Mục đích của xã hội hóa giáo dục là gì năm 2024

Cách đây gần 10 năm, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 05/2005/NQ - CP về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải lúc đó đã nhấn mạnh rằng, xã hội hóa tuyệt nhiên không phải là giải pháp tình thế chỉ nhằm mục đích huy động dân đóng góp tài chính và vật chất cho giáo dục khi ngân sách nhà nước còn khó khăn, eo hẹp. Tuy đang còn nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa giáo dục nhưng nói một cách nôm na, đó là một trong những phương cách để nhà nước thực hiện nhiệm vụ hiến định là tạo điều kiện cho con em của mọi tầng lớp trong xã hội đều được đến trường, còn điều gì cản trở điều đó là trái với xã hội hóa giáo dục. Như vậy về bản chất, xã hội hóa giáo dục là giải pháp nhằm tháo gỡ những bế tắc của nền giáo dục Việt Nam để nhằm đạt được những mục tiêu thiết yếu của giáo dục và nhà nước luôn phải chịu trách nhiệm chính về lĩnh vực này chứ không thể chuyển cho ai khác. Càng không thể lợi dụng xã hội hóa để biến giáo dục, nhiệm vụ chính danh của nhà nước, thành một ngành kinh doanh lấy lợi nhuận làm mục tiêu thay thế, tức là phải trả về cho giáo dục nhiệm vụ, vai trò và giá trị cao quý của nó. Kết quả công tác này trong thập kỷ qua một lần nữa khẳng định, ngoài việc ghé vai đỡ gánh nặng cho ngân sách thì nhờ XHH, cơ chế quản lý giáo dục đã được đổi mới để phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân và góp phần hình thành một xã hội học tập, trong đó mỗi người đều lựa chọn được cho mình một loại hình, một phương thức để học. Sự phát triển của hệ thống trường ngoài công lập là một minh chứng điển hình của sự đổi mới này.

Ảnh: Hoàng Hà

Hiệu trưởng Trường PTDL Lương Thế Vinh Văn Như Cương - người đi tiên phong trong việc thành lập trường dân lập cách nay 20 năm kể lại: “sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, các ngành nghề đều đổi mới nhưng dường như luồng gió ấy chưa thổi tới giáo dục. Trong hai cuộc kháng chiến, giáo dục thực sự là những bông hoa đẹp nhưng đến những năm đó, chưa bao giờ giáo dục lại đi xuống đến thế, thầy bỏ dạy, trò bỏ học. Khi ấy tôi nghĩ, ở Hà Nội, rõ ràng trình độ giáo viên không thấp, đời sống kinh tế - xã hội cũng không phải quá khó khăn, vậy phải chăng là phải có cách làm mới? Nhà nước chưa có điều kiện để đầu tư cho giáo dục thì nhân dân đóng góp, bài học này không mới nhưng khi thành lập Trường PTDL Lương Thế Vinh tôi cũng rất run vì không biết có học sinh hay không, trong khi tâm lý coi giáo dục là phúc lợi xã hội, giáo dục không thể có ngoài quốc lập vẫn nặng nề”. Nhưng đến nay, hệ thống giáo dục ngoài công lập đã phát triển không ngừng, không chỉ ở những cấp học người dân cần chỗ học cho con khi trường công chưa đủ đáp ứng mà đã có nhiều mô hình đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong cả nước đã đón 1,6 triệu trẻ em mầm non [chiếm 51% số trẻ đến trường], 4,8% học sinh phổ thông, 22,2% học sinh trung cấp chuyên nghiệp, 12,7% sinh viên cao đẳng, đại học. Tại Hà Nội, số trường ngoài công lập hiện chiếm 21% tổng số trường, thu hút 11% số học sinh. Những ngôi trường có cơ sở vật chất đẹp và hiện đại đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các thành phố lớn.

Sự ra đời và phát triển của hệ thống trường ngoài công lập không chỉ đáp ứng nhu cầu học ngày càng tăng và đa dạng của người dân mà quan trọng hơn nó làm xuất hiện một mô hình quản lý giáo dục mềm dẻo, năng động và hiệu quả. Đã có không ít cơ sở giáo dục ngoài công lập ngang ngửa với trường công, tạo ra một đối chứng để so sánh về tính hiệu quả giữa hai loại hình, làm nên động lực thúc đẩy toàn hệ thống giáo dục phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong xã hội hóa giáo dục, đó là vấn đề nhận thức về xã hội hóa giáo dục ở từng góc độ, chủ thể khác nhau. Ở góc độ người thầy thì làm trong sạch hệ thống giáo dục rất quan trọng, vì một tương lai trong sạch phải bắt đầu từ người thầy. Hiện tượng chạy theo bằng cấp, mua điểm hay đạo đức tha hóa của một số giáo viên hiện nay là những vấn nạn của ngành giáo dục Việt Nam. Kết quả là ngành giáo dục của chúng ta chỉ tạo ra những tấm bằng chứ không phải là tạo ra CON NGƯỜI. Với quá trình xã hội hóa, đạo đức, giá trị của người thầy phải do xã hội công nhận, quyết định chứ không phải do cách hành chính hóa mà có.

Một vấn đề khác rất quan trọng trong giáo dục là nội dung giáo dục và nhiều người cho rằng nó không liên quan đến xã hội hóa giáo dục. Theo Tổng giám đốc InvestConsult Group Nguyễn Trần Bạt, xã hội hóa giáo dục không chỉ là đa dạng hóa hình thức và các nguồn đầu tư cho giáo dục đào tạo, mà quan trọng nhất là đa dạng hóa nội dung hay đa dạng hóa, hiện đại hóa chương trình giáo dục thích ứng với những đòi hỏi của xã hội. Vì vậy, các chuyên gia, các nhà khoa học và tầng lớp trí thức phải nghiên cứu những vấn đề của xã hội, phải coi xã hội như một kho tư liệu sống luôn luôn phát triển và biến các vấn đề của xã hội thành nội dung giảng dạy. Vì thế, chưa huy động xã hội tham gia vào việc hình thành chương trình giáo dục thì có nghĩa là chưa xã hội hóa giáo dục, vì không thể có những nhà sư phạm đủ năng lực toàn diện để lãnh đạo công cuộc xã hội hóa giáo dục, hay cải cách giáo dục.

Chủ Đề