Nêu những nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta

Trần Anh

1.Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta. Sự chuyển dịch cơ cấu đó do những nguyên nhân nào? 2.Thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân t

a. 3.Tại sao phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến?

Tổng hợp câu trả lời [1]

1. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta: Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng : - Giảm tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp [dc] - Tăng tỉ trọng của khu vực xây dựng – công nghiệp[dc] - Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, có xu hướng ổn định[dc] Nguyên nhân của sự chuyển dịch đó: - Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến tốt đẹp theo chiều hướng công nghiệp hóa. - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là kết quả của công cuộc đổi mới sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 2.Trình bày thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta *Thành tựu -Trong thời gian qua , đời sống người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện [ thu nhập ,giáo dục ,y tế ,nhà ở ,phúc lợi xã hội. -Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% [Năm 1999].Mang lưới các trường học phát triển rộng khắp từ tiểu học THCS,THPT,Cao đẳng,Đại học... -Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng : -Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn . -Tuổi thọ bình quân tăng: 1999 tuổi thọ trung bình của nam giới là 67,4 và của nữ giới là 74 .Xếp vào loại cao so với các nước đang phát triển -Tỷ lệ tử vong ,suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm,nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi . *Hạn chế - Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn , .[dẫn chứng] -Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội .[dẫn chứng] -Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển con người thời kỳ công nghiệp hóa ,hiện đại hóa. 3.Tại sao phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến -Có điều kiện chế biến sản phẩm tại chỗ từ cây công nghiệp thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao dễ bảo quản ,dễ chuyên chở tiêu thụ và xuất khẩu ,từ đó cho phép vùng chuyên canh mau chóng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp -Xây dựng vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến tức là gắn sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp , tạo ra các liên hợp liên minh công –nông nghiệp. Đây chính là bước đi trên con đường hiện đại hóa nền nông nghiệp. -Góp phần giảm cước phí vận chuyển , là điều kiện hạ giá thành sản phẩm , cho phép sản phẩm cây công nghiệp của nước ta xâm nhập và đứng vững trên thị trường thế giới Như vậy ,xây dựng vùng chuyên canh gắn liền với công nghiệp chế biến chính là một hướng tiến bộ của sản xuất nông nghiệp trên con đường hiện đại

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Địa hình tập trung ở phía Tây, Tây Bắc kết hợp với hình dáng lãnh thổ làm chiều dài sông có sự phân hoá, hãy nêu dẫn chứng
  • Đâu không phải là đặc điểm chứng tỏ nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới? A. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. B. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. C. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng. D. Chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa
  • Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2007? A. Diện tích cây công nghiệp tăng liên tục. B. Diện tích cây lâu năm tăng liên tục C. Diện tích cây hằng năm tăng liên tục. D. Diện tích cây lâu năm lớn hơn cây hàng năm.
  • Ở miền Bắc nước ta vào mùa đông xuất hiện những ngày nóng ấm là do hoạt động của A. Tín phong bán cầu Bắc. B. Tín phong bán cầu Nam. C. gió mùa Đông Nam . D. gió phơn Tây Nam.
  • Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không có ngành công nghiệp cơ khí? A. Hải Phòng. B. Việt Trì C. Vũng Tàu D. Biên Hòa
  • Trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là A. kinh tế tư nhân B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài C. kinh tế Nhà nước D. kinh tế tập thể
  • Biện pháp tổng thể để đưa du lịch nước ta trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phát triển hàng đầu Đông Nam Á là A. Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước B. Tái cơ cấu lại ngành du lịch C. Đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải. D. Nâng cấp, sửa chữa và khai thác mới nhiều điểm du lịch hấp dẫn
  • Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 kết hợp với trang 10, cho biết nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên sông nào dưới đây? A. Sông Đà. B. Sông Hồng. C. Sông Mã D. Sông Lô.
  • Chứng minh dân số nước ta có đặc điểm rất trẻ. Nêu ảnh hưởng của đặc điểm này với phát triển kinh tế, xã hội.
  • 7. TẠI SAO Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng thủy sản cao hơn Bắc Trung Bộ ?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Ý nghĩa

-Có tầm quan trọng trong các mục tiêu phát triển kinh tế.

-Tạo tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…

- Phát huy tốt các nguồn lực

- Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

1.Chuyển dịch cơ cấu ngành

a, Thực trạng

- Giảm tỷ trong khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II,  khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhưng chưa ổn định. Năm 2005, lần lượt các khu vực I, II, III có tỷ trọng là: 21,0%; 41,0%; 38,0%.

- Xu hướng chuyển dịch là tích cực, nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.

- Có sự chuyển dịch trong nội bộ ngành.

+Khu vực I: giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản.

  • Trong nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, ngành chăn nuôi tăng
  • Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, thực phẩm
  • Trong chăn nuôi: Tăng mạnh ngành chăn nuôi gia súc
  • Trong ngành thuỷ sản: giảm tỉ trọng ngành khai thác, tăng tỉ trọng ngành nuôi trồng, đẩy mạnh nuôi đặc sản, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu

+Khu vực II: công nghiệp chế biến có tỷ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỷ trọng giảm. Đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, nhất là các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và có sức cạnh tranh.

+Khu vực III: tăng nhanh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và các dịch vụ mới,  hiện đại: ngân hàng, bảo hiểm, du lịch...

b, Nguyên nhân

- Áp dụng đường lối đổi mới KT- XH một cách toàn diện, sâu sắc

- Tiến hành CNH- HĐH

- Tác động của cuộc cách mạng KH- công nghệ hiện đại

2.  Chuyển dịch cơ cấu thành phần  kinh tế

a, Thực trạng

 -  Thành phần kinh tế Nhà nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.

 - Thành phần kinh tế tư nhân ngày càng tăng tỉ trọng.

 - Thành phấn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.

b, Nguyên nhân

- Đường lối phát triển nền kinh tế hảng hoá nhiều thành phần của nhà nước

- Chính sách mở cửa, phát triển giao lưu hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Do áp dụng cơ chế thị trường

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

a, Thực trạng

- Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp.

- Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Dịch vụ: mở rộng các trung tâm dịch vụ lớn, mạng lưới trung tâm dịch vụ toả rộng khắp cả nước.

- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh  tế trọng điểm:

 + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

 + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

 + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

b,Nguyên nhân

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của các vùng khác nhau.

- Trình độ phát triển kinh tế ngày càng cao.

- Chính sách nhà nước và có sự đầu tư của nước ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề