nhà xưởng tường gạch chịu lực

– Nhà xưởng khung gỗ

6. Phân loại nhà xưởng theo hệ thống chiếu sáng

Bao gồm:

Nhà xưởng công nghiệp sử dụng ánh sáng tự nhiên: Ánh sáng tự nhiên được lấy qua của sổ tường bao hoặc cửa sổ trên mái.

Nhà xưởng công nghiệp sử dụng ánh sáng ánh sáng nhân tạo: Nhà công nghiệp sử dụng chiếu sáng nhân tạo chủ yếu sử dụng trong các nhà cần chiếu sáng đồng đều, không lấy được ánh sáng từ cửa sổ tường bao hoặc cửa sổ trên mái như trong nhà máy dệt, điện tử, điện nguyên tử… Trong trường hợp này nên sử dụng loại đèn điện có dải quang phổ gần với ánh sáng tự nhiên nhằm đảm bảo môi trường sản xuất phù hợp với điều kiện làm việc và tâm sinh lý của công nhân.

Nhà xưởng công nghiệp sử dụng ánh sáng hỗn hợp: Hiện nay thường gặp là sự kết hợp giữa sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo trong các nhà sản xuất.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Nhà xưởng có nhiều loại, vậy những quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng là gì? Được thể hiện như thế nào?

Mỗi loại công trình xây dựng đều có những tiêu chuẩn thiết kế riêng được quy định rõ ràng trong TCVN do các đơn vị chuyên trách quy định. Và nhà xưởng công nghiệp cũng có những quy chuẩn, tiêu chuẩn được quy định rõ ràng và cụ thể.

1. Quy chuẩn thiết kế nhà xưởng 

Quy chuẩn thiết kế nhà xưởng được quy định cụ thể tại:

– Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 1 ban hành kèm theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

– Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 2, 3 ban hành theo quyết định số 439/QĐ-BXD ngày 25/09/1997 của Bộ Xây Dựng.


2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Quy định mới về tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng ban hành, sửa đổi năm 2012, có quy định rõ ràng từng hạng mục thiết kế mà các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Thiết kế nhà xưởng là gì? Nhà xưởng phải tuân theo những quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết kế do ban cơn quan có thẩm quyền quy định

2.1. Nền và móng

– Thiết kế nền và móng cần căn cứ vào yêu cầu công nghệ tải trọng tác động, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn và phải tuân theo quy định trong TCVN 2737 :1995. Trường hợp nền đất yếu nhất thiết phải có các biện pháp xử lý thích ứng.

– Móng và các hệ thống kỹ thuật phần ngầm của công trình [nếu có] phải được thiết kế phù hợp với các tính chất cơ lý của đất nền và các đặc trưng của điều kiện tự nhiên tại khu vực xây dựng.

– Khi chọn phương án nền móng cho nhà và công trình ngầm ngoài việc tuân theo quy định trong 3.2 của tiêu chuẩn này còn phải căn cứ vào kết cấu công trình, mật độ công trình trên khu đất xây dựng.

–  Cao độ mặt trên của móng phải thiết kế thấp hơn mặt nền. Độ chênh lệch lấy như sau:

       0,2 m đối với cột thép;

      0,5 m đối với cột có khung chèn tường;

      0,15 m đối với cột bê tông cốt thép.

– Cao độ chân đế cột thép của hành lang, cầu cạn đỡ các đường ống giữa các phân xưởng phải cao hơn độ cao san nền ít nhất là 0,2 m.

– Móng cột ở khe co giãn và các phân xưởng có dự kiến mở rộng cần thiết kế chung cho hai cột giáp liền nhau.

– Các móng dưới tường gạch, tường xây, đá hộc của nhà không khung, khi chiều sâu đặt móng không lớn hơn 0,15 m nên thiết kế móng bê tông, bê tông đá hộc v.v… Khi chiều sâu đặt móng lớn hơn 0,15 m nên thiết kế dầm đỡ tường. Mặt trên của dầm đỡ tường nên thấp hơn mặt nền hoàn thiện ít nhất là 0,03 m.

– Phần móng chịu tác động của nhiệt độ cao phải có lớp bảo vệ bằng vật liệu chịu nhiệt. Phần móng chịu tác dụng ăn mòn phải có biện pháp chống ăn mòn thích ứng.

– Nền bê tông phải chia thành từng ô, chiều dài mỗi ô không lớn hơn 0,6 m. Mạch chèn giữa các ô phải chèn bằng bi tum. Lớp bê tông lót phải có chiều dày lớn hơn 0,1 m và có mác nhỏ hơn 150. Chiều rộng của hè nhà lấy từ 0,2 m đến 0,8 m. Độ dốc của hè lấy từ 1% đến 3%.

– Nền của nhà xưởng sản xuất được thiết kế theo yêu cầu công nghệ và điều kiện sử dụng. Nên sử dụng các kết cấu nền có các dạng:

+ Nền bê tông;

+ Nền bê tông cốt thép;

+ Nền bê tông có phoi thép chịu va chạm;

+ Nền bê tông chịu được sự ăn mòn của axít, kiềm;

+ Nền lát gạch xi măng;

+ Nền thép;

+ Nền lát ván gỗ, chất dẻo;

+ Nền bê tông atphan.

– Nền kho, bãi tại vị trí cầu cạn dùng để bốc dỡ vật liệu rời phải bằng phẳng. Bề mặt của nền phải có lớp lót cứng và bảo đảm thoát nước nhanh.

Nền và móng nhà xưởng được quy định cụ thể với những thông số chuẩn

Nhà xưởng là gì cũng đều phải thiết kế theo quy chuẩn, đảm bảo kết cấu móng và nền để giữ an toàn cho công trình thiết kế.

2.2. Mái và cửa mái 

–  Tùy thuộc vào vật liệu lợp, độ dốc của mái nhà sản xuất lấy như sau:

        + Tấm lợp amiăng xi măng: từ 30% đến 40%;

        + Mái lợp tôn múi: từ 15 % đến 20 %;

        + Mái lợp ngói: từ 50 % đến 60 %;

        + Mái lợp tấm bê tông cốt thép: từ 5 % đến 8 %.

– Đối với nhà có độ dốc của mái nhỏ hơn 8 % phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm. Khoảng cách giữa các khe nhiệt nên lấy lớn hơn 24 m theo dọc nhà.

–  Tùy theo điều kiện của vật liệu lợp và yêu cầu của công nghệ mà mái nhà sản xuất nhiều nhịp được phép thiết kế thoát nước bên trong, hoặc bên ngoài và nối với hệ thống thoát nước chung. Thoát nước mưa bên trong cần dùng hệ thống máng treo hoặc dùng ống dẫn nước xuống mương nước trong nhà xưởng. Mương thoát nước nhất thiết phải có nắp đậy bằng bê tông cốt thép và tháo lắp thuận tiện.

– Đối với nhà sản xuất một nhịp có chiều rộng không lớn hơn 24 m khi chiều cao cột nhà nhỏ hơn 4,8 m cho phép nước mưa chảy tự do. Khi chiều cao cột nhà từ 5,4 m trởlên phải có hệ thống máng dẫn xuống đất.

– Trong nhà sản xuất nếu có cửa mái hoặc mái giật cấp mà chiều cao chênh lệch giữa hai mái lớn hơn hoặc bằng 2,4 m nhất thiết phải có máng hứng và ống thoát. Nếu chiều cao nhỏ hơn 2,4 m cho phép nước chảy tự do nhưng phải có biện pháp gia cố phần mái bên dưới trong phạm vi nước xối.

– Tùy theo yêu cầu của công nghệ, hướng của nhà có thể thiết kế các loại cửa mái như: chồng diềm, chữ M, răng cưa v.v…

Cửa mái hỗn hợp vừa chiếu sáng, vừa thông gió, phải lắp kính thẳng đứng. Chỉ cho phép lắp kính nghiêng khi có luận chứng hợp lý.

–  Chiều dài của cửa mái không được lớn hơn 84 m. Cửa mái nên đặt lùi vào một bước cột cách đầu hồi nhà.

–  Đối với nhà sản xuất có một hoặc hai nhịp khi dùng chiếu sáng tự nhiên qua các mặt tường mà vẫn bảo đảm yêu cầu và không có thiết bị tỏa nhiệt, hơi ẩm hoặc chất độc thì không được làm cửa mái.

– Đối với nhà sản xuất có sinh nhiều nhiệt, hơi ẩm hoặc chất độc cần bố trí cửa mái thông gió. Khi chỉ có yêu cầu thông gió, đồng thời có mái đua chống mưa hắt, thì không cần lắp kính mà chỉ để khoảng trống. Chiều cao của khoảng trống lấy từ 0,15 m đến 0,3 m.

–  Góc chống mưa hắt không lớn hơn 15° đối với nhà sản xuất kỵ nước mưa. Trường hợp nhà sản xuất kỵ nước mưa hoặc ở khoảng trống bố trí nan chớp nghiêng thì góc chống mưa hắt của mái đua phía trên có thể tăng đến 45°. Các nan chớp không được làm bằng vật liệu dễ vỡ.

Thiết kế mái và cửa mái của nhà xưởng phải đảm bảo bao che, đúng chuẩn kích thước

–  Cửa mái phải lắp kính cố định, phần dưới để hở, phần trên có mái đua. Tỷ lệ các phần này được xác định bằng tính toán. Từ vĩ tuyến 18 độ Bắc trở xuống phần kính của mái phải thiết kế chống nắng trực tiếp.

– Chiều dày của kính cửa mái không được nhỏ hơn 3 mm. Trong các phân xưởng cần có cầu trục, cầu treo phải lắp lưới bảo vệ kính. Chiều rộng lưới bảo vệ nhỏ nhất là 0,7 m khi kính lắp thẳng đứng và bằng hình chiếu bằng của khung cửa khi khung cửa nằm nghiêng hoặc nằm ngang. Khi sử dụng các loại kính có cốt thép không cần lưới bảo vệ.

2.3. Tường và vách ngăn

– Căn cứ vào đặc tính, quy mô và điều kiện sử dụng của nhà sản xuất, tường nhà được thiết kế dưới các dạng sau: tường chịu lực, tường tự chịu lực và tường chèn khung.

Lưu ý: Vật liệu làm tường có thể là gạch, đá thiên nhiên, tấm amiăng xi măng, tấm bê tông cốt thép. Khi tường ngoài bằng tấm amiăng xi măng hoặc vật liệu nhẹ thì chân tường nên làm bằng gạch, đá thiên nhiên hoặc bê tông và phải cao hơn mặt nền hoàn thiện ít nhất 0,03 m.

– Tất cả các chân tường gạch phải có lớp chống thấm nước mưa bằng bi tum hoặc vật liệu khác. Lớp chống ẩm dưới chân tường phải bằng vữa xi măng mác 75, chiều dày 20 cm và đặt ngang tại cao độ của mặt nền hoàn thiện.

– Tường ngăn giữa các phân xưởng cần được tháo lắp thuận tiện đáp ứng được mặt bằng khi có yêu cầu thay đổi công nghệ và sửa chữa thiết bị.

Lưu ý: Tường ngăn có thể làm bằng tấm bê tông cốt thép, bê tông lưới thép, lưới thép có khung gỗ hoặc khung thép, tấm gỗ dán hoặc gỗ ván ép…

–  Đối với nhà sản xuất có kích thước nhịp nhỏ hơn hoặc bằng 12 m, chiều cao cột không lớn hơn 6 m cho phép thiết kế tường chịu lực.

2.4. Cửa sổ và cửa đi 

– Khi xây nhà xưởng sản xuất phải sử dụng tối đa cửa sổ, cửa đi và lỗ thông thoáng để đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên tốt nhất.

– Thiết kế cửa sổ phải bảo đảm các điều kiện sau:

   + Đối với cửa sổ có độ cao không lớn hơn 2,4 m kể từ mặt sàn, phải thiết kế cửa sổ đóng mở được.

 + Khi cần có yêu cầu chống gió bão, các diện tích lắp kính ở độ cao lớn hơn 2,4 m kể từ mặt sàn phải lắp thành khung cố định. Trường hợp cần thiết phải lắp cánh cửa thì phải có bộ phận kẹp giữ chắc chắn và đóng mở hàng loạt bằng cơ khí.

 Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, đã giúp các bạn có câu trả lời chính xác nhà xưởng là gì? Được phân loại như thế nào? Biết được các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng chuyên nghiệp.

Mọi tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ với Công ty xây dựng Wedo, chúng tôi cam kết sẽ kiến tạo cho các bạn những phương án thiết kế nhà xưởng khoa học và đúng tiêu chuẩn quy định.

SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề