Năng lực chuyên biệt môn công nghệ

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM  ĐINH THỊ NHƯ THỦYCÁC NĂNG LỰC CHUNG CỐT LÕI VÀCHUYÊN BIỆT TRONG DẠY HỌC TIỂU LUẬN MÔN SỬ DỤNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠYHỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌCMÃ SỐ: 60.14.01.11 Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. VĂN THỊ THANH NHUNG HUẾ - 2014MỤC LỤC2MỤC LỤC 1I. MỞ ĐẦU 2II. NỘI DUNG 22.1. Năng lực 22.1.1. Khái niệm 42.1.2. Phân loại 52.1.2.1. Năng lực chung 52.1.2.2. Năng lực riêng 92.1.2.2.1. Năng lực chuyên biệt trong giáo dục 92.1.2.2.2. Năng lực chuyên biệt của môn Sinh học 92.1.2.2.2.1. Tri thức về sinh học [Biology knowledge] 92.1.2.2.2.2. Năng lực nghiên cứu 102.1.2.2.2.3. Năng lực thực địa 102.1.2.2.2.4. Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm 112.2. Kỹ năng và kỹ năng tư duy 112.2.1. Kỹ năng 112.2.2. Các kỹ năng tư duy 112.2.2.1. Kỹ năng quan sát 112.2.2.2. Kỹ năng phân tích – tổng hợp 122.2.2.3. Kỹ năng so sánh 132.2.2.4. Kỹ năng khái quát hóa 132.2.2.5. Kỹ năng suy luận 142.3. Phát triển năng lực thông qua dạy học bộ môn sinh học 143. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực 154. Mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng và thái độ 185. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thông qua phương pháp seminar 19III. KẾT LUẬN 21TÀI LIỆU THAM KHẢO 223I. MỞ ĐẦUChương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực [định hướng phát triểnnăng lực] nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từnhững năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế.Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực ngườihọc.Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạyhọc, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọngnăng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho conngười năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chươngtrình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhậnthức.Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướngphát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sảnphẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từviệc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.II. NỘI DUNG 2.1. Năng lực Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về năng lực4Theo P.A. Rudich, năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối cácquá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện mộthoạt động nhất định.Gerard và Roegiers [1993] đã coi năng lực là một tích hợp những kĩ năng chophép nhận biết một tình huống và đáp ứng với tình huống đó một cách tchs hợp vàmột cách tự nhiên.De Ketele [1995] cho rằng năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng [các hoạtđộng] tác động lên một nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyếtcác vấn đề do tình huống này đặt ra.Xavier Roegiers [1996] quan niệm năng lực là một vấn đề tích hợp ở chỗ nó baohàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huống trongđó diễn ra các hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó diễn ra cáchoạt động.Theo John Erpenbeck, năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khảnăng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và thực hiện hóaqua chủ định .Weitnert [2001], năng lực là những khả năng và kỉ xảo học được hoặc sẵn có củacá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sang về động cơ,xã hội…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệmvà hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.Nếu lấy dấu hiệu tố chất tâm lý để định nghĩa, thì năng lực được định nghĩa nhưsau: năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lýcủa cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo chohoạt động đó có kết quả tốt đẹp.Nếu lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định nghĩa , thìnăng lực được định nghĩa như sau: “ Năng lực là khả năng vận dụng những kiếnthức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và vận hành [kết nối] chúng mộ cách hợp lývào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộcsống”. Hay một quan niệm khác: “Năng lực là một tích hợp các kĩ năng [tập hợptrật tự các kĩ năng/hoạt động] cho phép nhận biết một tình huống và co sự đáp ứngtình huống đó tương đối tự nhiên và thích hợp [sự tác động lên các nội dung trong5một loại tình huống cho trước có ý nghĩa đối với cá nhân để giải quyết vấn đề dotình huống này đặt ra]; thể hiện một năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹnăng trong một tình huống có ý nghĩa, có năng lực có nghĩa là làm được.Tóm lại, dù diễn đạt cách nào cũng thấy năng lực có một số đặc điểm chung, cơbản là:- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do mộtcon người cụ thể thực hiện [năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lýbản thân,… Như vậy không tồn tại năng lực chung chung.- Có sự tác động của một tác nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể [kiến thức,quan hệ xã hội,…] để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người nàyvới người khác.- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồntại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì thế, năng lựcvừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động, nhưngcũng phát triển trong chính hoạt động đó. Quá trình dạy học, giáo dục nhằm hìnhthành, rèn luyện, phát triển năng lực ở cá nhân tất yếu phải đưa cá nhân tham giavào hoạt động.Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổchức hợp lý các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứngnhững yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quảtốt đẹp trong một bối cảnh [tình huống] nhất định. Biểu hiện của năng lực là biết sửdụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ởtiếp thu lượng tri thức rời rạc.Như vậy có thể thấy dù cách phát biểu có khác nhau, nhưng các cách trên đềukhẳng định: Khi đề cập đến năng lực là phải nói đến năng lực thực hiện, là phải biếtvà làm [Know – how], chứ không chỉ biết và hiểu [Know – what]2.1.1. Khái niệmNăng lực là sự kết hợp 1 cách linh hoạt có tổ chức về kiến thức, kỹ năng, thái độ,tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm giải quyết có hậu quả 1 nhiệm vụ cụ thể.Đặc điểm của năng lực: đề cập đến xu thế đặt được 1 kết quả nào đó của 1 côngviệc cụ thể do 1 con người thực hiện.672.1.2. Phân loại2.1.2.1. Năng lực chungNăng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảngcho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp như:năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính toán; năng lựcgiao tiếp, năng lực vận động,…Các năng lực này được hình thành và phát triển dựatrên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộcsống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau.Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển. đối chiếu với yêucầu và điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà khoa học giáodục Việt Nam đã đề xuất định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực củachương trình giáo dục trung học phổ thông những năm sắp tới như sau: [tài liệu tậphuấn dạy học và KTĐG, kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực họcsinh, Bộ GD-ĐT, 2014]Các năng lựcchungBiểu hiện1. Năng lực tựhọcXác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trướcđây và định hướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chi tiết,cụ thể, đặc biệt tập trung nâng cao hơn những khía cạnh còn yếukém.Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thànhcách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợpvới các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sửdụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từngchủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọcđược bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sửdụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập.Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bảnthân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, đúckết kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vận dụng vào các tình huốngkhác; trên cơ sở các thông tin phản hồi biết vạch kế hoạch điềuchỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập.2. Năng lực giảiquyết vấn đềPhân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống;phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập,trong cuộc sống.Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đềxuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựachọn được giải pháp phù hợp nhất.Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm8về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vậndụng trong bối cảnh mới.3. Năng lực, tưduy, sáng tạoĐặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và những ýtưởng trừu tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới vàphức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồnthông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ýtưởng mới.Xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau; hình thành vàkết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sựthay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng tạo trongcác quan điểm trái chiều; phát hiện được các điểm hạn chế trongquan điểm của mình; áp dụng điều đã biết trong hoàn cảnh mới.Say mê; nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộcsống; không sợ sai; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tốmới dựa trên những ý tưởng khác nhau.4. Năng lực tựquản lýĐánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hànhđộng, việc làm của mình, trong học tập và trong cuộc sống hàngngày; làm chủ được cảm xúc của bản thân trong học tập và cuộcsống.Bước đầu biết làm việc độc lập theo thời gian biểu; nhận rađược những tình huống an toàn hay không an toàn trong học tậpvà trong cuộc sống hàng ngày.Nhận ra và tự điều chỉnh được một số hạn chế của bản thântrong học tập, lao động và sinh hoạt, ở nhà, ở trường.Diễn tả được một số biểu hiện bất thường trong cơ thể; thựchiện được một số hành động vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bảnthân; nhận ra được và không tiếp cận với những yếu tố ảnh hưởngxấu tới sức khoẻ, tinh thần trong trong gia đình và ở trường.5. Năng lựcgiao tiếpXác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng, bốicảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt đượcmục đích trong giao tiếp.Chủ động trong giao tiếp; tôn trọng, lắng nghe có phản ứngtích cực trong giao tiếp.Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đốitượng giao tiếp; biết kiềm chế; tự tin khi nói trước nhiều người.2.6. Năng lựchợp tácChủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấnđề do bản thân và những người khác đề xuất; lựa chọn hình thứclàm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụPhân tích được khả năng của từng thành viên để tham gia đềxuất phương án phân công công việc; dự kiến phương án phâncông, tổ chức hoạt động hợp tác.Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viênvà cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; khiêm tốn tiếp thu sựgóp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác.Tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt động9chung của nhóm; phân tích được các công việc cần thực hiện đểhoàn thành nhiệm vụ đáp ứng được mục đích chung, đánh giá khảnăng của mình có thể đóng góp thúc đẩy hoạt động của nhóm;Căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm để tổng kết kết quảđạt được; đánh giá mức độ đạt mục đích của cá nhân và của nhómvà rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từng người trongnhóm.7. Năng lực sửdụng công nghệthông tin vàtruyền thôngLựa chọn và sử dụng hiệu quả các thiết bị ICT để hoànthành nhiệm cụ thể; hiểu được các thành phần của hệ thốngmạng để kết nối, điều khiển và khai thác các dịch vụ trên mạng;tổ chức và lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật trên các bộ nhớkhác nhau và với những định dạng khác nhau.Xác định được thông tin cần thiết và xây dựng được tiêu chílựa chọn; sử dụng kỹ thuật để tìm kiếm, tổ chức, lưu trữ để hỗ trợnghiên cứu kiến thức mới; đánh giá được độ tin cậy của cácthông tin, dữ liệu đã tìm được; xử lý thông tin hỗ trợ giải quyếtvấn đề; sử dụng ICT để hỗ trợ quá trình tư duy, hình thành ýtưởng mới cũng như lập kế hoạch giải quyết vấn đề; sử dụngcông cụ ICT để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác với ngườikhác một cách an toàn, hiệu quả.8. Năng lực sửdụng ngôn ngữNghe hiểu và chắt lọc được thông tin bổ ích từ các bài đốithoại, truyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói với cấu trúclogic, biết cách lập luận chặt chẽ và có dẫn chứng xác thực,thuyết trình được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; đọcvà lựa chọn được các thông tin quan trọng từ các văn bản, tài liệu;viết đúng các dạng văn bản với cấu trúc hợp lý, lôgíc, thuật ngữđa dạng, đúng chính tả, đúng cấu trúc câu, rõ ý.Sử dụng hợp lý từ vựng và mẫu câu trong hai lĩnh vực khẩungữ và bút ngữ; có từ vựng dùng cho các kỹ năng đối thoại vàđộc thoại; phát triển kĩ năng phân tích của mình; làm quen vớicác cấu trúc ngôn ngữ khác nhau thông qua các cụm từ có nghĩatrong các bối cảnh tự nhiên trên cơ sở hệ thống ngữ pháp.Đạt năng lực bậc 3 về 1 ngoại ngữ.9. Năng lực tínhtoánVận dụng thành thạo các phép tính trong học tập và cuộcsống; sử dụng hiệu quả các kiến thức, kĩ năng về đo lường, ướctính trong các tình huống ở nhà trường cũng như trong cuộc sống.Sử dụng hiệu quả các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chấtcác số và tính chất của các hình hình học; sử dụng được thống kêtoán để giải quyết vấn đề nảy sinh trong bối cảnh thực; hình dungvà vẽ được hình dạng các đối tượng trong môi trường xungquanh, hiểu tính chất cơ bản của chúng.Mô hình hoá toán học được một số vấn đề thường gặp; vậndụng2.1.2.2. Năng lực riêng2.1.2.2.1. Năng lực chuyên biệt trong giáo dục10Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sởcác năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạtđộng, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạtđộng chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như toán học,âm nhạc, mỹ thuật, thể thao,…Năng lực chuyên biệt vừa là mục tiêu, vừa là “đơn vị thao tác” trong các hoạtđộng dạy học, giáo dục góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung.2.1.2.2.2. Năng lực chuyên biệt của môn Sinh học Theo nghiên cứu đề xuất của trường đại học Victoria [Úc] thì hệ thống các nănglực sinh học bao gồm 4 nhóm năng lực chính như sau:2.1.2.2.2.1. Tri thức về sinh học [Biology knowledge]:Là những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm nhận một công việc tronglĩnh vực Sinh học [Giáo viên Sinh học, nhà nghiên cứu Sinh học,…] hoặc có thểhọc sau đại học về lĩnh vực Sinh học.- Kiến thức về sự đa dạng sinh học ở mọi cấp độ từ gen, tế bào, cơ quan, cơ thể,sự tương tác giữa các cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.- Hiểu biết về các nguyên lý di truyền và cơ chế dẫn đến sự đa dạng đó [quy luậtdi truyền của Menđen, di truyền phân tử, di truyền quần thể,…]-Áp dụng các nguyên lý của học thuyết và cơ chế tiến hóa để giải thích được sựđa dạng sinh học.- Hiểu biết về cấu trúc và chức năng của thực vật, động vật.- Sử dụng được những kiến thức về các lĩnh vực như toán học, vật lý, hóa học đểgiải quyết các vấn đề liên quan trong sinh học.- Hiểu biết về lịch sử nghiên cứu sinh học và vai trò to lớn của sinh học đối vớixã hội.2.1.2.2.2.2. Năng lực nghiên cứu: Hiểu biết và sử dụng được các nguyên lý củaphương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng được các phương pháp thực nghiệm đểgiải quyết vấn đề khoa học.- Nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp tài liệu và đánh giá được các tài liệu khoa học.- Thu thập số liệu, các bằng chứng khoa học thông qua việc quan sát và thựcnghiệm, dự đoán được kết quả nghiên cứu.11- Đề xuất được các giả thuyết có khả năng kiểm chứng được bằng thực nghiệm,dự đoán được kết quả nghiên cứu.- Thiết kế được các thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết.- Biết cách quan sát và ghi chép, thu thập số liệu, kết quả nghiên cứu.- Sử dụng được toán xác suất thông kê để phân tích và đánh giá dữ liệu thu đượctừ đó đưa ra các kết luận phù hợp.- Rút ra kết luận.- Truyền đạt kết quả và những ý tưởng rõ ràng và có hiệu quả vào báo cáo khoahọc, văn bản và thuyết trình.- Thể hiện một mức độ hiểu biết sâu sắc về các nghiên cứu bằng cách đề xuất cácbước trong tương lai cần thiết để tiếp tục các mục tiêu của thí nghiệm.2.1.2.2.2.3. Năng lực thực địa: Sử dụng được các quy tắc và kỹ thuật an toàn đểthực hiện các nghiên cứu trong môi trường.- Dự đoán, lập kế hoạch thực địa.- Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để thực địa.- Sử dụng các bản đồ thực địa và xác định được đúng những vị trí cần nghiên cứutrong môi trường.- Sử dụng được các thiết bị thực địa để quan sát, xác định các thông số, thu thậpvà xử lý mẫu.2.1.2.2.2.4. Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Sử dụng được các quytắc và kĩ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.- Thực hiện các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm- Vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm theo đúng quy trình.- Sử dụng được thành thạo các thiết bị thí nghiệm thích hợp.- Tìm lỗi và tối ưu hóa các phương pháp và kỹ thuật.- Thực hiện các kỹ năng cơ bản liên quan các thí nghiệm theo các phương phápvà thủ tục tiêu chuẩn.2.2. Kỹ năng và kỹ năng tư duy:2.2.1. Kỹ năng12Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một công việc nàođó để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thứchành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định.Về cấu trúc của kỹ năng, hầu hết các tác giả đều xác định có ba yếu tố: - Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác, hành động và tri thức về đốitượng hành động - Mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện- Hệ thống các thao tác, các hành động và các phương tiện tương ứng.Như vậy, kỹ năng chứa đựng trong nó cả tri thức về hành động, mục đích hànhđộng và thao tác hành động. Tuỳ theo từng loại kỹ năng mà các thành phần trêntham gia vào cấu trúc đó ở những mức độ khác nhau.2.2.2. Các kỹ năng tư duy2.2.2.1. Kỹ năng quan sátQuan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu thực nghiệm thông quacác tri giác như nghe, nhìn để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhắm đápứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát:- Ưu điểm: đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân được quan sát,trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép lại thông tin.- Hạn chế: chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong hiẹn tại[quá khứ và tương lai không quan sát được]. tính bao trùm của quan sát bị hạn chếvì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn hơn. Đôi khi bị ảnh hưởng tính chủquan của người quan sát. * Các loại quan sát:Tùy theo vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu mà lựa chọn hình thức quansát phù hợp.- Theo mức độ chuẩn bị:+ Quan sát có chuẩn bị: là dạng quan sát mà người đi nghiên cứu tác dộngnhững yếu tố nào của hướng nghiên cứu có ý nghĩa cho đề tài và từ đó tập trung sựchú ý mình vào yếu tố đó. 13+ Quan sát không chuẩn bị: là dạng quan sát trong đó chưa xác định được cácyếu tố mà đề tài nghiên cứu quan sát, - Theo sự tham gia của người quan sát:+ Quan sát có tham đự: điều tra viên tham gia nhóm đối tượng quan sát.+ Quan sát không tham dự: điều tra viên không tham gia vào nhóm đối tượngquan sát mà đứng ngoài để quan sát.- Theo mức độ công khai của người quan sát:+ Quan sát công khai: người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát, hoặcngười quan sát cho đối tượng biết mình là ai, mục đích công việc của mình. + Quan sát không công khai người bị quan sát không biết rõ mình đang bị quansát, hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai, đang làm gì.- Căn cứ vào số lần quan sát:+ Quan sát một lần.+ Quan sát nhiều lần: có khả năng nhận thức lớn hơn nhiều.2.2.2.2. Kỹ năng phân tích – tổng hợpPhân tích là sự phân chia trong tư duy 1 đối tượng hoặc hành động thành nhữngyếu, những dấu hiệu, những đặc tính.Tùy theo mục đích mà giáo viên đề ra những yêu cầu phân tích khác nhau. Tuynhiên có 4 vấn đề cần giải quyết:- Xác định các yếu tố tạo thành đối tượng- Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đó.- Xác định yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển.- Môi trường và điều kiện hoạt động.Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy những yếu tố thành phần đối tượng thành 1chỉnh thể nhằm nhận thức sự vật hiện tượng 1 cách toàn vẹn.Phân tích – tổng hợp là 2 mặt của 1 quá trình tư duy thống nhất, liên hệ mật thiếtvới nha. Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối tượng, từ đó cóphương hướng để phân tích đối tượng, về sau sự tổng hợp đầy đủ hơn, cao hơn.Kỹ năng phân tích – tổng hợp có thể diễn đạt bằng sơ đồ, lời, bảng hệ thống,tranh sơ đồ.2.2.2.3. Kỹ năng so sánh14So sánh là sự phân tích đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng.Tùy vào mục đích mà khi so sánh nặng về tìm đặc điểm giống nhau hay khácnhau.Khi so sánh nên rèn luyện cho học sinh theo tuần tự các bước sau- Nêu được định nghĩa đối tượng cần so sánh.- Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng cần so sánh.- Xác định những đặc điểm giống nhau- Xác định những đặc điểm khác nhau- Khái quát các dấu hiệu quan trọng [điểm giống nhau hoặc khác nhau cơ bản].- Nêu rõ nguyên nhân giống và khác nhau đó [nếu được].Qua sự so sánh, học sinh phân biệt, hệ thống hóa, củng cố các khái niệm. đồngthời đây cũng là 1 thao tác tư duy giúp người học tìm ra cái mới. So sánh có thể đạt được bằng những hình thức như lời, bảng hệ thống, tranh – sơđồ, biểu đồ, sơ đồ logic.2.2.2.4. Kỹ năng khái quát hóaKhái quát hóa là 1 học sinh trí tuệ cấp cao nhằm gom những đối tượng có cùngthuộc tính vào 1 nhóm là quá trình chuyên từ cái đơn nhất thành cái chung.Khái quát hóa giữ vai trò chủ yếu trong sự hình thành những khái niệm mới.Có các hình thức khái quát hóa sau:- Khái quát hóa sơ bộ- Khái quát hóa cục bộ- Khái quát hóa chuyên đề- Khái quát hóa tổng kết- Kquát hóa liên môn2.2.2.5. Kỹ năng suy luậnSuy luận là 1 hình thức của tư duy, nhờ đó rút ra phán đoán mời từ 1 hay nhiềuphán đoán trước đó theo 1 quy tắc logic.Có 3 yêu tố:- Tiền đề: là phán đoán xuất phát.- Kết luận: là phán đoán mới.- Lập luận: cách thức logic để rút ra kết luận.15Suy luận có 3 kiểu:- Suy luận quy nạp.- Suy luận diễn dịch.- Suy luận loại suy.2.2.3. Phát triển năng lực thông qua dạy học bộ môn sinh học Các năng lựcchungVí dụ1. Năng lực tựhọcChuẩn bị bài mới Thuyết trình, báo cáoLập và kiểm soát kế hoạch học tập2. Năng lực giảiquyết vấn đềQuan sát các tế bào: tế bào động vật, tế bào thực vật; Sử dụng kính hiển vi[vật kính tối đa 45 X] quan sát tiêu bản khi thực hành, vẽ các hình ảnh quansát trực tiếp trên tiêu bản hiển vi [vẽ hình ảnh từ kính hiển vi]; Mô tả chínhxác các hình vẽ sinh học bằng cách sử dụng bảng các thuật ngữ sinh học.3. Năng lực tưduy, sáng tạoPhát triển tư duy phân tích so sánh thông qua việc so sánh các loại tế bào: tếbào thực vật và động vật, tế bào nhân sơ và nhân thực.4. Năng lực tựquản lýDạy học dự án5. Năng lực giaotiếpThảo luận, trao đổi, tranh luận.6. Năng lực hợptácDạy học dự ánThuyết trình báo cáoLàm việc nhóm.7. Năng lực sửdụng công nghệthông tin vàtruyền thôngBáo cáo thuyết trình8. Năng lực sửdụng ngôn ngữThuyết trình, phỏng vấn, làm bài kiểm tra tự luận9. Năng lực tínhtoánTính toán kích thước của mẫu vật, hình phóng đại, độ phóng đại.Bài tập di truyền3. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lựcGiáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáodục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâmđến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gìqua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành côngchuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền đạt một chiều” sang dạy cách học,cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất;đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ16sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề. Coi trọng cảkiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập đểcó tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáodục.Chương trình giáo dục định hướng năng lực [định hướng phát triển năng lực] naycòn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra, ngày nay trở thành xu hướng giáodục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lựcngười học.Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc học,thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lựcvận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con ngườinăng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình nàynhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạyhọc chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục,trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phươngpháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêudạy học, tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướngnăng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tảthống qua hệ thống năng lực. Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và cóthể quan sát, đánh giá được. Học sinh cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quyđịnh trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng nhằm đảm bảo quản lýchất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra.Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản lýchất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của họcsinh. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầu đủ đến nộidung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của trithức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ phụ thuộc vào kết quả đầu ra mà cònphụ thuộc vào quá trình thực hiện.Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lựcđược sử dụng như sau:17- Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học đượcmô tả thông qua các năng lực cần hình thành;- Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết vớinhau nhằm hình thành các năng lực;- Năn lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn, ;- Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độquan trọng và cấu trúc hóa các nội dung, hoạt động và hành động dạy học về mặtphương pháp;- Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống.- Các năng lực chung cùng các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chungcho công việc giáo dục và dạy học.Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đếnmột thời điểm nhất định nào đó, học sinh có thể đạt được.Bảng. So sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng năng lực.Chương trình định hướngnội dungChương trình định hướng năng lựcMục tiêu giáo dục Mục tiêu dạy học đượcmô tả không chi tiết vàkhông nhất thiết phảiquan sát, đánh giá được.Kết quả học tập cần đạt được mô tảchi tiết và có thể quan sát, đánh giáđược, thể hiện ở mức độ tiến bộ củahọc sinh một cách liên tục.Nội dung giáo dục Việc lựa chọn nội dungdựa vào các khoa họcchuyên môn, không cầngắn với các tình huốngthực tiễn. Nội dụng đượcquy đinh chi tiết trongchương trình.Lựa chọn những nội dung nhằm đạtđược kết quả đầu ra đã quy định, gắnvới tình huống thực tiễn. Chươngtrình chỉ quy định những nội dungchính, không quy định chi tiết.Phương pháp dạy học Giáo viên là người truyềnthụ tri thức, là trung tâmcủa quá trình dạy học.Học sinh tiếp thu thụđộng những tri thức đượcquy định sẵn.- Giáo viên chủ yếu là người tổ chức,hướng dẫn học sinh tự lực và tích cựclĩnh hội tri thức. Chú trọng sự pháttriển khả năng giải quyết vấn đề, khảnăng giao tiếp,… - Chú trọng sử dụng các quan điểm,phương pháp và kỹ thuật dạy học tíchcực, các phương pháp dạy học thínghiệm, thực hành…Hình thức dạy học Chủ yếu dạy lý thuyết Tổ chức hình thức học tập đa dạng,18trên lớp học. chú ý các hoạt động xã hội, ngoạikhóa, nghiên cứu khoa học, trảinghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin và truyền thôngtrong dạy và học.Đánh giá kết quả họctập của học sịnhTiêu chí đánh giá chủ yếudựa trên sự ghi nhớ và táihiện nội dung đã học.Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lựcđầu ra, có tính đến sự có tiến bộ trongquá trình học tập, chú trọng khả năngvận dụng trong các tình huống thựctiễn.4. Mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng và thái độ Một năng lực là tổ hợp đo lường được các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà mộtngười cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và có nhiềubiến động. Để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc có thể đòi hỏi nhiều năng lựckhác nhau. Vì năng lực được thể hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ nên ngườihọc cần chuyển hóa những kiến thức, kỹ năng, thái độ có được vào giải quyếtnhững tình huống mới và xảy ra trong môi trường mới. Có thể hình dung quan hệ giữa năng lực vứi kiến thức, kỹ năng, thái độ qua côngthức sau:Năng lực= [Kiến thức+ Kỹ năng+Thái độ]/ Bối cảnh thựcNhư vậy, kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, là nguồn lực để người họctìm được giải pháp tối ưu để thực nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bốicảnh phức tạp. Khả năng đáp ứng phù hợp với bối cảnh thực là đặc trưng quan trọngcủa năng lực, tuy nhiên, khả năng đó có được lại dựa trên sự đồng hóa và sử dụngcó cân nhắc những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể.Những kiến thức là cơ sở để hình thành và rèn luyện năng lực là những kiến thứcmà người học phải năng động , tự kiến tạo, huy động được. Việc hình thành và rènluyện năng lực được diễn ra theo hình xoắn ốc, trong đó các năng lực có trước đượcsử dụng để kiến tạo kiến thức mới; và đến lượt mình, kiến thức mới lại đặt cơ sở đểhình thành những năng lực mới.Kỹ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụngkiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một môitrường quen thuộc. Kỹ năng được hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức,19những hiểu biết và trải nghiệm,… giúp cá nhân có thể thích ứng khi hoàn cảnh thayđổi.Kiến thức, kỹ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vựchoạt động nào đó. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kỹ năng trong một lĩnh vực nàođó thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quảnguồn kiến thức, kỹ năng cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm bản thân để thựchiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khiđiều kiện và bối cảnh thay đổi.5. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thông qua phương phápseminarHiện nay, dạy học theo định hướng phát triển năng lực đang là xu thế chung của giáo dục trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Việc dạy học theo tiếp cận năng lực định hướng cho người học phát triển những năng lực cần thiết thông qua môn học.Seminar theo tiếp cận năng lực xác định đúng vai trò và mối quan hệ của 2 chủ thể trong quá trình dạy học là giáo viên và học sinh. Giáo viên định hướng chủ đề với các năng lực cần phát triển.Trong quá trình dạy học nói chung, giáo viên đóng vai trò quá trình: là người lãnh đạo, tổ chức, rèn luyện, khơi dậy hứng thú và tiềm năng học tập cho học sinh, đặc biệt là năng lực tự học.Seminar theo tiếp cận năng lực tạo cơ hội cho người học rèn luyện các năng lực cần thiếtThầy Trò Tri thứcGiáo dục Nâng cao trìnhđộ chuyên môn,nghiệp vụ sưphạm nhằm đápứng yêu cầuhướng dẫn, tổchức và kiểm trađánh giá trongbuổi seminar.Hình thành niềmtin và nhân cáchkhoa học cho HS.Kích thích tìnhtích cực, sáng tạo,dũng cảm, tự phêbình và đánh giácho HS.Được trải quamột quá trình tựnghiên cứu, thảoluận và phân tíchkỹ càng, trở thànhniềm tin của HS.Nhận thức Nâng cao ý thứctrách nhiệm củamình trong việcxây dựng và tổchức các buổiKích thích tính tòmò, mâu thuẫntrong HS, làmnảy sinh các vấnđề và buộc HSKhắc sâu tri thứcvà hình thành họcvấn cho cá nhânngười học thôngqua quá trình20seminar cho HS,qua đó rèn luyệncác kỹ năng nhậnthức cho HS.phải giải quyết đểtìm ra câu trả lời.Kích thích nhucầu nhận thức,hứng thú tìm tòi,trí thông minh vàsáng tạo củangười họcnhận thức.Kiểm tra -đánh giá Thu thập nhữngthông tin ngượcvề tình trạng nămsbắt tri thức củaHS, từ đó điềuchỉnh kịp thời vàtự điều chỉnh hoạtđộng dạy củamình cho phùhợp.Tự đánh giá quátrình chuẩn bịcũng như tổ chứccủa mình, tự điềuchỉnh quá trình tựhọc, tự nghiêncứu bản thân vàđảm bảo quá trìnhhọc diễn ra cóhiệu quả.Củng cố hoànthiện tri thức củacá nhân ngườihọc để trở thànhtri thức đầy đủ vàchính xác.Bản thân kỹ năng là một loại hình tích hợp, nó bao gồm kiến thức và năng lực hành động, trong kiến thức có tri thức và năng lực tư duy.Seminar là một phương pháp dạy học tích hợp, tích hợp kỹ năng và tích hợp đối tượng. mỗi đối tượng có một năng lực sở trường riêng, và thông qua seminar, các đối tượng trao đổi, học hỏi lẫn nhau, từ đó phát triển những năng lực mà mình chưa có hoặc chưa hoàn thiện.Tuy nhiên muốn tích hợp phải phân hóa, vì mỗi người có một sở trường riêng biệt. Sauk hi phân hóa, việc kết hợp các đối tượng riêng biệt đó sẽ giúp hoàn thiện quá trình dạy học. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tìm kiếm các năng lực người học cần có và hướng người học đến việc phát triển các năng lực đó. III. KẾT LUẬN Với yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay, việc phát triển nănglực cho người học là một vấn đề đang được đặt ra và cần được giải quyết. Dạy họctheo định hướng phát triển năng lực sẽ góp phần đào tạo và hoàn thiện tri thức cũngnhư phẩm chất của người học. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể phát triển năng lựctoàn diện cho người học thì vẫn còn là vấn đề lớn. Cần trả lời được cho những câuhỏi sau:- Cần phát triển năng lực gì cho người học.?- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là dạy học như thế nào?21- Để phát triển năng lực cho người học cần phải phát triển những kỹ năng gì?- Khi nào thì phải phát triển năng lực cho người học?Khi trả lời được những câu hỏi đó thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũngnhư chương trình đào tạo sẽ phù hợp với sự đòi hỏi hiện nay của nên giáo dục. 22TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành [1996], Lý luận dạy học sinh phần đạicương, NXB Giáo dục.2. Nguyễn Phúc Chỉnh, 2013, Lý luận dạy học Sinh học, Nhà xuất bản giáo dục3. Nguyễn Thanh Minh, Kỹ năng dạy học, Cao Đắng Công Nghiệp ViệtĐức, Thái Nguyên.4. Trần Bá Hoành [2007], Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sáchgiáo khoa, NXB Đại Học Sư Phạm.5. Nguyễn Đức Trí [2005] Kỹ năng dạy học, NXB TCDN6. Tài liệu tập huấn dạy học và KTĐG, kết quả học tập theo định hướng pháttriển năng lực học sinh, Bộ GD-ĐT, 20147. //tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-23-giao-duc-pho-thong-tiep-can-nang-luc-la-the-nao-23

Video liên quan

Chủ Đề