Mức lương nhân viên văn phòng 2023

Bắt đầu từ tháng 4 tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành điều tra lao động, tiền lương và mức sống tối thiểu để làm căn cứ xây dựng các nội dung về lương tối thiểu vùng năm 2023 và các chính sách liên quan.

Các nội dung chính được khảo sát ở doanh nghiệp là quỹ tiền lương theo công việc hoặc chức danh, quỹ phụ cấp lương, quỹ tiền thưởng, ăn ca, chi phí tuyển dụng đào tạo, quỹ công đoàn, việc điều chỉnh tiền lương trong quý 1/2022…

Dự kiến, 18 địa bàn sẽ được đồng loạt điều tra đợt này gồm: Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Long An, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ.

Hơn hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tiền lương tối thiểu vùng chưa được điều chỉnh, khiến đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Vì thế, theo các chuyên gia, nếu chờ đến năm 2023 mới tăng lương tối thiểu vùng thì phải tính toán làm sao bù đắp được cho người lao động phần của các năm không tăng, tuy nhiên nếu mức tăng quá cao cũng sẽ vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp, đây là bài toán khó để hài hòa lợi ích cho cả hai bên.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, về mặt lý thuyết thì mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Hiện cả nước đang ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, tạo việc làm bền vững cho người lao động. Vì thế, sau khi kinh tế phục hồi, người lao động có công ăn việc làm thì sẽ tính toán việc tăng lương tối thiểu vùng. Theo bà Hương, năm nay Hội đồng Tiền lương Quốc gia có thể bàn bạc để điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng cho năm 2023.

Về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng thời là thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng cho rằng, hai năm qua tiền lương tối thiểu không được điều chỉnh tăng nên không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Theo ông Quảng, mức lương tối thiểu hiện nay không còn là sàn để bảo vệ người lao động yếu thế để thương lượng, thỏa thuận tiền lương trên thực tế. Hơn nữa, lâu nay các doanh nghiệp thường căn cứ vào mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu hàng năm của Chính phủ để chiều chỉnh mức lương thực tế tại doanh nghiệp, tuy nhiên, thời gian qua Chính phủ không điều chỉnh lương tối thiểu vùng nên nhiều doanh nghiệp dựa vào đó để không điều chỉnh tiền lương.

Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, giá tiêu dùng tăng cao, tiền lương thực tế của người lao động giảm đã dẫn đến nhiều vụ ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra đầu năm 2022. Như vậy, việc chậm tăng lương tối thiểu vùng cũng phần nào gây ra hệ lụy không tốt cho quan hệ lao động.

Từng có nhiều năm tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia, ông Phạm Minh Huân, Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chia sẻ, tăng lương là mong muốn chính đáng của người lao động nhưng người lao động cũng cần chia sẻ với doanh nghiệp trong bối cảnh gặp khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đến nay khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đã dần được phục hồi, cần phải xem xét việc tăng lương, ít nhất để đủ bù trượt giá. Theo ông Huân, cả doanh nghiệp và người lao động đều gặp khó khăn, nên việc xem xét có tăng lương tối thiểu hay không và mức tăng ra sao sẽ cần thêm kết quả khảo sát thực tế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tới đây.

Theo quy định tại Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Do chưa được điều chỉnh, hiện mức lương tối thiểu vùng vẫn được áp dụng theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể vùng 1 là 4,42 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 3,92 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,43 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,07 triệu đồng/tháng.

Bộ này dự kiến có 2.000 DN thuộc nhiều nhóm, ngành tại 18 tỉnh, TP đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước sẽ được tiến hành khảo sát tiền lương và mức sống tối thiểu. Đón nhận thông tin này, nhiều người lao động rất phấn khởi, bởi từ năm 2020 Nhà nước chưa điều chỉnh lương tối thiểu.

Theo số liệu thống kê mới đây, các yếu tố liên quan đến tiền lương như tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng hơn 5%, năng suất lao động cũng tăng bình quân tới 5,8%/năm. Chính vì thế việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, hiện nhiều DN vẫn dựa vào mức lương tối thiểu Nhà nước quy định [vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng] để làm căn cứ tính lương cho công nhân.

Trong khi tình hình vật giá leo thang, dịch bệnh Covid-19 kéo dài, với đồng lương eo hẹp khiến cuộc sống của người lao động [NLĐ] và gia đình họ càng khốn đốn hơn. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới thời gian qua diễn ra tranh chấp giữa NLĐ và sử dụng lao động tại một số khu công nghiệp.

Từ những phân tích về các chỉ số GDP, CPI, năng suất lao động, các chuyên gia lao động cho rằng, chúng ta đang nợ NLĐ một khoản tăng lương trong 2 năm 2020 và 2021 khoảng 10%, rất cần phải thực hiện ngay trong năm 2022. Nếu chúng ta cứ trì hoãn, đời sống của công nhân lao động càng khó khăn hơn, khó có thể yên tâm lao động sản xuất. Không những thế, nếu chờ đến năm 2023 mới điều chỉnh tăng lương tối thiểu đồng nghĩa với phải tính toán mức bù đắp được phần của 3 năm không tăng cho NLĐ. Và, nếu mức tăng lương tối thiểu nhiều sẽ gây sốc và vượt quá khả năng chi trả của DN.

Mặt khác, theo quy định, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Tuy nhiên, hiện nay, theo tính toán của chuyên gia công đoàn, mức lương tối thiểu đang “nợ” mức sống tối thiểu khoảng 15%. Đó là lý do công nhân luôn có nhu cầu làm thêm, kể cả những người đang đi tìm việc đều hỏi chủ sử dụng lao động có tăng ca thì mới nộp hồ sơ.

Một vấn đề hiện nay, đó là mức sống tối thiểu của NLĐ đang được thực hiện theo tỷ lệ: 48% lương thực thực phẩm và 52% phi lương thực thực phẩm. Các chuyên gia nghiên cứu về lao động cho rằng, cũng cần điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ phi lương thực thực phẩm và giảm tỷ lệ lương thực thực phẩm. Cũng bởi trong tình hình hiện nay, bên cạnh việc ăn uống đủ chất để phòng chống dịch bệnh, người công nhân còn phải chi phí cho việc khám chữa bệnh, thuê người trông giữ con…

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hậu quả dịch Covid-19”, các DN đã trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu cho NLĐ hoàn toàn chính đáng. Để giữ chân NLĐ trong bối cảnh tuyển dụng người làm rất khó khăn, đã có những DN chấp nhận tăng lương để động viên và chia sẻ với NLĐ. Về phía NLĐ rất phấn khởi đã làm việc hăng say, tăng năng suất lao động để đáp lại tấm chân tình của chủ sử dụng lao động.

Xem xét để tăng lương ngay trong năm 2022 đó đang là yêu cầu mà NLĐ đặt ra nhằm bù đắp cho những khó khăn sau 2 năm đối phó với đại dịch và thực hiện mở cửa kinh tế - xã hộ trở lại.

Chủ Đề